Cầu siêu có phải là nghi lễ Phật giáo không?

Đã đọc: 32654           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân và thiên.

Câu hỏi:
Xin cho biết ý nghĩa cầu siêu thất tuần cho người qúa cố. Đó có phải là nghi lễ Phật giáo không?
Tân (Ly Khanh).
 
Trả lời:
Quý Phật tử cư sĩ mến,
Câu hỏi của Phật tử gồm có 2 phần, chúng tôi xin lần lượt trả lời theo thứ tự.
 

1. Ý nghĩa cầu siêu thất tuần cho người quá cố

Vì Phật giáo cho rằng, không phải con người chết là hết. Sau khi xác thân này hư hoại thì thần thức tuỳ theo nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà người kia đã gieo tạo, ngoại trừ các bậc đại giác như  Đức Phật, các bậc Bồ-tát, các bậc A-la-hán đã cắt đứt dòng tham ái, đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Thế giới tình thức này không chỉ có cảnh giới con người, mà còn có các cảnh giới khác nữa, nếu tính từ dưới lên thì có: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, nhân  và thiên.

Việc cúng cầu siêu thất tuần cho người quá cố chỉ được tổ chức tại các nước theo truyền thống Bắc Phương Phật giáo. Theo Kinh Địa Tạng, phẩm thứ 8 “Chúa Tôi Xiêm La Xưng Tụng” trình bày sự kiện trong vòng 49 ngày, người chết như ngây như điếc, tâm thức không biết đường đi lối về, nên thân nhân cầu thỉnh chư Tăng, Ni vì lòng bi mẫn trì tụng tôn kinh để nhắc nhở thần thức của người mới mất. “Kính bạch đức Thế Tôn ! Kẻ nam, người nữ nơi mặt địa cầu đến lúc lâm chung, thần thức của họ tối tăm mờ mịt, chẳng biện biệt được điều lành, điều dữ, đến đỗi mắt tai không còn nghe thấy. Những người thân quyến của kẻ lâm chung hãy nên sắm sửa sự cúng-dường lớn, chuyển đọc kinh sám, niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ-tát, thì duyên lành ấy có thể giúp cho người thân đã mất lìa các nẻo ác, chúng ma, quỷ thần thảy đều lui tan” (bản dịch mới Kinh Bổn Nguyện của Bồ-tát Địa Tạng do Thầy Thích Thiện Thông dịch).

Như vậy, cúng 49 ngày thật sự có ý nghĩa chỉ đối với những người đã mất chưa quyết là được tái sanh về cảnh giới nào, hoặc đang trong trạng thái mê mê tỉnh tỉnh của thân trung ấm. Việc cúng cầu siêu  như vậy có tác dụng nhắc nhở, gợi cho người quá vãng hướng tâm về các thiện sự đã làm hoặc thiết tha thực hiện những tư tưởng tốt đẹp, nhờ đó thần thức được tái sanh về cảnh giới tốt đẹp hơn. Nhân tiện, xin giới thiệu đến Phật tử bài Ý Nghĩa Cầu Nguyện của đại đức Thích Viên Giác và bài Ý Nghĩa của Cầu Nguyện, Cầu An và Cầu Siêu của đại đức Thích Nhật Từ, để quý Phật tử đọc thêm, và bài Năm Hình Ảnh trước Cửa Tử của Hoà Thượng Rastrapal, do Hải Trần dịch ra tiếng Việt.

Cúng cầu siêu trong vòng 49 ngày như vậy thật sự luôn luôn cần thiết không?

Theo thiển ý của chúng tôi, các lễ cầu siêu không chỉ là lúc thân quyến cùng tưởng niệm đến người quá cố, cùng chia sẻ nỗi mất mát lớn lao, mà quan trọng còn là dịp tốt cho thân bằng quyến thuộc của người quá cố làm nhiều công đức như cúng dường Tam Bảo, hoặc bố thí cho người nghèo khổ, v.v… Trong thực tế, cũng như nhiều trường hợp trong Kinh  đề cập,  nhiều Tăng Ni, hoặc nam nữ cư sĩ sau khi bỏ thân này liền được sanh về các cảnh giới chư Thiên do nghiệp nhân thiện lành, hoặc lập tức bị sanh vào cảnh giới a-tu-la, ngạ quỷ, địa ngục vì những nghiệp nhân quá xấu ác. Như vậy, việc cúng cầu siêu cho người quá cố trong trường hợp này chỉ là để thể hiện lòng biết ơn hoặc lòng hiếu thảo của người còn sống đối với người đã khuất mà thôi. Tương tự, cho trường hợp cúng 49 ngày, cúng kỵ 100 ngày hoặc kỵ giỗ hàng năm của người đã khuất cũng là để bày tỏ lòng nhớ ơn hoặc nhân dịp đó làm trai cúng dường để cầu an, siêu trong gia đình, làm duyên cho con cái hoặc thân nhân đến với giáo pháp cao thượng.

Kinh Địa Tạng, phẩm  thứ 7, cũng nói rõ vấn đề này, nếu người cư sĩ tại gia vì người chết mà cúng dường thì bảy phần công đức người chết chỉ hưởng một phần. Sáu phần công đức còn lại những người thân nhân tổ chức cúng dường sẽ được hưởng. Điều này rất phù hợp với tinh thần của Đạo Phật: tha lực chỉ là phần hỗ trợ,  nghiệp lực của mỗi người phải tự nhận lấy, không ai có thể gánh chịu thế cho nhau được.

 

2. Việc cúng cầu siêu như vậy có phải là nghi lễ của Phật giáo không?

Nói một cách tổng quát, việc tổ chức cúng cầu nguyện như vậy là một trong những nghi lễ Phật giáo. Nhưng cũng xin trình bày là đạo Phật nhắm đến mục tiêu vì lợi ích cho chúng sanh, vì mục tiêu làm vơi bớt nỗi đau khổ của chúng sanh, chứ không phải vì nhu cầu cần có hình thức bày biện để làm đẹp mắt, vui tai hoặc cho dễ coi đối với xã hội. Do đó, nếu chúng ta chấp nhận chữ nghi lễ với định nghĩa là một hình thức bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính hay thương xót nguời đã khuất thì các hình thức cúng cầu siêu như vậy thuộc về nghi lễ của Phật giáo. Cũng xin nói thêm rằng, nghi lễ của Phật giáo không phải là một tập tục của một dòng họ hay thuộc xã hội nào, không hề liên hệ đến đời sống tâm linh của người sống hoặc người đã khuất mà  nghi lễ của Phật giáo xuất phát từ tinh thần độ sanh của hàng xuất gia cũng như trách nhiệm của người Phật tử tại gia. Ngoài ra, những chuyện bày biện màu mè, hình thức âm thanh sắc tướng, nhưng không liên hệ mục tiêu như đã trình bày thì không phải là nghi lễ của Phật giáo.

Mến chúc quý Phật tử đạo tâm tăng trưởng, thâm tín Phật Pháp và chuẩn bị hành trang thật tốt cho những hành trình thật xa mà ai cũng sẽ phải đi qua.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (5 đã gửi)

avatar
TNguyet 08/06/2010 07:36:31
Trong tat cả các Tôn Giao đều có những lễ nghi và Nghi thức của sự cầu an hoặc cầu siêu độ cho những thân nhân, bạn bè trong lúc bịnh tật hoặc đã quá vãng , điều này không thể nói là không có, vì ngay chính khi mình đứng ra chủ sự cầu bình an hay siêu độ, người chủ sự này đã một phần nào an được cái tâm của mình, cảm thất mình đã làm cái gì đó hữu ích, chuyện người bịnh hay người qúa cố có được ân triêm hay không, mình không phải là đương sự, nên chi không kiểm chứng được . Có một điều mà TN cảm thấy bất an là trong số các Chùa tại hải ngoại có đặt ra chi phí khi đưa côt/Linh cúa nguời thân vào Chùa, TN hiểu rằng Chùa cũng cần tài khoản để chi phi trong Chúng, tuy nhiên nếu chỉ định giá biểu như vậy thì cách nhìn về sự cầu an, cầu siêu này lai là một việc kinh doanh hơn là về tâm linh . Đặt trường hợp thân nhân không có tiền để chi phí thì phải làm sao đây ? Lúc đó phải chạy đôn, chạy đáo để tìm nơi dung cốt /linh cho thân nhân thì quả thật là đáng tội nghiệp , đây chỉ là một sự suy nghĩ của riêng cá nhân mà thôi, kính xin Quý Thầy / Cô góp ý . Thành kính tri ân.
avatar
Sik Aaron 23/10/2010 19:15:43
Giá cả chỉ là một hình thức thống nhất về giá trị và khuông khổ của sản phẩm hoặc sự việc. Người ta sử dụng như một công cụ đo đạt cho tương đối phù hợp mà thôi. Trường hợp bạn nêu ra thì có hai vấn đề như thế này:
thứ nhất, trên phương diện người có cơ sự như vậy thì buộc lòng phải tìm cách vay mượn ở đâu đó để lo việc chứ! Thử đặt mình vô hoàn cảnh đó mà xem?! Tôi nghĩ, nhà chùa cũng cần kinh phí để lo liệu cũng như bản thân mình lo. Họ có thể đảm trách được công việc này thay cho mình.
thứ hai, ở góc đọ nhà chùa thì tôi nghĩ một việc cỏn con như nhận linh cốt để ở chùa thì không đán là gì. cho nên mọi sự tuỳ trường hợp và hoàn cảnh. Tôi không nghĩ nhà chùa lại đi chèn ép những vấn đề nhạy cảm như thế bao giờ.
Tóm lại, sự việc thế nào thì đôi bên ngồi lại thương lượng và tìm cách giải quyết.
avatar
tranhung 17/02/2011 07:05:11
Nói đến Phật Giáo là phải nói đến thuyết Vô Ngã, Vô Thường, Nhân quả. Duyên sinh Người học Phật mà không nắm rõ các vấn đề trên thì chưa phải là đệ tử của Đức Phật Thích ca Mâu Ni. Trong kinh Tương ưng tập IV Đức Phật có dạy :
“ Nếu có người làm mười điều ác hạnh, rồi quần chung đông đảo đến cầu xin cầu khẩn chấp tay mong rẳng người ấy sẽ được sanh thiện thú. Sự cầu khẩn ấy là vô ích, vì người ấy làm mưồi điều ác hánhẽ rơi vào địa ngục ví như một người quăng một tảng đá vào hồ nước, rồi một số đông đảo quần chung đến cầu xin, cầu khẩn,chấp tay cầu rằng tảng đá ấy sẽ được nỗi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích, vì tảng đá ấy với sức nặng của nó không thể nỗi lên, không trôi vào bờ, như lời cầu xin của quần chúng ấy.
Trái lại , một người ỳư bỏ mười ác hạnh, làm mười hạnh lành, nếu có một số quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay cầu rằng người ấy sẽ sanh vào địa ngục, đoạ xứ, thời lời cầu xin ấy không được thành tựu, người ấy vẫn đựơc sanh lên cõi thiện thú, thiện giới cõi người. Ví như một người nhận chìm một ghè dầu vào trong hồ nước rồi đập bể ghè dầu ấy, thời dầu ấy sẽ nỗi lên trên mặt nước. Dẫu cho có một số đông quần chúng đông đảo đến cầu xin, cầu khẩn, chấp tay, cầu rắng số dầu ấy chìm xuống đáy nước. Lời cầu xin ấy tất nhiện không có kết quả, số dầu ấy vẫn nỗi trên mặt nước. Như vậy có cầu khẩn, cầu xin cũng không ích lợi gì “
Với lời dạy trên vậy việc cầu siêu chẵng có tác dụng gì đối với người đã chết, mà chỉ tốn công mất của mà thôi . Nếu nói cầu siêu là sự báo đáp công ơn cha mẹ vv.. thì việc báo đáp ấy không cói tác dụng gì? Nếu muốn báo đáp công ơn cha mẹ vv… thì người còn sống phải tu tâm dưỡng tánh, làm các điều thiện nhằm hướng đến công ơn cha mẹ là quá tốt rồi. còn nếu nói cầu siêu là nghi lễ của Phật Giáo thì hoàn toàn sai, nếu là nghi lễ thì trong đạo Phật tống phái nào cũng phải thực hiện, và Phật giáo nước nào cũng phải làm, thế thì tại sao chỉ có Phật Trung quốc , Việt nam và một số nước có ảnh hwongr văn hoá Tàu có nghgi lễ này , còn lại Phật giáo của các nước khác ( nước không ảnh ghwong văn hoá tàu) thì không có nghi lẽ cầu siêu. Vì vậy cầu siêu là một hình thức văn hoá của Tàu pha trộn với đạo Phật. Còn lại chết có linh hồn hay không? Sau khi chết đi về đâu? Thì xin nghiên cứu kỷ hơn về những những vấn đề cơ bản của Phật giáo như Vô thường, Vô ngã, duyên sinh, nhân quả và nghiệp báo vv…
Reply Tán thành Không tán thành
12
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
bien nguyen 25/08/2012 16:41:34
Cám ơn bạn Hưng .
tôi củng nghỉ như bạn vậy .

Gelek Gonpo
avatar
Mạnh Ánh 17/06/2012 15:46:09
Thưa Thầy con có một câu hỏi con xin phep được hỏi Thầy. Mong Thầy giúp đỡ con .
Mẹ con mất gần được 49 ngày . Thưa Thầy ở chỗ con sống hầu như rất ít Chùa Chiền vì thế đẻ tìm Thầy mời về nhà Cầu siêu 49 ngay là rất khó.Vì vậy con định mua kinh về và tự con cầu siêu cho Mẹ con có được không hả Thầy. Mong Thầy trả lời giúp con con xin cảm on Thầy.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
tổng số: 4 | đang hiển thị: 1 - 4

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.29

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập