Môi Trường Sinh Quyển Tôn Giáo

Đã đọc: 9185           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Donald Swearer. Extract from Buddhism & Ecology: Challenge & Promise

Donald Swearer was appointed director of the Center for the Study of World Religions and Distinguished Visiting Professor of Buddhist Studies at the Harvard Divinity School in 2004.  

Mặc cho những sự  đa dạng nổi bật trong những truyền thống Phật Giáo  đã tiến triển từ hành trình hơn 2.500  năm suốt khắp Á châu và bây giờ là ở phương Tây, người Phật tử thấy thế giới như được liên hiệp trên bốn thể trạng: kinh nghiệm hiện hữu, đạo đức, vũ trụ quan, và bản thể học. 

Hiện hữu, người Phật tử khẳng định rằng tất cả chúng sinh chia sẻ  những điều kiện nền tảng của sinh, già, khổ, và chết.  Nhận thức hiện hữu phổ quát của khổ đau dựa trên cốt lõi giáo huấn của Đức Phật.  Tuệ giác nội quán vào trong tính tự nhiên của khổ đau, nguyên nhân của nó và sự chấm dứt của nó, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau cấu thành cực điểm kinh nghiệm giác ngộ của  Đức Phật (Mahasacakka Sutta, Trung Bộ Kinh) cũng như nội dung của Bốn Chân Lý Cao Quý, bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật.  Rằng Đức Phật đã quyết định chia sẽ kinh nghiệm tuệ giác này vào trong nguyên nhân và sự chấm dứt khổ đau được xem là do truyền thống với tư cách như một hành động của lòng từ bi phổ quát. 

Những nhà môi sinh Phật Giáo quả quyết rằng tỉnh thức chính niệm cảnh giác về sự khổ đau phổ quát phát sinh cảm xúc từ bi yêu thương cho tất cả mọi hình thức sự sống, một cách đặc biệt cho tất cả  mọi chủng loại chúng sinh.  Người ta làm sáng tỏ huấn thị đạo hạnh trong kinh Pháp Cú là không làm việc ác mà làm việc thiện như một nguyên tắc đạo đức tán đồng sự bất bạo động làm vơi nhẹ khổ đau, và một ý tưởng thể hiện trong lời nguyện cầu về lòng từ bi yêu thương phổ quát bao gồm trong nhiều nghi thức Phật Giáo:  “Nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi sự thù hằn, nguyện cho tất cả chúng sinh thoát khỏi sự tổn thương, nguyện cho tất cả mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau, nguyện cho tất cả mọi chúng sinh được an lạc hạnh phúc.” Biểu lộ cho một sự quan tâm đến toàn bộ môi trường sống, những nhà môi sinh Phật Giáo mở rộng lòng ân cần, từ ái và bi mẫn đối với con người và loài vật kể cả cỏ cây và chính trái đất này.

 

Illustration of law of Karma

unit2_895686666

Khái niệm của nghiệp báo và luân hồi hiệp nhất với ý nghĩa căn bản của một điều kiện thông thường chia sẻ  trong tất cả mọi hình thức của sự sống với một không gian đạo đức của vũ trụ quan Phật Giáo.  Không giống những nhà môi sinh khoa học, tái sinh hay luân hồi liên kết con người với những chủng loại động vật.  Tiến hóa vẽ nên những sự giống nhau và khác nhau giữa những chủng loại trên căn bản của những nét vật lý và di truyền.  Tái sinh hay luân hồi vạch ra cho họ trên những nền tảng đạo đức.  Mỗi hình thức của đời sống chúng sinh tham gia trong một sự liên tiếp của nghiệp báo một cách truyền thống phân biệt thành ba thế giới – đẳng cấp (1) và một nguyên tắc phân loại có thứ bậc của năm hay sáu hình thức của sự sống (2).  Mặc dù sự liên tục này cấu thành một nguyên tắc đạo đức,  nhưng những sự khác biệt giữa những hình thức của sự sống và những cá thể là liên hệ, không tuyệt đối.  Truyền thống Phật Giáo có thể chiếu cố đến con người trên động vật, động vật trên quỷ đói, tu sĩ trên cư sĩ và nam trên nữ nhưng tất cả những hình thức của đời sống duyên sinh nghiệp báo – con người, động vật, thiên thần, a tu la – là liên hệ trong sự tùy thuộc vào thời gian và nghiệp báo:  “Trong tiến trình luân hồi dài đăng đẳng, không có một chúng sinh nào mà không phải là mẹ, cha, anh chị em, con trai, con gái, hay một liên hệ thân thuộc nào đấy.  Sự hiện hữu liên kết với tiến trình sinh tử, một người là dòng dõi bà con thân thiết đến tất cả động vật hoang dã và gia súc, chim chóc và những chúng sinh được sinh ra từ bào thai” (Kinh Lăng Già).

 

chris3_973268353

Vòng lục đạo luân hồi sinh tử - A "Karmic Chain

Niết bàn, sự toàn hảo tối thượng của Phật  Giáo, cung tiến một sự hứa hẹn chuyển hóa những điều kiện nghiệp báo thành một thể trạng không điều kiện của tâm linh giải thoát, một tiềm lực thực chứng sẳn sàng cho tất cả mọi hình thức sự sống của chúng sinh trong sự liên tục của nghiệp báo.  Cây, cỏ hay đất đai chính chúng có một khả năng tương tự cho sự giải thoát tâm linh trở thành một giáo thuyết hiển nhiên trong Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản nhưng thậm chí đã là bộ phận của tín ngưỡng Phật Giáo phổ thông từ những thời kỳ phôi thai – trong tổng quát, một nhận thức rõ rằng tất cả những hình thức của sự sống chia sẻ một điều thông thường cả rắc rối và hứa hẹn. 

Mặc dù giáo lý  Đạo Phật về nghiệp báo và luân hồi nối kết tất cả mọi hình thức của chúng sinh hiện hữu với nhau trong một sự liên tục tinh thần, triết lý đạo đức Phật Giáo tập trung trên tác dụng và hậu quả của nhân loại.  Sự bao gồm cây cỏ và động vật trong lược đồ cứu độ của Phật Giáo có thể quan trọng một cách triết lý bởi vì nó cống hiến một giá trị cố hữu đến những hình thức của sự sống không phải nhân loại.  Tuy thế, con người đã là những tác nhân tạo nên khủng hoảng môi trường sinh quyển hiện tại và sẽ chịu một trách nhiệm chủ yếu để giải quyết vấn đề ấy. 

Sự huyền bí  nguyên thủy trong kinh tạng Pali diễn tả những tác  động độc hại về những hành vi của loài người trên phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ.   Không giống như câu chuyện vườn địa đàng Eden trong  Thánh kinh Do Thái nơi tác nhân loài người  là trung tâm trên mối quan hệ Thượng Đế - Nhân loại, câu chuyện của Phật Giáo về sự nguyên sơ đầu tiên diễn tả những tác động tiêu cực của loài người trên trái đất tạo nên bởi ích kỷ và tham lam.  Trong câu chuyện huyền thoại vườn Eden của Phật Giáo, trái đất sinh trưởng một cách tự nhiên, nhưng dục vọng tham lam đã dẫn đến sự phân tranh bất hòa và việc sở hữu đất đai mà nó biến thành sự thúc đẩy xung đột bạo động, tàn phá, và hổn loạn.  Tóm lại, trong huyền thoại của Phật Giáo về sự nguyên sơ đầu tiên, tác nhân loài người tàn phá trật tự thiên nhiên của những sự vật.  Mặc dù chuyển biến vô thường cố hữu tự nhiên, nhưng người Phật tử tin rằng những tiến trình thiên nhiên bị ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi hạnh kiểm [hay đạo đức] của nhân loại. 

Tất cả những không gian chủ yếu của thế giới quan Phật Giáo  được tìm thấy trong quan kiến giác ngộ của Đức Phật (Niết bàn).  Truyền thống kể lại rằng trong đêm trãi qua sự giác ngộ này Đức Phật đầu tiên đã nhớ lại tất cả những tiền thân của ngài trong sự liên tục của nghiệp quả; sau đó ngài thấy biết số phận của tất cả chúng sinh trong vũ trụ tam giới; cuối cùng ngài thâm nhập vào tính tự nhiên của khổ đau và con đường đến sự chấm dứt khổ đau trình bày có hệ thống như Bốn Chân Lý Cao Quý và luật tương duyên sinh khởi hay lý nhân duyên.  Sự giác ngộ của Đức Phật tiến triển trong một diễn biến đặc biệt:  từ một sự thông hiểu đặc thù (về lịch sử nghiệp quả cá nhân của ngài), sau đó đến  phổ thông (lịch sử nghiệp báo của nhân loại), và cuối cùng là nguyên tắc nền tảng của nguyên nhân và sự chấm dứt khổ đau.  Rồi thì sau đấy, nguyên tắc này đi xa hơn tổng quát hóa như một định luật phổ thông nhân quả:  “Cái này sinh thì cái kia sinh; cái này diệt thì cái kia diệt.” 

Những nhà môi sinh Phật Giáo tìm thấy trong nguyên tắc nhân quả tương duyên một quan điểm sinh thái học rằng sự hiệp nhất tất cả những nguyên tắc sinh quyển – những cá nhân đặc thù và những chủng loại phổ thông – những hình thức của nguyên tắc phụ thuộc hổ tương.  Trong kiểu mẫu triết học vũ trụ này những sự tồn tại cá thể là do bởi chính sự liên hệ tự nhiên của chúng, do thế, sự đào mòn tự ngã so với ‘cái khác’ [tương tức tương nhập], nó là con người, động vật, hay cỏ cây. 

Những nhà môi sinh Phật Giáo thấy thế giới quan của họ như  một sự bác bỏ thứ bậc ưu thắng của con người trên một thứ khác hay của những con người đối với thiên nhiên, và như căn bản một nền đạo đức của lòng từ bi mạnh mẽ mà nó tôn trọng những chủng loại sinh vật.  Trong quan điểm của Tỳ Kheo Buddhadasa, “Toàn thể vũ trụ là một sự hiệp tác.  Mặt trời, mặt trăng, và những vì sao chung sống với nhau như một sự hiệp tác.   Nó cũng đúng cho con người, động vật, thực vật, và trái đất.  Khi chúng ta nhận thức rằng thế giới là một tổ chức kinh dinh hiệp tác phụ thuộc hổ tương…thế thì chúng ta có thể xây dựng một môi trường huy hoàng cao quý.  Một Phật tử phương Tây, quán sát rằng thế giới quan Phật Giáo hay Giáo Pháp không chỉ liên hệ đến những lời dạy của Đức Phật mà cũng liên hệ đến mọi thứ trong thiên nhiên, biểu thị đặc điểm của Phật Giáo như một nền sinh thái học tôn giáo. 

Một cuộc cách mạng đang tiến hành bởi vì con người đang nhận thức rằng nhu cầu của chúng ta có thể đạt đến mà  không tàn phá thế giới này.  Chúng ta có  kiến thức kỷ thuật, những phương tiện thông tin, và tài nguyên thiên nhiên để gieo trồng đủ thực phẩm, bảo đảm không khí và nước nôi trong lành, và đạt được nhu cầu năng lượng vừa phải.  Những thế hệ tương lai, nếu có một thế giới có thể sinh sống cho chúng, chúng sẽ nhìn lại kỷ nguyên chuyển tiếp mà chúng ta đang làm cho một xã hội của sự sống trường cửu.  Và chúng có thể gọi một cách sảng khoái rằng đây là thời gian của Sự Chuyển Biến Vĩ Đại.  Nó đang diễn ra ngay bây giờ. Joanna Macy 

Professor Swearer directs the Center for World Religions at Harvard University. 
His original essay is available in its entirety here. 

SOLUTIONS: A Religious Ecology

Tuệ Uyển chuyển ngữ

17-12-2009

http://www.ecobuddhism.org/solutions/protecting_the_biosphere/areligiousecology/ 
 
 

  1. Tam giới
  2. Lục đạo

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Phật giáo và môi trường Phật giáo và môi trường
27/11/2009 05:00:00
Thư của mẹ Trái Đất Thư của mẹ Trái Đất
23/03/2013 05:15:00
Next

Đăng nhập