Phật giáo và âm nhạc

Đã đọc: 3347           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng ta cần những người, hoặc nên có một ban đặc trách, nghiên cứu nên hay không xử dụng âm nhạc trong các sinh hoạt Phật Giáo. Nếu sử dụng thì Tăng Ni có nên được khuyến khích đóng góp hay không? Tại sao nên tại sao không? Và phải chăng nên đưa âm nhạc vào trong các buổi lễ Phật.

Vào tuần thứ 3, tháng 4.2015, trang nhà www.thuvienhoasen.org có đăng một số ý kiến về Phật Giáo và Âm Nhạc, mà trọng tâm là đặt thành vấn đề Tăng Ni “trẻ” Phật Giáo có nên ca hát không? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để trả lời câu hỏi. Hòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN, và Cư Sĩ Bình Anson là hai nhân vật có nhiều thẩm quyền, về chức vụ và kiến thức, để trả lời.

Hai vị không những dựa vào lời Phật dạy để giải đáp mà còn căn cứ trên một số hình ảnh và cử chỉ “khó nhìn” xẩy ra của vài tăng ni trẻ trong buổi trình diễn nhạc nơi công cọng. Vì quá bận nên hôm nay tôi mới có vài ý kiến thô thiển về vấn đề nầy.       

Căn cứ vào kinh sách và giới luật của Phật dạy, thì ý kiến của HT Thích Thiện Tánh và Cư sĩ Bình Anson là hoàn toàn có cơ sở và nên y giáo phụng hành.

Tuy vậy, nếu đi xa hơn chúng ta cũng thấy, Phật dạy nên theo con đường trung đạo, và hợp với khế lý, khế cơ, khế thời. Với lời dạy của Phật như thế, chúng ta phải chăng nên suy nghĩ kỷ, lúc áp dụng âm nhạc trong Phật Giáo, và các TN trẻ cũng nên cẩn trọng lúc ra hướng dẫn âm nhạc cho tín đồ, nhất là đối với các em trẻ trong GĐPT.

Thứ đến, nếu quan sát một buổi lễ của Cơ Đốc Giáo trong nhà thờ chúng ta sẽ thấy, sự tác dụng tâm linh qua âm nhạc để đưa con chiên đến gần hay tin tưởng mãnh liệt vào một đấng Thần linh mà họ tôn thờ.

Còn buổi lễ của Phật Giáo, không có âm nhạc đã đành lại còn tụng tiếng Hán, tiếng Pa- Li hoặc Sanskrit dài lê thê, ít người hiểu nghĩa, nên trở thành nhàm chán. Nhìn vào một vài buổi lễ công cọng của Phật Giáo, sau khi lễ xong thì số tín đồ dự lễ đã biến mất gần hết. Hoặc giả, các buổi lễ Phật Đản, hoặc Vu Lan v.v.. mà không có văn nghệ, thì rất ít tín đồ tham dự nhất là tuổi trẻ. Ngay cả nhiều buổi lễ, phần đầu là nghi lễ tiếp theo là văn nghệ. Nhiều Phật tử, đợi phần lễ Phật gần xong mới đến dự. Nói cách khác, quần chúng và phần đông Phật tử thích xem văn nghệ hơn là dự lễ. Vì nghi lễ của Phật Giáo tín đồ thường phàn nàn là khô khan, nhàm chán, thiếu hấp dẫn.

Mặt khác, nên nhìn một chức sắc của vài tôn giáo chúng ta thấy, nếu vị đó vừa giảng giáo lý vừa biết xử dụng cây đàn và hát vài dòng nhạc vui hài hước, thì buổi truyền giáo của vị ấy có kết quả tốt hơn.

Nhiều bản nhạc của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn chuyển tải triết lý nhà Phật, là điều rất đáng trân trọng và cần khuyến khích các thế hệ trẻ tiếp nối.

Thi Sỹ Phạm Thiên Thư cũng đã diễn một số kinh Phật qua hình thức Thơ. Và nếu có các thiên tài diễn kinh Phật qua âm nhạc; lại càng cần thiết hơn nữa, tại sao không?

Trịnh Công Sơn Phạm Thiên Thư

                               

Nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo hiểu giáo lý nhờ các bài vè. Và vè phải chăng có ít nhiều âm hưỡng nhạc tính mà chúng ta nên tìm hiểu phương tiện truyền đạo qua hình thức VÈ, nên chăng?

Đi xa và thực tế hơn, âm nhạc còn được xử dụng để chữa trị bệnh tật. Tại nước Mỹ, có nhiều thính phòng trang bị Nhạc Thiền. Ai bị căng thẳng thì mua vé 10 mỹ kim vào nghe. Tình trạng căng thẳng sẽ được thuyên giảm.

Chữa bệnh vảy nến (psoriasis) [ Hình bên dưới ] bằng âm nhạc. Bệnh nhân được đặt vào trong một lồng kính có tia tử ngoại màu tím*. Nếu bệnh nhân ấy vừa nằm trong lồng kính vừa được cho nghe Nhạc Thiền, thì kết quả lành bệnh nhanh hơn, gấp 4 lần so với bệnh nhân không được nghe nhạc Thiền. Sự diệu dụng của âm nhạc, nhất là Nhạc Thiền như thế, ai dám bảo xướng ca vô loại?

 

Ngắn gọn, chúng ta cần những người, hoặc nên có một ban đặc trách, nghiên cứu nên hay không xử dụng âm nhạc trong các sinh hoạt Phật Giáo. Nếu sử dụng thì Tăng Ni có nên được khuyến khích đóng góp hay không? Tại sao nên tại sao không? Và phải chăng nên đưa âm nhạc vào trong các buổi lễ Phật.

Dẫu gì đi nữa, việc tuân thủ lời dạy của Phật là cần thiết, nhất là Tăng Ni, nhưng việc tuân thủ nên chọn con đường trung đạo và hợp với khế lý, khế cơ, khế thời để đạo Phật dễ đến với quần chúng nhất là với tuổi trẻ. Hiện nay, khoa học ngày càng làm chứng cho những lời dạy của Phật qua phương tiện Thiền và Nhạc Thiền.

Chúng ta, phải chăng nên cập nhật những thông tin đúng, mang tính nhân bản, khoa học và thời đai? Trong đó, âm nhạc là một chương trình không thể thiếu.

                                          Hồng Quang

                                            30.4.2015

                                                  oOo

 *Theo “Sức Khỏe và Đời Sống”, cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế Việt Nam.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập