Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất

Hoằng pháp cho thế hệ trẻ của Phật giáo ngày nay cũng đang có nhiều bước phát triển, tuy nhiên để giữ gìn và duy trì điều đó lại khó khăn vô cùng. Đặc biệt, các ban tổ chức lại gặp rất nhiều những trở ngại khó khăn như: Kinh phí tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng sư, nhân lực phục vụ, ... Và còn nhiều điều trăn trở khác nữa. Hiệu quả của các khóa tu thì ai cũng thấy rõ. Các bậc phụ huynh thì đang ngày đêm trăm trở về cách giáo dục cho con em mình tốt hơn. Cứ mỗi khi hè đến, hàng vạn người cùng đăng ký tham dự các khóa tu mùa hè, nhưng do các nhà chùa không có đủ điều kiện để tiếp nhận thêm. Thế nên nhiều bạn trẻ lại ngậm ngùi quay về.
Ai cũng biết rằng Đạo Phật là đạo của trí tuệ, là một nền giáo dục chứ không đơn thuần như một văn hóa tín ngưỡng. Việc hoằng truyền chánh pháp xưa nay chúng ta đều chú trọng vào thể hệ Phật tử từ trung niên trở lên, chứ ít khi chú ý tới một đối tượng mà có thể tiếp nhận nguồn chánh pháp một cách tốt nhất - đó là thế hệ trẻ - một thế hệ năng động đầy đủ thể chất và trí tuệ chèo lái con thuyền Phật pháp ra ngoài khơi xa.
Trong những năm gần đây, nhiều chùa đã tổ chức các khóa tu mùa hè dành cho thanh thiếu niên và đã có lợi ích rất lớn. Trong các khóa tu đó các em được tắm mình trong những dòng suối pháp và đã hiểu biết nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, và cuộc sống đã thực sự an lạc. Nhưng số lượng chùa tổ chức và số lượng thanh thiếu niên về chùa tu học vẫn còn hạn lượng. Chúng ta cần phải có biện pháp gì để những khóa tu dành cho thế hệ trẻ phát triển và lan rộng ra hơn nữa.
Một ngôi chùa điển hình và tiên phong trong việc hoằng pháp đặc biệt dành cho thế hệ trẻ đó chính là chùa Hoằng Pháp - TP. HCM. Qua 10 khóa tu mùa hè và hàng trăm khóa tu một ngày dành cho sinh viên, chùa Hoằng Pháp đã gặt hái được nhiều thành công. Mỗi khóa tu thu hút hàng ngàn các bạn trẻ đến tham dự và chương trình tu học càng ngày càng độc đáo, và có sự mới lạ. Chính vì thế khóa tu mùa hè bắt đầu lan rộng ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Cho đến nay hầu như tỉnh nào cũng có chùa tổ chức các đạo tràng, các khóa tu sinh viên và các khóa tu mùa hè.
Tuy nhiên, số lượng đó chưa hề thấm vào đâu, thậm chí một số nơi tổ chúc ít có hiệu quả. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, con người hướng đến cuộc sống hưởng thụ quá nhiều mà không để ý tới phần tâm hồn của chính mình. Thế nên, con người ta càng ngày càng khô cứng, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh, tất cả đang chìm đắm trong cuộc sống tâm hồn u ám. Việc giáo dục thế hệ trẻ đi theo con đường từ bi - trí tuệ của Phật giáo chính là cách tốt nhất để hướng con người trở về cái chân - thiện - mĩ.
Hoằng pháp cho thế hệ trẻ của Phật giáo ngày nay cũng đang có nhiều bước phát triển, tuy nhiên để giữ gìn và duy trì điều đó lại khó khăn vô cùng. Đặc biệt, các ban tổ chức lại gặp rất nhiều những trở ngại khó khăn như: Kinh phí tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng sư, nhân lực phục vụ, ... Và còn nhiều điều trăn trở khác nữa. Hiệu quả của các khóa tu thì ai cũng thấy rõ. Các bậc phụ huynh thì đang ngày đêm trăm trở về cách giáo dục cho con em mình tốt hơn. Cứ mỗi khi hè đến, hàng vạn người cùng đăng ký tham dự các khóa tu mùa hè, nhưng do các nhà chùa không có đủ điều kiện để tiếp nhận thêm. Thế nên nhiều bạn trẻ lại ngậm ngùi quay về.
Như vậy, để Phật pháp đi vào lòng giới trẻ không hề đơn giản, nhưng tất cả đều có một lòng quyết tâm hoằng dương chính pháp. Muốn làm được điều này, chúng tôi cần có sự chung sức chung lòng của các nhà mạnh thường quân, các hoằng pháp viên nhiệt huyết và đặc biệt sự sáng tạo của tuổi trẻ đẻ tạo nên một nền tảng Phật pháp vững chắc. Không chỉ có thế, để hoằng pháp được tốt hơn chúng tôi cũng cần sự giúp đở của quý lãnh đạo giáo hội và qúy lãnh đạo các cấp tại địa phương tất cả cùng vì thế hệ trẻ ngày một phát triển về mặt đạo đức nhân cách được tốt hơn.
Tác giả: Thích Nhuận Trí
Chùa Từ Xuyên - TP Thái Bình
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
- Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới phiền Não - Phần 1 - Chương 5 - Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler, Tuệ Uyển dịch Việt
- Đừng để những cái chết do chính cha mẹ gây ra cho con cái Giác Hạnh Hoa
- Trách nhiệm xã hội nhìn từ triết học đạo đức Phật giáo PGS.TS. Vũ Văn Gầu - ThS. Vũ Thị Thanh Thảo
- Quan niệm bình đẳng trong kinh Trung A-hàm SC. Thích Nữ Huệ Phúc
- TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA TÁI SANH: CÂU CHUYỆN CÁ NHÂN Tác giả: Alexander Berzin, Freiburg, Germany, February 2003, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, Gilroy, CA, USA, November 14, 2013
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)