Nhận con chồng làm con nuôi

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy! Con có nỗi đau này không biết chia sẻ với ai. Con mong Thầy hãy lắng nghe và chỉ dạy cho con một con đường đúng để con có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi sau cú sốc khủng khiếp này. Con và chồng con đã yêu và sống với nhau hơn 20 năm qua, đã nhiều lần con bị sảy thai, chết lưu thai và kết quả là giờ đây tuổi đã cao, không thể sinh nở được nữa. Chồng con trẻ hơn con vài tuổi nhưng anh ấy rất yêu con và chúng con thấy không thể sống thiếu nhau mặc dù không có con chung.
Cách đây một tháng vào một buổi chiều mưa to gió lớn chồng con đã thổ lộ với con một bí mật tày trời. Anh ấy có con riêng. Chuyện xảy ra đã 3 năm nay và bé gái đó giờ đã được 3 tuổi. Chồng con và mẹ của em bé quen nhau trong một CLB, họ cùng có chung sở thích đi du lịch và chụp ảnh. Trong một lần tiệc tùng say rượu họ đã đi quá giới hạn. Trời đất như quay cuồng đảo điên sau khi con nghe thấy tin sét đánh ấy.
Chồng con đã thề thốt là không yêu cô ta, sẽ không có chuyện rời bỏ con để đến với cô ta. Nhưng con thấy thương em bé quá, em đâu có tội tình gì mà phải chịu sống cuộc sống thiếu bóng người cha, khi người cha vẫn khỏe mạnh và sống với người đàn bà khác… Con muốn cùng chồng quan tâm chăm sóc bé, con muốn chồng con làm hết trách nhiệm của một người cha với bé (và con sẽ luôn ở bên hoặc đứng sau anh để hỗ trợ) nhưng chồng con không đồng ý.
Anh ấy né tránh các câu chuyện liên quan đến bé với lý do sợ làm con buồn, nhưng anh đâu có biết rằng con sẽ đau khổ gấp nhiều lần nếu anh giấu con, lén lút chăm sóc mẹ con cô ấy? Con nói trả lại tự do cho anh để anh đến với mẹ con cô ấy thì anh một mực khăng khăng là không hề có tình yêu với mẹ bé. Mỗi lần giữa đêm anh ra đi, đến với con gái khi nó ốm là tim con lại tan nát. Con phải làm gì Thầy ơi?
Hạnh Hoa, Bắc Giang
Tôi thông cảm với “cú sốc khủng khiếp” của chị khi chị được chồng cho biết “bí mật tày trời”, một “thông tin sét đánh” là anh ấy có con gái riêng được 3 tuổi. Tôi vui mừng khi biết chị “thương em bé” vì muốn bé không phải “sống thiếu bóng người cha” để chồng chị “làm hết trách nhiệm của một người cha”. Để chị có thể tự “đứng dậy và tiếp tục bước đi” trong hôn nhân hiện có, chị cần lưu tâm một số điều sau đây:
Kiểm tra tính thực hư
Để xác định được tính thực hư của câu chuyện, chị chưa cần vội tin vào lời kể của chồng vì chồng chị tin vào lời của mẹ cháu gái. Đồng thời, chị nên đề nghị chồng xét nghiệm ADN của cháu và của anh ấy. Nếu kết quả không ăn khớp nhau, vợ chồng chị không phải nhận “đứa con trên trời rơi xuống” làm con của chồng, và chị khỏi phải nhận cô bé làm “con nuôi”.
Khi có kết quả xét nghiệm này, chị cần khéo léo khuyên chồng không nên tiếp tục lui tới với mẹ cháu vì lý do chăm sóc cháu. Lúc ấy, mẹ của cháu gái không thể tiếp tục nhân danh là cha mẹ chung của cháu gái để “gây sức ép” với anh ấy, buộc anh ấy phải rời nhà chị vào lúc nửa đêm hay những khi trở trời đổi gió để đến với cô ấy. Trong tình huống này, có thể đoán, mẹ của cháu đang muốn lấy bé gái làm bình phong nối kết với chồng chị “chăm sóc” cháu tại nhà mẹ nó vào lúc “nửa đêm” khi “nó sốt, ốm”.
Với sự thật này, chồng chị cần sáng suốt nghĩ rằng ngoài anh ấy, cô ấy còn có người khác. Anh ấy cũng chỉ là người qua đường, mỗi khi cô ấy cảm thấy cô đơn và trống vắng. Viện lý do có con chung, chồng chị có thể bị vướng bẫy tình của cô ấy. Lúc ấy, dù có muốn, chồng chị không thể “lén lút chăm sóc mẹ con cô ấy” vì lý do không thể thuyết phục được, nếu không nói là không thể chấp nhận được.
Khi biết chồng chị và cháu gái không có quan hệ cha con, mà chồng chị vẫn tới lui với mẹ cháu gái thì đó là điều bất bình thường. Trong tình huống này, chị không nên dễ dãi, vì điều đó sẽ làm cho chị thiệt thòi nhiều hơn, tim chị sẽ tan nát hơn.
Nếu kết quả xét nghiệm ADN khẳng định cháu gái ấy là con của chồng chị thì giải pháp “làm hết trách nhiệm” của chị trong việc “cùng chồng quan tâm chăm sóc bé” là giải pháp rất căn cơ, vừa thể hiện được sự rộng lượng đáng nể của một người vợ đối với lỗi lầm vô ý của chồng, vừa thể hiện được lòng tử tế của một người lớn đối với cháu gái bất hạnh. Do tuổi cao, nay chị “không thể sinh nở được nữa”, việc nhận con chồng làm con nuôi trong nhà chị sẽ tốt hơn nhiều so với việc để chồng chị làm công việc chăm sóc cháu gái một mình, ở bên ngoài. Từ chối con riêng của chồng trong nhiều tình huống có thể đẩy chồng vào tình thế thật khó xử. Khi bên chị, anh ấy sẽ nói rằng anh ấy không có gì với cô ấy nhưng sau lưng chị anh ấy vẫn âm thầm đi lại với cô ấy. Khi cháu gái được nuôi trong nhà chị, tình trạng “âm thầm” và “lén lút” có cơ hội được kết thúc.
Khi quan niệm “con rơi” trở thành “con riêng”
Khi sự thật “cháu gái là con anh ấy” được chứng minh bằng xét nghiệm, chị nên mau chóng rũ bỏ nỗi ám ảnh “sét đánh” ấy. Là một người vợ đứng đắn và cao thượng, chị không nên bị “quay cuồng đảo điên” khi được chồng kể về một tiệc rượu, khi cả chồng chị và cô gái cùng sở thích du lịch và chụp ảnh đã say khướt, thì chuyện gì xảy ra sẽ phải xảy ra thôi. Người say khó có thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình. Khi tỉnh dậy thì mọi việc đã lỡ làng rồi. Nhận thức này giúp chị trải lòng thông cảm và thứ lỗi cho chồng, nhất là khi anh ấy thật tình khai báo, một dấu hiệu tích cực của việc làm mới hạnh phúc.
Chị hãy tập thay đổi nhận thức, thay vì nghĩ cháu gái là “con rơi” của anh ấy, thì đổi lại thành cháu ấy là “con riêng” của anh ấy. Từ quan niệm “con rơi” thành “con riêng” thì sẽ không cảm thấy oán trách, hờn giận, căm thù vì lầm lỡ của chồng. Nhận thức tích cực này có thể giúp chị trị liệu khổ đau, nhất là khi “anh ấy rất yêu” chị và anh chị “không thể sống thiếu nhau”.
Điều quan trọng như một sự thật là làm thế nào để đảm bảo rằng chồng chị “không hề có tình yêu với mẹ bé” và “không yêu cô ta”, chứ không chỉ đơn thuần là lời “thề thốt” mang tính vỗ về chị. Khi biết sự cố “say men tình” đang khi cả hai “say rượu” là một lỗi lầm, dừng lại ở sự cố, không tiến xa hơn, chồng chị không thể giả vờ “cắt đứt dây chuông” với mẹ cháu gái để “cài thêm dây điện thoại” với cô ấy qua bình phong của cháu gái. Phải đảm bảo được sự thật này thì chị hãy an tâm rằng “sẽ không có chuyện rời bỏ” chị “để đến với cô ta”.
Xem cháu gái là “con riêng” của chồng sẽ giúp chị dễ dàng vượt qua được cú sốc tình yêu. Vượt qua thái độ và lối sống “đời nào mẹ ghẻ mà thương con chồng” giúp chị thương cháu gái như con ruột của mình, và nhờ đó, chị sẽ không bị mặc cảm “không có con chung” tạo thành nỗi đau gặm nhấm chị. Tôi tin rằng một người có lòng tử tế và tâm độ lượng như chị sẽ không gặp khó khăn trong việc thay đổi nhận thức, để “có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi sau cú sốc khủng khiếp này”. Biết biến nghịch cảnh thành cơ hội tạo dựng hạnh phúc là hành động khôn ngoan, mang tính giải pháp hơn là đối phó.
Ứng xử với “con riêng” của chồng
Chị cần nhập vai làm người mẹ tốt để dựng xây tổ ấm mà chị đã dày công vun đắp. Giữ phong độ thương yêu cháu gái “con nuôi” vì cháu “đâu có tội tình gì mà phải chịu sống cuộc sống thiếu bóng người cha”. Không nên kể tội mẹ cháu trước mặt cháu. Không nhắc gì chuyện cũ nữa. Hãy để chuyện cũ khép lại với quá khứ. Là trẻ thơ, cháu gái sẽ chóng quên đi những chuyện xảy ra giữa hai vợ chồng chị và mẹ cháu. Kể từ khi trở thành mẹ nuôi của con chồng, chị nên dành nhiều thời gian và công sức để xây dựng hạnh phúc gia đình. Đừng biến cháu gái thành đầu mối của bất hạnh. Hãy xem đây là “nhân duyên” tốt để vợ chồng chị gắn bó và hạnh phúc bên nhau.
Thay vì xem mình là người mẹ “bất đắc dĩ”, chị hãy tích cực khi suy nghĩ “mẹ kế, mẹ nuôi đều là mẹ”. Hễ là mẹ, chị cần trải nghiệm hạnh phúc làm mẹ bằng tình thương, chăm sóc và nuôi dưỡng con. Làm tốt chức năng làm mẹ với lòng tử tế này chị sẽ thương con riêng của chồng hơn, nhờ đó, được chồng thương yêu và kính trọng nhiều hơn. Vì là cháu gái, chị sẽ dễ dàng uốn nắn từ nhỏ để cháu xem chị như mẹ ruột, xóa đi các khoảng cách tâm lý. Làm được việc này, chị là người đang xây tổ ấm bằng tâm rộng lượng và lòng tử tế.
Các phản ứng tâm lý của cháu trong giai đoạn về nhà mới cần được lưu tâm. Có khi cháu gái tỏ ra lạnh nhạt với chị trong khi nhớ mẹ ruột nhiều hơn, thậm chí có khuynh hướng xa lánh. Bằng tình thương của chị, sự thích nghi của cháu trong ngôi nhà mới sẽ được diễn ra tốt hơn. Khi chị không có quan điểm “dì ghẻ con chồng, khác máu tanh lòng” thì như một hồi đáp tích cực, chị sẽ đón nhận được sự thuần phục và kính trọng ở cháu dần dần theo năm tháng.
Bằng mọi giá đừng tạo ra các rào cảm giữa chị và cháu qua nỗi ám ảnh của mẹ cháu. Cũng nên tránh thái độ đối phó với cháu, vì xem cháu là con của kẻ tình địch. Thái độ này dẫn đến tình trạng “ghét bỏ” cháu và do vậy cháu không thể có thiện cảm với chị được. Chị nên trở thành chỗ dựa tình thương của cháu, thì dần dà, cháu sẽ gắn bó với chị còn hơn cả mẹ ruột của cháu.
Trong mọi tình huống, đừng để sự có mặt của “con nuôi” trở thành đầu mối của mọi sự rối tung. Trẻ thơ thường có phản ứng tự nhiên. Hễ chị thương cháu, cháu sẽ thương kính chị lại. Nếu chị có mặc cảm với cháu, do có mặc cảm với mẹ cháu thì chị không thể mang lại hạnh phúc cho cháu và cho cả chị. Đối xử đúng mực, thể hiện tình thương yêu, tâm lượng bao dung, chị sẽ vượt qua được các khoảng cách tâm lý không đáng có đối con riêng của chồng.
Thái độ ứng xử đối với chồng
Một khi đã rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của chồng, chị nên tôn trọng anh ấy bằng cách không nhắc lại lỗi lầm cũ, không cằn nhằn mỗi khi có chuyện không vui giữa hai người. Tôi biết rằng chuyển hóa cơn tức giận trong trường hợp của chị không phải là chuyện dễ dàng. Tôi tin rằng chỉ với sự chuyển hóa cảm giác tiêu cực, chị mới có thể vượt qua được nỗi đau đoạn trường này. “Không đánh người quay trở về” là phương châm mà chị nên áp dụng để giúp chồng và cùng chồng vượt qua khó khăn. Đừng biến tính cách “nhớ dai, giận dai, thù dai” trở thành thói ích kỷ, vốn làm cho chồng chị trở nên xa cách với chị.
Lối ứng xử cao thượng nêu trên sẽ giúp vợ chồng chị tiếp tục “không thể sống thiếu nhau” mặc dù anh chị “không có con chung”. Hạnh phúc gia đình lệ thuộc vào trái tim và lối sống của người vợ nhiều hơn là người chồng. Thấy được vai trò này, chị nên chủ động tháo ngòi khổ đau trong gia đình.
Vì đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn, không hề có tình yêu giữa chồng chị và cô ấy, chị không nên có thành kiến hay ác cảm với cô ấy. Sự cố chỉ đơn thuần là sự cố, không hơn không kém. Lối nhận thức tích cực này sẽ giúp chị trị liệu cảm xúc và nỗi đau. Dù sao cô ấy cũng là mẹ ruột của cháu gái mà chị muốn nhận làm con nuôi. Tôn trọng cô ấy, chị sẽ xứng đáng đón nhận được sự quý trọng của chồng và con nuôi của chị.
Khi có việc gì cần liên hệ với người cũ của chồng, chị và chồng cùng thảo luận và giải quyết để chọn giải pháp hay nhất và thành công nhất. Không nên giấu giếm nhau điều gì vì làm thế có thể tạo ra sự hiểu lầm và khoảng cách tâm lý giữa vợ chồng chị. Sự hợp tác của chị đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chồng vượt qua thử thách. Không bàn luận chuyện phải trái ở đây mà nên bàn về cách giải quyết có tình, có lý, để nỗi đau được khép lại, hạnh phúc được mở ra.
Đừng để tâm trạng của chị bị chất chứa bởi các nỗi bức xúc, khổ đau, tức giận và tuyệt vọng. Là một người phàm, ai cũng có thể bị sai lầm, phạm tội về luật pháp và phạm lỗi về dân sự. Đừng để các ác cảm đối với cô ấy và sự tức giận đối với chồng trở thành nỗi ám ảnh. Trong thời gian này, chị cần bình tĩnh, ứng xử khôn ngoan và cao thượng, để giúp chồng thoát ra khỏi trách nhiệm đối với mẹ cháu gái. Chuyện đã ba năm mà nay anh ấy mới nói, cho thấy rằng anh ấy đang cần đến sự giúp đỡ, nâng đỡ tinh thần, thông cảm, hiểu biết và sự độ lượng ở chị. Trả đũa nhau không phải là giải pháp. Giúp nhau vượt qua chướng duyên và nghịch cảnh trong tình huống này là rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa, nhất là cho vợ chồng chị.
Cháu gái đó dù gì cũng là máu thịt của anh ấy. Đừng để anh ấy phải bị day dứt, mặc cảm tội lỗi “thái quá” vì cái gì thái quá cũng đều phản tác dụng. Chị nên tránh lối ứng xử chì chiết, than phiền, trách móc, hờn dỗi, kể lể, kêu ca về chồng và về con riêng của chồng. Sự tự ái có thể làm cho chồng trở nên bất cần và đi tìm sự an ủi ngoài gia đình. Đây có thể là cơ hội để người phụ nữ khác “can thiệp” vào cuộc sống của vợ chồng chị.
Đồng thời với thái độ ứng xử khéo léo và cao thượng, chị nên nỗ lực thuyết phục chồng về việc nhận cháu gái ấy làm con nuôi hợp pháp. Khi được mẹ cháu đồng ý, công việc anh ấy phải làm là làm thủ tục đăng ký nhận cha – con chính thức, và hai vợ chồng chị phải làm thủ tục nhận con nuôi. Cô ấy tức mẹ cháu gái phải làm giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi hợp pháp. Nếu không rành thủ tục, chị có thể nhờ luật sư tư vấn để thủ tục nhận con nuôi sớm hoàn tất.
Kính chúc chị sớm vượt qua nỗi đau và xây dựng lại hạnh phúc gia đình.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)