Vô của học phái Kyōto

Đã đọc: 1453           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kinh nghiệm và thể chứng về thiền của Shin'ichi Hisamatsu, tập trung từ quan hệ đối lập tất cả nhị nguyên: vô nhất vật, siêu việt tất cả tính đối tượng, và “không nghĩ thiện, không nghĩ ác” mà trong Đàn Kinh của ngài Huệ Năng nói, rồi khắc phục mặt trái. Ông cho rằng, chủ thể bày rõ trong loại thể chứng và tự duy ấy, là tính chủ thể (主体性 transzendentale Subjektivit~it) tuyệt đối, tu hành thực tiễn cũng là “Đạo chủ thể tuyệt đối”. Theo ông, vô mà trong Đàn Kinh nói đến, là nguyên lý, chân lý sau cuối, cũng là sau cuối, chủ thể tối cao. Ông nói vô này là quan niệm tính kết cấu của triết học phương Đông và tôn giáo, cũng xem là “vô củahọc phái Kyōto ”.

Tiểu luận “Đông Dương Đích Vô Chi Tính Cách” (东洋的无の性格) của Shin'ichi Hisamatsu, thông luận tính cách hay đặc tính vô của học phái. Theo ông, vô này chính là tuyệt đối vô. Bản thân ông cũng nhấn mạnh vô này hay khế cơ căn bản văn hóa phương Đông tuôn chảy hơn so với văn hóa phương Tây, mang tư tưởng mang tính kết cấu, đặc biệt nó là khái niệm cốt lõi Phật giáo và bản chất Thiền. Vô này có 6 đặc tính lớn:

Điểm 1: Tính vô nhất vật. Theo ông, vô của học phái không thể xem là đối tượng, nó không phải một sự vật. Đứng từ tâm cảnh chủ quan, ngã cũng là vô, ngã là một vô sở hữu. Nó phân biệt siêu việt nội tại và ngoại tại. Thông thường chúng ta rất ít có giây lát liên tục nội tại và ngoại tại sự vật, từ màu sắc, âm thanh cho đến thiện ác, thân tâm đều có thể khởi lên liên tục ngã. Và tự ngã hay tâm linh, nhìn chung là một và khởi lên liên tục đối tượng làm tự ngã hay tâm linh. Ông đặc biệt nhấn mạnh, biểu hiện một, không những cụ thể cũng trừu tượng, mà chỉ cần liên tục với ngã, sẽ thành đối tượng ngã, tức là một tồn tại, tức là nhất vật (一物 Seiende), cũng là thúc đẩy trói buộc tự ngã. Nếu ngã bị ngăn ngại đối tượng nào đó, tức là “vô nhất vật”. Đặc biệt lúc đó nó có thể không những là tính vô nhất vật, mà là có tác dụng của vô nhất vật, trong các loại sự vật khởi lên các loại diệu dụng. Như vậy, vô nhất vật cũng không thuần nhiên mang ý vị mặt trái, phủ định, nó xem đã chuyển hóa thành một dạng hoạt động, một dạng không biểu hiện cho hoạt động mang tính đối tượng nào đó. Nó thực đã thông từ thuần nhiên gần giống với động lực thuần túy (纯粹力动 reine Vitalitait) của tôi đề xướng.

Điểm 2: Tính hư không. Ông trích dẫn 10 nghĩa hư không mà trong Tông Cảnh Lục của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ viết, liên quan mồn một đến vô của học phái. Ông nêu lên:

1, Vô chướng ngại. Vô của học phái là không đâu không có, nó biến khắp 10 phương thế giới, nhưng không chướng ngại vì bất cứ thứ gì. Nó bao gồm biểu hiện khắp cả, nhưng không bảo lưu dấu vết mọi cái gì. Điều này nghiêng về ý vị trường sở. Trường sở là cái rong ruổi tất cả các pháp, nhưng sau khi các pháp mất đi thì lưu tồn vô hình vô tích. (Giải thích: do trường sở là tính cách tinh thần, không phải tính cách vật lý).  

2, Chu biến. Vô của học phái xuyên thấm đến trong biểu hiện khắp, bao gồm biểu hiện tính vật chất, tính tinh thần. Nó không đâu không có. (Giải thích: nó chỉ cho tính nội tại vô của học phái).

3, Bình đẳng. Vô của học phái bình đẳng đối đãi bày rõ khắp mà không có phân biệt: tịnh nhiễm, giàu nghèo, thiện ác, chân vọng, thánh phàm. Những đối đãi này đều là tướng tương đối. Vô của học phái là khắc phục tướng tương đối tất cả. (Giải thích: đó là tính siêu việt vô của học phái). 

4, Quảng đại. Vô của học phái là một hoàn chỉnh, trong đó không bao gồm nội tại ngoại vật nào đó. Không có phân hạn, giới hạn phần mặt thời gian, không gian. Nó siêu việt tính thời gian và không gian. (Giải thích: nó có biểu hiện tầng mặt hiện tượng siêu việt vô của học phái, thuộc ý vị tầng mặt bản thể, nhưng bản thể này không phải thực thể, mà là ý nghĩa nguyên lý sau cuối).

5, Vô tướng. Vô của học phái không có tướng vật không gian và tướng tâm thời gian. Trong cái thấy chốc lát, vật chất có tướng trạng mặt không gian, nó tổng chiếm hữu không gian, nhưng tâm không chiếm hữu không gian, không có tướng trạng. Theo ông, tâm tướng là nói đến trên thời gian, nên tâm vẫn là có tướng. Chỉ có vô của học phái mới là vô tướng đúng đắn, nó siêu việt không gian và thời gian. (Giải thích: tâm mà ông nói ở đây, là đứng từ mặt hiện tượng, nói đến mặt tâm lý kinh nghiệm, nên vẫn là có tướng. Vô của học phái có hàm nghĩa mặt tâm, cũng tức là tính chủ thể, đó là tuyệt đối, tính chủ thể (主体性 absolute-transzendental) siêu việt, không có tính thời gian, từ đó là vô tướng, đã vô không gian, sẽ vô tướng thời gian.

6, Thanh tịnh. Vô của học phái không phải vật cũng không giải tâm (giải thích: đó là chỉ cho tâm kinh nghiệm, hiện tượng) nên hoàn toàn không có hạn hẹp, nên tự thân không có nhiễm ô, cũng không bị nhiễm ô những thứ khác. Có những thứ hạn hẹp mới có khả năng bị nhiễm ô. Có thể nói, vô của học phái là thanh tịnh tuyệt đối, nó siêu việt tất cả nhiễm ô và kết cục đối lập thanh tịnh (giải thích: quan điểm này khiến cho ngươi ta nghĩ đến quan điểm đài gương hay tâm thanh tịnh có thể bị bụi trần bám dơ mà ngài Thần Tú thuộc thiền Bắc tông thuyết minh). Tâm thanh tịnh mà ngài Thần Tú nói, có khuynh hướng trạng thái tĩnh, như gương sáng, có thể vứt bỏ trong đó, bởi vì có thể huân nhiễm trần có. Còn tâm vô của học phái tức là hoạt động siêu việt. Nó không ngừng ở chuyển động, thì làm sao rót vào nó nhiễm ô, lập tức sẽ bị đưa tay gần với nó, từ đó nó là thuần tịnh vô nhiễm.

7, Tính quảng bất động. Vô của học phái chẳng trước chẳng sau, nó siêu việt thời gian, không trong không ngoài, nó siêu việt không gian, nó không sinh không diệt, từ đó không có thành hoại, nên không biến hóa, không tác động. (giải thích: cần chú ý ở đây, là nói bất động, không tác động, cũng không phải vô của học phái có ý nghĩa không thể hoạt động, vẫn là vô của học phái hoạt động mà tướng vô động). Tướng động biểu hiện trong thời gian không gian nào? Vô của học phái siêu việt hoạt động, không phạm vi xâm chiếm thời gian không gian, từ đó có thể nói là tướng vô động.

8, Hữu không. Vô của học phái hoàn toàn siêu việt tất cả phân biệt và so đo. Ông cho rằng hữu là hữu lượng, là tính khả lượng độ. Không có tính khả lượng độ, cho nên hữu vô.

9, Không không. Vô của học phái không phải vô trong “hữu và vô biểu hiện những thứ nào đó”, là siêu việt hữu và vô biểu hiện những thứ đó. Nếu nó là vô trong hữu và vô, thì nó chẳng qua là vô của sự vật đối với những hữu nào đó, là tính cách tương đối, không phải tính cách tuyệt đối. Vô của học phái là tính cách tuyệt đối. Cái gọi “không không” chỉ cho không phải không hay vô, phủ định không hay vô. Bị phủ định này, chính là vô phản đối tướng hữu. (giải thích: không không này đã là đối với phủ định vô để phản đối tướng hữu, cũng tất nhiên phủ định hữu phản đối tướng vô. Như vậy, cũng được đồng thời phủ định ý nghĩa tương đối hữu và vô, đó cũng là phi hữu phi vô. Đó cũng là hàm nghĩa trung đạo (中道 madhyama pratipad) Trung quán học mà ngài Long Thọ nêu lên. 

10, Vô ngại. Vô của học phái tức là vô nhất vật, nên không thể suy cử có vật nào đó, nó cũng không thể tự mình suy cử hữu tự mình. Nó hoàn toàn khả đắc vô vật. Biểu hiện vô của học phái ở đây bài trừ tính đối tượng, nó không phải một loại đối tượng mà có thể được xử lý.

Ông cho rằng, vô và hư không của học phái đồng thời có đủ 10 loại nghĩa lý đó, nhưng nó rút cuộc bất đồng với hư không. Hư không không những không có giác thức, mà cũng không có sinh mạng. Vô cũa học phái thì có giác thức và sinh mạng, nó chủ yếu biểu hiện từ trong tâm linh. Nó là một tính chủ thể siêu việt, trong hoạt động nó biểu hiện tính tồn tại. Trong đó phải chú ý là, vô của học phái là một dạng chủ thể hữu cơ (有机 organic) hay tính chủ thể (tạm thời không phân biệt chủ thể và tính chủ thể). Dạng chủ nghĩa cơ thể này, có điểm giống với lập trường triết học cơ thể A. Whitehead. Theo A. Whitehead, sự điều (事件 event) thực tại sau cuối, tồn tại (存在 actual entity) thực tế, cảnh ngộ (境遇 actual occasion) đều là một dạng cơ thể (机体 organism), cả vũ trụ cũng có là một cơ thể lớn. Quán sát tổng thể tính hư không về vô của học phái có đủ nghĩa lý 10 khía cạnh, thật có ý nghĩa thâm sâu, đó cũng là vô của học phái hay tính siêu việt hư không, siêu việt tính nhị nguyên (二元性 Dualitait), tính bội phản (背反性 Antinomie) tất cả sự vật, đối tượng. Tính siêu việt này tất nhiên có thể thông đến ý vị ‘vô nhất vật’ trong Đàn Kinh nói. Vô nhất vật tức là siêu việt tính đối tượng hay tính vật. Tính đối tượng hay tính vật đều là tính tương đối, đối tượng hay vật (thể) đều tồn tại từ trong quan hệ bội phản, cũng tức tồn tại từ trong quan hệ tương đối. Ý nghĩa đặc sắc trọng đại về vô của học phái cũng là siêu việt, khắc phục tất cả bội phản, cũng chỉ có siêu việt, khắc phục bội phản, mới có thể nói tính tuyệt đối. Phương thức tư duy này của ông, nhất quán với quan điểm trong Đàn Kinh.      

Điểm 3: vô của học phái là tính tức tâm. Ông lấy tâm để nói đến vô của học phái, có thể thỏa đáng. Tâm này không phải tâm nhận thức, không phải tâm đạo đức, không phải tâm ưa chuộng nghệ thuật, cũng chẳng phải tình thức tập quán kinh nghiệm, mà là tâm giai thoát tôn giáo trên cầu cứu rỗi. Nó là tính chủ thể sau cuối, là tính chủ thể vô chấp. Nó bày rõ ra thông qua phương thức già thuyên, phủ định. Như ông nói tâm rõ xuyên trong cảnh giới “thoát khỏi thân tâm” (lời của Thiền sư Đạo Nguyên). ‘Tâm’ (tâm được vứt ra khỏi) trong “Thoát khỏi thân tâm” là tâm có chấp, chấp trước thân và tâm. Khiến tâm thoát khỏi thân tâm, thì tính chủ thể vô chấp này, là vô của học phái. Trong Thiền tịch hay nói đến: “Niết-bàn diệu tâm, chính pháp nhãn tạng”, “Chỉ thẳng tâm người, thấy tính thành Phật”, “Tức tâm tức Phật”, “Pháp không ngoài tâm”; tâm ở đây, đại thể nói đến rộng thoáng, tính chủ thể không chấp này cũng là vô của học phái. Lại nữa, có thể nói, phương thức xuyên qua dạng già thuyên, phủ định này, bày rõ tâm, nhìn chung có dây dưa ý vị tiêu cực, bị động. Đồng thời có thể biểu hiện phương thức già thuyên, khẳng định để nói về tâm, biểu hiện tính tích cực và dao động của nó. Như tôi đề xướng về động lực thuần túy, là tâm cũng là lý, là thuần túy, không có tính chủ thể siêu việt nội dung kinh nghiệm, là căn cứ từ tồn hữu luận và vũ trụ luận vạn pháp. Ý nghĩa và tác dụng của nó, là mặt phải, tích cực, dao động.    

Điểm 4: Tính tự kỉ. Đó là vấn đề mang tính nội tại. Vô của học phái có đủ tính nội tại, nội tại từ trong sinh mạng chúng ta. Ông cho rằng, vô của học phái là tính cách của Phật, tự thân nó cũng là sở tại của Phật, Phật tức là tự mình. Vô của học phái là Phật chính mình, không phải là chủ thể ấy có thể siêu việt và tự mình không chế. Phật tức là tự mình, là chủ thể thuần túy, chủ thể tuyệt đối. Ông cho rằng, Thiền xem Phật là một chủ thể mang tính chủ thể cực đoan, cũng là chủ thể tuyệt đối, đó cũng là vô của học phái. Đàn Kinh có đoạn ghi: “Tự Phật là chân Phật. Tự nó vô Phật tâm, vậy cầu chân Phật ở đâu? Tự tâm các ngươi là Phật”, ‘Chân Phật’ này, cũng là chỉ cho vô của học phái. Vả lại, trong nhà thiền ưa nói ‘thấy tính’ hay ‘thấy tính thành Phật’. Cái thấy này là hiển hiện, lục lọi, có thể cũng là vô của học phái. Đó là bản chất sinh mạng mình, cũng tức là Phật tính. (giải thích: ông nói ý này, đều là cần nhấn mạnh vô của học phái tức là phật tính, là y cứ (依据 transzendentaler Grund) siêu việt thành Phật, đó cũng là tự tính mà trong Đàn Kinh nói.    

Điểm 5: Tính tự tại. Đó là chỉ cho lương đoan tương đối tất cả đối với vô của học phái, nói đến tính siêu việt đối lập nhị nguyên của các loại phân biệt. Nó siêu việt tính nhị nguyên phi: thiện ác, phàm thành, chúng sinh Phật, hữu vô, sinh tử, tồn tại phi tồn tại, mà là một tính chủ thể tuyệt đối. Ông cho rằng, cảnh giới thiền là nhậm vận tự tại, không đem Phật xếp vào vị trí siêu việt và khách quan bên ngoài. Bích Nham Lục ghi: “Không được bám nơi hữu Phật, trụ biểu hiện sinh đầu mối; đi nhanh quá nơi vô Phật, không đi qua một tấc cỏ dầy”, cũng là dạy người không nên bám vào lưỡng đoan tương đối hữu Phật (Phật) và vô Phật (chúng sinh). Câu “không được bám nơi hữu Phật”, “đi nhanh quá nơi vô Phật”, lưỡng đoan này thúc đẩy tạo nên trói buộc thân tâm. Không vì liên hệ phân biệt Phật hay phàm phu chúng sinh, cũng là cảnh giới chân chính, tự do tự tại. (giải thích: ông dùng tính tương đối tất cả siêu việt này để nói đến vô của học phái), ý này thực đã bao gồm trong tính hư không về vô của nhật bản mà ở trên đã nói. Chẳng qua tính tự tại quan điểm nói từ mặt phải, tính hư không thì khuynh hướng từ mặt trái, tiêu cực.     

Điểm 6: cũng là tính chất sau cuối là tính năng tạo. Ông cho rằng, vô của học phái đối với thế giới hiện tượng, có đủ tính năng tạo, nó là “Sinh bản nguyên vạn tượng vũ trụ, nhưng tự thân nó vẫn bảo trì bất biến, nên gọi ‘tính bất động’. Ông lấy quan hệ nước và sóng biển làm ví dụ, nước có thể biến hiện ra thành ngàn vạn sóng biển, nhưng tự thân nhìn chung là bất biến. Ông cho rằng “tự tính vốn không dao động, năng sinh vạn pháp”, “tất cả vạn pháp không lìa tự tính” mà ngài Huệ Năng nói, và kinh Duy-ma thuyết “từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”/ đều như mang ý nghĩa tính năng sáng về vô của học phái. Trong đó, tôi thấy quan điểm ông có một số thuần khiết và hưởng ứng. Nói đến vô của nhật bản là “sinh bản nguyên vạn tượng vũ trụ”, từ đó mà có tính năng tạo, đó là tư duy vũ trụ luận. ‘Tạo’ và ‘sinh’ có ý vị vũ trụ luận khá sâu sắc. Trong Phật giáo, duy thức học (唯识学 vjin~a^nava^da) có khuynh hướng tư duy như vậy, nói hiện hành chủng tử, trong biến hiện (变现 pari. nfima), trá hiện 诈现 pratibhsa) xây dựng các pháp, đúng có ý vị cấu tạo luận, vũ trụ luận, cũng không dùng thuyết tồn hữu luận. Nhưng trong thiền thì hoàn toàn không có ý vị này. Tiêu chí của thiền, như tôn chỉ Đạt-ma Thiền là “chỉ thẳng bản tâm, thấy tính thành phật”, hoàn toàn là ý nghĩa cứu rỗi, cứu độ, nó sinh thành, xây dựng và biến hóa sự vật trong thế giới khách quan, mà không phải thật quan tâm. Chúng ta có thể xác định nói thiền không có vũ trụ luận, như “tự tính...có thể sinh vạn pháp” trong đàn kinh ghi, cũng không phải ý nghĩa vũ trụ luận, ‘sinh’ không phải khái niệm vũ trụ luận, mà có liên hệ trực tiếp với nghĩa y cứ. Tức là, tự tính của Phật tính là vạn pháp, đặc biệt là y cứ vạn pháp có tính cách duyên khởi: phật tính không phải thực thể, cũng không phải ‘tạo chủ’, không thể vũ trụ luận mà sinh khởi vạn pháp. Ý nghĩa này ngược lại tiếp cận lạ thường với câu “Do có không nghĩa ấy, tất cả pháp được thành” trong Trung luận (Madhyamaka—ka^rika^) của ngài Long Thọ. Đối với vạn pháp thì Phật tính và không nghĩa không phải ‘sinh’, mà là căn cứ trên nghĩa lý. Ông cho rằng vô của học phái có đủ tính năng tạo, ‘năng’ tạo vạn tượng vũ trụ, rõ ràng không thỏa đáng. Kinh Duy-ma thuyết: “Từ gốc vô trụ mà lập tất cả pháp”, ‘lập’ này cũng không phải ý vị sinh ‘tạo’. Kinh duy-ma cũng không có tư tưởng vũ trụ luận, về sau chuyên giảng sinh thành và biến hóa pháp sinh diệt trong vũ trụ.

Ông cũng từ trong mạch chảy tính năng tạo này để nói đến đồi mối vô của học phái. Ông cho rằng ‘sinh’ là nhu yếu đầu mối. Nói vô của học phái có đủ đầu mối, ấy chẳng sai. Nhưng đầu mối không nhất định phải liên quan mặt ‘sinh’ vũ trụ luận. Trên thực tế. Bản thân ông cũng có quan điểm “vô của năng động”, biểu hiện tính năng động của vô. Ý vị tính năng động này cũng ứng hợp với tính tức tâm. Xem vô làm tâm, là tính chủ thể, tâm hay tính chủ thể, tất nhiên là chủ tể có thể hoạt động, nên vô cũng phải có tính năng động.           

6 điểm đặc trưng vô của học phái mà ông tổng hợp quán sát, trên đại thể không tương ưng với tư tưởng Bát-nhã và không của Trung quán học, đặc biệt là vô của Thiền, triển khai ra yếu chỉ triết học chủ nghĩa phi thực thể (非实体主义 non-substantialism), nhưng cũng có những vấn đề, như trên đã nêu lên phạm vi và tính năng tạo. Tính năng tạo này thông thường cũng là thuyết chủ nghĩa thực thể, do đó có thể suy diễn ra vũ trụ luận nào đó, như Thượng đế của Cơ-đốc giáo, Phạm (Brahman) của Ấn Độ giáo (Hinduism) và Nho giáo, đặc biệt là mạt nho như Trương Tải nêu lên khí, thái hư. Chủ nghĩa phi thực thể rất khó nói vũ trụ luận, có chăng nữa, cũng được gián tiếp thông qua biến hiện, trá hiện (诈现 pratiba^sa) nguyên lý sau cuối làm môi giới. Về điểm này, ông rõ ràng không đủ sức biểu hiện thực sự công năng, tác dụng về vô của học phái. Ngoài điểm này ra, có xếp chồng trên ý nghĩa 6 đặc tính lớn về vô của học phái, mà như trên đã nói đến tính siêu việt là một điển hình rõ ràng. Mà hàng kẽ dọc ngang đặc tính vô của học phái chiết phân thành 6 mặt, có người suy ngẫm xé vụn, nhưng không biểu hiện tính cách cả nguyên lý, chân lý sau cuối, tính cách nhất thể.          

Đối với tâm, Phật tính, tự tính mà trong thiền nói hay vô của học phái, trong cuốn sách “Du Hý Tam Muội: Thiền Đích Thực Tiễn Dữ Chung Cực Quan Hoài” của tôi viết, nói đến tính chủ thể dao động nhanh nhẹn hay linh động nhạy bén không bám không vứt, đó cũng là quan điểm thông thẳng. Ông nêu lên hàm nghĩa 6 đặc trưng ấy đều bao gồm trong này. Nói thông thẳng là tổng hợp xoắn ốc dao động nhạy bén linh động để bàn về tính chủ thể, xem tính cách tất cả của nó đều hoàn nguyên đến mặt dao động nhạy bén linh động đó. Nói đến bảng băm, kẻ hàng ngang dọc nhằm nêu ví dụ mồn một tính cách có liên quan, dùng phương thức phân giải để giải thích hàm nghĩa những tính cách đó.   

(Tiếp theo bản văn “Lý giải và bình luận: Thiền quán của Shin'ichi Hisamatsu thuộc học phái Kyōto”)

    



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập