Hương càng thơm càng độc

Đã đọc: 3923           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Mùa xuân - mùa của vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Không chỉ vậy, mùa Xuân còn là mùa lễ hội. Ði lễ chùa, thắp nén hương dâng lên Ðức Phật thể hiện lòng thành kính là thói quen của người Việt. Nhưng mỗi dịp lễ hội, do lượng người tập trung tại các lễ hội quá đông dẫn đến tình trạng khói hương mù mịt như sương mù, gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người tham gia lễ hội, nhất là những người mắc các bệnh mạn tính, bệnh hen suyễn…

Từ nghề sản xuất hương truyền thống

Nghề làm hương hoạt động quanh năm nhưng rộ nhất là từ tháng 10 cho đến Tết Nguyên Đán. Đây là nghề  không kén nhân lực, có thể tận thu được tất cả sức lao động nhàn rỗi, ai cũng tham gia sản xuất được, từ những cháu bé 12 - 13 tuổi đến những cụ già 70-80 tuổi.

Theo những người làm hương lâu năm cho biết, để làm ra nén hương cần tới hơn 30 vị thuốc bắc được phối trộn với nhau gồm: đại hoàng, đinh hương, tế tân, hoàng đàn, tiểu hồi, sâm, xuyên khung, quế, quạ, tùng ta, tùng tàu, nhựa thau, xuyên đại hoàng, xuyên quy, trắc bách diệp, tùng bạch chỉ, mỏ quạ, gỗ trầm…. Trong đó có những vị thuốc có giá thành rất cao như đại hoàng, gỗ trầm…

Không những vậy, làm hương vị thuốc bắc thì không thể áp dụng công nghệ lò sấy mà bắt buộc phải phơi bằng ánh nắng mặt trời vì nếu sấy thì sản phẩm sẽ mất hết mùi thuốc. Khi phơi hương, gặp trời nắng thì chỉ một ngày là khô, nhưng thời tiết âm u thì phải mất 3 ngày mới xong.

Trên thị trường hương hiện nay, người sản xuất sử dụng nhiều tạp chất để làm hương nên chất lượng hương kém đi. Ngoài bột quế và hoa ngâu, người ta cho vào đó chủ yếu là mùn cưa phế phẩm và không ai biết mùn cưa là của loại gỗ nào, khi đốt lên có gây độc không?

 

Khói hương tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.    Ảnh: Hiền Minh

Ðến “bạt ngàn” mùi hương

Dạo một vòng thị trường hương nhang cứ như lạc vào thế giới mùi hương trăm hoa đua nở, từ hương trầm, quế, sứ, nhài, hoa hồng, hoa cúc... đến những mùi chẳng biết gọi là gì. Hàng trăm nhãn hiệu, mỗi nhãn hiệu lại có vài chục mùi hương trở lên khiến khách hàng chẳng biết chọn lựa thế nào. Người mua hầu như chẳng ai hỏi về thương hiệu, chất lượng hoặc thành phần có trong hương mà chỉ quan tâm đến mùi hương đó thơm lâu không, thơm như thế nào...

Loại mùi hương được nhiều người hỏi mua nhất là mùi trầm. Chỉ riêng mùi trầm đã có khoảng vài chục mùi khác nhau, từ trầm nhẹ, trầm thường, trầm đặc biệt đến trầm nội, trầm ngoại nhập...

Khói hương tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh

Sản xuất hương theo phương pháp truyền thống thì giá thành sẽ cao. Để giảm giá thành, nhiều cơ sở sản xuất hương đã sử dụng hóa chất để tạo mùi thơm trong quá trình sản xuất. Mùi hương được pha chế cùng với cồn trong bình xịt, mỗi lít xịt được 20.000 nén hương, để khoảng 5 phút cho mùi thơm ngấm vào. Một số nơi thì pha chế hương liệu trong thùng phuy, hương được nhúng vào đấy, hương thơm sẽ đều hơn. Đối với hương trầm, hương thơm được trộn nhiều lần ở khâu làm bột để giữ mùi lâu hơn. Lượng cồn, hóa chất sử dụng nhiều hay ít tùy theo "lương tâm" của nhà sản xuất.

 

Tẩm hóa chất cho hương- Hương càng độc.      Ảnh: N. Khánh

Không những vậy, để có loại hương cuốn tàn, mà theo quan niệm của nhiều người, đó là biểu hiện “có lộc”, nhà sản xuất sẽ ngâm tăm hương vào axit photphoric (H3PO4), khi đó các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn. Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5. Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa, đường hô hấp như phổi cũng nhiều nguy cơ ung thư.

Tại Trung tâm Dị ứng và miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai thời gian gần đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị dị ứng với khói hương. Vì khi bị đốt cháy, hóa chất có trong tăm hương và bột làm than hương sẽ theo khói hương tỏa ra, nếu hít phải nhiều lần trong phòng kín có thể gây khởi phát cơn hen. Đáng lưu ý, khói hương cũng là nguyên nhân gây ra chứng khó thở, là dấu hiệu khởi phát của cơn hen phế quản ở những người có cơ địa dị ứng với khói hương hoặc ở người sẵn có bệnh hen phế quản.

Hạn chế thắp hương khi đi lễ hội

Tại các lễ hội với mù mịt khói hương, sự đan quyện của nhiều mùi hương sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Chính vì vậy, những người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, bệnh tim mạch… nên hạn chế tham gia các lễ hội. Với những người tham gia thì cũng không nên thắp quá nhiều hương vì sẽ gây lãng phí, làm cho việc hành lễ gặp khó khăn mà còn làm cho tượng và các đồ thờ tự bằng gỗ nhanh xuống cấp, hư hỏng. 

Nguồn: Sức Khỏe và Đời Sống

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập