Đức Phật mới môi trường sống

Đã đọc: 3716           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đức Thế Tôn thường tuyên bố rằng tất cả chúng sanh đều yêu quý mạng sống của mình, từ con người cho tới loài vật ai cũng run sợ bị thọc huyết ai cũng sợ chết, nếu chúng ta biết yêu quý cái mạng sống của mình thì hà cớ gì giết hại chúng khác.

Đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại là người Thầy của nhân loại. Phương cách giáo dục của ngài với nền giáo lý tôn trọng và thương yêu sự sống không chỉ cho con người mà cho cả vạn vật. Ngài đã chỉ cho nhân loại thấy mối tương quan duyên sinh để tạo dựng một cuộc sống không làm tổn hại đến người và vạn vật trên tinh thần tương quan tương ái. Sự tương quan này có thể được chia làm hai phần:

I. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI VÀ NGƯỜI:

Theo lời Đức Phật dạy không có một thứ gì trên cuộc đời này là trường tồn bất biến và không thực thể nào có mặt trên cõi đời này là không thay đổi và hoại diệt. Cơ thể con người chỉ là một sự tổng hợp trừu tượng đối với sự hợp thành và những yếu tố thuộc về hóa học thường xuyê n thay đổi. Đức Phật dạy cuộc đời là một điểm trên một dòng nước trôi mãi mà không bao giờ ngừng nghĩ . Cũng vậy, những phân tích khoa học về vũ trụ chứng minh rằng thế giới không là gì ngoài sự liên tục không phá vở được của một loạt những sự vận động. EINSTEIN nói: “ Tất cả vấn đề đều được tạo ra bởi những đợt sóng và chúng ta sống trong một thế giới đầy sóng ”. Như vậy chúng ta thấy rằng cuộc sống của con người là vô thường và có mối tương quan mật thiết với nhau, bởi thế sự xung đột giữa người với người giữa người với thiên nhiên và xung đột với chính mình sẻ mang đến khổ đau. Sự xung đột giữa người với người gây ra biết bao nhiêu tang tóc, chiến tranh gieo rắc sự chết chóc và sự hủy diệt, hơn thế nữa ngày nay sự xung đột tôn giáo ngày càng gia tăng, ngườ i ta sử dụng tôn giáo của mình vào việc phân biệt chống lại những tôn giáo khác để phát triển tánh ích kỷ sự phân biệt và thù địch . Thái độ thù địch và sự cạnh tranh tôn giáo đã gây ra những cuộc chém giết, đánh bom khủng bố…ở các nơi trên thế giới, với mục đích chiếm đoạt vật chất, quyền hành chính trị và tự đề cao bản ngã của mình, tất cả  những điều này đều phát xuất từ lòng tham lam và sân hận .  Thánh Gandhi cũng đã từng nói: “ thế giới có đủ cho nhu cầu của mọi người nhưng không đủ ngay cho cả tham v ọng của một người”. do vậy tham lam vô độ trở thành cội gốc của sự xung đột. Đức Phật dạy chúng ta trong quan hệ giữa người với người phải biết tôn trọng yêu thương lẫn nhau chúng ta phải biết mang sự an lạc đến với tất cả mọi người bằng những hành động yêu thương, chia sẻ, thương người để xứng đáng sống ở đời. Để diệt bớt lòng hận thù Đức phật dạy “lòng hận thù không diệt được hận thù chỉ có lòng yêu thương mới không thù hận ” đây là một lời dạy cao quý của Đức Phật, không có một vị Đạo Sư nào mà đánh giá cao hoặc phê bình và quở trách một cách nghiêm khắc như thế đó chính là phương pháp giáo dục của bậc vĩ nhân như thế. Như vậy, sự xung đột giữa con người và con người với nhau gieo rắc một sự đau thương mất mát trên cõi đời này và cuộc chiến này đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay thậm chí có sự giống hệt trong vương quốc của các loài vật. Một người yêu hòa bình thực sự sẽ không sử dụng bạo lực đến nền tự do của người khác, đừng bao giờ quấy rối và đánh lừa người khác. Phương pháp giáo dục của nhà Phật không những cải cách thế giới trên một phạm vi rộng rãi mà còn nằm trong sự cải cách tự thân của chúng ta thực hành lời dạy của Đức Phật, sẽ đặt chúng ta ở trong sự quan hệ tốt đẹp trong sáng hòa bình hơn giữa người với người, và giúp cho họ thấy được con đường đưa đến sự thoát khỏi sự khổ đau bằng sự phấn đấu tu dưỡng bản thân hoàn thiện tinh thần của mình.

II. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Con người hiện đại bây giờ không có bảo vệ được môi trường thiên nhiên mà mình chung sống với nó,  bởi vì sự bận tâm của họ là lo làm giàu và lo tìm kiếm lạc thú. Những hoạt động tinh thần của họ cũng bị choáng giữ bởi những dục lạc thế gian mà anh ta quên đi sự tôn trọng vạn vật.

Thái độ cư xử của người làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên như nạn giết hại động thực vật quá nhiều, khai thác rừng bừa bải, khai thác khoáng sản đến kiệt quệ trong đất liền cũng như ngoài đại dương , nạn xả khí độc từ các nhà máy vào bầu khí quyển quá nhiều làm trái đất ngày càng nóng lên …. Lập tức gây ra một kết quả bi đát đối với loài người là nguyên nhân chính dưa đến nạn động đất, thiên tai lũ lụt … đưa đến nổi sợ hải sự bất an trong thời đại của chúng ta. Con người chúng ta độc ác, xấu xa tội lỗi có cuộc sống đi ngược lại với tự nhiên với thiên nhiên và vũ trụ. Lại nữa,  những hành động, lời nói, cách đối xử và ý nghĩ đen tối sẽ làm ô nhiễm bầu không khí thiên nhiên. Thiên nhiên bị lạm dụng và sẽ không còn cung ứng đủ những gì con người cần cho cuộc sống, thay vào đó là những sự bất đồng, những xung đột, những dịch bệnh và những thảm họa sẽ đến với chúng ta.

Nếu con người chúng ta sống hòa hợp với thiên nhiên với vạn vật thì sẻ có một đời sống tốt đẹp, chúng ta sẽ làm trong sạch bầu không khí xung quanh chúng ta qua những giá trị đạo đức của chúng ta và tỏa chiếu lòng thương yêu trắc ẩn đến với những si nh vật khác, chúng ta có thể mang đến những hạnh phúc thực sự. Đức Phật dạy chúng ta phải luôn yêu thương và kính trọng cuộc sống đem tình thương ban rãi cho chúng sanh và cảm thương với nổi khổ của họ. Hành động của một người tu theo Phật phải đem lại sự lợi lạc sự hạnh phúc cho tất cả.

Đức Thế Tôn thường tuyên bố rằng tất cả chúng sanh đều yêu quý mạng sống của mình, từ con người cho tới loài vật ai cũng run sợ bị thọc huyết ai cũng sợ chết, nếu chúng ta biết yêu quý cái mạng sống của mình thì hà cớ gì giết hại chúng khác. Trong cuộc sống mọi người đều ao ước có một đời sống hạnh phúc nếu chúng ta làm tổn hại cuộc sống của kẻ khác để lấy về cuộc sống hạnh phúc cho chính mình là trái với đạo lý không thể nào chấp nhận được. Không tổn hại kẻ khác mới đích thực là bảo vệ chính hạnh phúc của mình , Đức Phật dạy: “ chúng hữu tình đều ao ước có hạnh phúc, người nào mà dùng vũ khí, bạo lực làm tổn hại kẻ khác để tìm kiếm hạnh phúc riêng cho họ, sẽ không bao giờ kiếm được hạnh phúc”. Trong đời sống hằng nhật , Đức Phật luôn luôn tôn trọng cuộc sống thậm chí cho đến sinh vật nhỏ nhoi như côn trùng Đức Phật khuyên các đệ tử không nên giết hại “ Trên từ Thánh nhơn, Tăng nhơn, Cha mẹ, dưới cho đến loại con trùng vi tế đều không được giết nếu cố tâm giết hại hoặc bảo n gười khác giết… đều bị phạm giới sát sanh ”. Đức Phật lấy ví dụ cụ thể trên chính bản thân ngài là sau khi thọ thực xong không được ném thức ăn còn dư lại trên cỏ hay trong nước nơi đó có con trùng nhỏ đang sinh sống. Đức Phật khuyên các phật tử không nên giết hại sinh vật để cúng dường thức ăn đến ngài và chư tăng bởi vì làm như vậy sẻ giảm tổn phước đức…

Đức Phật khuyến khích một cuộc sống hòa bình và bất hại. Ngài chê trách tất cả những hành động đẩn đến bất hòa, mâu thuẩn, xung đột bạo lực và chiến tranh “ khắc phục chế ngự tiêu diệt lòng sân hận, mang đến sự khổ đau và sân hận sẽ không bao giờ dập tắt bởi sân hận mà bởi lòng yêu thương.

Ngày nay nền giáo dục khoa học tiên tiến đã sản sinh ra nhiều vấn nạn hơn là phát huy kiến thức hòa bình hạnh phúc và sự an lành, bịnh dịch lan tràn HIV AIDS không còn kiềm chế được, nạn nghiện rượu bia ngày càng gia tăng, thú hưởng thụ ăn thịt sống uống máu tươi khiến cho hầu hết ai cũng sợ hải và oán hờn . Nạn nghiền thuốc và tội phạm thanh thiếu niên càng ngày càng gia tăng đã trở thành vấn nạn báo động của xã hội ngày nay, nếu chúng ta thờ ơ bỏ mặt thì xã hội sẽ đi đến sự hủy diệt qua sự thụ hưởng dục lạc này.  Bỏ bớt lòng tham, sân, tôn trọng cuộc sống giữa người với người giữa người với vạn vật là một phương pháp giáo dục của Đức Phật để giải quyết những vấn nạn đương thời này.

ĐĐ. THS. THÍCH LONG VÂN

Giáo thọ Trường TCPH Vĩnh Long

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập