Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Tôi làm dâu đã hơn 10 năm nay. Mẹ chồng tôi là người ghê gớm, bà bắt nạt tôi ra mặt, lúc nào cũng xét nét, nhiếc móc không tiếc lời, lúc nào bà cũng nói tôi về nhà bà là quá sướng, như “chuột sa chĩnh gạo”, còn con gái bà đi làm dâu thật là khổ cực. Và hình như bà hành hạ tôi để “trả thù” cho việc con gái bà không được nhà chồng yêu chiều. Nhiều lần tôi định ly hôn với chồng tôi vì anh ấy chỉ bênh mẹ và hùa với mẹ, nhưng tôi không muốn các con tôi bị tan đàn xẻ nghé. Tôi phải làm sao để có thể sống vui vẻ với mẹ chồng, với gia đình chồng? Mong Thầy hãy giúp tôi!
thuhuong@gmail.com
Khi xem mẹ chồng là “người ghê gớm” thì phản ứng thông thường của một nàng dâu là khó chịu đựng nổi tính cách “xét nét, nhiếc móc không tiếc lời” của mẹ chồng. Mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu vừa có yếu tố tình cảm, vừa có yếu tố tình thương, trong sự cân nhắc từ cả hai bên, ai được xem nặng, ai bị coi nhẹ; ai được nhiều, ai được ít? Dù muốn dù không, khi nàng dâu sống trong sự căng thẳng với mẹ chồng thì hạnh phúc với tình yêu của chồng sẽ bị thách đố lớn. Càng muốn cho chồng đứng về phía mình nhiều chừng nào thì mâu thuẫn đó có khả năng gia tăng chừng đó. Càng buồn tủi chồng nhiều chừng nào, khi nghĩ rằng anh ấy “chỉ bênh mẹ, vào hùa với mẹ” thì người vợ càng không còn muốn thừa nhận hạnh phúc hiện có, dù chưa được như ý và trọn vẹn. Trong câu chuyện của bạn, thái độ của chồng bạn chưa đến nỗi để bạn phải nghĩ đến chuyện “định ly hôn với chồng”. Nếu đặt hạnh phúc gia đình nhỏ của bạn lên trên hết, không để con cái “bị tan đàn xẻ nghé”, càng không nên chia tay chỉ vì mâu thuẫn giữa bạn và mẹ chồng. Tình thương mà bạn dành cho các con sẽ là yếu tố giúp bạn không quan trọng hóa và đào sâu sự khác biệt cá tính giữa bạn và mẹ chồng cũng như gia đình chồng, nhờ đó, có thể khắc phục được tình trạng bất hạnh đang diễn ra. Thay vì nghĩ mình là “con dâu” tức là người ngoại tộc đối với gia đình chồng, tôi mong bạn hãy ứng xử như “con gái ruột” đối với người mẹ đáng kính và là em gái ruột trong gia đình chồng. Khi đó mọi bất đồng dù lớn hay nhỏ giữa mẹ chồng nàng dâu sẽ có khả năng được vượt qua, hoặc tối thiểu là không bị cường điệu hóa, nhân lớn và lây lan.
Người lớn tuổi thường khó thay đổi hơn người trẻ vốn có khả năng thích ứng nhanh. Mẹ chồng bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn thật sự yêu con của bà thì bạn phải chiều bà và thậm chí trải qua các “thách đố” của bà. Hãy quan niệm đó là phản ứng tâm lý thông thường để bạn dễ dàng bỏ qua những “thách đố” nếu có từ mẹ chồng và gia đình chồng, để cùng lúc đó, bạn có thể giữ gìn trọn vẹn được tình yêu thương đối với chồng con mà bạn đã từng có nhiều năm chắt chiu, vun bón. Tiếp tục với văn hóa ứng xử như thế không phải là quá thiệt thòi, hay khó khăn, kiệt sức đối với bạn trong lúc này. Thái độ không lý tưởng hóa mẹ chồng và bên chồng, không tuyệt đối hóa mọi việc, không cường điều hóa sự tình… sẽ vừa là thái độ và vừa là cách ứng xử khôn ngoan mà bạn nên làm quen, để tạo ra sự thích ứng với gia đình chồng. Hãy xem mâu thuẫn và bất đồng giữa bạn và gia đình chồng là việc nhỏ và như “lửa thử vàng” hạnh phúc lứa đôi, bạn sẽ không phải tốn nhiều công sức để vượt qua các thử thách hiện tại, để được sống hạnh phúc bên chồng con.
Nếu mâu thuẫn giữa bạn và gia đình chồng đã đến hồi quá căng thẳng, không thể cứu vãn được sau nhiều nỗ lực, thì bạn có thể tâm sự chân thành với chồng bạn và đề nghị giải pháp thuê nhà để vợ chồng và con cái bạn được ở riêng, nhằm làm giảm thiểu tối đa các xung đột không đáng có với gia đình chồng.
Thay đổi không gian sống, hay đào tẩu khỏi thực tại bế tắc thực ra không phải là giải pháp tối ưu để hướng đến, nhất là khi nếp sống truyền thống Á Đông vẫn còn thịnh hành trong dân gian. Sự khéo léo, chịu đựng và sáng suốt của bạn là yếu tố duy nhất giúp bạn vượt qua các khó khăn, mà bạn đã từng làm được trong suốt mười năm qua. Tôi tin tưởng và chúc bạn thành công trong việc tháo gỡ các gút mắc, để sống trong hạnh phúc và bình an với chồng con.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)