Kinh Phật Thuyết Giải Ưu

Đã đọc: 4371           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

                                                                                        Hán dịch: Đại sư Thần Pháp Thiên

                                                                                        Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang

 

 Tôi nghe như vậy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các chúng Tỳ Kheo rằng: Chúng sinh nhiều vô số, nẻo luân hồi  vô biên, như sự tuần hoàn của loài kiến không có cùng tận. Chúng sinh vì tham ái cho nên bị màng vô minh che mờ như bị vùi trong bùn nhơ không thể ra khỏi. Chúng sinh ở quá khứ đi luân hồi trở lại nhiều không thể biết được.

Tỳ Kheo, thí như đất đai trong địa cầu này đều nhóm lại một chỗ, hòa làm những hạt bùn, to nhỏ như hạt đậu, số chúng sinh kia từ vô thỉ kiếp đến nay thọ sinh làm cha mẹ con cháu, cứ mỗi người trở xuống là một hạt bùn, những hạt bùn đó đã  hết rồi nhưng số lượng (luân hồi) làm cha mẹ con cháu cũng không thể hết.

Tỳ Kheo, như thế chúng sinh luân hồi vô biên, (vì )tham ái vô minh, vùi sâu trong bùn lầy ái dục điên đảo, sống chết vần xoay không thể tính số, như thế các ông cần biết để đoạn trừ luân hồi.

Đức Phật lại bảo: Tỳ kheo, nếu đem xương cốt vô số chúng sinh luân hồi này mà chồng chất lên nhau thì như núi Diệu Cao không tan không rã. Như thế hàng Vô học Thanh Văn, đạt Bốn thánh đế, rõ biết khổ này, nguyên nhân gây khổ, khổ diệt, chứng Khổ Thánh đế. Chúng sinh vô số kia thấy xương thây kia mà không biết là khổ thì không có thể vượt được ba cõi phiền não. Nếu diệt được ba cõi phiền não, chứng pháp Bất không Tu đà hoàn thì quyết định đạt được Bồ đề. Do bảy lần sinh ở trong cõi người, tác đoạn luân hồi, trừ diệt phiền não, khi bảy lần tái sinh đã xong Thánh đế hiện tiền, có Chánh trí tuệ, diệt tận phiền não còn lại, đạt đến Niết bàn tịch tĩnh, chúng sinh kia mới thoát khỏi sự đau khổ của luân hồi.

Đức Phật bảo, Tỳ kheo, khi người ta làm quyến thuộc thì ái luyến nhau, bởi tham ái này tạo ra nhiều nghiệp, sinh tử luân hồi; giống như voi rừng bị tù hãm trong hố bùn không có ngày ra. Và quyến thuộc kia như cát sông Hằng, mẹ cha nuôi nấng, giống như con thân, cho đến đời sau theo đó mà tiếp tục… mỗi mỗi không giống nhau. Hoặc vì nô bộc, hoặc vì oan gia mà sân hận nhau rồi chê bai ấu đả, hoặc bị loài khác ăn nuốt lẫn nhau, hoặc bị sát hại…nhiều loại như thế. Nhiều nẻo luân hồi, như chúng cõi Thất tiên, hoặc tụ hoặc tán, cũng như trời mưa sinh ra bọt nước, thoạt nổi thoạt chìm, do vậy chúng sinh ngu si rất mạnh, u mê điên đảo không rõ luân hồi. Đối với quyến thuộc của mình, vọng sanh luyến tưởng, tạo đủ các nghiệp, chưa có một chút thời gian được trụ trong niềm thanh tịnh. Hơn nữa chúng hữu tình kia, luân hồi từ vô thỉ, giống như ở trong cõi địa ngục uống nước đồng sôi nhiều hơn nước biển lớn,  hoặc như loài chó loài heo ăn đồ bất tịnh chồng chất như núi Diệu Cao. Hoặc chúng sinh kia, sinh tử chia lìa, ái luyến khóc lóc nhiều như nước biển; hoặc chúng sinh kia giết hại lẫn nhau, đầu lâu chất lên cao hơn cả cõi Phạm Thiên; hoặc như sâu trùng ăn máu mủ nhiều như nước biển; hoặc là loài ngạ quỷ do đời trước xan tham nên chịu khổ đói khát, khi vừa muốn ăn thì thức ăn kia biến thành ngọn lửa; sau khi hết kiếp ngạ quỉ bèn sanh vào cõi người, nghèo cùng đói khát, đủ thứ đau khổ, nói không thể hết. Hoặc chúng sinh kia do tu phước thiện, sinh vào các cảnh giới Đao Lợi Thiên tuyệt đẹp, thường hưởng thụ khoái lạc nên tham ái lẫy lừng, như lửa đốt cỏ khô, rồi khi phước báo hết rồi bèn đọa vào đường ác, thí như chim muôn gãy đi hai cánh, lập tức rơi xuống đất chịu đủ thứ khổ…Phải đoạn luân hồi, mau cầu giải thoát.

Đức Phật bảo, Tỳ kheo, thí như sông ngòi, đất đai, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, Tu Di Lô sơn, dẫu cho các làng mạc trên thế giới, tiêu điều thì chúng nó vẫn còn thường tại thế gian. Đối với kinh điển cũng lại như thế, thế giới dù hoại pháp vẫn cửu trụ.

Ý này thế nào? Nghĩa là đối với tất cả chúng sinh mà dứt hẳn luân hồi vậy.

Chư Tỳ kheo nghe xong, tín thọ phụng hành.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập