Đạo Phật Có Thể Là Lối Thoát Cho Môi Trường Xáo Trộn Mà Chúng Ta Đối Diện Như Thế Nào

Đã đọc: 6425           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

The Guardian, 02 tháng Chín 2010.

Lĩnh tụ Phật Giáo Việt Nam, Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng sự chú ý đến việc làm thế Đạo Phật có thể hổ trợ sinh thái học.  

  

Thiền  Sư Nhất Hạnh giải thích trong quyển sách của Thầy làm thế nào sự tiếp cận Phật giáo có thể làm lợi ích cho sinh quyển học 

 

Paris, Pháp – Có điều gì đấy hồn nhiên lạ thường về vị Thiền Sư Phật Giáo Thích Nhất Hạnh. 

 

  

  

Để vẽ nên bức chân dung của thầy ngoài những phạm vi liên hệ có thể làm cho thầy hiện hữu ngớ ngẫn và không có giá trị.  Do thế có thể hiểu vì sao mà thầy không thích bị phỏng vấn bởi những phóng viên những người chưa từng dành một thời gian nào đấy trong sự hiện diện thầy và thiền tập với thầy.  Có lẽ đó là tại sao thầy đã từ chối cuộc phỏng vấn với Daily Mirror khi tờ báo dường như đòi hỏi rằng bài báo sẽ chiếu sáng với một tấm hình của thầy cùng với những người nổi tiếng khác. 

 

  

 

Sau khi có một buổi tiếp kiến hiếm hoi cá nhân với thầy trong một khóa tu học năm ngày ở Nottingham mà gần một nghìn người khác đã tham dự, tôi đã nhận ra rằng cung cách hiện diện của thầy có thể là một phương thuốc giải độc cho thế giới chính trị hóa và trí thức hóa của chúng ta. 

 

  

 

Thầy có một năng lực lạ lùng để giúp dọn sạch những phức tạp trong đời sống chúng ta bằng việc nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về căn bản thiết yếu của vấn đề chúng ta là ai và cung ứng một số bước giản dị để đối diện với những vấn nạn cấu trúc xã hội học và thần kinh học của chúng ta. 

 

  

 

Trong những năm gần đây, thầy đã hướng toàn bộ sự chú tâm đến những hiểm họa của khí hậu biến đổi và mới đây thầy đã xuất bản một quyển sách bán chạy nhất: Thế Giới Chúng Ta Biết– Sự Tiếp Cận Của Đạo Phật Đến Hòa Bình Và Sinh Quyển. 

 

  

 

Thầy nói trong quyển sách việc thầy ngồi xuống và trao đổi ý kiến với Đức Phật trong nhiều giờ như thế nào và nẩy ra nhận thức rằng chúng ta có thể đang đối diện với sự chấm dứt nền văn minh của chúng ta ngoại trừ chúng ta có thể đạt đến một sự tĩnh thức tâm linh và thay đổi thái độ cá nhân và tập thể của chúng ta. 

 

  

 

“Trong tâm, tôi thấy một bầy gà trong chuồng đang tranh giành nhau một vài hạt thóc, mà không tĩnh ngộ rằng trong một vài giờ nữa tất cả chúng sẽ bị giết thịt,” thầy viết như thế. 

 

  

 

Trên tất cả, Thiền Sư Nhất Hạnh, Thầy, như thường được biết đến – dạy rằng thế giới không thể được thay đổi bên ngoài chúng ta.  Câu trả lời cho mỗi chúng ta là chuyển hóa sợ hãi, sân hận, và mặc dù những thứ này chúng ta che đậy bằng sự tiêu thụ quá mức.  Nếu chúng ta lấp đầy thân thể và tâm thức chúng ta với những độc tố, thì chẳng có gì ngạc nhiên rằng thế giới chung quanh chúng ta cũng trở nên độc hại. 

 

  

 

Thầy cũng chỉ rõ rằng những ai đặt niềm tin trong kỷ thuật đơn thuần để cứu vãn hành tinh này là đang cúi lạy một thượng đế sai lạc. 

 

  

 

Giống như nhiều lĩnh tụ tâm linh khác, thầy thấy nguyên ủy của những khổ đau đến từ tâm thức nhị nguyên của chúng ta mà đấy là thấy sự liên kết với thượng đế, hay Đức Phật, hay thần thánh tâm linh như ở bên ngoài chúng ta và chỉ tiếp cận sau khi chúng ta chết.  Như một kết quả, chúng ta phát triển một tự ngã mạnh mẽ và tự thấy mình tách rời  và bị đe dọa và cần tích lũy những thứ như giàu sang để cảm thấy mạnh mẽ và được bảo vệ.  Nhưng không có thứ nào trong đó có thể lấp đầy khoảng cách được tạo nên bởi cảm giác riêng lẽ sâu xa của chúng ta. 

 

  

 

Thầy không chú ý hoạt động sinh thái học, nhưng chỉ khi nó được hoàn tất với những động cơ chính đáng: 

 

  

 

“Tôi biết nhiều nhà sinh uyển học không hạnh phúc trong gia đình họ.  Họ hoạt động cần cù để cải thiện môi trường, phần nào để thoát khỏi những sự không vui trong đời sống gia đình của họ.  Nếu ai đấy tự mình không hạnh phúc, làm thế nào người ấy có thể hổ trợ môi trường?” 

 

  

 

“Năng lượng mà chúng ta cần không phải là sợ hãi hay sân hận, mà là năng lượng của hiểu biết và thương yêu.  Không cần phải đổ lỗi hay lên án.  Những người tự hủy diệt chính họ, xã hội và hành tinh không phải đang làm việc ấy một cách cố tình.  Sự khổ đau và cô đơn của họ đang tràn ngập và họ muốn thoát khỏi.  Họ cần được giúp đở, không phải là trừng phạt.  Chỉ có sự hiểu biết và thương yêu trên mức độ tập thể mới có thể giải thoát chúng ta.” 

 

  

 

Thầy tin rằng trong mỗi con người là hạt giống của từ ái, bi mẫn và hiểu biết cũng như những hạt giống của giận dữ, thù hận, và phân biệt.  Sử dụng ẩn dụ một ngôi vườn, thầy nói rằng kinh nghiệm đời sống của chúng ta tủy thuộc trên những hạt giống nào mà chúng ta chọn để tưới tẩm. 

 

  

 

Để giúp cho việc tưới tẩm những hạt giống tích cực và tạo nên một nền đạo đức toàn cầu mới, Dòng Tu Tiếp Hiện của Thầy đã rút ra từ những lời dạy của Đức Phật về Bốn Chân Lý Cao Quý và Tám Nẽo Đường Chính thành năm nguyên lý cốt lõi. 

 

  

 

Năm Sự Rèn Luyện Tĩnh Thức, cập nhật hóa trong năm vừa rồi để làm cho chúng liên hệ đến thế giới thay đổi nhanh chóng của chúng ta, không là những quy tắc nghiêm khắc mà là một phương hướng để tiến tới. 

 

  

 

Thầy giải thích rằng Điều Thứ Nhất chúng ta nguyện yêu mến tất cả mọi sự sống trên Trái Đất và không hổ trợ bất cứ một hành động giết hại nào (Tôn trọng sự sống).  Trong Điều Thứ Hai, chúng ta nguyện thực tập thực tập rộng lượng và không hổ trợ bất công và áp bức xã hội (Hạnh phúc chân thật).  Trong Điều Thứ Ba, chúng ta hứa biểu lộ trách nhiệm trong mối quan hệ của chúng ta và không liên hệ trong sự tà dâm (Tình yêu chân thật).  Điều Thứ Tư đòi hỏi chúng ta thực tập nói năng dễ thương và lắng nghe sâu sắc nhằm để làm giảm nhẹ nổi khổ đau của người khác.  Thực hành về tĩnh thức tiêu thụ và tĩnh thức ăn uống là chủ đề của Điều Rèn Luyện Thứ Năm (Nuôi dưỡng và chửa trị). 

 

  

 

Trong khi Thầy thấy rằng thực tập theo những sự rèn luyện này như một lối thoát cho vấn nạn môi trường xáo trộn mà chúng ta đang gặp phải, Thầy không chắc rằng con người đã sẳn sàng để thay đổi cung cách tiêu thụ trong đời sống của họ hay chưa. 

 

  

 

“Không có sự tĩnh thức tập thể thảm họa sẽ đến,” Thầy cảnh báo.  “Những nền văn minh đã từng bị tiêu diệt nhiều lần và nền văn minh này cũng không ngoại lệ.  Nó cũng có thể bị hủy diệt.  Chúng ta có thể nghĩ về thời gian trong hình thức của hảng triệu năm và sự sống sẽ hồi phục từng tí từng tí một.  Vũ trụ có tác dụng khẩn cấp với chúng ta, nhưng thời gian địa chất là khác biệt.” 

 

  

 

How Buddhism could be a way out of the environmental mess we are in 

 

Tuệ Uyển chuyển ngữ 03/09/2010 

 

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,9489,0,0,1,0 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Phật giáo và môi trường Phật giáo và môi trường
27/11/2009 05:00:00
Thư của mẹ Trái Đất Thư của mẹ Trái Đất
23/03/2013 05:15:00
Next

Đăng nhập