Nếu Sếp nào thiếu lòng TRẮC ẨN với nhân viên, hãy đọc câu chuyện của Đạt Lai Lạt Ma

Đã đọc: 2524           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Sau cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng với "sếp" mới, tư duy lãnh đạo, cũng như sự nghiệp sau này của Gamson, đã thay đổi hoàn toàn.

Bài học rút ra là sẽ tốt hơn nếu bạn có cách tiếp cận của một người compassionate, một người có khả năng thấu hiểu nỗi đau của người khác như thể là nỗi đau của chính mình, nhưng vẫn có khả năng tách bạch lý trí và cảm xúc để có thể đối mặt với nỗi đau ấy mà không bị tác động tâm lý đè nặng. Và như vậy, một người lãnh đạo compassionate sẽ tốt hơn một người lãnh đạo empathetic.

Trả lời phỏng vấn trang Business Insider, ông Mike Gamson, một lãnh đạo cấp cao của tập đoàn LinkedIn, đã chia sẻ về bước ngoặt trong tư duy điều hành của ông.

Đó là một ngày cuối năm 2008, Gamson nhớ lại. Khi đó, nhà sáng lập kiêm chủ tịch LinkedIn Reid Roffman mới đưa ra quyết định bổ nhiệm Jeff Weiner vào vị trí CEO, thay cho Dan Nye, một người bạn thân và cũng từng là cấp trên trực tiếp của Gamson.

Với tư cách là phó giám đốc kinh doanh, Gamson đã được bố trí một cuộc hẹn riêng với "sếp" mới của mình.

Bản thân Gamson bấy giờ tâm trạng cũng không tốt, một phần bởi sự ra đi của Nye, phần khác bởi những áp lực từ công việc đòi hỏi phải di chuyển liên tục cộng thêm gánh nặng từ gia đình khi vợ mới sinh con.

"Khi tôi đáp máy bay đến gặp Jeff, đó thực sự là một khoảng thời gian tôi bị chi phối rất nhiều bởi cảm xúc" - Gamson nhớ lại.

Khi bước vào phòng làm việc của tân CEO, Gamson cảm thấy dường như nó vẫn thuộc về người bạn cũ Nye. Trong tâm trí Gamson bấy giờ, anh không rõ liệu cuộc trò chuyện này sẽ diễn biến ra sao.

Sau màn chào hỏi thân mật, Weiner hỏi Gamson: "Anh muốn trở thành một người lãnh đạo như thế nào?"

"Một người lãnh đạo biết cảm thông (nguyên văn: empathetic)" - Gamson đáp.

"Tại sao chỉ cảm thông mà không phải là trắc ẩn (nguyên văn: compassionate)?" - Weiner hỏi lại.

Lúc đó, Gamson phải thừa nhận với "sếp" mới của mình rằng anh không hiểu rõ ẩn ý đằng sau từng từ. Lập tức, Weiner kể cho anh nghe một câu chuyện ngụ ngôn mà Đạt Lai Lạt Ma đã từng dùng trong một buổi giảng đạo.

Câu chuyện như sau: Một người đang bị tảng đá chèn nằm bên vệ đường, rất đau đớn nhưng không cách nào tự thoát thân. Đúng lúc đó, một người empathetic đi qua, người này rất cảm thông với tình cảnh của nạn nhân, nhưng không thể kiềm chế nổi cảm xúc và không thể giúp cho anh ta thoát khỏi tảng đá.

Lúc sau, một người compassionate đi qua, người này cũng thấu hiểu cơn đau của nạn nhân, nhưng không những vậy còn giữ được bình tĩnh để tìm ra phương án giúp nạn nhân thoát khỏi tảng đá.

Bài học rút ra là sẽ tốt hơn nếu bạn có cách tiếp cận của một người compassionate, một người có khả năng thấu hiểu nỗi đau của người khác như thể là nỗi đau của chính mình, nhưng vẫn có khả năng tách bạch lý trí và cảm xúc để có thể đối mặt với nỗi đau ấy mà không bị tác động tâm lý đè nặng. Và như vậy, một người lãnh đạo compassionate sẽ tốt hơn một người lãnh đạo empathetic.

((Theo góc nhìn của nhiều Phật tử: cảm thông chỉ là một hình thái cảm xúc, không đi cùng với hành động thì trắc ẩn lại là cảm xúc được hình thành trong quá trình cuộc sống đã qua và được giữ gìn huân tập (có trải nghiệm và thực chứng). Nó bao gồm hai giai đoạn: tác ý (ý định muốn làm) và hành động. Ý định là giai đoạn đầu nhắc nhở mình mở lòng với người khác, nó được tiếp nối bởi hành động thực hiện ý định đó ở giai đoạn tiếp theo. Còn người có lòng trắc ẩn là người hiểu được đau khổ của người khác và biết cách hành động để giúp đỡ, làm vơi đi nỗi khổ của người ấy).

"Nếu bạn áp dụng điều đó vào công việc hàng ngày của một lãnh đạo, bạn sẽ luôn phải đối mặt với những sự việc mang nặng tính cảm xúc.

Khi một ai đó tìm đến bạn để chia sẻ một vấn đề họ đang phải đối mặt trong cuộc sống, một người lãnh đạo empathetic sẽ cảm thông với nhân viên của mình, nhưng khi ấy cả hai người đều bị cảm xúc chi phối và sẽ không thể giải quyết vấn đề tốt bằng một người lãnh đạo compassionate, một người hiểu rõ bối cảnh, đặt ra những câu hỏi phù hợp, có thể nhìn được sự việc theo quan điểm của nhân viên, và đưa ra những lời khuyên hữu ích" - Gamson chia sẻ.

Và sau cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng với "sếp" mới vào cái ngày cuối năm 2008 ấy, tư duy lãnh đạo của Gamson, cũng như sự nghiệp của anh sau này, đã thay đổi hoàn toàn.

Mike Gamson hiện là Phó Tổng Giám đốc Global Solutions, một agency thuộc sở hữu của tập đoàn LinkedIn, Ông đảm nhận vị trí này từ năm 2011 đến nay. Trước đó, trong khoảng thời gian từ 2008-2011, ông giữ vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh của LinkedIn.

LinkedIn là một mạng xã hội định hướng kinh doanh được thành lập vào tháng 12/2002. Theo xếp hạng của Alexa, LinkedIn hiện đang đứng thứ 20 trong số những trang mạng được truy cập nhiều nhất thế giới. Có đến 73 công ty trong danh sách Fortune 100 dùng giải pháp tuyển dụng của LinkedIn. Thời báo New York cho hay, giờ đây, ngay cả học sinh phổ thông của Mỹ cũng đã lập tài khoản cá nhân trên LinkedIn để đưa vào hồ sơ đại học. Tháng 12/2016, Microsoft đã hoàn tất quá trình mua bán và sáp nhập LinkedIn với giao dịch trị giá 26,2 tỉ USD.

 

Sau cuộc nói chuyện kéo dài 2 tiếng với "sếp" mới, tư duy lãnh đạo, cũng như sự nghiệp sau này của Gamson, đã thay đổi hoàn toàn.


CEO của LinkedIn Jeff Weiner.



Đạt Lai Lạt Ma.



Mike Gamson, Phó Tổng Giám đốc Global Solutions thuộc LinkedIn.


Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập