Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, con làm chủ một vài SPA tại TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp hơn bao giờ hết, vì luôn có cảm giác mập mạp, xấu xí và lo sợ các ông chồng sẽ chán, bỏ “cơm” tìm “phở”. Xin hỏi, việc làm đẹp của thai phụ có ảnh hưởng gì đến tính cách của thai nhi về sau không ạ?
Vũ Lan Hạnh, Q.1, TP. HCM
Việc làm đẹp đối với phụ nữ không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý, vốn có thể tạo cảm giác tự tin và hạnh phúc ở các quý bà. Đối với chị em đang mang trong người một mầm sống thì việc làm đẹp không nên bị thúc đẩy bởi cảm giác nếu không như thế thì chồng sẽ bỏ “cơm” tìm “phở”. Lối suy nghĩ này một mặt phản ánh sự thiếu tự tin ở thai phụ, do quá ý thức về sự mập mạp và xấu đi của mình trong thời gian mang thai, mặt khác cho thấy đánh giá này có phần võ đoán.
Theo Phật giáo, thói quen và lối sống của thai phụ trong chín tháng có ảnh hưởng đến nhân cách của thai nhi sau khi chào đời. Do đó, việc làm đẹp “vừa phải” như một thói quen thường nhật của thai phụ không có gì đáng quan ngại đến tính cách của thai nhi về sau. Ảnh hưởng cá tính một cách tích cực hay tiêu cực từ thai phụ đối với thai nhi lệ thuộc vào thái độ và cường độ chăm sóc thẩm mỹ trong thời gian mang thai. Làm đẹp một cách lòe loẹt do ý thức quá nhiều về sắc đẹp và kèm theo những nỗi lo lắng bị bỏ rơi trong nhiều tháng sẽ có thể làm cho đứa con sau này có tâm lý tự ti, tự kỷ, mất tự tin và dễ buồn lo. Đây là điều nên tránh. Ngược lại, thói quen chăm sóc thẩm mỹ cho bản thân một cách vừa phải và thích hợp sẽ góp phần tạo tính cách ngăn nắp, tươm tất, gọn gàng và năng khiếu thẩm mỹ cho con về sau. Đây là một thói quen tốt, nên phát huy và duy trì trong suốt cuộc đời người phụ nữ chứ không chỉ trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.
Theo Kinh Báo ân cha mẹ, trong thời gian mang thai, thai phụ không nên quá lo lắng về nhan sắc vì điều này có thể tạo ra sự căng thẳng, lo âu, buồn rầu vô cớ, dễ cáu gắt, dễ bất mãn, có cảm giác dễ bị xúc phạm, hoài nghi chồng bỏ rơi hoặc bớt thương yêu mình,... Hãy duy trì các thói quen tích cực trong thời gian mang thai như bạn vẫn chăm sóc bản thân trước khi có bầu. Thờ ơ, không quan tâm gì đến bản thân là điều nên tránh, nhưng quan tâm thẩm mỹ quá mức đến độ lòe lẹt cũng là điều không nên. Nên thỏa mãn các nhu cầu thẩm mỹ cũng như ăn uống, sức khỏe, giải trí,... một cách vừa phải để tránh tạo thêm các gánh nặng tâm lý, vốn là điều không nên đối với người phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Thai phụ không nên tự ti về cái bụng “như mang ba-lô đá” (Kinh Báo trọng ân của cha mẹ), mà nên nhìn thấy các phương diện tích cực của một cơ thể đầy sức sống, khuôn mặt bừng sáng niềm vui, mái tóc bóng mượt hơn và làn da sáng hồng do những thay đổi tự nhiên về hoóc môn trong thời gian thai nghén. Đừng mặc quần áo quá rộng, thùng thình vì sẽ tạo cảm giác mập thêm. Không nên nhuộm tóc vì hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến da đầu. Đừng tiêu thụ rượu bia, thuốc lá và ma túy vì sẽ làm cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và lối sống của trẻ. Đừng lo lắng hay để tâm tư trĩu buồn vì như vậy sẽ làm cho thai phụ trông bị già đi. Đừng suy nghĩ quá nhiều, đừng quan trọng hóa vấn đề, đừng cường điệu hóa sự việc – nhờ đó có thể giúp thai phụ sống thoải mái, tăng cường sức khỏe và tạo cảm giác hạnh phúc ở thai phụ, chính là mang đến những cảm xúc tích cực cho thai nhi.
Hãy uống nhiều nước sạch để cho làn da tươi mát. Uống thêm trà xanh để giúp cơ thể giải độc và làm chậm quá trình lão hóa; thường xuyên mát-xa cơ thể một cách nhẹ nhàng để làm làn da khỏe hơn, cơ thể săn chắc hơn. Thỉnh thoảng bạn có thể đổi kiểu tóc bằng cách cắt tóc ngắn hơn một chút cho đỡ tốn công chăm chút. Hãy duy trì hơi thở ra – vào thật sâu lắng để giảm các căng thẳng trên thân thể và tâm lý. Thực tập thiền hành, đi thẳng người trong tư thế nhẹ nhàng mà vững chãi để dáng đi không khệ nệ và nặng nề. Hãy phát triển các đức tính tốt như rộng lượng, tha thứ, hoan hỷ, hợp tác, không chấp nhặt, năng động, lạc quan, yêu đời, thoải mái,... vốn có khả năng ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành tính cách của trẻ về sau. Thấy được tác động về sức khỏe, nhân cách và lối sống từ người mẹ sang người con trong suốt thời gian mang thai, tốt nhất, thai phụ nên ăn uống và tập luyện thích hợp, bình thường hóa nhu cầu thẩm mỹ, làm chủ dòng cảm xúc, vượt qua các thói quen tiêu cực, tăng trưởng các đức tính tốt và thực tập theo dõi hơi thở thiền,... để mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp chị có thể tư vấn tốt nhất cho các “Thượng đế – bà bầu” của mình tại SPA!
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)