Dạy con tuổi teen

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, vợ chồng con có 2 người con, một cháu trai năm nay 17 tuổi và một cháu gái 10 tuổi. Hồi nhỏ cháu trai rất ngoan, thường nghe lời bố mẹ, rất ít khi cháu cãi hay làm trái ý bố mẹ. Nhưng từ khi cháu sang tuổi 14–15 cháu như trở thành một con người khác hẳn, hay cáu bẳn, cãi tay đôi với bố mẹ và ít khi chia sẻ, tâm sự với mọi người trong gia đình. Cháu chỉ ăn những thứ cháu thích ăn, làm những việc thích làm, mặc những bộ quần áo cháu thích mặc,… mà bỏ ngoài tai những góp ý, khuyên răn của bố mẹ. Chúng con là những người khá hiện đại, không ép uổng con cái điều gì quá quắt; quan hệ trong gia đình khá dân chủ, cởi mở. Tuy nhiên tới giờ phút này khi chỉ còn một thời gian ngắn nữa là cháu thi đại học thì vợ chồng chúng con thực sự lo lắng, nhiều khi hoang mang không biết phải xử sự, dạy dỗ cháu thế nào cho hợp lý. Làm sao để cháu vẫn ý thức được những điều đúng đắn mà vẫn tự lập, tự chủ có trách nhiệm với cuộc sống tương lai của bản thân. Chúng con rất mong Thầy chỉ bảo. Chúng con cảm ơn Thầy nhiều!
Hàm Hải Anh, Lai Châu
Đọc thư của anh chị, tôi thông cảm với những lo lắng của anh chị khi con cái hay cãi lại lời cha mẹ. Ai cũng biết rằng nhiệm vụ của cha mẹ là dạy dỗ con cái học hành siêng năng, có ý thức và tác phong tốt, có lối sống lành mạnh, có hành xử phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm lợi ích cho bản thân và gia đình. Để giúp con cái có chung nhận thức với cha mẹ và làm theo những gì cha mẹ dạy, có tinh thần tự lập, tự chủ có trách nhiệm với cuộc sống tương lai của bản thân, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
Không thể hiện sự tức giận
Trong tình huống con cái không vâng lời, không làm theo lời khuyên tốt của cha mẹ, dù rất bực bội nhưng chúng ta không thể hiện sự thất vọng và giận dữ. Tuyệt đối không dùng các biện pháp đánh đòn, trừng phạt, quát mắng, hăm dọa, buộc con cái phải nghe lời. Càng buộc con cái làm theo ý mình do tức giận, ta càng cảm thấy mệt mỏi hơn khi con cái trở nên ương bướng và lì lợm. “Giận mất khôn” là điều cha mẹ không nên quên; không kiểm soát được cảm xúc sẽ làm cha mẹ mất bình tĩnh; hãy sử dụng phương pháp hòa bình, không nên gây căng thẳng cho cả hai bên.
Tránh sử dụng những câu nói: “Sao con hư hỏng quá”, “Cái đồ hư hỏng”, “Tao thật xấu hổ có đứa con như mày”, “Mày tệ quá”,… Cần tìm ngôn ngữ mô tả nhẹ nhàng, lịch sự, để con cái nhận ra vấn đề. Biết khen tặng, khích lệ, cổ vũ, động viên, để con cái tăng cường sự tự tin, lạc quan, năng động, yêu đời. Trong các tình huống con không vâng lời, cha mẹ nên tập hít thở thiền, không giận tức, điềm tĩnh, nhẹ nhàng, nhờ đó, dễ hiểu và cảm thông với con hơn. Thay vì gắt gỏng, cha mẹ hãy khéo đưa ra lời cảnh báo, đồng thời chỉ dẫn thực tế một cách nhẹ nhàng, nhằm thúc đẩy con cái làm điều gì đó thực sự mang lại kết quả tích cực. Luôn thể hiện tinh thần vui vẻ, cảm thông vốn sẽ khiến trẻ dễ dàng lắng nghe cha mẹ hơn.
Không biến con cái thành chiến tuyến đối lập
Khi nghĩ con mình “nổi loạn”, bất tuân thượng lệnh, cha mẹ có khuynh hướng muốn “dẹp loạn” và vô tình đẩy con cái thành kẻ đối lập. Khi con cái không chịu vào khuôn khổ, cha mẹ nghĩ mình như kẻ bị bại trận, cảm thấy khổ đau. Trong tình huống cha mẹ buộc con cái nghe theo, con cái nghĩ cha mẹ “độc tài” vô cớ, bắt chúng làm những điều không đâu. Trong cuộc đối đầu giữa cha mẹ và con cái, chỉ có sự thất bại, không có ai chiến thắng. Bên nào cũng khổ đau vì bên còn lại không hiểu được mình.
Càng dùng vũ lực, buông lời trách cứ nhiều chừng nào thì cha mẹ chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách với con cái nhiều chừng ấy. Do vậy, cha mẹ nên bằng mọi cách tạo bầu không khí hợp tác để con cái hiểu được cha mẹ và nỗ lực thích ứng với những ứng xử tốt đẹp và tích cực.
Đừng ép buộc con cái
Thay vì dùng quyền làm cha mẹ ép con cái làm theo ý muốn chủ quan của bản thân, các bậc cha mẹ nên giúp các cháu hiểu và phân biệt được đâu là tốt – xấu, đúng – sai, tích cực – tiêu cực, khéo hướng dẫn như “người chỉ đường”, chứ không đi thế con đường, hoặc ép người đi trên con đường, đang khi người đi đường chưa hiểu được giá trị của sự đến đích. Khéo giải thích mọi điều sẽ giúp cho con cái sẵn lòng hợp tác. Cha mẹ càng hăm dọa chỉ làm cho con cái trở nên bướng bỉnh hơn thôi.
Thay vì ép uổng con cái làm những việc chúng không đam mê hay ưa thích, làm cha mẹ ta nên hướng dẫn nhằm giúp đỡ con cái phát huy khả năng và trí sáng tạo về các lĩnh vực sở trường và yêu thích. Không biết được tiềm năng và khả năng của con cái, càng ép uổng càng làm cho con cái khổ đau. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của con cái khi cần thiết. Thậm chí có trường hợp nên khéo thương lượng với con cái để con cái ủng hộ và làm theo lời khuyên đúng của cha mẹ.
Không quản lý con như tù nhân
Nếu việc trao cho con cái quá nhiều tự do theo kiểu “buông lỏng” con cái, không có thời gian quan tâm đến con cái là một thiếu sót của cha mẹ dẫn đến các thói hư tật xấu và lối sống tiêu cực ở, thì quản lý con cái quá chặt sẽ làm chúng nghĩ rằng chúng đang bị cha mẹ “cầm tù”. Từ đó, dẫn đến thái độ kháng cự cha mẹ. Tuổi trẻ ngày nay thích tự do, thoải mái, tự chủ hơn. Môi trường sống, đối tượng giao lưu, sách báo cần đọc, chương trình TV cần xem là những điều mà các bậc cha mẹ quan tâm, định hướng cho con cái chọn lựa, để con cái “miễn nhiễm” với những điều xấu, cái bất toàn, sự tiêu cực trong cuộc sống.
Xóa khoảng cách giữa hai thế hệ
Con cái thời @ tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nhiều, hiểu biết và đa cảm hơn. Do đó, cha mẹ cần giúp con cái tin tưởng và khai thác các tiềm năng, làm chủ cuộc sống bằng các sáng tạo và khám phá. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hiểu con cái mình như thử nghe nhạc chúng thích, xem chương trình TV chúng đam mê, đọc sách báo tuổi mới lớn, xem các blog tuổi trẻ,… cha mẹ dần dần sẽ hiểu được sự khác biệt giữa chúng và ta. Nhờ đó, những cái “chẳng thể hiểu nổi” và “phức tạp” của tổi teen sẽ được cha mẹ hiểu và thông cảm. Do đó, cha mẹ hãy dành quỹ thời gian cần thiết mỗi ngày để nô đùa và trò chuyện với ấy, rút ngắn khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ. Bằng cách này, cha mẹ có thể tăng cường sự cảm thông thế hệ, không còn chênh lệch trong ứng xử với con cái.
Ngoài ra, thể hiện sự thương yêu với con cái là điều không thể thiếu. Cách đơn giản nhất thể hiện sự thương yêu con cái là nói lời thương yêu và sự chăm sóc. Bằng cách nói khéo, cha mẹ khẳng định với con cái rằng thông điệp “Ba, má rất thương con” hay “con đáng yêu của bố, mẹ” chính là tình thương đích thực của cha mẹ dành cho chúng. Nhờ tắm mình trong những lời nói thể hiện sự quan tâm của cha mẹ, con cái sẽ vững mạnh trong các nghịch cảnh và nhận ra rằng cha mẹ là điểm tựa tinh thần của chúng. Nhờ đó, chúng vâng lời cha mẹ dạy hơn.
Sau khi vợ chồng chị đã nỗ lực hết cách, làm những điều cần làm mà con cái vẫn không nghe lời, thì anh chị nên nghĩ rằng con cái anh chị là người có tính cá biệt, không nên khổ theo con cái. Do đó, thay vì tức giận, vốn chỉ làm cho bản thân khổ đau, anh chị nên thông cảm, thể hiện tình thương yêu nhiều hơn, không từ bỏ trách nhiệm làm cha mẹ, nỗ lực giúp đỡ con cái vượt qua cá tính khó ưa, trở thành nhân cách tốt và có giá trị trong hiện tại và trong tương lai.
***
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)