Cấu thành Du-già Sư Địa Luận

Đã đọc: 1453           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bất luận bản Hán dịch hay bản Tây Tạng dịch Du-già Luận đều được tổ thành 5 phần. Tiếp chiếu tên gọi bản Hán dịch, 5 phần này chia ra: (1) Bản địa phần, (2) Nhiếp quyết trạch phần, (3) Nhiếp thích phần, (4) Nhiếp dị môn phần, (5) Nhiếp sự phần. Bản Tây Tạng dịch cũng như vậy, nhưng không mấy nhất chí với trình tự 5 phần.

 

 

 

1, Bản địa phần... quyển 1 - quyển 50.....4035-4037 (tờ 229-231)

2, Nhiếp quyết trạch phần... quyển 51 - quyển 80...4038 (phần trước nữa tờ 232-233)

3, Nhiếp thích phần... quyển 81 - quyển 82...4034 (phần thứ 3 tờ 234)

4, Nhiếp dị môn phần... quyển 83 - quyển 84...4041 (phần thứ 2 tờ 234)

5, Nhiếp sự phần...quyển 85 - quyển 100...4039-4040 (nữa phần sau tờ 233 và phần đầu tờ 234).

Trình tự bản Tây Tạng dịch là: (1) Bản địa phần, (2) Nhiếp quyết trạch phần, (3) Nhiếp sự phần, (4) Nhiếp dị môn phần, (5) Nhiếp thích phần. Nhưng phần (3) Nhiếp sự phần, do từ liên hệ tờ giấy và cuối góc 2 tờ giấy, từ đó được chia làm 2 phần. Nhưng 5 phần không phải tiếp chiếu liên tục thứ tự như phần trên, nên 5 phần vẫn không tự độc lập. Trình tự trong 3 phần sau lại bất đồng.

“Nhiếp thích phần”, hay Du-già Luận Thích của Tối Thắng Tử nhằm lược nhiếp giải thích pháp tắc các Kinh, tiến hành giải thuyết cặn kẽ chủ yếu liên quan Kinh văn, bao gồm: (1) Thể (tức văn và văn), (2) Thích, (3) Sư, (4) Thuyết chúng, (5) Thính, (6) Tán Phật lược quảng, (7) Học thắng lợi. “Nhiếp dị môn phần” cũng đồng nhất chuyên luận thích, lược nhiếp danh nghĩa sai khác các pháp sở hữu trong Kinh, đồng thời chuyên giải thích Kinh văn sai khác giữa văn và trên văn. “Nhiếp thích phần” chủ yếu liên quan đến văn, phần này chủ yếu liên quan giữa văn và văn, giải thuyết Bạch phẩm tứ môn và Hắc phẩm cửu chủng. Dị môn còn có nghĩa là dị danh. Ngoài ra, “Nhiếp sự phần” đồng thời lược nhiếp nghĩa lý quan trọng trong Tam tạng, giải thích tỉ mỉ sự tình quan trọng tam tạng Kinh Luật Luận. Vốn hai phần trên chẳng qua là 2 quyển, nhưng phần này lại chia tới 16 quyển, cũng không phải vấn đề chia số lượng nhiều ít. Nội dung 2 quyển này có liên quan nội dung Kinh Luật Luận và nội dung liên quan Kinh, nhưng nội dung liên quan Kinh Luật Luận cũng là nội dung liên quan Kinh, nên quyết không thể nói đó là không ổn, mà là ổn  đáng lạ thường.

Theo nội dung đã luận thuật trên, ít nhiều đề cập đơn giản hay là đứng từ góc độ khác mà bổ sung luận thuật, khiến cho người ta cảm thấy 3 phần tợ như biểu hiện phụ lục. 3 phần có này biểu biện rời rạc, nhưng không ai cảm thấy thiếu khuyết lớn mấy trong cả bộ luận. Vì vậy trên trình tự không tất yếu nhất định tiếp chiếu trình tự bản Hán dịch, nhưng không nên lơ đễnh chỗ trình tự bản Tây Tạng dịch. 3 phần này đang làm nội dung phụ lục trong bao hàm phụ lục, nhận thấy điều này tợ như không gây nhiều trở ngại khi tiến hành luận thuật. Quyển Nghiên Cứu Du-già Luận chỉ là thảo luận nội dung tương quan “Bản địa phần” và “Nhiếp quyết trạch phần”.

 “Bản địa phần” luận thuật về Thập thất địa. Nội dung “Thập thấp địa” phần nhiều bao hàm bản luận, cho nên phần này còn được gọi là Thập Thất Địa Kinh hay là Thập Thất Địa Luận, đôi lúc cả Bộ du-già Luận cũng còn gọi là Thập Thất Địa Luận.

Cách Huyền Trang hơn 100 năm trước đó, có Chân Đế thời nhà Lương dịch Thập Thất Địa Luận gồm 5 quyển, nhưng do từ thời thế hỗn loạn nên tản mác mất đi, có lẽ không lưu truyền rộng, không truyền bá liên tục sau đó. Đệ tử của Huyền Trang hay những đệ tử Pháp Tướng tông đều cho rằng từ lúc Phật giáo du nhập Trung Quốc, tuy nghe tên gọi Thập Thất Địa Luận nhưng không biết “Thập thất địa” là gì, nên mọi người không biết nội dung nó là gì. Thập Thất Địa Luận gồm 5 quyển, không có nghĩa là dịch ra toàn bộ gồm 5 quyển, mà là số mục trong quá trình dịch thuật, chỉ dịch ra 5 quyển. Hiện còn “Quyết định tạng luận” gồm 3 quyển được dịch với thời gian đó, cho nên chẳng chút nghi ngờ tên gọi “Quyết định tạng luận” cũng là “Nhiếp quyết trạch phần”, “Nhiếp quyết trạch phần” chẳng qua cũng chỉ là “Quyết định luận tạng” mà thôi.

 “Nhiếp quyết trạch phần” cũng là đạo lý đồng dạng còn gọi  là “Quyết định tạng luận”. Chữ Viniścaya dịch là “quyết trạch”, Chân Đế dịch là “quyết định”. Trong mục lục Đại tạng kinh Tây Tạng bản Đức Cách sử dụng chữ nirṇaya, Chân Đế duy trì phiên bản này mà dùng chữ nirṇaya, từ đó dịch nirṇaya là quyết định. Đệ tử của Huyền Trang là Khuy Cơ lại có lời chê bai, cho rằng viniścaya không phải dịch quyết định, mà là ‘quyết trạch’, nếu dịch quyết định thì phải là ‘ni-dã-ma (niyama). Nếu viniścaya dịch quyết định, cũng chưa hẳn nhất định là sai lầm, huống gì khả năng chữ nirṇaya. Vì vậy không thể nói dịch ‘quyết định’ là sai lầm. Suy ra bởi vì do Khuy Cơ học thức hạn hẹp cho nên dẫn đến tiến hành phê phán. Thái độ này cũng hay thấy trong mọi người. vốn dịch chữ ‘quyết trạch’, biểu hiện bài trừ nghi vấn, đạo lý biện minh, hoặc là bài trừ nghi vấn, giản trạch chân nghĩa, nếu dịch ‘quyết định’ cũng tốt. Điểm khó hiểu ở đây là gì? saṃgraha dịch là ‘nhiếp’, còn dịch là ‘tạng’, ‘luận’ là sách độc lập, nên nó tương đương với nội dung ‘phần’ đang là luận.

Dịch thành chữ ‘quyết trạch’ sẽ biết được phần này khảo sát nghiên cứu yếu nghĩa các loại ẩn mật cho đến sâu thẳm mà trong Thập thất địa luận thuật. Từ xiển thuật quyết định mà chuyên chú thích tính nghiên cứu Bản địa phần. Rõ ràng dễ thấy “Nhiếp quyết trạch phần” thuộc từ trong Bản địa phần, nhưng 2 bộ này không phải trước tác cùng một thời gian. Tư tưởng 2 bộ này rõ ràng cũng không nhất chí hoàn toàn, cho chúng ta biết tên gọi “Bản địa phần” được hoàn thành sau, rồi dẫn đến quy nạp trong học thuyết không đầy đủ, yêu cầu bổ sung luận điểm.    

Dựa theo khảo sát, căn cứ “Nhiếp quyết trạch phần” mà tiến hành giải thích “Bản địa phần”, thế là trở thành một bộ luận thư hoàn chỉnh, nên lý giải 3 phần trong “Nhiếp thích phần” là nội dung tính phụ lục. Vì vậy trình tự bản Tây Tạng dịch xếp ngược nhưng cũng tốt.

Luận thuật “Bát địa phần” là tiến hành chú thích hai bộ sách đơn độc “Thập thất địa” và “Nhiếp quyết trạch phần”, nên cho rằng “Thập thất địa luận” và “Quyết trạch tạng luận” là hai luận thư cũng thuộc bình thường. Kinh sách Huyền Trang mang về nước, lấy Thập Thất Địa Luận làm “Bản địa phần” quy nạp là phần thứ nhất, lấy “Quyết định luận tạng” làm “Nhiếp quyết trạch phần” quy nạp làm phần thứ 2, điểm này tương đồng với bản Tây Tạng dịch. Nếu cố chấp từ một góc hình thức nào đó, cho rằng đó là quan điểm sai lầm, theo góc độ nghiên cứu hiện đại sẽ rơi vào một dạng biên kiến.

Trích dịch quyển Nghiên Cứu Du-già Luận

 

 



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập