Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, thời gian gần đây có quá nhiều câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa, làm ảnh hưởng không tốt đến lòng tin của người dân nói chung và những Phật tử nói riêng với cửa chùa và các công việc thiện nguyện. Hơn lúc nào hết, con thấy những năm trở lại đây công tác từ thiện được mọi tầng lớp trong xã hội đặc biệt quan tâm. Đáng lẽ ra những việc làm tốt đẹp này sẽ phải được “chắp cánh” để thêm nhân rộng, nhân sâu hơn trong cuộc sống nhưng những thông tin về nơi này nơi kia người ta mượn danh nhà chùa hoặc chính những cơ sở tôn giáo do quản lý lỏng lẻo, vô trách nhiệm (thậm chí có những nơi dung túng cho những hành động sai trái) đã làm cho niềm tin vào Phật giáo và công tác thiện nguyện bị thui chột. Con và bạn bè con – những người luôn mong muốn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn – những ngày qua vô cùng phiền não và thất vọng. Chúng con thực sự hoang mang và không biết có nên tiếp tục làm từ thiện nữa hay không? Hay đơn giản nhất, lành nhất là về giúp đỡ chính những người họ hàng ruột thịt hay những người bà con làng xóm của mình – nơi mình biết rõ thực hư ra sao? Chúng con rất mong sớm nhận được lời khuyên của Thầy! Con xin cảm ơn Thầy!
Hoàng Như Mai, Hà nội
Đọc những dòng tâm sự của chị về “Câu chuyện phiền não liên quan đến các nhà chùa”, dù chị không nói rõ chùa nào, tôi đoán là chị ám chỉ vụ “bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang (viết tắt là bảo mẫu Trang) lợi dụng quản lý lỏng lẻo của chùa Bồ Đề đã buôn bán trẻ em”. Thông cảm với các mối quan tâm của chị cũng như nhiều độc giả khác, tôi mong chị và quý độc giả nên lưu ý những vấn đề sau đây:
Nhà dột có nơi
Vụ bảo mẫu Trang lợi dụng sự lỏng lẻo về phương diện quản lý của chùa Bồ Đề đã buôn bán trẻ em, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh Phật giáo nói chung và hoạt động từ thiện Phật giáo nói riêng, thực chất chỉ là trường hợp cá biệt.
Khái niệm “nhà dột có nơi” là hình ảnh chuẩn xác có thể sử dụng để mô tả về tình trạng buôn bán trẻ em tại một trung tâm từ thiện (dù là của nhà chùa hay nhà nước). “Cơn bão tố” truyền thông, theo hướng tả thực có, theo cách lợi dụng câu view cũng có, đã lạc dẫn độc giả đến độ, nhiều độc giả, trong đó có chị và nhiều Phật tử lầm nhận rằng đây là hiện tượng phổ biến. Từ sự ngộ nhận ngữ cảnh do tác động lạc dẫn của giới truyền thông, nhiều người “thực sự hoang mang” rồi trở nên hoài nghi khi tự vấn “không biết có nên tiếp tục làm từ thiện nữa hay không?”
Thái độ hoài nghi về các hoạt động từ bi, nhân ái và thiện nguyện… có khuynh hướng làm “thui chột” niềm tin cao cả của con người vào việc từ thiện là điều nên tránh. Dầu không thể phủ định trách nhiệm của người đứng đầu chùa Bồ Đề trong việc quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự việc đáng tiếc, các nhà báo và độc giả không nên quy chụp khi đọc được các tít báo kiểu như “Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em”! Thực ra trong vụ việc này, bảo mẫu Trang buôn bán trẻ em, chứ chùa Bồ Đề không làm việc thất đức đó.
“Cửa chùa” trong văn hóa Phật giáo Việt Nam còn được gọi là “cửa từ bi và trí tuệ”. Thực hiện mở cửa từ bi, Tăng Ni thường làm các công tác từ thiện, trong đó, cô nhi viện là một hoạt động thiện nguyện, nhằm giúp các mầm non bất hạnh nương cửa Phật từ bi để có một tương lai tươi sáng.
Bổ sung cho “cửa từ bi”, nhà chùa còn có “cửa trí tuệ” tượng trưng cho sự dẫn đường soi lối đúng đắn mà trong ứng dụng bao gồm: Tầm nhìn đúng, nhận thức đúng, phương pháp đúng, quản trị đúng, giáo dục đúng và định hướng nghề nghiệp đúng cho các thành phần bất hạnh. Đừng vì một hiện tượng cá biệt, do ảnh hưởng lây lan của giới truyền thông theo hướng thiên cực, lạc dẫn mà ta trở nên chai sạn trước nỗi khổ niềm đau của các thành phần cơ nhỡ và bất hạnh.
Một người lái xe bị tai nạn giao thông làm cho thương tật do không tuân thủ luật giao thông không thể bị cường điệu thành tình trạng “hễ ai tham gia giao thông đều gây tai nạn hay đều trở thành nạn nhân giao thông”. Hằng ngày, do bất cẩn hoặc phạm luật giao thông, nhiều người chết hoặc bị thương vì tai nạn giao thông; nhưng không vì thế mà các con đường đều bị đóng, người tham gia giao thông đều bị cấm, hoặc các phương tiện giao thông không được tiếp tục lưu chuyển.
Tương tự như vậy, trường hợp bảo mẫu Trang bán trẻ em ở chùa Bồ Đề là một sự cố, phạm tội hình sự, mà Luật pháp nghiêm minh cần nghiêm trị đúng người, đúng tội. Bảo mẫu Trang bị cáo buộc phạm tội bán trẻ em không nên hiểu đồng nghĩa rằng “chùa Bồ Đề bán trẻ em”. Dù sao, sự việc đau lòng nêu trên là bài học “kiếp nạn cho nhà chùa và ni sư Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề”.
Theo tôi, những người có lòng từ bi không nên để “thui chột” lòng nhân ái, mà hãy tin tưởng sâu sắc vào các hoạt động từ thiện xã hội nói chung, từ thiện Phật giáo nói riêng, nhất là khi các công tác thiện nguyện này được làm với tâm từ bi và trí tuệ. Đừng bỏ lỡ cơ hội và hãy tiếp tục làm việc thiện, góp phần làm vơi đi nỗi khổ niềm đau của những người kém may mắn. Nhịp cầu nhân ái này làm cho tình người được tỏa sáng, cuộc sống này trở nên hiền thiện và yêu thương nhau hơn.
Trách nhiệm của giới truyền thông
Bên cạnh những nhà sư và sư cô thực hành lòng từ bi và nhân ái qua các hoạt động từ thiện như thành lập Tuệ tĩnh đường, dưỡng lão viện, cô nhi viện… trong xã hội chúng ta, có hàng triệu tấm lòng sẵn sàng góp bàn tay tình thương nhằm “chắp cánh” cho các hoạt động thiện nguyện chứa đựng các giá trị nhân văn cao quý.
Theo Phật giáo, việc làm thiện cho đời cần được nhân rộng bằng thái độ vô ngã và tâm vị tha, thông cảm nỗi khổ niềm đau của tha nhân như chính vấn nạn của bản thân. Các hoạt động từ thiện và nghĩa cử cao thượng đó ít được giới truyền thông giới thiệu, quảng bá. Ngược lại, các thông tin xấu lại được chắp cánh bay xa. Thật đáng buồn! Cũng có một số nhà báo lợi dụng vào quyền lực của truyền thông đưa một vài “cái xấu cá biệt” lên thành “phổ biến”. Thay vì tán dương cái thiện để cái thiện được xã hội hóa, người làm truyền thông thiếu đạo đức nghề nghiệp thường đánh tráo các khái niệm, chủ ngữ và vị ngữ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc.
Trong trường hợp xảy ra ở chùa Bồ Đề, thay vì thông tin rằng “Bảo mẫu Trang bán trẻ em ở chùa Bồ Đề” (bảo mẫu Trang là thủ phạm tội ác), thì một số nhà báo và trang mạng cố tình ghi sai chủ ngữ “Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em”, “Đường dây mua bán trẻ em qua chùa Bồ Đề”, “Sự thật khủng khiếp về chùa Bồ Đề: kênh trung gian mua bán con nuôi”, “Chùa Bồ Đề sau vụ bán trẻ sơ sinh”, “Thực hư tin đồn chùa Bồ Đề mua bán trẻ em bị bỏ rơi”, “Tóm gọn bằng chứng sống chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em”… (ngụ ý thủ phạm là chùa Bồ Đề) là một hành động ác ý, có sức mạnh “châm dầu vào lửa” lên chùa Bồ Đề nói riêng và Phật giáo nói chung. Quý độc giả đừng để mình bị lạc dẫn bởi cách tráo đổi chủ ngữ lắt léo của một số nhà báo và các trang mạng xã hội, mà kết tội oan cho chùa Bồ Đề ở ngữ cảnh cụ thể và từ thiện Phật giáo ở ngữ cảnh lớn hơn.
Đạo đức trong truyền thông nên trở thành “cán cân lương tâm” của những người tham gia vào lĩnh vực thuộc “quyền lực thứ ba” này. Như người xưa từng nói “nhất ngôn khả dĩ hưng bang, nhất ngôn khả dĩ táng bang”, một ngộ nhận trong truyền thông, dù do sơ suất hay cố tình, có thể tạo ra các bất ổn xã hội lâu dài và rộng lớn. Đây là điều người làm truyền thông không nên quên.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai?” không chỉ có chức năng truy tìm nguyên nhân, mà còn có tác dụng tìm kiếm giải pháp. Đổ lỗi cho nhau không phải là giải pháp. Do đó, tìm nguyên nhân và giải pháp cho câu chuyện buồn ở chùa Bồ Đề chính là góp phần chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm Bảo trợ xã hội của nhà nước và thiện nguyện trên toàn quốc.
Trong quan hệ tương quan, vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề không thể quy riêng trách nhiệm cho Ni sư Đàm Lan – Trụ trì chùa Bồ Đề, mặc dù Ni sư Đàm Lan là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ở đây, phải nói rằng cũng có sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước về các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tật nguyền. Đây là bài học về quản lý nhà nước về công tác quản lý các cơ sở thiện nguyện. Đề cập đến trách nhiệm liên quan, chúng ta không thể chỉ đổ lỗi toàn bộ vụ việc lên chùa Bồ Đề, mà không làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan khác.
Các cấp chính quyền cần quan tâm, giám sát và hỗ trợ tốt hơn cho các trung tâm thiện nguyện thực hành tốt hạnh từ bi của mình. Bất cứ trung tâm từ thiện nào (chứ không nhất thiết ở chùa Bồ Đề), khi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát không đến nơi đến chốn, đều có thể xảy ra những vụ việc buôn bán trẻ em đau lòng.
Về phía các Trung tâm từ thiện, khi nhận trẻ mồ côi vào Trung tâm, ban giám đốc Trung tâm phải trình báo chính quyền địa phương. Trung tâm nuôi trẻ mồ côi có trách nhiệm lập hồ sơ, đăng ký khai sinh cho các cháu với chính quyền, giám sát các bảo mẫu, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, quyền được chăm sóc, được đến trường học, không bị ngược đãi, không bị xâm hại, không bị lợi dụng mua bán trục lợi... Khi cho ai làm con nuôi phải làm các thủ tục theo quy định của luật pháp để tránh việc các đối tượng xấu lợi dụng sơ hở trong quản lý buôn bán trẻ em.
Khi lên án cái xấu và sự phạm pháp, đòi hỏi xử lý nghiêm minh những người vi phạm đúng người đúng tội, giới truyền thông cũng không nên thiếu trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp để tuyệt đối không làm ảnh hưởng tiêu cực đến truyền thống từ bi và nhân văn tốt đẹp của các cơ sở từ thiện nói chung và của từ thiện Phật giáo nói riêng chỉ vì một vài cá nhân xấu trục lợi.
Tôi rất mong sau những chia sẻ nêu trên chị và những người bạn cùng làm từ thiện với chị sẽ có cái nhìn độ lượng và sáng suốt sau vụ việc đáng buồn vừa qua, cũng như vững tin vào Tam bảo, vào sự Từ Bi Hỷ Xả nơi đạo Phật, tiếp tục chung tay cùng cộng đồng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với tấm lòng từ bi và với trái tim trí tuệ.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhân 13/03/2010 10:16:00 |
![]() |
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề 13/06/2010 21:06:00 |
![]() |
Truyện Kiều Nguyễn Du với tết Thanh Minh 07/04/2010 12:11:00 |
![]() |
Tình Thương Là Nhựa Sống 17/08/2010 07:33:00 |
![]() |
Quan Điểm Vể Phụ Nữ Trong Phật Giáo 11/05/2010 07:26:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)