Kinh Chuyển Pháp Luân - Thi hóa

A Nan tường thuật như vầy :
Phật thời ngự tại đông đầy vườn Nai
Thuộc Isipatana gần ngay Benares
Hóa duyên bằng hữu bạn lành Trần Như
Ngài rằng hai lối đoạn trừ
Cần nên điều phục tâm tư dung hòa
Bạn hiền gạn hỏi thật thà
Thưa Ngài hai pháp ở xa hay gần
Ung dung từ tốn ân cần
Thân tâm quyến luyến sắc thân ích gì
Khổ thân chẳng ích bỏ đi
Tỉnh thức tám pháp Chính tri hiển bài
Con đường Trung đạo không hai
May thay Ngài tiếp điển tài tám chi
Rõ phần Chánh kiến ngay khi
Nghĩ suy Chánh đạo tâm qui tận nguồn
Suông lời đúng pháp suối tuông
Trắng trong thay nghiệp luôn luôn hành trì
Sống đời an ổn tâm bi
Chuyên cần tiến bước lối đi chân thường
Ghi lòng tạc dạ tình thương
Định thần quán tưởng con đường không hai
Lão sinh bệnh chết ai bày
Biết bao cái khổ ở ngay dương trần
Nhân vì tạo nghiệp bởi thân
Cho nên gánh chịu ân cần trách ai
Tỉnh thức hiện tại trí khai
Vui mừng thể nghiệm khứ lai vẫn là
Đạo thành đâu dễ tìm ra
Đây là Khổ đế Ta bà có không
Đây là Tập đế đục trong
Đây là Diệt đế trong lòng thảnh thơi
Đây là Đạo đế sáng ngời
Vui thay lan tỏa cõi đời hậu lai
Trần Như tường tận mở khai
Bánh xe Diệu pháp ai ai cũng hành
Thi hóa
T. Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Kinh Gandhatthena: Nhà Sư Ăn Cắp Mùi Hương Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( Majjhima Nikàya ) Chuyển Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa TRƯỜNG BỘ KINH ( Dìgha Nikàya ) Chuyển thể Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới Nguyên Giác
- Nội dung chính của bài kinh đầu tiên: Chuyển Pháp Luân TS Huệ Dân
- Những con số bảy trong kinh tạng Pali Như Quang
- Niềm tin và kinh Kalama Tỳ khưu Bodhi - Bình Anson lược dịch
- Bài kinh giới hạnh Nguyên tác: Sayadaw U Silananda - Việt dịch: Nita Truitner
- Tổng Quan Về Bốn Bộ A-Hàm Thích Nguyên Hùng
- Giới Thiệu Kinh Tạp A-Hàm Thích Nguyên Hùng
- Kinh Tăng Chi Bộ - Chương I - Phẩm đoạn triền cái - Phân tích Minh Mẫn
- Kinh Trung bộ - Kinh Pháp môn căn bản (Mulapariyaya sutta) HT. Thích Minh Châu dịch - Minh Mẫn lược giải
- Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 000: Dẫn nhập khoá học "Kinh Trung Bộ và Cuộc sống" Thích Nhật Từ
- Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 001: Các cấp độ nhận thức Thích Nhật Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 000: Dẫn nhập khoá học "Kinh Trung Bộ và Cuộc sống" 25/10/2009 10:19:00 |
![]() |
Kinh Trung Bộ giảng giải - Bài 001: Các cấp độ nhận thức 25/10/2009 10:15:00 |
![]() |
Kinh Tăng Chi Bộ - Chương I - Phẩm đoạn triền cái - Phân tích 24/12/2009 02:21:00 |
![]() |
Kinh Trung bộ - Kinh Pháp môn căn bản (Mulapariyaya sutta) 24/12/2009 02:07:00 |
![]() |
Bài kinh giới hạnh 08/04/2010 16:11:00 |
![]() |
Giới Thiệu Kinh Tạp A-Hàm 24/12/2009 03:16:00 |
![]() |
Niềm tin và kinh Kalama 19/10/2010 16:32:00 |
![]() |
Nội dung chính của bài kinh đầu tiên: Chuyển Pháp Luân 17/12/2010 20:03:00 |

Mỗi người làm một việc, nhiều người làm nhiều việc, đặc biệt là thuần hóa Kinh điển ra tiếng Mẹ Cha của mình. Hay lắm, quý Thầy cứ làm tới để cống hiến việc này cho thế hệ hiện tại và mai sau.
Năm mới, kính chúc quý Thầy và quý độc giả nhiều an lạc trong ánh sáng của đức Thế Tôn.
Kính chào Quý Thầy.
HM
Xin chân thành cảm tạ những lời bình phẫm gởi đến cho Thầy Minh Đức và qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay, cũng như cho TS Huệ Dân.
Việc dịch thuật kinh Phật đã có từ xưa trong lịch sử Phật học Việt Nam. Việc làm này không dành cho riêng ai hết, mà chỉ cần có sự tương trợ lẫn nhau, từ vật chất cũng như tinh thần, của những ai thích đóng góp vào việc chuyễn tải, những nội dung và ý nghĩa Phật học đang còn nằm trong ngoại ngữ, được mang bản sắc Việt, cho những thế hệ sau dễ dàng tu học và đưa đạo Phật gần gũi với người con Phật Việt Nam, ở thế kỷ mới theo sự chuyển biến tinh tấn của chữ Việt trong những ngày gần đây. Đồng thời cũng tạo thêm sự phong phú cho Văn hóa của dân tộc.
Dịch thuật kinh Phật giáo là một công việc thầm lặng, chứa đầy khó khăn, cần có một tinh thần làm việc tự giác, vô tư, và không chỉ dừng lại ở sự thông thạo về ngôn ngữ hay văn tự, mà người dịch bị đòi hỏi phải có những tri thức uyên áo về Phật học và Văn hóa.
Nhờ những yêu cầu quá khắc khe trong việc dịch thuật, mà có thể giúp được người tu tránh đi những sự hiểu sai lệch và cũng hạn chế bớt đi những mê tín dị đoan thật đáng tiếc.
Đây cũng là một yếu tố quan trọng nhất của tiếng Việt để tách rời những áo nghĩa uyên thâm, hàm chứa, trong những câu ngoại ngữ ra, rồi định hình theo ý Việt ngày nay.
Có những danh từ đã thấm nhuần trong tiếng Việt thì người ta nhận ra và hiểu biết một cách dễ dàng như trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.
Chữ Ratnatrayāya. Ratna có gốc từ tiếng Phạn रत्न, ghép từ hai chữ : rā nhóm một và -na, thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : viên ngọc.
Gốc thân từ rā nhóm một, √ रा, rā_1 : cho, đồng ý, giao phó.
Gốc thân từ rā nhóm hai, रा rā_2, xuất phát từ rā nhóm một : hành động cho, hay giao phó. Chữ–na, ॰न, dạng biến cách : hình thức làm bổ nghĩa cho cụm từ đi chung với nó.
Trayāya trong phạn ngữ thuộc dạng nam tính, xuất phát từ chữ त्रय traya, có gốc từ chữ tri và -ya, thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : thứ ba, bộ ba, số ba, thuộc về số ba.
Chữ tri, त्रि : số ba, त्रयी : gấp ba lần. Chữ-ya, ॰य : thuộc về, liên quan, phát sinh từ, hình dạng của một chất lượng trừu tượng.
Chữ Triratna : Tam bảo.
Qua định nghĩa của chữ Ratna và Trayāya trong phạn ngữ, thì ý Việt được hiểu như là ba viên ngọc và Hán Việt gọi là Tam Bảo. Như vậy, trên phương diện Phật học thì Tam bảo được xem là ba ngôi qúy báu, mà trong đó bao gồm : Phật Bảo, Pháp Bảo,Tăng Bảo. Hay chữ thiền tự thường mang nghĩa là chùa chiền.
Ngoài việc trợ giúp ý nghĩa từ vựng của các từ điển Phật học. Câu dịch thuật được hoàn thành cần phải có thêm sự hổ trợ của Văn hóa để làm chức năng bổ nghĩa, hầu giúp người đọc hiểu them tánh phổ biến của nó qua những thời đi ểm khác nhau trong nhiều lãnh vực xã hội của con người.
Thí dụ : từ Bụt, theo một số ý kiến khác nhau của những nhà nghiên cứu Văn học và Văn hóa Việt Nam, thì chữ Bụt vốn là âm cổ của từ Phật trước đời Đường, và chữ Phật, phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha (âm là Phật đà), chữ devaganari viết बुद्ध.
Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan.
Động từ căn √budh nhóm một (√बुध्), có nghĩa : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.
Chữ budh nhóm hai, có gốc từ chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : người tự tỉnh thức, người hiểu biết, thông minh, sáng suốt, khôn ngoan.
Chữ buddhi (बुद्धि) có gốc từ chữ budh nhóm một và thân từ -ti (ति hình thể hoạt động, thuộc nữ tính), có nghĩa : tinh thần, thông minh, khả năng nhận thức, hiểu biết, trí tuệ, nghĩ, ý tưởng, giải quyết.
Nhưng khi chữ Bụt vào Văn hóa Việt Nam đã được Việt hóa hoàn toàn, và trở thành một ông Tiên chuyên cứu giúp người lành... mà điều này có thể thấy qua những truyện cổ tích của Việt Nam như : Bụt là một ông cụ hiền từ, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”. Sau khi hiểu rõ sự tình của người trình bày oan khuất, ông Bụt hóa phép giúp đỡ hay dịu dàng hướng dẫn.
Trong Văn học dân gian của nước Việt Nam, hình ảnh ông Bụt là biểu trưng của tấm lòng Thiện, mang đặc tính dân gian của người Việt Nam, và nét đặc biệt hơn nữa, là trong gia đình người Việt, ít khi được nghe nói, người ta thờ Ông Bụt, do đó không có đạo Bụt, nhưng người ta vẫn tin rằng, ông luôn luôn là vị cứu tinh của họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đày ải, hay không còn cách giải quyết nào khác.
Chữ Việt đã đủ sức diễn đạt tư tưởng của dân tộc trong qúa khứ và ngày nay có khả năng diễn dịch các loại sách văn hoá, khoa học, triết học, tôn giáo... của nước ngoài. Nhưng ước mơ được đọc những Tạng Kinh Điễn Phật học bằng tiếng việt vẫn còn xa vời trong Phật giáo Việt Nam.
Kính chúc Huệ Minh một ngày vui vẻ trong tình Phật học. Việc dịch thuật nghiên cứu không dành riêng cho ai hết, nếu bạn cảm thấy có thời gian và khả năng. Xin cùng tham gia với chúng tôi.
Kính bút
TS Huệ Dân
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)