Ba phương hướng: FAS cấu tạo nên tồn tại sinh mạng con người

Đã đọc: 1292           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Những nhà triết học trong học phái Kyōto, ngoài Shin'ichi Hisamatsu, Kiyoshi Miki, Jun Tosaka ra, trên căn bản đều đang là học giả, Giáo sư đại học, nghiên cứu trong Đại học, sau đó nghĩ hưu hay ẩn cư, hoặc ra nước ngoài dạy học, giao lưu. Họ biết nhiều vấn đề xã hội hiện thực, còn tham gia nhiều các công việc xã hội, họ để lại cho người đời sau trước tác hay trước tác tập văn chương dầy cộm, cung cấp cho người có tâm nghiên cứu, nối gót tham cứu về vấn đề triết học và tôn giáo.

Kiyoshi Miki (三木清)và Jun Tosaka (户坂潤) phát huy tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, yêu cầu cải cách xã hội, nhưng không thâu được hiệu quả gì. Shin'ichi Hisamatsu (九松眞一) không những dạy học và nghiên cứu trong Đại học, còn nghiên cứu văn hóa để phát triển Đại học, tổ chức hiệp hội, tiến hành hoạt động tôn giáo, ông sáng lập Hiệp hội FAS và hoạt động. Ông rất rõ ràng vượt trên các bậc tiền bối và mãi đến nay người thời sau vẫn thấy được. Ông truy nguồn Tổ sư thiền như: khu vực đúc tượng của ngài Đạo Tín, khai sáng pháp môn Đông Sơn của ngài Hoằng Nhẫn, tinh thần tự thân lao động phổ độ chúng sinh “Một ngày không làm, một ngày không ăn” của ngài Bách Trượng Hoài Hải, hoặc thành tích đóng góp việc lưu bố rất nhiều Phật điển của ngài Cưu-ma-la-thập hay ngài Huyền Trang chủ trì dịch trường với thời gian lâu xa và còn một số việc khác.

Vô của học phái Kyōto mà ông nói, khác với trong dòng chảy học phái tư tưởng Phật giáo, về tên gọi cũng có khác, cũng có gần giống, như gọi Quảng tịnh tâm trong tư tưởng Bát-nhã, gọi Quảng Như Lai tạng trong tư tưởng Như Lai Tạng, gọi Quảng Phật tính thuộc hệ thống Phật Tính trong kinh Đại Bát Niết-bàn, gọi chân tính trong Đạt-ma thiền, gọi Quảng tự tính sáng, Quảng bản tâm, Quảng bản tính trong  Lục Tổ Đàn Kinh, gọi Quảng chúng sinh tâm trong luận Đại Thừa Khởi Tín, gọi Quảng trung đạo của ngài Trí Khải tông Thiên Thai, gọi Quảng pháp giới tính khởi tâm trong tông Hoa Nghiêm. Trong 6 đặc tính vô của học phái Kyōto, ông rõ ràng nhấn mạnh tính tức tâm, tính tự mình, tính tự tại, điều này rất gần với thiền và có quan hệ mật thiết, ông sáng lập FAS để phát huy về vô của học phái Kyōto.

Trong bản văn (FAS) bàn về ba ý nghĩa hàm chứa FAS, thực ra căn bản là ba phương hướng cấu tạo tồn tại sinh mạng con người, cũng là ba khía cạnh hàm nghĩa biểu hiện phân biệt về: F, A, S.

F là Formless self, tức là tự ngã của vô tướng. A là All mankind, chỉ cho cả loài người. S là Superhistorical history, cũng là lịch sử của lịch sử siêu việt. Gộp ba nghĩa này, cấu thành một ý nghĩa tổng hợp, hay lý tưởng: cải cách được tự ngã của vô tướng siêu việt tự mình, chiếm lập trường cả loài người, để kết cấu thế giới, sáng tạo một lịch sử của lịch sử siêu việt. Trong đó tự ngã của vô tướng siêu việt, khiến người ta nghĩ tới tư tưởng đối tượng kết cấu ý nghĩa của E. Edmund Husserl, nhưng ông khả năng tự mình nêu ra, mà không có tiếp thu ảnh hưởng từ E. Edmund Husserl. Trong mạch chảy Thiền mà ông nêu, tự ngã của vô tướng cũng là Thiền vẫn tuyên thuyết mặt mũi nguồn gốc con người, hay nói Quảng tự tâm là tự tâm trong sáng tạo ra Phật, rồi giác ngộ được tự ngã của vô tướng tự thân, không ngoài ý nghĩa giác ngộ được tự tính nguồn gốc căn bản Thiền. Tự ngã của vô tướng nếu muốn bày rõ vấn đề tàng sâu tồn tại sinh mạng con người, phải liên quan đến lập trường cả loài người, đó là thứ nguyên (次元 dimension) mặt độ rộng tồn tại sinh mạng con người. Phải quan tâm một phần tự loài người, mà không đơn thuần là việc mình. Việc đã nghiên cứu rõ rộng cũng phải siêu việt con người, chiếm lĩnh lập trường thế giới, việc tư duy toàn thể loài người. Lập trường thế giới ở đây không phải là đặc định lập trường của dân tộc, giai cấp, quốc gia, mà là lập trường của cả loài người. Ngoài ra, tồn tại sinh mạng con người còn có vấn đề mặt độ sâu, đó là vấn đề lịch sử. Nói đến chiếm lập trường của cả loài người để tiến hành, cũng không phải chiếm siêu việt đơn lẽ lập trường của cá nhân, mà cũng chỉ cho liên quan đến mặt lịch sử, cần sáng tạo lịch sử. Ông cho rằng, chúng ta phải bắt đầu từ giác ngộ vô tướng, xác lập tính chủ thể siêu việt tự mình, sau đó bước vào thế giới không gian và thời gian, nhớ tới phúc lợi của cả loại người, còn tiến đến mà dốc sức thực hành xuyên thấm qua trong lịch sử. Nhưng thực hành không thể chỉ hạn hẹp trong lịch sử, hay bị ước chế lịch sử, mà phải chiếm lập trường lịch sử, siêu việt lịch sử, sáng tạo tự thân lịch sử, đó cũng là sáng tạo một lịch sử của siêu lịch sử.               

Ba chữ: F, A, S quan hệ thế nào? Ông cho rằng, trong ba chữ này, F biểu hiện tự ngã của vô tướng là rất căn bản, nó cũng là tính chủ thể nhất quan mà trong truyền thống phương Đông nói đến, nó cũng có liên hệ với hai chữ: A, S, nhưng vẫn chưa thể nhận được chú ý và phát triển mấy. Trong truyền thống phương Đông, tuy không thể nói trong F hoàn toàn không có phương hướng A và S, trong F mang hàm nghĩa xác định A và S, nhưng vẫn chưa đạt đến xiển thuật rõ. Trong tình huống này, vận chuyển F cũng hay chịu phải nghi chất. Ông cho rằng chúng ta phải nhìn nhận, cũng không phải chỉ chối bỏ cảnh Thiền để thấy F, mà là phải mở ra thoáng rộng, từ cả một thể tồn tại sinh mạng con người để thấy. Chúng ta phải cấu tạo (cấu tạo này không phải cấu tạo luận) nên tồn tại sinh mạng con người, đem F cùng kết hợp chặt chẽ với A, S, xem A, S là thứ nguyên không thể tách rời với F. Tức là hai thứ nguyên thế giới và lịch sử phải đặt vị trí nhất định trong tự ngã của vô tướng, phải xem tự ngã, nguồn gốc thế giới và lịch sử cũng là tính nhất thể: 3 mà 1, 1 mà 3. Phải xử lý như vậy, tự ngã của vô tướng mới có thể trong thời (lịch sử), không (thế giới) đạt tới chứng thành đầy đủ.

Về nhìn nhận quan điểm này, F, A, S hoàn toàn không thể thiếu một trong tồn tại sinh mạng con người. Nếu chỉ có A, S mà thiếu khuyết F, thì đầu mối tồn tại sinh mạng cũng không rõ; ngược lại, nếu chỉ có F, mà không có A, S, thì tồn tại sinh mạng con người mới có một tính chủ thể đúng đắn, quyết định tương lai phải đi theo phương hướng và trách nhiệm từ đó sản sinh ra chân ngã trách nhiệm mọi đạo đức. Nhưng tự ngã của vô tướng cũng cần mục tiêu khai thác mặt xã hội không gian và lịch sử thời gian. Phải khai thác chỉ dẫn có đủ hai khía cạnh này, tự ngã của vô tướng hay tính chủ thể mới đầy đủ, mới có nội hàm phong phú. Hàm nghĩa, nội hàm chân thực tính chủ thể, rút cuộc cần xác định trong tình cảnh thời gian và không gian cụ thể.

Liên hệ F và A, S tất nhiên là quan hệ nhất thể (đầu mối nguồn gốc) dụng (phát dụng, biểu hiện). F là thể của A, S, và A, S là dụng của F. Tức là, tự ngã của vô tướng triển khai đến tự ngã của vô tướng trong cả loài người và lịch sử sáng tạo, triển khai đến cả loài người và lịch sử sáng tạo cũng là triển khai tự ngã của vô tướng đến cả loài người và lịch sử sáng tạo. Từ hai khía cạnh, ông rút cuộc khá xem trọng tính chủ thể tối cao tự ngã của vô tướng; giữa thể và dụng, ông rút cuộc khá nhấn mạnh thể.

Trong tiểu luận dài “Tuyệt đối nguy cơ thất phục hoạt” (绝对危机七复活) của ông, ông viết thế này: Trong thiền, nó thoát khỏi mặt ngoài Thần của nơi khác hay tự ngã của Phật là Phật chân chính. Nó hoàn toàn không chịu hạn chế, tự thân nó diệu dụng tự tại trong tất cả, nó là chủ nhân ông tự mình diệu dụng trong tất cả. Trong đó, ý nghĩa ‘quảng diệu dụng’ chỉ cho hoạt động thần diệu để hình thành thế giới và lịch sử sáng tạo. Tự ngã mà thiền nói đến là lịch sử sáng tạo tự tại diệu dụng, mà không chịu rập khuôn việc nào. Từ đó, quảng tự ngã mà Thiền là siêu việt lịch sử sáng tạo lịch sử (lấy quảng ‘S’ làm ký hiệu). Lại nữa, kết cấu thế giới lấy lập trường tự ngã chân chính phổ biến để tiến hành. Ý nghĩa tự ngã chân chính là lấy lập trường (lấy A làm ký hiệu) rộng cả loài người để hình thành thế giới. Cho nên tự ngã chân chính là tính chủ thể nguồn gốc lịch sử sáng tạo chân chính, là lấy lập trường cả loài người để hình thành tính chủ thể cội nguồn thế giới.

... Vô ngã của vô tướng cũng là một tự tại, sáng tạo đó mang tính kết cấu với tự ngã của vô tướng. Từ đó, tính chủ thể căn bản là tự ngã (F) của vô tướng, mà diệu dụng thì có thể dụng A, S để biểu đạt. Đơn lẽ A, S cũng không có tính chủ thể căn bản, cũng không phải phương thức tồn tại chân chính A, S. Đồng dạng, chỉ có F mà không có diệu dụng A, S thì không phải F chân chính. Do đó S phải kết hợp diệu dụng A, S, nhưng nó cũng không bị hạn chế. Có đủ con người cấu tạo động thái FAS này mới là con người chân chính.

Cần chú ý là tự ngã của vô tướng là thể, mà không phải ý nghĩa thực thể (实体 Substance) hình nhi thượng. Phật giáo hoặc Thiền đều phản đối quan niệm thực thể. Trong quyển Thuần Túy Lực Động Hiện Tượng Học (纯粹力动现象学) của tôi, tôi phê phán gay gắt quan điểm thể dụng cũng không phải là thể dụng luận. Có lẽ thể này là nói tạm thời, chỉ cho ý nghĩa nguồn cội, suối nguồn. Cụ thể chỉ cho bản nguyên tất cả diệu dụng, phát dụng. Diệu dụng không phải tác dụng trống rỗng không gốc, vẫn là tính chủ thể chân thực tự phát.

Sau kết thúc chiến tranh Triều Tiên, ông hoài bảo biểu hiện lý tưởng tôn giáo và đệ tử của ông tích cực tiến hành vận động tôn giáo và hoạt động xã hội. Họ đầu tiên xác quyết sáng lập lời thề với cả loài người, biểu hiện ý nguyện và lý tưởng của họ, được phát biểu công khai vào năm 1951 như sau:

1, Chúng ta thâu nhiếp tinh thần, cải cách tự ngã vốn có của mình, có đủ tâm cảnh cao thượng nồng nàn với loài người.

2, Căn cứ thiên tư trên sinh mạng con người, bổ sung lợi dụng nó, thấy rõ khổ đau và nguồn gốc con người và xã hội, hiểu thấu phương hướng để tiến hành theo lịch sử.

3, Không phân biệt chủng tộc, quốc gia, tầng lớp, xem như tay chân, nguyện rộng thương sâu bằng nguyện vọng tha thiết để thực hiện giải phóng tự ngã loài người.

4, Cấu tạo mỗi một người người đều có thể chân chính và bổ sung thế giới sinh hoạt.

Ngoài ra họ thành lập đạo tràng học đạo trong Đại học Kyōto, khiến cho lời thề của họ thực tiễn.

Đạo tràng học đạo có những cương lĩnh:

1, Cực lực học tập (siêng đọc sách) và thực tiễn để chứng đắc Đạo cả tuyệt đối. Vốn biểu hiện điểm tham cứu sự nghiệp Thần thánh, khiến cho sinh mới hoạch đắc thế giới.

2, Vứt bỏ tập tục cổ hủ không hoàn bị trên tôn giáo và trên tư tưởng, không tùy ý chạy theo quan điểm phê phán và trốn né. Phải xuyên thấm đến tầng đáy hiện thực, phát huy chủ thể và đại dụng diệu ứng.

3, Phải thay đổi học tập điều không rõ về mặt vô vi và nghiêng về mặt thực tiễn. Phải học tập và thực tiễn nhất chí (học hành như một), bước đến Đạo cả.

4, Phải giữ vững tín niệm Đạo cả trong tình cảnh thuận hay nghịch. Lời thề tất yếu tham gia hoạt động hằng ngày với đạo tràng.

Rất rõ ràng, lời thề với loài người chủ yếu phát huy lý tưởng FAS. Học trò của ông là Masao Abe (阿部正雄) viết tiểu luận “Phật giáo đích chuyển hóa vấn đề: Tựu đặc biệt quan đáo Shin'ichi đích FAS khái niệm lai thuyết” (佛教的转化问题: 就特别关联到久松的FAS概念来说), biểu hiện nghiên cứu rõ việc đã cách tuyệt cô lập tất nhiên sẽ biến thành trừu tượng và hàm nghĩa thiếu khuyết chân thực. Nghiên cứu việc đã rõ này và công phu chín muồi cần phải đi theo hướng nghiên cứu rõ thế giới, đặt thân mình trong vụ việc thế giới, đó là thế giới chân thực, là thế giới có đủ nguyên ý bản nguyên trong đời sống con người. Cho nên đã nghiên cứu rõ việc thì không thể tách rời nghiên cứu rõ thế giới. Tiến một bước, nếu muốn nghiên cứu thế giới để giải quyết vấn đề thế giới, phải liên quan đến mặt lịch sử, nên nghiên cứu rõ lịch sử là quan trọng.

Trong đó cần chú ý, ông và Masao Abe đều thật xem trọng việc tự mình nghiên cứu rõ, cũng tức là việc giác ngộ tính chủ thể nội tại. Họ cũng chú ý phải phát huy tính chủ thể nội tại, từ đó nêu lên nghiên cứu rõ thế giới và lịch sử, khiến cho tự ngã của vô tướng mang tính chủ thể nội tại có thể mở ra thênh thang mới mặt không gian và thời gian. Nhưng nếu cụ thể thì mặt không gian tự ngã của vô tướng làm sao chiếm lập trường của cả loài người để chân chính kết cấu thế giới? Làm sao mặt thời gian siêu việt lịch sử mà còn sáng tạo lịch sử? Phải làm gì mặt chân chính thế giới lịch sử? Những điều này rõ ràng liên quan đến một số vấn đề chuyên kỉ vi tế cụ thể. Ông và Masao Abe chưa thể có đào sao mà thuyết minh cặn kẽ những mặt này, mà chỉ trên nguyên tắc rồi có nêu lên chiếu cố và yêu cầu mặt thế giới và lịch sử mà thôi, chỉ trên nguyên tắc mà nêu lên yêu cầu tự ngã của vô tướng rồi mở ra tiến một bước trên thời gian và không gian mà thôi. Cách thức này tất nhiên không trọn vẹn. Đại khái do từ họ cũng là nhà triết học, nhà tôn giáo, có đào sâu nghiên cứu rộng rãi vấn đề lý tưởng, nguyên tắc nhưng vẫn ít lưu ý truyền dẫn vấn đề  hiện thực, kinh nghiệm.         

Nhưng mà, ông cũng không nhìn lại lịch sử, đặc biệt căn bản không thuyết minh lịch sử. Bản thân ông cũng có nghiêng về lịch sử chủ nghĩa duy vật nào đó, cũng tức là lịch sử chủ nghĩa duy vật tuyệt đối vô. Có thể thấy được lịch sử chủ nghĩa duy vật trong bản văn “Bình thường tâm” (平常心) của ông. Đọc bản văn này, thấy được nền tảng lịch sử chủ nghĩa duy vật của ông.

Trong lý niệm cảnh giới cao rộng về thiền, đó là vô của học phái Kyōto, hay tuyệt đối vô. Từ tuyệt đối vô mà bàn đến lịch sử, không dễ xác định để giải thích xuất hiện và phát triển lịch sử, mà yêu cầu đi đường cong, không thể đi đường thẳng. Lịch sử là một thứ có hệ thống rất nhiều hiện tượng kinh nghiệm trong thời gian và không gian, có số đếm pháp tắc. Nếu đứng từ tuyệt đối hữu (绝对有 absolutes Sein) chủ nghĩa thực thể (实体主义 substantialism) thì xem nó là sau triển khai lịch trình tự thân nó, trong lịch trình bao gồm các loại bất đồng, một uốn khúc biến hóa, cũng không khốn cùng trên quan niệm, đó là đường thẳng. Vốn tuyệt đối hữu nguyên lý sau cuối cũng có thể khai thác như vậy, điển hình như G. W. F. Hegel cũng lấy lịch sử để lưu trình tinh thần tuyệt đối. Nhưng nếu đứng từ tuyệt đối vô của chủ nghĩa phi thực thể (非实体主义 non-substantialism) thì cũng không thuận thích. Do từ tuyệt đối vô là một loại hư linh, không có hàm nghĩa tính thể hay nguyên lý sau cuối nội dung, nên phải đem nó và hiện tượng kinh nghiệm quan hệ trên lịch sử nội dung, hay đem nó xây dựng bản nguyên, thủy nguyên các loại hiện tượng kinh nghiệm trên lịch sử, còn yêu cầu nó trước tiến hành một loại phương tiện trá hiện (诈现 pratibhasa) thiết trí, nó khai triển hiện tượng sự vật cụ thể, lập thể. Trá hiện đó là một dạng nguyên tắc cụ thể hóa, lập thể hóa, nguyên lý sau cuối phải thông qua nó để triển hiện ra các loại hiện tượng. Đó cũng là con đường khúc chiết, hay khúc khuỷu.  

Ông có tâm tiến hành vận động tôn giáo, cần nhắc đến một chút là ông thực hành lý tưởng một tôn giáo, phải xuyên qua hoạt động tôn giáo, mà tiến hành hoạt động tôn giáo cũng không thể không dựa vào một số tổ chức cụ thể. Ông cũng suy ngẫm vấn đề này, cho nên thành lập Viện Thiền học FAS (FAS 禅学院). Tiền thân Viện Thiền học là đạo tràng học đạo. Lời thề với loài người và cương lĩnh đạo tràng học đạo cũng chính là văn hiến quan trọng của tổ chức này, cũng tiến hành lý giải đào sâu tinh thần căn bản và nội bộ FAS. Nay cần ôn tập một chút về ý niệm và cải cách thành lập Viện Thiền học FAS. Tư liệu căn cứ, được trích từ một đoạn diễn văn rạch ròi của Masao Abe đọc trong Hội thảo kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện Thiền học FAS vào tháng 5 năm 1964.

Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, một số sinh viên tại Đại học Kyōto, trong đó bao gồm Masao Abe, trong hội đồng Giáo sư lúc đó như ông, suy ngẫm thấm thía vấn đề chiến tranh. Nhật Bản lúc đó vẫn chưa chấm dứt chiến tranh, rất nhiều sinh viên trẻ bị triệu tập nhập ngũ, lên đường ra chiến trận. Họ không nghi ngờ chiến tranh và chống đối lắm, nhưng quả ác chiến tranh kéo theo: trúng thương và chết chóc, cảm thấy lo sợ, cho rằng đó không phải là phương thức tồn tại sinh mạng cần phải có. Họ không hiểu vì sao loài người phải tàn sát lẫn nhau bằng danh nghĩa chiến tranh. Trên ý niệm đó, họ không thể không suy ngẫm đến một số vấn đề căn bản tồn tại có liên quan con người đó là: tồn tại sinh mạng con người làm gì, cần làm gì? Vấn đề đó có quan hệ mật thiết với yếu chỉ của FAS cũng có tính phổ biến, quan tâm và tham cứu đến mỗi một giá trị con người, rồi thành lập Học viện Thiền FAS, chính là nơi suy ngẫm giả thiết vấn đề này.

Masao Abe nêu lên, việc mà họ dốc sức làm là tham cứu phương thức sinh hoạt chân thực trên thế giới con người, phải cải tạo thế giới hiện thời, khiến cho nó biến thành một cải cách căn bản của con người làm nền tảng thế giới chân thực. Cải cách con người, thực đã ẩn tàng tồn tại sinh mạng chân thực trong con người, mang ý nghĩa cải cách tự ngã của vô tướng. Đầu tiên những nhân sĩ có tâm thành lập đạo tràng học đạo, lấy việc xiển dương chân lý Phật giáo làm tôn chỉ của đạo tràng, nhấn mạnh phải cải cách về chân lý. Họ xem thực tiễn cải cách là căn nguyên thực tiễn Phật giáo, nhưng còn cho rằng loại cải cách không hạn hẹp ở Phật giáo, mà là cải cách căn bản con người. Họ xem đạo tràng này là ‘quảng học đạo’ (厂学道), được bắt nguồn từ tác phẩm Học Đạo Dụng Tâm Tập (学道用心集) của Thiền sư Đạo Nguyên thuộc dòng thiền Tào Động Nhật Bản. Cái gọi ‘đạo’ là cải cách căn bản chân lý, ‘học’ là khởi nguyên tự thân thể hội nội bộ sinh mạng, thể chứng tính chân thực. Theo ngài Đạo Nguyên, học Phật cũng là thể ngộ tự ngã của tự thân, sau đó cũng là quên đi tự ngã của tự thân, sau nữa lấy tất cả pháp để thể chứng, sau cuối cũng khiến cho thúc đẩy thoát khỏi thân tâm bản thân và chúng sinh. Rất rõ ràng đạo tràng học đạo tiếp thu kế thừa ý nghĩa này, nên học đạo là một dạng tự nội chứng thực tiễn chân lý.    

Mục tiêu đạo tràng là học đạo. Nhưng xuyên qua phương thức gì để học đạo? Thực tiễn cái gì? Phương thức học đạo chủ yếu của họ là ngồi thiền. Họ cho rằng ngồi thiền là hoàn toàn và thể nhận thâm trầm phương thức chân thực tồn tại sinh mạng con người, cũng là phương thức rất hay. Ngoài ra họ còn quan tâm đến vấn đề trên lý luận, trên khái niệm, phải từ khía cạnh đó để giải thích chuẩn xác hay kinh nghiệm cải cách. Họ cho rằng thực tiễn và lý luận ngồi thiền cũng không xung khắc với nghiên tập khái niệm, có lẽ phân biện rõ trên lý luận và trên khái niệm khiến càng có một phương hướng chính xác thực tiễn ngồi thiền, đồng thời cũng tăng thêm sức mạnh chân chính của nó, sẽ khá phân biện rõ hoặc học tập trên lý luận và trên khái niệm.

Trong diễn giảng của Masao Abe thuyết minh cặn kẽ liên quan học tập và quan hệ thực tiễn. Masao Abe cho rằng chúng ta một mặt thực tiễn ngồi thiền, mặt khác còn phải lý giải các loại tư trào hiện đại bất đồng, những tư trào này có ảnh hưởng nhất định trong thế giới ngày nay, nên chúng ta không thể hoàn toàn không hiểu rõ trốn né nó. Muốn giải quyết vấn đề con người hiện đại, không thể đơn thuần dựa vào thực tiễn ngồi thiền mà không chú ý tới những tư trào hiện đại. Trên thực tế, trong những tư trào, thường ẩn chứa biểu hiện tiêu trừ tuyến tố hoàn cảnh khó khăn trong con người hiện đại. Cho nên cần phải học tập. Học tập và thực tiễn để mà làm không sai ngược. Cương lĩnh đạo tràng học đạo nêu lên “học hành nhất như” (学行一如) cũng biểu hiện ý nghĩa này, nêu lên tôn chỉ cương lĩnh nhằm thuyết minh việc học nhiều nghiên cứu rộng, cũng là nhấn mạnh kết hợp giữa học tập và tu hành hay thực tiễn.   

Sau khi đạo tràng học đạo thành lập được hơn 10 năm, ông dùng ý niệm ba chữ: F, A, S để cách tân đạo tràng, đổi tên là Học viện Thiền FAS. Từ đó về sau, tôn chỉ FAS dẫn đến rõ rệt, không như cụm từ ‘học đạo’ khiến cho người ta nghiêng về tôn giáo và ấn tượng vấn đề tự ngã, nhưng vẫn muốn biểu hiện lý tưởng của những nhân sĩ là muốn quan tâm tôn giáo, mở rộng xã hội, đất nước, chính trị, các tầng lớp dân tộc, rồi dẫn đến mở ra lịch sử mới, gặt hái được ý nghĩa khách quan.

Nay nêu một vài suy ngẫm và quan điểm phát triển những năm gần đây về hàm nghĩa và Hiệp hội (hiện nay có nhiều người theo Hiệp hội, nhưng ít người đến Viện thiền học) FAS. Cấu tưởng FAS là một chỉ tiêu hoạt động tôn giáo, mang ý nghĩa sâu xa, không dễ hiểu được. Do từ tôn giáo cải cách loài người, dẫn đến lan rộng từ xã hội đến lịch sử, phạm vi bao gồm trùm cả không gian và thời gian. Đúng thực Nho giáo (Đại Học) Trung Quốc tự hào về nội dung và trình tự bản thiết kế hoàn chỉnh và lý tưởng: tính cách, chí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chỉ là hai bên có nghiêng nặng khác nhau: FAS nghiêng về tôn giáo, Đại Học thì nghiêng về đạo đức, điều này biểu hiện triết học Kyōto khác phương hướng với Nho giáo. FAS ngoài biểu hiện cấu thành thực tiễn tôn giáo hoàn chỉnh, còn có ý nghĩa trên chính trị: phản đối chiến tranh, phản đối tăng cường chủ nghĩa quân phiệt. Những năm đó, mọi người không ngừng nghi ngờ học phái Kyōto có quan hệ mật thiết với cuộc biểu tình tại Thiên An môn ở Trung Cộng và Nhật Bản năm đó, rất ít có điểm tác dụng trong sáng. Đó là một vấn đề lịch sử, ở đây không nói nhiều, cũng không có nhiều tư liệu để bàn.

Cần nhấn mạnh ý niệm căn bản FAS là rất tốt nhưng trên thực hành và trên phát triển, cũng không thuận lợi như trong tưởng tượng. Tổ chức FAS thượng lưu trong thời gian ông hoạt động tại Đại học Kyōto, tức là khoảng thập niên 60 - 70 thế kỷ XX, là thời kì đạt đến đỉnh cao phát triển, sau đó ở Âu Mỹ cũng bắt đầu thiết lập bộ phận. Nhưng tổ chức FAS rút cuộc là một tổ chức dân gian, không được chính phủ hay đoàn thể thương nhân giúp đỡ kinh tế (đó là điểm khác với Đại học Soka), chỉ do một số Giáo sư, học giả Đại học hoạt động, nhưng họ đều thiếu khuyết kinh nghiệm thực hành hoạt động xã hội, phát triển trong tình huống mức độ hẹp, chỉ bước lưng chừng, không thể tiến cao. Đặc biệt không phát triển và không hưng thịnh, ảnh hưởng đến nhân sự thật ít ỏi. Học vấn và tu dưỡng tôn giáo của ông, có danh tiếng nhất định ở Nhật Bản và các nước, rất nhiều người ngưỡng mộ danh tiếng ông. Đặc biệt cuối thập niên 50 đến đầu 60, ông đến Âu Mỹ và đối thoại với những nhà triết học, nhà tôn giáo học rất nổi tiếng lúc đó, nghị luận vấn đề triết học và tôn giáo phương Đông và phương Tây, nên ông được đánh giá rất cao qua nhiều khía cạnh. Việc rực sáng này, ông có sức ảnh hướng nhất định trong giới học thuật, giới tôn giáo Nhật Bản lúc đó, tổ chức FAS lúc đó phát triển cao độ. Nhưng không lâu sau, do tuổi già nên ông rút khỏi Đại học Kyōto rồi quy ẩn. Sau thời ông, tổ chức FAS có một số người nối gót đảm nhiệm như: Masao Abe, Thượng Bàn Nghĩa Thân, Fujiyoshi jikai. Trong những nhân sĩ này, chỉ có Masao Abe có đủ quyền uy về triết học và tôn giáo, nhưng cũng không vững chắc. Ông thoái ẩn hơn 10 năm sau, tổ chức FAS vẫn duy trì miễn cưỡng sau đó, vẫn tổ chức bình thường hoạt ngồi thiền mỗi tuần, tôi cũng có thời gian tham gia. Nhưng Masao Abe không phải là Giáo sư Đại học Kyōto, mà là Giáo sư Đại học Giáo dục Nara. Còn những nhà triết học Kyōto dạy Đại học Kyōto như  TYoshinori, Shizuteru Ueda cũng có những quan tâm và hoạt động riêng mình, nhưng không quan hệ trực tiếp với tổ chức FAS, do đó sức ảnh hưởng của Masao Abe rút cuộc có hạn. Đặc biệt khoảng 10 năm từ thập niên 80 đến 90, Masao Abe rời khỏi Nhật Bản, đến các nước Âu Mỹ để dạy học với thời gian dài và tiến hành đối thoại tôn giáo, nên tổ chức FAS không có người lãnh đạo. Đến đầu thập niên 90, Masao Abe trở về Kyōto, mới kế thừa hoạt động FAS sau đó. Bản thân Masao Abe cũng chủ trì hội ngồi thiền như củ, nhưng số người tham gia lần lượt giảm bớt. Đặc biệt Masao Abe đã gần 80 tuổi, và muốn chỉnh lý tác phẩm của mình để xuất bản, nhưng thời gian và tinh lực cũng không nhiều, nên việc chỉnh sửa thật có giới hạn. Đến cuối mùa hạ năm 2006, Masao Abe qua đời lúc 90 tuổi, phát triển tổ chức FAS càng khó khăn. Những năm gần đây có Masaya Yamaguchi và Thường Bàn Nghĩa Thân Đảm nhiệm chức vụ Hội trưởng.                          

Học phái Kyōto là một học phái triết học, thành viên chủ yếu trong học phái đều là nhà triết học, nhà tôn giáo học, hoạt động của họ không tách rời việc dạy học, soạn viết và đối thoại tôn giáo. Chỉ có Shin'ichi Hisamatsu và Masao Abe có những hoạt động khác, tổ chức hoạt động tôn giáo hội FAS, và sau khi họ qua đời, những năm gần đây vẫn có những học giả nối gót. Ngoài hệ thống triết học lớn hiện đại Đông Á, còn có học phái khác như tân Nho học đương đại, cũng rơi vào tình huống và kết cục tương tợ. Trong đó như Mã Nhất Phù (马一浮) sáng lập thư viện Phục Tính, Lương Thấu Minh (梁漱明) lãnh đạo phong trào tái thiết nông thôn, Đường Quân Nghị (唐君毅) tổ chức hoạt động văn hóa Trung Quốc tại Sở nghiên cứu Asia nhưng cũng ảnh hưởng không lớn, những hoạt đồng này đều tự thân chết dần. Bậc thầy Nho học mới Đường Quân Nghị vốn có cơ hội khá tốt, hoạch đắc giáo dục kinh tế tại Hiệp hội Yali nước Mỹ, nhưng ông không có nguyện vọng và toan tính, nên không đào tạo nhân tài hoạt động văn hóa, ông còn thiếu khuyết tinh thần khách quan, đề bạt đệ tử mình theo truyền thống chính tông trong Sở nghiên cứu Asia, nên địa vị giảng dạy môn triết học trong Đại học Trung Văn của họ rút cuộc đều không đủ mặt học vấn và học vị, cũng không tiến triển. Về cơ cấu xuất bản tác phẩm, bản thân Đường Quân Nghị và rất ít người trong Sở nghiên cứu Asia không phân biệt rõ cương lĩnh học vấn, kết quả cũng vắng dần người. Sau khi Đường Quân Nghị chết, Sở nghiên cứu Asia cũng rơi vào tình trạng giải thể.                     

(Tiếp theo bản văn “Lý giải và bình luận: Thiền quán của Shin'ichi Hisamatsu thuộc học phái Kyōto”)

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập