Không phải là lời của Phật *

Đây là bài tiểu luận trong cuốn :“Leer ist die Welt“ (“Thế giới rỗng không„) của Kurt Schmidt, 1953, nxb Christiani Konstanz) gồm 13 tiểu luận về các vấn đề tôn giáo, triết học, đạo đức học, ngôn ngữ học và lịch sử triết học liên quan đến Phật giáo của nhà nghiên cứu Phật giáo người Đức, Kurt Schmidt, một trong những người tiên phong (từ những năm 20) nghiên cứu Phật giáo sâu sắc, nghiêm túc và trung thực tại Âu châu.
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo mỗi lần gặp phụ nữ. Theo truyền thuyết, lúc ấy Phật đã dạy: “Không được nhìn!„ Trả lời câu hỏi tiếp theo nếu trong trường hợp đã lỡ nhìn thấy người phụ nữ rồi thì phải ứng xử như thế nào, Phật lại dạy , cũng theo truyền thuyết: “Không được bắt chuyện!„ Trả lời câu hỏi thứ ba, các tỳ kheo phải đối xử như thế nào, khi chẳng đặng đừng câu chuyện đã được bắt đầu với người phụ nữ, Phật lại khuyên - cũng theo truyền thuyết: “Hãy giữ vững tâm trí!
Trong kinh Đại Niết bàn, - bản kinh lớn tường thuật về giai đoạn cuối đời và cái chết của Đức Phật có ghi đoạn đối thoại trên. Đoạn này xét ra không thật, mà là một thêm thắt của người đời sau. Điều đó có thể chứng minh được.
Đáng nghi ngờ trước hết là vị trí mà ở đó cuộc đối thoại trên được ghi lại ở trong kinh. Liền ngay trước đólà lời tường thuật Đức Phật đã an ủi lời than thở của Ananda rằng sau lúc nhập diệc của đấng toàn hảo các tỳ kheo sẽ không còn cĩ nơi nương tựa kiết tập bằng cách nêu lên 4 địa điểm chiêm bái, ở đó những người sùng đạo về sau sẽ lũ lượt kéo đến: đó là nơi Đức Phật hạ sanh, cây Bồ đề là nơi Đức Phật đã chứng ngộ chân lý, khu rừng Isipatana (Lộc uyển) tại Banares, nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và khu rừng Sala (thông tho) tại Kusinara, nơi Đức Phật nhập niết bàn - và ngay sau vị trí nói trên là lời tường thuật về việc Đức Phật đã yêu cầu các đệ tử của ngài không nên lo lắng về nghi lễ tẩm táng cho ngài mà nên để cho các cư sĩ lo việc ấy. Hai chuỗi tư tưởng trước và sau này liên kết với nhau một cách không gượng ép, còn sự hướng dẫn của Đức Phật về cách hành xử với phụ nữ xen vào giữa phá vỡ sự liên hệ của hai sự kiện nói trên. Điều này đã đủ cho thấy rằng đoạn văn về phụ nữ đã được thêm vào về sau.
Thật thế, những sự ghi xen vào như thế được tìm ra khá nhiều ngay chính trong kinh Đại Niết Bàn. Cho nên thật ra cũng không có gì lạ lùng khi nhận định rằng đoạn văn về những lời dạy về cách đối xử với phụ nữ của Phật không thật là lời của Phật. Đoạn văn ấy đã được một vị thuộc trường phái chống phụ nữ và theo khổ hạnh cực đoan đem lén vào và đã đưa vào thời điểm sau sự biên soạn kinh Đại Niết Bàn một khoảng thời gian khá lâu, khi mà ngôn ngữ Pali đã biến đổi.
Đức Phật đã không bao giờ phát ngôn như thế. Ngài đã nói thế nào về phái nữ, ta có thể tìm thấy trong câu kệ của 42 Bài không thuộc kinh tạng Pali mà bằng tiếng sanskrit, những lời thật đẹp, mà Karl Seidenstuecker đã chuyển dịch từ bản tiếng tàu trong tập “Buddhistische Evangelien“ của ông. Những lời ấy như sau:
“Khi nói với một người phụ nữ, hãy làm điều ấy với sự trong sáng của con tim. Hãy tự nói với chính mình: “Ở trong thế giới đầy phiền não này tôi muốn giống như một đoá huệ trong sạch, không bị vây tanh mùi bùn trong đầm hoa đang mọc. Nếu người phụ nữ là một vị già nua, hãy xem như là mẹ. Nếu người ấy là một bà chủ nhân đáng kính, hãy đối xử như một bà chị. Nếu là một người xuất thân thấp kém, hãy xem họ như là em gái của mình. Nếu người phụ nữ còn ngây thơ trẻ con, hãy đối xử tế nhị và lịch sự„.
Đây mới chính là - dù không hoàn toàn đúng theo từng chữ, nhưng chắc chắn theo đúng với tinh thần - những lời dạy đích thực của Đức Phật.
Kurt Schmidt (Theo tap chi Tia sáng)
*Thái Kim Lan chuyển từ bản tiếng Đức.
- Kinh điển Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay không? Thích Hạnh Bình
- Vài dòng giới thiệu về chữ संघ saṃgha dùng trong nhà Như Lai TS Huệ Dân
- Lịch sử kết tập kinh luật Thích Phước Sơn
- Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về chữ Phật trong Phạn ngữ TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về chữ Phật trong Phạn ngữ TS Huệ Dân
- Cá nghe kinh Trần Kiêm Đoàn
- Phương diện kết cấu trong nghệ thuật kể chuyện - thuyết pháp của Jakata (Những câu chuyện tiền thân đức Phật) Phan Thu Hiền
- Sự kết tập Kinh điển quên lãng niên đại lịch sử Stephen Batchelor đàm luận với Outlook India - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Dựa Vào Đâu Để Kiểm Chứng Lời Phật Dạy? Thông Khiêm
- Vài lời giới thiệu về ý nghĩa của chữ : Mantra (Thần Chú) - Phần 1 TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Kinh trong tiếng Phạn TS Huệ Dân
- Tìm hiểu do đâu chú Đại Bi in thiếu Phúc Trung
- Tam tạng Thánh điển là trọng tâm của Phật giáo TS Huệ Dân
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Kinh điển Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay không? 03/10/2012 10:33:00 |
![]() |
Vài lời giới thiệu về ý nghĩa của chữ : Mantra (Thần Chú) - Phần 1 31/05/2011 09:09:00 |
![]() |
Vài dòng giới thiệu về chữ Phật trong Phạn ngữ 18/02/2012 22:45:00 |
![]() |
Tam tạng Thánh điển là trọng tâm của Phật giáo 17/12/2010 19:41:00 |
![]() |
Tìm hiểu do đâu chú Đại Bi in thiếu 14/02/2011 07:07:00 |
![]() |
Lịch sử kết tập kinh luật 24/03/2012 23:12:00 |
![]() |
Dựa Vào Đâu Để Kiểm Chứng Lời Phật Dạy? 05/08/2011 08:49:00 |
![]() |
Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó 05/03/2012 23:29:00 |
![]() |
Cá nghe kinh 19/01/2012 20:00:00 |

Bạch thầy, có thể cho con các tựa sách đã được Việt dịch của tác giả Kurt Schmidt không ạ. Con có thể nghiên cứu thêm về kinh điển Phật Đà.
Con chân thành cám ơn.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)