Bàn về tuổi thọ của Tăng Triệu

Đã đọc: 2260           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tăng Triệu là cao tăng Phật giáo và nhà Phật học nổi tiếng vào thời kì Nguỵ Tấn Nam Bắc triều ở Trung Hoa. Họ Trương[2], sinh trong gia đình nghèo khó ở quận Kinh Triệu (nay là thành phố Tây An tỉnh Thiểm tây), từ nhỏ làm nghề viết mướn để nuôi sống. Ưa siêng học tập, dốc lòng tìm học, vả lại thiên tính thông minh, trong đời sống viết mướn, xem rộng nhiều sách, tự động nuôi lớn về cặn kẽ, giỏi về tài nghệ viết mướn, trở nên một vị học giả tự học thành tài.

Từ nhỏ học tập học thuyết của Lão Tử và Trang Tử thuộc Đạo giáo, từng nghiền ngẫm triết lý sâu thẳm khó hiểu trong Đạo Đức kinh của Lão Tử rồi than thở, sau lại đọc kinh Phật kinh Duy-ma-cật, bèn ngẫm Phật lý trong kinh xiển thuật mà vui mừng, cho rằng đây mới là cảnh giới lý tưởng của rất hoàn mỹ mà tự mình phải truy cầu, thế là, liền bỏ Lão giáo về Phật giáo, cạo tóc xuất gia. Từ đó “siêng học Phương đẳng, kiêm thông tam tạng”. Lúc 20 tuổi đã có danh tiếng ở thành Trường An, từng bẻ gãy tranh luận với nho sĩ có học vấn uyên bác kinh luận ở nơi này. Sau đó, lại đến Kinh châu đi theo Đại sư Phật học nổi tiếng Cưu-ma-la-thập để học tập Phật pháp, nghiên cứu đào sâu lý không của Phật giáo, được La-thập khen ngợi, suy cử là người tộc Hoa Hạ “giải không đệ nhất” (解空第一), trở nên một trong ‘bát tuấn’ (八俊)[3] học trò nổi tiếng của La-thập. Sư trứ tác Triệu luận (肇论) gồm 1 quyển, là kinh điển quan trọng của triết học Phật giáo Trung Hoa, mang đến ảnh hưởng sâu xa trong việc phát triển về triết học Trung Hoa sau này, đến nay người học vẫn không ngừng nghiên cứu sách này. Viên tịch ở thành Trường An vào niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 16 thời Hậu Tần, Cao tăng truyện của Huệ Kiểu thời Lương ghi sư “hưởng dương 31 tuổi.”[4]    

Chính lúc sư trai trẻ, lại qua đời quá sớm, hết sức đau tiếc. Cao tăng truyện viết sư hưởng dương 31 tuổi, như thành định luận, nhưng cũng có học giả nêu lên ý kiến khác nhau. Bởi do từ việc qua đời của sư đã ghi rõ trong sách, tức là niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 16 (414) đã không thành vấn đề, nhưng phải tiến hành nghiên cứu chủ yếu xoay quanh việc liên hệ tiêu điểm của sư là bao nhiêu tuổi. Như trong Nghiên cứu Triệu luận[5] của học giả Nhật Bản Tsukamoto Zenryū trứ tác, quyển 1 trong sách ghi, tuổi thọ của Tăng Triệu là ‘31’, vì vậy “sách nhất” (册一), là sai nhầm, rất khả năng người chép trải qua nhiều đời khi chép vào trong sách thì viết sót một nét bên chữ ‘sách’(册), từ đó dẫn đến nghi ngờ. ‘Sách’ là một cách viết khác của ‘thập tứ’ (四十) của Trung Hoa cổ đại, do đó ‘sách nhất’ (册一) cũng là ‘tứ thập nhất’ (四十一). Nếu thật sư qua đời ở tuổi 41, thế thì năm sinh phải là năm thứ 37. Nhưng học giả Trung Quốc phần nhiều vẫn giử theo quan điểm của truyền thống, như trong Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử của học giả nổi tiếng Thang Dụng Đồng cũng vẫn men theo điều ghi lại trong Cao tăng truyện.

Nhưng mà, soi lại về Tăng Triệu, có học giả Hồng Kông Lý Nhuận Sanh đã nghiên cứu khá kĩ về Tăng Triệu,[6] trong quyển 1 tổng kết rất nhiều nghi vấn về cuộc đời của sư. Ông cho rằng trong Cao tăng truyện ghi sư “ở tuổi 20, nhưng tên tuổi lẫy lừng ở Trường An”, quan  niên (冠年) là nhằm chỉ cho trai trẻ 20 tuổi nhưng nổi tiếng, (năm sinh của Tăng Triệu là năm thứ 384. Lúc sư 20 tuổi nhằm thời gian này là năm thứ 404, có thể lúc này sư còn ở Trường An, và cũng chính lúc này cùng tiến hành biện luận với nho sĩ ở Trường An, lúc đó sư mới đến Cô Tạng theo học tập với La-thập, và theo La-thập trở về Trường An). Nhưng trong Cưu-ma-la-thập truyện thuộc Cao tăng truyện ghi, niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 3 vua Diêu Hưng mời La-thập đến Trường An, lấy lễ tiếp đãi tôn La-thập làm quốc sư và niên hiệu Hoằng Thỉ thứ 3 là năm 401 sTl thì hai điều này giống nhau, nhằm thuyết minh trong Tăng Triệu truyện ghi việc của La-thập ở Cô Tàng thì không phải ngờ vực. Thế thì sư nổi tiếng phải là sau 20 tuổi (tức là năm 403 cho đến sau đó) mới đến Cô Tàng. Nhưng lúc này, La-thập đã được mời đến Trường An. Nếu như dựa theo Tăng Triệu truyện ghi, vậy thì “chỉ không quá 18 tuổi, thì làm sao có thể nói là ‘ở tuổi 20’ được”?. Thế nên, việc ghi lại trong Cao tăng truyện không thể viết ra sai nhầm về hành tích của sư.

Còn dựa theo Bách luận sớ (百论疏) của Đại sư Cát Tạng ghi “La-thập đến Kinh sư, Tăng Triệu xin theo giúp dịch thuật”, nhưng không ghi lại việc đi xa xôi đến Cô Tàng, ắt hẳn có sai nhầm về niên đại. Nếu thật đúng là năm 401 sư đi theo La-thập, lúc ấy sư không quá 18 tuổi, chưa đến 20, thế thì lúc này làm sao sư tiến hành tranh luận với nho sĩ ở Trường An? Dựa theo quan điểm của học giả Nhật Bản Gian Dã Tiềm Long thì năm 398 sư đến Cô Tàng theo học với La-thập, sư “mới không quá 15 tuổi, nói là trẻ tuổi (20 tuổi) hay hơn thì không phù hợp.”

Lúc trẻ sư “thông thạo kinh sử, thấu suốt điển tịch”, ưa thích trau dồi học thuyết của Trang Tử và Lão Tử thuộc Đạo gia, sau mới học tập Phật pháp. Nhưng mà, không những dừng lại việc học thông Đạo Đức kinh mà còn “kiêm thông tam tạng” (兼通三藏), nói đến tinh thông này, chẳng một lúc mà có thể hoàn thành, yêu cầu cần phải học tập với thời gian dài; nếu sư còn trẻ, ắt chưa thể có tầm kì tài này. Nếu điều này thuộc sự thực, thì Tăng Triệu này là “trời thần cao siêu”, khiến người khó tin chắc. 

Có thể thấy, nếu như dựa theo quan điểm (nếu thật Tăng Triệu sinh năm thứ 374, qua đời lúc 41 tuổi) của Tsukamoto Zenryū, vậy thì việc ghi về liên hệ của sư là có nghi ngờ và cũng sẽ là lần mối để giải quyết, nhất là hành tích trước sau 20 tuổi của sư cũng có thể mang đến điều giải thích tương đối là hợp lý. Nhưng quan điểm về 41 tuổi thì chỉ là một giả thiết, đến nay vẫn chưa có chứng cứ xác thực để chứng minh thoả đáng chính xác về việc này. Thông thường sử thực của ghi lại ở trong sử tịch về niên đại trước sau cũng không mấy chính xác, huống gì dựa theo một dạng thường thức của lịch sử Trung Hoa, nên người viết cho rằng không có lý do gì phủ định việc ghi lại của cổ nhân.

Điều đáng chú ý là trong Tăng Triệu truyện viết về việc trao đổi thư từ với Lưu Di Dân có ghi câu: “Bần đạo hay bệnh nhọc không khoẻ”, nhằm nêu lên thân thể của sư thật không khoẻ. Sư từ nhỏ nghèo khó, tố chất trong người cũng yếu ớt, rất khả năng thân gầy nhiều bệnh, bởi nguyên nhân rất chủ yếu là do thân thể lao nhọc nên mắc bệnh mà qua đời lúc còn trẻ.

Mọi người đều biết, trên dòng lịch sử ở trong ngoài nước, tuổi trẻ thành tài, không thiếu gì người là anh tài học cao hiểu rộng. Thời đại của cuộc đời Tăng Triệu là thời kì của Phật giáo trong nước ngày một phát triển đi lên. Phật giáo đã truyền nhập trong nước khoảng 200 năm, không ít kinh Phật được dịch ra, nếu thật trăm nhà trứ thuật của truyền thống càng thêm, thì số lượng là khả quan. Ngoài ra, chúng ta phải nhận ra điều này, phải nói rằng tức là khoa học kỉ thuật của thời đại này không thể như ngày nay, nên kho tàng được bảo tồn trong xã hội này chỉ là rất có giới hạn, không khả năng tràn trề như hiện nay, đạt đến mức độ lắm nhiều nhà sách. Nhất là lúc này vẫn chưa có phát minh kỉ thuật ấn loát, kho sách được lưu truyền vốn có đều dựa vào việc dùng tay chép lại, đóng gom thành quyển. Đến thời Đông Hán có Thái Luân sáng chế ra giấy, vào lúc này thì thời gian cũng không hơn 100 năm, chất lượng và số lượng của giấy cũng ở mức độ đơn sơ. Số lượng tự tay viết lại để phát hành cũng bị giới hạn, lúc này muốn làm hoàn chỉnh một quyển thì đó là một công việc hết sức hệ trọng. Thế nên, phạm vi của việc đọc xem nhiều hay chủ yếu của đọc xem đều bị hạn chế nhất định, từ đó thôi thúc mọi người chọn lựa cái sẳn có.

Chúng ta nhìn lại tình huống phiên dịch kinh Phật vào thời kì này, dựa theo Xuất Tam tạng kí tập, quyển 2 thống kê, thì tổng số kinh dịch ra vào thời kì Thập lục quốc  Lưỡng Tấn là 265 bộ, gồm 1361 quyển (không bao gồm kinh điển của thất dịch). Còn trong Đại Đường nội điển lục thống kê rất nhiều số mục ghi lại cũng không quá 675 bộ, gồm 1.747 quyển. Vào thời đại Hậu Tần đã dịch ra 124 bộ, gồm 665 quyển. Ai mà đọc qua hết thảy sách cổ này đều sẽ biết số bộ vào lúc này bằng với trong bản mà hiện nay chúng ta nói, số quyển bằng với ở chương hay tiết mà hiện nay chúng ta nói. Nên cũng có thể nói, cái gọi là 665 quyển, chẳng qua là 665 chương tiết 124 bản mà thôi. Điều này, từ khó khăn cho việc xuất bản lúc bấy giờ, sư lúc nhỏ làm nghề viết mướn để kiếm sống và bản thân trải qua tự học khắc khổ để thấy, thì sư từ nhỏ “thông thạo kinh sử, thấu suốt điển tịch”, “kiêm thông tam tạng” không phải không khả năng, bởi vì khi trẻ sư đã tiếp xúc bản trứ thuật về văn hoá tư tưởng mà bộ phận lớn quan trọng được lưu truyền trên thị trường lúc này và thời gian viết mướn và vun đắp nhiều kiến thức cho mình nên hoàn toàn có thể đạt đến việc tinh thông này.

Ngoài ra, Bách luận sớ tự (百论疏序) của Đại sư Cát Tạng thời Tuỳ trứ tác ghi: “(La) Thập đến Kinh sư, (Tăng) Triệu xin theo giúp dịch kinh”[7]. Nên cũng nói là, sư đến Trường An gặp La-thập sau mới lạy La-thập làm thầy, theo gót học tập. Với việc này, rất nhiều học giả cho rằng, không thể chấp nhận điều này—“Nhưng theo thời đại mà nói, Huệ Kiểu là sống vào thời Lương Nam triều, còn Cát Tạng thì sống vào thời Tuỳ, nên Cát Tạng sống sau thời Huệ Kiểu, và không có chứng cứ tư liệu mà dựa vào chủ trương của mình, chẳng qua chỉ ghi trong Bách luận sớ tự mà nêu lên quan điểm, hay hai câu, thế nên chúng ta không thể bám vào hai câu ít ỏi này, mà phủ định bỏ qua chặng lịch sử Tăng Triệu từ Trường An xa xôi đến Cô Tàng lạy La-thập làm thầy.[8]Trong Cảnh Đức truyền đăng lục, quyển 27 của Thích Đạo Nguyên thời Bắc Tống ghi: “Pháp sư Tăng Triệu bị vua Diêu Hưng nước Hậu Tần giết, trước lúc hành hình, vẫn đọc 4 câu kệ: “Bốn đại vốn không chủ, năm ấm gốc cũng không, đầu sắp kề gươm đao, giống như chém gió xuân”.[9] Lời này không phải do Đạo Nguyên tự ý bày viết, mà từ rất sớm thấy xuất hiện trong quyển Quảng lục của Thiền sư Huyền Sa Sư Bị sống vào cuối thời Đường, Cát Tạng so với quyển này vẫn là trễ hơn, nên việc Tăng Triệu viên tịch 600 năm sau, rõ ràng là không phù hợp sự thật, nên đã bị mọi người phủ định.[10] 

Dịch từ: Mân Nam Phật học viện học báo (闽南佛学院学报), kì 1, 1996

Phổ Đà, Xuyên Mộc, BRVT



[1] Gs Tôn giáo học Hoàng Hạ Niên (黄夏年). Hiện công tác và thẩm định tại Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới Và Khoa Học Xã Hội Trung Quốc ở Bắc kinh. Chủ biên tạp chí Văn hoá tôn giáo thế giới, phó chủ biên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo thế giớiNghiên cứu Phật học. Chủ biên: Dân quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành, gồm 209 quyển; Dân quốc Phật giáo kỳ san văn hiến tập thành-Bổ biên, gồm 86 quyển…có ảnh hưởng quan trọng trong giới học thuật Phật giáo và học giả đương đại ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao

[2] Thang Dụng Đồng (汤用彤) dựa theo Chú triệu luận tự  (注肇论序) của Tống Hiểu Nguyệt (宋晓月), viết Tăng Triệu họ Trương. Thấy trong Hán Nguỵ lưỡng Tấn Nam bắc triều Phật giáo sử 

(汉魏两晋南北朝佛教史), Nxb. Thư cục Trung hoa, 1983, tr.233

[3]Còn gọi là “Tứ thánh bát túc; 4 bậc thánh 8 ngôi sao” (四圣八宿): Trúc Đạo Sinh, Tăng Triệu, Đạo Dung, Tăng Duệ, Đạo Hằng (Thường), Đàm Ảnh, Tuệ Nguyên, Tuệ Quán

[4] Huệ Kiểu, Cao tăng truyện- Tăng Triệu truyện

[5]Tsukamoto Zenryū biên, Triệu luận nghiên cứu (肇论研究), Pháp Tạng thư điếm ở Nhật Bản, năm Chiêu Hoà thứ 30, tr.121

[6]Lý Nhuận Sanh phệ Tăng Triệu (李润生噬僧肇),Thế giới triết học gia tùng thư, q.1, Đài Loan Đông đại đồ thư công ty xuất bản tháng 9, 1989

 

[7] Đại Chánh tạng, q.42, tr.232

[8] Lý Nhuận Sanh phệ Tăng Triệu

[9] Đại Chánh tạng,  q.51, tr.475

[10] Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc triều Phật giáo sử,  tr.235

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Đăng nhập