Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, con có bầu rồi mới cưới, giờ con trai con đã 7 tháng. Thời gian đầu cuộc sống của con rất tốt, con không phàn nàn gì về gia đình chồng. Chồng con là giảng viên đại học, con làm y tá của một bệnh viện lớn. Trong nhà mọi thứ đều do chồng con quyết định. Bố mẹ chồng con làm ruộng nên không có tài sản gì ngoài căn nhà xây từ năm 1996. Cô em chồng con chuẩn bị lấy chồng nhưng cũng do anh ấy và con lo liệu cỗ bàn. Anh ấy là người mà từ thời đi học đã đi làm thêm mang tiền về mua bàn ghế, tủ giường. Tự anh ấy xin việc, mua xe máy, trả nợ,… và lo đám cưới của chúng con (về phần nhà trai thôi ạ). Nhưng chồng con có một tật xấu mà con không chấp nhận được – anh ấy chơi bài. Thắng hay thua đều ở mức 2 hoặc 3 trăm nghìn, có vẻ nhỏ nhưng lại là điều khiến vợ chồng cãi nhau. Con đi làm cả ngày, tối chỉ ở nhà vì không quen biết ai mà đi chơi. Thế mà con đi mua ăn sáng cũng nghe được rằng “Ông đánh bài, bố đánh bài mà mày lại sinh con trai, để sau này nó cũng đi đánh bài à?”. Thưa Thầy, giờ đang viết cho Thầy những dòng này thì con đã quá thất vọng rồi. Anh ấy có lẽ sẽ không bao giờ thay đổi. Hết lần này đến lần khác, lời nói của người đàn ông mà không có trọng lượng. Với một phụ nữ mạnh mẽ như con điều này là không thể chấp nhận được, con đang coi thường anh ấy. Đó là bi kịch của con, con coi thường chồng mình. Nếu con coi thường anh ấy, con sợ con sẽ không thể sống với anh ấy được. Sống với nhau mới khó, bỏ nhau quá dễ. Con phải làm gì? Xin Thầy hãy chỉ bảo cho con biết.
Lê Tú Lan, Điện Biên
So với nhiều cặp vợ chồng khác, gia đình chị tương đối hạnh phúc và thành công. Theo chị kể, sở đoản lớn nhất của chồng chị là nghiệp đỏ đen. Khách quan mà nói, chồng chị là người đàn ông khá tốt: Có tinh thần tự lập cao, biết vượt qua các gian khó, không có thói nhậu nhẹt, không có thói ong bướm, lại có lòng quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ các thành viên trong gia đình.
Là một người vợ “mạnh mẽ”, chị muốn chồng trở thành người hoàn hảo. Đó là điều tốt. Tuy nhiên, phải thấy rõ rằng việc kỳ vọng quá nhiều vào sự từ bỏ thói quen nghiện cờ bạc của chồng mà chị dần dần ghét bỏ và chán anh ấy là điều không nên. Vì có tính cầu toàn, chị đã quá xét nét anh ấy. Càng xét nét với tâm “coi thường anh ấy”, vợ chồng chị càng rơi vào bất hòa, thường xuyên cãi nhau, có khả năng dẫn đến sự đổ vỡ gia đình. Để tìm kiếm giải pháp thích hợp, giúp chồng vượt qua máu đỏ đen để gia đình được êm ấm và hạnh phúc, chị nên suy ngẫm một số điều sau đây:
Đừng cường điệu hóa vấn đề
Khi quan trọng hóa một vấn đề như thói cờ bạc của chồng, chị có thể có khuynh hướng cường điệu hóa sự bất hạnh của chị và cả chồng. Thái độ này không chỉ làm chị bị tổn thương, mà còn làm cho chồng tự ái nặng. Sự tổn thương thái quá và tự ái sai lầm chính là sự “tự sát”.
Bình tâm mà suy xét, nếu “thắng và thua không quá 200.000đ” thì lòng tham này đâu đến nỗi là “không chấp nhận được” đến độ chị phải thốt lên rằng “đã quá thất vọng” và cường điệu hơn khi chị khẳng định chị “sẽ không thể sống với anh ấy được” nữa. Bỏ chồng vì chồng có một tính xấu e là chị quá khắt khe. Đành rằng, máu hơn thua thuộc về lòng tham, mà lòng tham thường thì không có đáy. Nhưng sẽ là sai lầm nếu chị quả quyết rằng anh ấy không thể bỏ nghiệp xấu này. Định kiến là một sai lầm về nhận thức. Sống với định kiến, chị sẽ thụ động và chấp nhận số phận an bài do vậy không muốn nỗ lực giúp chồng vượt qua máu đỏ đen. Thay vì “phán” như đinh đóng cột rằng anh ấy “sẽ không bao giờ thay đổi”, chị nên khéo léo khuyên can để chồng vượt qua thói xấu này. Hy vọng một giáo viên luôn giảng dạy điều hay lẽ phải cho học trò, những cái tốt của anh ấy sẽ lấn át dần và chiến thắng cái xấu – tệ đánh bài. Phương pháp đúng cộng với niềm tin và lòng thương yêu chồng sẽ giúp chị thành công.
Chín bỏ làm mười
Trong tương quan gia đình và xã hội, lối ứng xử “chín bỏ làm mười” sẽ tạo ra sự yên ấm, nể trọng, thương yêu và nâng đỡ nhau trong đời sống hạnh phúc. Thực tập lối sống này, thay vì kèn kẹt, vạch vẽ và “nuốt” nhau bằng vũ khí mồm miệng, hai bên sẽ không chấp nhặt và bắt chẹt nhau, không đẩy nhau vào chỗ bế tắc. Trong hôn nhân, thái độ “soi kính lúp” sẽ cướp đi tính cách khoáng đạt, độ lượng, nhân hậu, tình người và như vậy sẽ không thể làm cho vợ chồng được hạnh phúc. Chấp nhận sự tương đối, thấy được giới hạn của mỗi người, “biết người biết ta” để thông cảm thì hạnh phúc lứa đôi sẽ bền bỉ và êm đềm hơn.
Sự khắt khe đến mức cực đoan sẽ làm cho gia đình lúc nào cũng căng thẳng. “Nước trong thì hiếm có cá. Xét nét quá thì không còn tình thân”. Chị nên ứng xử trung dung, nghiêm khắc với chính mình nhưng độ lượng với người thân. Tinh thần cao thượng này kèm với lối ứng xử khôn khéo sẽ giúp chị thay đổi được cá tính tiêu cực của chồng.
Khéo léo trong khuyên can
Biết đúng, làm đúng và nói đúng chỉ là một phương diện của lối sống tốt. Để hạnh phúc, ngoài sống tốt, ta còn phải biết độ lượng, thương người và giúp người vượt qua khó khăn, chuyển hóa cá tính xấu. Là vợ chồng của nhau, khuyên can và chịu đựng cá tính của nhau là chuyện thường. Để khuyên chồng mà không bị uất ức và khinh thường nhau, chị nên liệt kê danh sách các ưu điểm và khuyết điểm của chồng ra hai cột giấy để xem xét. Thấy được nhiều ưu điểm của chồng, chị có thể kiên nhẫn và khéo léo khuyên chồng. Chỉ cần chị sử dụng ngôn ngữ lịch sự, nhã nhặn kèm với lòng thương yêu, tôi tin chồng chị sẽ nỗ lực vượt qua thói chơi bài.
Ngược lại, cách nói nặng nhẹ, chì chiết và thái độ khinh miệt khó có thể làm cho người sai quay đầu. Khi cái “tôi” bị va chạm và nghĩ rằng mình bị vợ khinh thường, một số đàn ông không thèm nghe lời khuyên, thậm chí cố tình làm ngược lại. Khuyên đúng chưa đủ, mà phải khuyên có phương pháp thì mới có kết quả được. Đừng biến lời khuyên can thành lời đấu khẩu hơn thua. Sự mạnh mẽ của người nữ theo tôi là sự đảm đang đi đôi với dịu hiền, khôn khéo, kiên nhẫn và bền bỉ. Tâm lý “xem thường người khác, thất vọng và cãi nhau” chỉ làm cho con người mất đi những điều cao quý và tình thân thương. Nỗ lực thực tập những điều trên đây, tôi tin tưởng chị sẽ giúp chồng hiểu ra lỗi lầm của mình, không còn làm “bác thằng bần” nữa, chuyên tâm lo cho vợ con và gia đình hai họ hơn. Được như vậy thì hạnh phúc gia đình chị sẽ được bền lâu.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)