Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại

Vấn đề lớn nhất của nhân loại thực sự là sanh, già và chết, nhưng nếu giải thoát khỏi chấp thủ, thì bạn có thể chết trong ngập tràn hạnh phúc; chết giống như trở về nhà. Nếu chết với chấp thủ tài sản, bạn bè và thanh danh của mình, thì cái chết của bạn sẽ trở nên khổ đau; nếu không có chấp thủ, bạn sẽ có một cái chết mầu nhiệm lạ thường; kinh nghiệm về cái chết của bạn sẽ trở nên an vui hạnh phúc.
Hãy quán sát kỉ: Đức Phật dạy rằng chúng ta không nên bám chấp thậm chí ngay cả những nhận thức về Niết-bàn hoặc giác ngộ. Ngài cũng dạy rằng đó là điều sai lầm với đệ tử của mình khi bám chấp vào giáo pháp một cách giáo điều, đó là một hình thức khác của căn bệnh tâm lý hay bệnh hoạn.
Điều đó không thể tin được, phải vậy không? Hầu hết thời gian chúng ta nghỉ “ý tưởng của tôi là tốt đẹp”, nhưng nếu một ai đó nói “ý tưởng của bạn là xấu xa”, thì chúng ta liền bực bội. Đó là sự chấp thủ. Đức Phật dạy: “Như Lai không muốn bất cứ đệ tử nào của mình bám chấp vào những khái niệm, giống như kết quả cao nhất của sự giác ngộ hoặc bất kì triết lý hay học thuyết nào khác của Như Lai”. Hơn nữa, trong thiền quán năng lượng mật tông Tây Tạng có những thệ nguyện ngăn cấm chúng ta chỉ trích học thuyết của bất cứ tôn giáo nào. Bạn có thể hình dung ra được? Đức Phật đã dạy cho chúng ta những lời thệ nguyện để ngăn ngừa điều đó; thật sự rất nhiệm mầu. Đây là một phương pháp khéo léo tuyệt vời và cho thấy cách mà đức Phật đã hiểu rõ tâm lý của nhân loại vô cùng chính xác. Thật là điều khó tin phải không?
Tôi muốn nói, người đời nhất định sẽ bảo, “ý tưởng của tôi là tốt nhất” và nếu bạn phủ nhận họ, thì họ trở nên bực bội. Điều đó xảy ra bởi vì chấp thủ của họ; họ không thực tế. Đức Phật dạy rằng thay vì bực bội, bạn đừng chấp thủ ngay lúc, bởi vì nếu chấp thủ vào những khái niệm tôn giáo và triết lý của mình, thì bạn sẽ tự đặt mình vào trong mâu thuẩn nội tại, và điều đó sẽ phá hoại an vui nội tại của bạn.
Do đó, chúng ta nên nắm lấy con đường trung đạo và tránh xa các quan điểm cực đoan nếu có thể. Đó là con đường chân thực, con đường đích xác dẫn tới giải thoát giác ngộ hoặc bất kì cái gì bạn gọi nó; ngôn từ không quan trọng. Nếu bạn vượt thoát khỏi chấp thủ và ích kỉ, tôi bảo đảm rằng bạn sẽ giải thoát khỏi các vấn đề thuộc tâm sinh lý và không có cách nào bạn kết nối với các hành động sai lầm—cánh cửa của khổ đau sẽ vĩnh viễn đóng lại. Tuy nhiên, bất cứ khi nào bạn mở cách cửu của chấp thủ và vị kỉ, thì bạn cũng mở cách cửa đi đến tất cả các vấn đề.
Vấn đề lớn nhất của nhân loại thực sự là sanh, già và chết, nhưng nếu giải thoát khỏi chấp thủ, thì bạn có thể chết trong ngập tràn hạnh phúc; chết giống như trở về nhà. Nếu chết với chấp thủ tài sản, bạn bè và thanh danh của mình, thì cái chết của bạn sẽ trở nên khổ đau; nếu không có chấp thủ, bạn sẽ có một cái chết mầu nhiệm lạ thường; kinh nghiệm về cái chết của bạn sẽ trở nên an vui hạnh phúc.
Thực chất, đạo Phật dạy chúng ta cách để chết. Giáo dục Phật giáo xuất phát từ khởi nguyên của sự sống và tiếp tục tất cả con đường dẫn tới kết thúc của nó; đó là một kinh nghiệm hoàn toàn. Thực chất nó không khó mà rất dễ dàng. Nếu có phương pháp khéo léo và trí tuệ để thoát khỏi chấp thủ và vị kỉ, thì cuộc sống của bạn sẽ luôn luôn trở nên hạnh phúc. Bạn không cần phải miễn cưỡng; nó sẽ xuất hiện tự nhiên. Hạnh phúc sẽ đến tự nhiên; sự chế ngự sẽ đến tự nhiên—bạn sẽ không phải miễn cưỡng.
Nếu gieo một hạt giống đó là tự nhiên, thì nó sẽ tăng trưởng. Tương tự, nếu bạn gieo hạt giống của trí tuệ nhận thức với giải pháp thoát khỏi chấp thủ, thì nó sẽ tự động phát triển. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn nói rằng tâm con người rất mạnh mẽ—sức mạnh tích cực và sức mạnh tiêu cực. Bạn có thể hướng dẫn nó theo mặt tích cực hoặc tiêu cực. Nó rất linh động. Năng lực của tâm thức con người không bao giờ đứng yên.
Bạn có thể thấy cách mà tiềm năng của chấp thủ và ích kỉ là giống như một cái gai nhọn trong tim mình; khi giải thoát khỏi nó, bạn cảm thấy vô cùng an lạc. Bạn khép lại xu hướng bồn chồn lo lắng trong tâm mình và tự nhiên trở nên thanh thản.
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020 Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Quan Niệm Phù Hộ Độ Trì Đặng Xuân Xuyến
- Lược Khảo Nguồn Gốc Và Giải Mã Từ Góc Độ Nhân Tướng Học Về Vẻ Đẹp Cái nhìn Voi Chúa Của Đức Phật Minh Tuệ Hồ Văn Tiến
- Tánh khí kiêu căng, tự đại của Nguyên Linh tức Huỳnh Quang đã làm xô đỗ bức tường chùa và GĐPT Đà Nẵng? P.V BT Kinh Tâm - Pháp Hoa
- Tết cổ truyền, đừng xem nhẹ giá trị truyền thống Thích Phước Tiến
- Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới phiền Não - Phần 1 - Chương 5 - Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler, Tuệ Uyển dịch Việt
- Đừng để những cái chết do chính cha mẹ gây ra cho con cái Giác Hạnh Hoa
- Trách nhiệm xã hội nhìn từ triết học đạo đức Phật giáo PGS.TS. Vũ Văn Gầu - ThS. Vũ Thị Thanh Thảo
- Quan niệm bình đẳng trong kinh Trung A-hàm SC. Thích Nữ Huệ Phúc
- TÍNH THUYẾT PHỤC CỦA TÁI SANH: CÂU CHUYỆN CÁ NHÂN Tác giả: Alexander Berzin, Freiburg, Germany, February 2003, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, Gilroy, CA, USA, November 14, 2013
- Vị Tha -Tầm Nhìn Của Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội By Sungtaek Cho - TN.Tịnh Quang dịch
- Ngành Bia tăng trưởng nên mừng hay lo ? Giác Hạnh Hoa
- Sự Đối Thoại Giữa Phật Giáo và Phúc Lợi Xã Hội Thích Giải Hiền - Hội trưởng hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức
- Thái Hậu Ỷ Lan : Nữ chính trị gia kiệt xuất Việt Nam Lê Phước
- Con Người Chỉ Đơn Thuần Là Nhãn Hiệu Minh Chánh
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hiểu Biết Là Nền Tảng Vững Chắc Của Yêu Thương Và Tin Tưởng
- Tìm Thấy Chính Mình Qua Đạo Phật
- Những Lợi Ích Thiết Thực Của Thiền Định
- Thiền Cho Và Nhận Qua Hơi Thở
- Tính Nhân Bản Của Luật Nhân Quả
- Cho
- Tầm Quan Trọng Của Tính Triết Lý Trong Nghiên Cứu Tôn Giáo
- Khổ Đau Nào Bằng Mất Tâm Trí
- Đừng Hoang Phí Đời Mình
- Hiểu Biết Là Con đường Dẫn Đến Giải Thoát
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)