Chữ “tâm” trong kinh doanh

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy! Con là giám đốc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm dành cho gia đình. Là một Phật tử thuần thành, hằng ngày tụng kinh niệm Phật nên con luôn ý thức những việc mình làm phải mang lại lợi lạc không chỉ cho mình, cho doanh nghiệp của mình mà còn cho cả cộng đồng. Doanh nghiệp của con ngoài việc đóng thuế đầy đủ còn thường xuyên làm từ thiện, chia sẻ những khó khăn với những mảnh đời bất hạnh.
Tuy vậy trong thời buổi kinh tế khó khăn, sự cạnh tranh trên thương trường khốc liệt như hiện nay, đôi lúc trong kinh doanh chúng con không tránh khỏi việc dùng “chiêu trò” để chiến thắng đối tác trong các chiến dịch PR Marketing, hay khi tung ra các chương trình khuyến mại. Nhiều lúc con tự vấn bản thân: “Liệu mình làm như vậy có gì sai? Liệu trong kinh doanh có cần từ bi?” Kính mong Thầy chỉ dạy cho những nữ doanh nhân như chúng con phải làm sao để vẫn giữ được tâm trong sáng, lòng từ bi của một Phật tử nhưng vẫn thành công trong công việc kinh doanh, hạnh phúc trong tổ ấm gia đình. Con xin cảm ơn Thầy nhiều!
Diệu Hoa, TP. Hồ Chí Minh
Là một doanh nghiệp – Phật tử, việc “đóng thuế đầy đủ và thường xuyên làm từ thiện” là một tấm gương tốt cần được tán dương. Trong kinh doanh, các hoạt động PR Marketing và khuyến mại là các hoạt động hợp pháp. Vấn đề đáng quan tâm là doanh nghiệp có làm việc đó bằng cái tâm “chân thật bất hư” hay không? Để giữ được tâm trong sáng trong kinh doanh thành công, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình và đóng góp cho xã hội, các doanh nghiệp nên xem xét một số tiêu chí sau đây:
Chữ “Tâm” trong kinh doanh
Tâm trong sáng trong kinh doanh là một phương diện đạo đức trong kinh doanh. Khi có tâm, doanh nghiệp sẽ biết tôn trọng luật pháp, không dùng thủ đoạn thấp kém để qua mặt hoặc tiêu diệt đối thủ. Bản chất của kinh doanh là làm giàu. Làm giàu hợp pháp và hợp đạo đức là điều được Đức Phật khích lệ và đề cao. Đành rằng lợi nhuận là kết quả mong đợi của kinh doanh đúng cách nhưng lợi nhuận không phải là tất cả. Chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả chỉ tạo ra những rủi ro đáng tiếc cho mình và khách hàng mà thôi.
Học thuyết duyên khởi của Phật giáo cho chúng ta thấy sự có mặt của cái này dẫn đến sự có mặt của cái khác và ngược lại. Khi mậu dịch tự do được mở cửa, sự có mặt của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng cũng gia tăng, góp phần dẫn đến cạnh tranh trong thương trường. Khi kinh doanh, người Phật tử không nên xem người kinh doanh cùng mặt hàng là đối thủ loại trừ, không nên khởi lên tâm lý cạnh tranh thiếu lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là một động lực giúp các bên cùng phát triển. Khi trong thị trường có nhiều nhà sản xuất một mặt hàng thì người tiêu dùng được nhiều lợi ích, chẳng hạn, trả tiền ít hơn nhưng được sử dụng một sản phẩm có cùng chất lượng và giá trị.
Xem sự đa dạng và khác biệt không phải là mối đe dọa mà là một sự bổ sung, doanh nghiệp – Phật tử sẽ đề cao được cái tâm trong sáng trong kinh doanh. Động cơ và mục đích trong sáng này sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng sản xuất và phục vụ khách hàng tốt hơn. “Phụng sự chúng sinh” trong kinh doanh cũng là một dạng thức “Cúng dường Đức Phật”. Xuất phát từ tâm lý này, đang khi kinh doanh với hỗ trợ của chương trình PR, Marketing và khuyến mại, doanh nghiệp – Phật tử không những không làm tổn hại tâm từ bi, mà còn biết nỗ lực nối kết các doanh nghiệp thành liên đoàn, cùng làm giàu cho đất nước, cùng đóng góp cho chúng sinh.
Chân thật là đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh của Phật giáo bao gồm: Không lừa dối trong kinh doanh, không bơm phồng các giá trị ảo trong quảng cáo, chân thật trong những gì cam kết, và do đó không nên sử dụng các “chiêu trò” để lấy lòng khách hàng. Phương pháp “câu cá nơi có cá” mà bất chấp luật lệ câu, phương pháp câu sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường trước. Chân thật là cách tốt nhất để giữ hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng cũ cũng như các khách hàng tiềm năng.
Việc đảm bảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thị trường sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường tiếp nhận và tiêu thụ bền vững. Cung ứng ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng chỉ để lại trong tâm trí người tiêu dùng một ám ảnh không tốt về doanh nghiệp. Đây là yếu tố làm cho doanh nghiệp tự mình loại trừ và đào thải mình ra khỏi hệ thống thị trường tự do vốn luôn có sự cạnh tranh khốc liệt và không tương nhượng. Thay vì đổ dồn vào việc ghét cay ghét đắng các doanh nghiệp cạnh tranh thì hãy xem cạnh tranh là chuyện bình thường.
Tâm từ bi chỉ có thể song hành với thái độ và hành động chân thật, vì biết bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tha nhân. Tâm từ bi chỉ có thể khởi lên khi hành động của ta không gây phương hại đến tha nhân, mà còn góp phần mang lại hạnh phúc cho cộng đồng. Trong thương trường sự làm giàu của doanh nghiệp A đôi lúc được hiểu là sự tổn thất và thua lỗ của doanh nghiệp B. Hiện tượng lở–bồi, thắng–thua trong kinh doanh là quy luật mà doanh nghiệp nên trang bị sẵn cho mình thái độ chuẩn bị đối phó và vượt qua. Chuyển hóa tâm hơn thua thành tâm đóng góp và phụng sự, doanh nghiệp sẽ làm lớn mạnh các hạt giống tử tế và từ bi trong đời sống thường nhật.
Xây dựng thương hiệu bằng các giá trị
Thay vì đặt nặng sự phát triển các “chiêu trò” trong tiếp thị, doanh nghiệp nên xem giá trị của sản phẩm là bản lề xây dựng thương hiệu. Khi giá trị của sản phẩm góp phần xây dựng thương hiệu được xem là một bản sắc thì sự tự hào về sản phẩm của mỗi thành viên của doanh nghiệp sẽ góp phần tạo sức mạnh của thương hiệu.
Chỉ cần đặt câu hỏi: “Tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm của bạn?”, doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng giá trị của sản phẩm là điều mà khách hàng quan tâm. Hiểu khách hàng bằng cách mang lại cho khách hàng các giá trị, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng trong thị trường. Các giá trị của sản phẩm phải đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của khách hàng trong thực tiễn cuộc sống.
Xây dựng thương hiệu được xem là công việc quan trọng hàng đầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Đằng sau khách hàng nào cũng có quyến thuộc và thân hữu. Khi khách hàng hài lòng thì sản phẩm mới được khách hàng chia sẻ với người thân. Hiệu ứng truyền miệng của khách hàng là con đường dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu. Mỗi nhân viên sẽ là một sứ giả quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Cách làm này vừa giảm thiểu chi phí PR nhưng lại có khả năng chống lại các trở ngại và cản lực từ bên ngoài, đặc biệt là sự cạnh tranh của đối thủ.
Chinh phục khách hàng bằng chất lượng của sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong việc thuyết phục khách hàng trung thành với dòng sản phẩm mà nhà sản xuất cung ứng cho thị trường. Nguyên tắc tâm lý sau đây không nên bỏ qua: “Khi nhà sản xuất không thể thuyết phục được bản thân mình thì sẽ không thể thuyết phục được khách hàng”. Nhà sản xuất cần thuyết phục mình bằng sự thuyết phục các nhân viên. Nhân viên tiếp thị và bán hàng là khách hàng đầu tay hay khách hàng nội bộ. Sự hài lòng và ủng hộ của nhân viên với thương hiệu và dòng sản phẩm mà họ có trách nhiệm PR sẽ góp phần quan trọng trong việc chinh phục thị trường ủng hộ sản phẩm.
Khi khách hàng nội bộ hài lòng và tự tin với dòng sản phẩm được giao tiếp thị thì công việc tiếp thị và làm hài lòng khách hàng bên ngoài mới có hiệu quả. Khi sản phẩm có chất lượng thì việc quảng bá sẽ được thực hiện theo quy trình từ khách hàng nội bộ ra khách hàng bên ngoài. Đây là cách làm vừa nhanh và có hiệu quả cao. Sự thuyết phục này nằm ở chất lượng sản phẩm. Nói cách khác, khi sản phẩm có chất lượng, nhà sản xuất không phải quảng cáo khống cũng đủ sức chinh phục nhân viên và khách hàng về sự hài lòng và tự hào đối với sản phẩm được làm ra. Đây là cách thức giữ chân khách hàng bền lâu, có giá trị hơn là làm họ hài lòng bằng các “chiêu PR” tốn tiền mà sản phẩm thì kém chất lượng.
Nói tóm lại, giữ gìn tâm trong sáng bên cạnh việc tránh xa các điều phi pháp và phi đạo đức trong kinh doanh, đồng thời sử dụng lợi tức hợp pháp làm từ thiện là mô hình kinh doanh làm lớn mạnh tâm từ bi. Khi tâm từ bi có mặt trong kinh doanh và làm từ thiện, phước lộc ngày càng được tăng trưởng. Doanh nghiệp có lòng từ bi sẽ ngày càng giàu mạnh hơn, sống có tình người và tâm tử tế hơn và góp phần xây dựng một môi trường sống giàu lòng tương thân và tương trợ.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)