Nghi Thức Tụng Kinh Di Giáo Song Ngữ

Đã đọc: 844           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hãy ý thức thực tập các cảm giác hổ thẹn; cảm giác hổ thẹn là thứ trang sức đẹp nhất trong mọi thứ trang sức. Người biết hổ thẹn có khả năng chế ngự các pháp bất thiện. Thế cho nên, các vị đừng bao giờ bỏ quên và đánh mất tâm hổ thẹn; tâm hổ thẹn vừa là đức tính tốt, vừa là bùa hộ mạng có giá trị và hữu ích cho cuộc đời. Đánh mất tâm hổ thẹn là đánh mất tất cả pháp lành, người có tâm hổ thẹn thì có thể tạo ra nhiều công đức và pháp lành, và người không có tâm hổ thẹn là người thiếu tu, không thể tạo ra công đức và pháp lành trong cuộc sống.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tán Phật

Xinh tốt như hoa sen

Rạng ngời như Bắc đẩu

Xin quay về nương tựa

Bậc Thầy của nhân thiên.

Sen quý nở đài giác ngộ,

Hào quang chiếu rạng mười phương,

Trí tuệ vượt tầm pháp giới,

Từ bi thắm nhuần non sông,

Vừa thấy dung nhan Điều Ngự,

Tâm thành trọn lòng kính dâng,

Hướng về tán dương Tam Bảo,

Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng. (O)

Dâng Hương

Hương đốt khói trầm xông ngát

Kết thành một đóa tường vân,

Đệ tử đem lòng thành kính

Cúng dường chư Phật mười hương

Giới luật chuyên trì nghiêm mật

Công phu thiền định tinh cần

Tuệ giác hiện dần quả báu

Dâng thành một nén tâm hương.

Chúng con kính dâng hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến lên chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư hiền thánh Tăng, chư hộ pháp, thiện thần, chứng minh lòng thành kính của chúng con. (O)

Kính đảnh lễ Phật Bảo

Phật bảo sáng vô cùng

Đã từng vô lượng kiếp thành công

Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông

Sáng rực đỉnh Linh Phong

Trên trán phóng hào quang rực rỡ

Chiếu soi sáu nẻo hôn mông

Long Hoa hội lớn nguyện tương phùng

Tiếp nối Pháp chánh tông

Về nương tựa Phật Bảo

Xin quy y thường trú Phật-đà-gia.

 

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Phật thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy)

 

Kính đảnh lễ Pháp Bảo

Pháp bảo đẹp vô cùng

Lời vàng do chánh Phật tuyên dương

Chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương

Pháp mầu nhiệm tỏ tường

Ghi chép rõ ràng thành Ba Tạng

Lưu truyền hậu thế mười phương

Chúng con nay thấy được con đường

Về nương tựa Pháp Bảo

Xin quy y thường trú Đạt-mạ-gia.

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Pháp thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy)

 

Kính đảnh lễ Tăng Bảo

Tăng bảo quý vô cùng

Phước điền hạt tốt đã đơm bông

Ba y một bát bước thong dong

Giới định tuệ dung thông

An trú đêm ngày trong chánh niệm

Thiền cơ chứng đạt nên công

Chúng con tất cả nguyện một lòng

Về nương tựa Tăng Bảo

Xin quy y thường trú Sanghaya.

Đệ tử chúng con chí tâm kính lễ chư Tăng thường trú trong ba đời và mười phương. (O, 1 lạy)

(Thiền tập 15 phút)

Khai Kinh

Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên nay được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi. (O)

TỤNG KINH DI GIÁO

(Kinh Giáo Huấn Vắn Tắt, Cốt Yếu, và Tối Hậu của Đức Phật Trước Khi Nhập Niết Bàn)

 

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển vận bánh xe chánh Pháp, lần đầu tiên hóa độ tôn giả A-nhã Kiều-trần-như, và lần thuyết pháp cuối cùng, Đức Phật hóa độ tôn giả Tu-bạt-đà-la. Những người đáng được hóa độ, Ngài đã hóa độ tất cả. Vào đêm cuối trước khi nhập Niết-bàn, trong rừng Sa la, giữa cây song thọ giữa đêm khuya tĩnh mịch, không gian hoàn toàn tĩnh lặng không một tiếng động, Đức Phật đã nói tóm tắt những điều cốt yếu của chánh Pháp cho các đệ tử như sau:

“Này các đệ tử, sau khi Như lai diệt độ, các vị phải trân trọng tôn kính giới luật, như người nghèo khổ gặp được vàng ngọc, như người đi trong đêm tối gặp được ánh sáng, như kẻ đui mù mắt được sáng ra. Ý thức rằng giới luật là bậc thầy tốt nhất cho các vị; việc tu học, áp dụng, và thực hành giới luật vào trong đời sống hằng ngày là những việc làm thiết thực, giá trị, và hữu ích cho các vị; dẫu có sống nhiều năm ở đời đi chăng nữa, nhưng Như Lai cũng không ngoài mục đích khuyên dạy các vị về giới luật ấy mà thôi.” (C)      

Người xuất gia giữ gìn giới luật thì không nên buôn, bán, đổi chác, kinh doanh nhà cửa, đầu tư lâm nghiệp, nông nghiệp, hải sản, thủy sản, nuôi người, tôi tớ, và súc vật, theo kiểu thế tục, và không nên chặt đốn cây cối, đốt phá núi rừng, coi bói tướng số, thiên văn, ngày giờ tốt, xấu, xem sao giải hạn, và coi phong thủy; tất cả các việc nêu trên đều không thích hợp với các vị, hãy tránh xa chúng như tránh hố lửa. 

Do vậy, các vị nên sống tiết chế thân mạng, ăn uống điều độ, duy trì nếp sống thanh cao và giải thoát, không tham gia chính trị, lãnh đạo sứ mạng liên lạc chính trị, không được luyện bùa chú, chế linh dược, giao hảo với người bất thiện, và kết thân với kẻ ngạo mạn. Sống tinh cần, tỉnh thức, chánh niệm, tĩnh giác, vững chãi, và thảnh thơi trong từng giây từng phút để đạt được đạo quả giác ngộ và giải thoát, các vị không được che giấu lỗi lầm và bày vẻ những điều mê hoặc để quyến rũ quần chúng. Khi thọ nhận phẩm vật cúng dường của người đàn việt, các vị phải lượng phúc đức của mình, ít ham muốn, biết cách sống vừa đủ để hành đạo, không nên tích trữ tài sản để trổi dậy lòng tham.

Như lai vừa nói tóm tắt về việc giữ giới; Giới là nền tảng căn bản của sự giải thoát được mệnh danh là Ba-la-đề-mộc-xoa. Người giữ giới có thể sống cuộc đời an vui và hạnh phúc và có thể đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. Nhờ giữ gìn giới luật, thiền định phát sinh, nhờ thực tập thiền định, trí tuệ phát sinh, và nhờ trí tuệ phát sinh, các vị có khả năng nhận diện và chuyển hóa khổ đau tốt đẹp. (C)

Này các đệ tử, việc giữ giới luật rất quan trọng và cần thiết cho đời sống của quý vị; Những ai giữ gìn tịnh giới tinh chuyên và hoàn hảo thì người đó có công đức và pháp lành, ngược lại, những ai giữ gìn tịnh giới không tinh chuyên và không hoàn hảo, thì công đức và pháp lành của họ không dễ phát sinh. Do đó, các vị nên biết rằng tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn an toàn cho mọi thứ công đức và pháp lành phát sinh.

Này các đệ tử, khi giữ gìn giới luật, thì các vị phải khéo léo chế ngự năm giác quan, không để cho chúng rong ruổi theo năm thứ dục lạc: tài năng, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, và ngủ nghỉ, như kẻ chăn trâu cầm roi không để cho trâu dẫm đạp và ăn lúa mạ của người. Một khi các vị sống phóng túng năm thứ giác quan, thì năm thứ dục lạc sẽ chế ngự và chi phối đời sống của các vị, như con ngựa hung hãn nếu không chế ngự bằng dây cương, thì nó sẽ mang con người lao xuống hầm hố. Nạn giặc cướp làm con người chỉ khổ một đời trong khi nạn giặc giác quan làm con người khổ đau trong nhiều kiếp. Do đó, các vị phải nên cẩn trọng tai hại của các giác quan, người có trí tuệ canh giữ các giác quan như canh giữ giặc không để cho chúng phóng túng và buông lung.

Này các đệ tử, trong năm giác quan của con người, tâm đóng vai trò quan trọng nhất. Tâm niệm lành sẽ đưa đến hành động lành và ý nghĩ lành, và tâm niệm không lành sẽ đưa đến hành động và ý nghĩ không lành; tâm niệm lành sẽ đưa đến lợi mình và lợi người, ngược lại, tâm niệm không lành sẽ đưa đến hại mình và hại người. Do vậy, các vị phải cố gắng phát triển tâm niệm lành để đem đến lợi lạc cho quần sinh, cẩn thận chế ngự tâm ý tà vậy của các vị. Tâm ý tà vậy rất là nguy hiểm, đáng sợ hơn thú dữ và rắn độc, như một người cứ say mê cầm chén mật trên tay và không để ý tới hầm hố và vực thẳm bên đường, như con voi điên mà không có móc sắc, như khỉ, vượn gặp rừng cây tha hồ tung tăng, nhảy nhót. Chế ngự được chúng thì thật là khó khăn. Do vậy, các vị cố gắng chế ngự tâm buông lung và bất thiện của mình. Để giữ gìn và phát triển các pháp lành, các vị thường xuyên quán chiếu tâm ý của mình bằng cách thực hành thiền tập và theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra một các chánh niệm và tĩnh giác. Khi tâm mình định tĩnh và sáng suốt, thì lúc đó, các vị có thể giải quyết mọi thứ tốt đẹp, dễ dàng, thích hợp, và nhanh chóng.    

Này các đệ tử, khi thọ dụng đồ ăn thức uống của người thí chủ cúng dường, các vị nên xem chúng như thuốc, ngon không ham, dở không chê. Ăn uống vừa đủ để duy trì cơ thể cho khỏi đói khát, như con ong tìm hoa hút mật, hút xong rồi bay đi, nhưng nó không làm tổn thương hương sắc của hoa. Cũng vậy, người xuất gia khi thọ dụng vật thực cúng dường của người đàn việt chỉ đủ sức khỏe để tu học, không được tham cầu vật thực cúng dường quá nhiều sẽ làm tổn giảm niềm tin hộ pháp của người thí chủ. Khi thọ nhận vật chất cúng dường của người thí chủ, các vị hãy nỗ lực tu tập để tạo thêm công đức và tín tâm cho người đàn việt, ngược lại, nếu thọ nhận vật phẩm cúng dường của người đàn việt, các vị không siêng năng tu tập, thì phước đức của người nhận sẽ bị tổn giảm, và phước đức của người cho sẽ không tăng trưởng. Là người có trí, các vị hãy thường xuyên quán chiếu như vậy một cách khéo léo trong việc thọ nhận vật chất cúng dường của người đàn việt để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. (C)

Này các đệ tử, ban ngày, các vị nỗ lực tu tập pháp lành, không để thời gian trôi qua lãng phí, đầu đêm, cuối đêm, các vị siêng năng tụng niệm, giữa đêm, các vị hành trì thiền định để nạp thêm bình điện tâm linh, tăng trưởng điều lành, và chuyển hóa điều ác. Ngủ nghỉ quá nhiều sẽ làm cuộc đời trở nên vô ích, hãy nên nhớ rằng ngọn lửa vô thường đang đốt cháy đời người, và hãy tinh tấn lên để tự cứu mình. Con ma ham ngủ và lười biếng dữ hơn kẻ thù luôn luôn rình rập và giết hại cuộc đời. Hãy cảnh giác phiền não đang ngủ ngầm trong tâm, như cảnh giác con rắn độc đang nằm trong góc nhà. Hãy dùng móc sắt giới hạnh, thiền định, tinh tấn, chánh niệm, và tỉnh thức để kéo nó ra. Khi rắn độc ra rồi, thì các vị mới yên tâm ngủ nghỉ, nếu rắn độc chưa ra, các vị cứ say mê ngủ nghỉ, thì điều đó giống như là kẻ không biết hổ thẹn.

Hãy ý thc thc tp các cm giác h thn; cm giác h thn là th trang sc đp nht trong mi th trang sc.  Người biết hổ thẹn có khả năng chế ngự các pháp bất thiện. Thế cho nên, các vị đừng bao giờ bỏ quên và đánh mất tâm hổ thẹn; tâm hổ thẹn vừa là đức tính tốt, vừa là bùa hộ mạng có giá trị và hữu ích cho cuộc đời. Đánh mất tâm hổ thẹn là đánh mất tất cả pháp lành, người có tâm hổ thẹn thì có thể tạo ra nhiều công đức và pháp lành, và người không có tâm hổ thẹn là người thiếu tu, không thể tạo ra công đức và pháp lành trong cuộc sống.

Này các đệ tử, nếu ai đó làm xúc phạm thanh danh, danh dự, và uy tín của mình, thì các vị phải khéo léo theo dõi hơi thở chánh niệm bằng cách giữ gìn lời nói xây dựng, hòa hợp, và hòa giải, nhớ kiềm chế tự thân đừng để tâm mình nổi lên cơn giận dữ và bực tức, nó sẽ thiêu cháy hết rừng công đức và sự nghiệp tu tập và đạo Pháp của các vị. Người nào chế ngự tâm nóng giận, thì người đó có thể thực tập đức tính kham nhẫn. Người nào thực tập đức tính kham nhẫn tốt đẹp, người đó không những được gọi là người trí, mà còn là người có sức mạnh vô song, như người uống nước cam lồ có khả năng giúp mình bớt khát nước. Người nào không thực tập đức tính kham nhẫn, lửa sân không những đốt cháy người đó, mà còn đốt cháy tất cả các công đức và pháp lành của họ, sự sân giận còn dữ hơn lửa cháy rừng, hãy cẩn thận chế ngự tâm sân giận. Trong tất cả các loại giặc cướp công đức, lửa sân giận là loại giặc nguy hiểm nhất trong đời.

Người thế gian sống, vẫn còn bon chen, tranh đua, hưởng thụ các dục lạc, thiếu phương pháp thực tập, và chế ngự tính khí nóng nảy của họ, nếu họ sân giận thì có thể tha thứ họ được. Tuy nhiên, các vị là người xuất gia tu học và hành đạo có phương pháp tu tập, có thể loại bỏ các dục vọng và thú vui trần tục ở đời, nếu không chuyển hóa được sân giận, thì các vị thật là kẻ đáng trách, cũng giống như bầu trời quang đãng, mà có sấm sét nổi lên, điều đó là điều không thích hợp. 

Này các đệ tử, khi trở thành người xuất sĩ, cạo bỏ râu tóc, các vị hãy tự xoa đầu mình và nhớ rằng: Không sử dụng mỹ phẩm và đồ trang sức thế gian, các vị khoác trên mình chiếc áo ca sa hoại sắc, tay bưng bình bát để đi khất thực, và dùng đồ ăn khất thực, thiền định, chánh niệm, và tỉnh thức để nuôi dưỡng và kiểm soát thân tâm. Khi tâm lý kiêu ngạo nổi lên, thì các vị ý thức nhận diện và chế ngự nó, bởi vì kiêu ngạo là một trong những tâm lý tiêu cực, những ai có tâm ý kiêu ngạo và ngã mạn, thì nó sẽ đốt cháy quý vị. Ý thức việc ấy, là người xuất gia nguyện sống cuộc đời an vui, tự tại, và giải thoát, thì các vị nên tu tập Phật Pháp để nhận diện và chuyển hóa chúng.

Này các đệ tử, các vị phải canh chừng tâm lý a dua và nịnh bợ, nó có thể làm chướng ngại cho việc tu tập, giải thoát, và các công tác Phật sự của mình. Để ngăn ngừa tâm lý a dua và nịnh bợ, các vị thường xuyên thực tập hạnh khiêm nhường, khiêm cung, chân chánh, và chính trực, đó là cách tốt nhất phát triển khả năng và trình độ tu học của mình, góp phần hoằng dương chánh Pháp ngay tại thế gian này. (C)

Này các đệ tử, các vị nên biết một khi tâm tham muốn và nhu cầu lợi dưỡng càng nhiều, thì khổ não và dục vọng càng tăng, ngược lại, một khi tâm tham muốn và nhu cầu lợi dưỡng càng ít, thì khổ não và dục vọng càng giảm. Những ai có ít tham muốn thì họ không bị tâm dua nịnh chế ngự và chi phối, sống cuộc đời nhẹ nhàng và thanh thản, có thể hướng tới an vui và hạnh phúc ở hiện đời. Những ai thực tập hạnh biết đủ, thì họ có thể chế tác ra nhiều công đức và chế ngự tâm tham muốn và khổ não, thân tâm của họ không bị các giác quan và ngoại cảnh chi phối. Thực tập hạnh ít ham muốn và biết đủ, các vị có thể đạt được hạnh phúc ngay trong hiện đời.

Này các đệ tử, nếu muốn nhận diện và chuyển hóa khổ đau một cách hiệu quả, các vị phải thường xuyên học hạnh biết đủ; học hạnh biết đủ có khả năng giúp các vị sống cuộc đời nhẹ nhàng, thanh thản, và yên ổn. Người biết đủ thì nằm trên đất cảm thấy tự tại, an vui, và hạnh phúc, ngược lại, người không biết đủ dù nằm ở thiên đường, họ vẫn cảm thấy thiếu thốn, lo âu, và sầu muộn. Người biết đủ thì sống cuộc đời an lạc, nhẹ nhàng, tự tại, và thoải mái, không bị ngoại cảnh và vật chất lôi kéo, ngược lại, người không biết đủ thì bị tràn ngập mưu toan, lo lắng, phiền muộn, và khổ đau, luôn bị năm thứ dục lạc: tài, sắc, danh, thực, thùy chế ngự và lôi kéo. Do vậy, để sống cuộc đời tự do, an vui, và hạnh phúc, các vị nên cố gắng sống cuộc đời biết đủ và ít tham muốn.

Này các đệ tử, để sống cuộc đời thanh thản và an lạc, thì các vị phải xa lánh những nơi ồn ào, náo nhiệt, và những hội chúng đông người. Những ai sống cuộc đời yên tĩnh bằng thiền tập thì họ sẽ được chư thiên và loài người tôn kính. Ở đơn độc một mình làm chủ được thân tâm bằng chánh niệm và tĩnh  giác, thì các vị có khả năng nhận diện và chuyển hóa khổ đau. Sống chung với những hội chúng đông người, và những chỗ ồn ào và náo nhiệt, thì các vị dễ dàng bị họ quấy nhiễu, như cây đại thọ mà có nhiều chim chóc tụ tập, thì chúng sẽ làm thiệt hại hư cành. Những ai tham đắm dục lạc ở đời thì họ sẽ bị thế gian ràng buộc và chi phối, như voi già yếu mà sa xuống bùn thì khó mong lên khỏi bùn lầy. Ý thức rõ việc ấy, để đoạn trừ phiền não, thì các vị nên tránh xa những hội chúng đông người, ồn ào, và náo nhiệt bằng cách sống những chỗ yên tĩnh và vắng lặng để làm chủ thân tâm trong chánh niệm và tĩnh giác.

Này các đệ tử, trong quá trình tu học, các vị cố gắng thực tập chánh tinh tấn để đạt được an vui và hạnh phúc ngay trong cuộc đời. Nếu không thực tập chánh tinh tấn, thì các vị sẽ gặp khó khăn và chướng ngại cho việc tu tập. Người tu tập có chánh tinh tấn, giống như giọt nước thường xuyên nhỏ xuống hòn đá lâu ngày, hòn đá có thể bị thủng, ngược lại, người tu tập không có chánh tinh tấn thường biếng nhác thì cũng giống như người cọ cây lấy lửa, cây chưa nóng, lửa chưa có, mà họ đã dừng, dù họ mong cầu có lửa, nhưng lửa không bao giờ tìm thấy. Do đó, các vị hãy siêng năng thực tập chánh tinh tấn để đem lại lợi lạc cho nhiều người. (C)

Này các đệ tử, trên lộ trình tu học, những vị thiện tri thức và những vị hộ pháp đắc lực là những người tốt có khả năng giúp đỡ các vị thành tựu trong cuộc đời. Mặc dù nương vào họ để học hỏi những điều hay ý đẹp, và những kinh nghiệm sống tốt đẹp từ nơi họ, nhưng các vị đừng bao giờ bỏ quên thực tập chánh niệm hằng ngày. Quên thực tập chánh niệm hằng ngày thì phiền não sẽ dễ dàng xâm nhập và chế ngự thân tâm, các vị sẽ đánh mất tất cả công đức và pháp lành. Ý thức được việc ấy, hằng ngày các vị thường xuyên thực tập chánh niệm và tĩnh giác để nhận diện và chuyển hóa thân tâm. Người thực tập chánh niệm một cách vững chãi thì không sợ năm thứ dục lạc: tài, sắc, danh, thực, thùy chế ngự và chi phối các vị, như người chiến sĩ vào trận mặt áo giáp che thân không sợ cung tên của kẻ thù. Đó là hạnh thực tập chánh niệm và tĩnh giác.

Này các đệ tử, nhờ thực tập và duy trì chánh niệm và tĩnh giác, nên các vị dễ dàng hướng tới thiền định và nhất tâm. Tinh tấn tu tập thiền định, các vị có thể làm chủ được tâm và thấu triệt trạng thái sinh diệt của tâm và chuyển biến của thế giới. Lúc này, những dao động, tạp niệm, và tán loạn của tâm sẽ được nhận diện và chuyển hóa, tuệ giác được chiếu vào. Người tu tập thiền định giỏi, trí tuệ phát triển nhanh như người giữ đê vững chắc thì nước trong đê dâng tràn. Đó là hạnh tu tập thiền định.

Này các đệ tử, khi tu tập thiền định được thuần thục, các phiền não được chuyển hóa và đoạn trừ, thì tâm giải thoát và tuệ giải thoát trở nên bừng sáng, tuệ giác liền sinh khởi. Tuệ giác được ví như chiếc thuyền vững chắc nhất vượt qua biển sinh tử, như ánh sáng mặt trời phá tan màn vô minh, như thần dược trị liệu cho kẻ bệnh tật, như lưỡi búa kim cương chặt đứt cây phiền não. Muốn có được tuệ giác chân thật, các vị cần phải trải qua quá trình tu tập “văn tuệ, tu tuệ, và tư tuệ” để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. Người có trí tuệ bao giờ cũng có chánh kiến, thấy rõ được sự thật của sự vật, sáng tỏ như ánh sáng ban ngày. Đó là hạnh trí tuệ. (C)

Này các đệ tử, trong đời sống tu tập hằng ngày, nếu các vị sử dụng hý luận, thì tâm các vị sẽ bị tán loạn; người xuất gia sống cuộc đời hý luận sẽ bị thế gian chê cười và chỉ trích, không đưa đến trí tuệ và giải thoát. Từ bỏ hý luận, các vị sẽ hướng tâm đến tịch tĩnh, an vui, và hạnh phúc ngay trong hiện đời. Đó là hạnh không hý luận.

Này các đệ tử, hãy thường xuyên làm điều thiện, nói điều thiện, và nghĩ điều thiện để tạo thêm công đức lành, hãy thực tập chánh tinh tấn và kham nhẫn để tránh phóng dật và biếng nhác như tránh kẻ thù. Thể hiện lòng đại bi, đại trí, và đại dũng, Như Lai đã tuyên thuyết chánh Pháp rất thiết thực, hiện tại, và hữu ích để làm lợi lạc cho quần sinh. Do đó, các vị ở một nơi thích hợp của mình tinh tấn tu tập, hành trì chánh Pháp, quán chiếu sự sống, đừng để đời mình trôi đi vô ích, sau này ăn năn, hối hận đã muộn. Như Lai là Vị Lương Y biết bệnh từng người cho thuốc; uống hay không uống là không phải lỗi của Vị Lương Y. Như Lai là vị đạo Sư tâm linh chỉ đường tốt cho các vị; nếu quý vị nghe rồi mà không đi, thì đó không phải là lỗi của người chỉ đường. (C)

“Này các đệ tử, đối với Bốn Chân Lý Thánh, nếu có chỗ nào chưa rõ thì các vị nên thưa hỏi, không nên ôm giữ trong lòng mà không nghi vấn, Như Lai sẽ giảng dạy cho các con những vấn đề chưa rõ.” Sau khi Đức Thế Tôn đã khuyên nhắc ba lần như vậy, chúng đệ tử đều im lặng, không một ai còn thắc mắc gì nữa. Lúc bấy giờ, Tôn giả A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) bạch với Đức Phật rằng:

Bạch Đức Thế Tôn, dù mặt trăng có thể nóng lên, mặt trời có thể lạnh đi, nhưng Bốn Chân Lý Thánh mà Đức Phật đã tuyên thuyết thì không bao giờ có thể thay đổi được.

Bốn Chân Lý Thánh gồm có Khổ Thánh Đế, Khổ Tập Thánh Đế, Khổ Diệt Tập Thánh Đế, và Khổ Diệt Đạo Thánh Đế. 

Khổ Thánh Đế là thực trạng của khổ đau: sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, những gì mong muốn nhưng không được là đau khổ, thù ghét mà gặp mặt nhau là khổ, thương yêu nhau mà phải chia lìa là khổ, chấp vào năm nhóm thân tâm là khổ.

Khổ Tập Thánh Đế là nguyên nhân khổ đau gồm có tham, sân, si, mạn, nghi, vô minh, tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, và tà định.

Khổ Diệt Tập Thánh Đế là Niết-bàn, trạng thái an lạc, hạnh phúc tối thượng, chấm dứt mọi nguyên nhân của khổ đau.

Khổ Diệt Đạo Thánh Đế vừa là Trung Đạo xa lánh hai cực đoan: khổ hạnh ép xác và tham đắm dục lạc; vừa là Con Đường Bát Chánh bao gồm đạo đức, thiền định, và trí tuệ tương tức mật thiết với cái thấy chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, nghề nghiệp mưu sinh chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, nhận diện, dừng lại, và chuyển hóa chân chánh. Con đường này rất thiết thực, hiện tại, và hiệu quả có khả năng đưa con người tới an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây ngay trong cuộc sống hiện tại. (C)

Bạch Đức Thế Tôn, đối với Bốn Chân Lý Thánh, Như Lai đã giảng dạy xong, trong chúng đây, không còn một ai thắc mắc gì nữa.

Lúc bấy giờ, có những vị chưa có đủ duyên lành tu học Phật pháp nghe Đức Thế Tôn sắp nhập niết bàn, tâm của họ sinh sầu thảm. Có những vị mới vào đạo đầy đủ duyên lành nghe những lời dạy cốt yếu của Đức Phật, tâm của họ sinh hoan hỷ hiểu rõ được chánh Pháp, như người đi trong đêm tối, gặp được ánh sáng, thấy rõ đường đi lối về. Cũng có những vị đã giác ngộ chánh Pháp, đoạn trừ phiền não, xa lìa bể khổ, ngậm ngùi và thốt lên rằng: “Sao Đức Thế Tôn nhập diệt nhanh chóng như vậy.” Hiểu rõ được tâm ý của mọi người, vì lòng đại bi thương tưởng, Đức Phật khuyên bảo chúng đệ tử thêm rằng:

Này các đệ tử, chớ có sầu thảm, chớ có buồn rầu. Theo quy luật vô thường, dù sống ở đời hơn một kiếp đi chăng nữa, nhưng cuối cùng, Như Lai sẽ phải nhập Niết-bàn. Có hợp thì phải có tan, có tụ thì phải có tán. Kết hợp mà không tan rã, hội tụ mà không chia lìa, là điều không thể có được. Sau khi Như Lai nhập diệt, các vị hãy lấy chánh Pháp làm thầy tốt nhất cho các vị, hãy dùng chánh Pháp làm chỗ nương tựa tốt nhất cho các vị, hãy thực hành chánh Pháp để đem làm lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc sống hiện tại. Nếu Như Lai sống lâu ở đời, các vị không thực hành chánh Pháp tốt đẹp, thì điều đó chẳng có đem lợi ích gì cho các vị cả. Tới giờ phút này, những chúng sinh có đủ duyên lành, Như Lai đã hóa độ tất cả. Những chúng sinh chưa đủ duyên lành, Như Lai đã tạo các duyên thuận lợi để cho họ được độ. Từ nay trở đi, các vị siêng năng thực hành chánh Pháp là xem Pháp thân của Như Lai đã tồn tại mãi mãi ở đời.  

Này các đệ tử, các vị nên quán chiếu rằng mọi hiện tượng và vật chất trên thế gian này đều là vô thường và chuyển biến, có kết hợp thì có tan rã, đừng lo buồn gì cả. Cuộc đời là như thế; các vị phải nỗ lực tinh tấn để đạt được giác ngộ và giải thoát, dùng ánh sáng tuệ giác để diệt trừ bóng tối vô minh. Muôn sự và muôn vật đều mong manh và không bền chắc. Sinh, già, bệnh, chết đều có mặt trong thân vật lý này. Có sinh là có diệt, có sống là có chết, đó là quy luật vô thường. Từ bỏ thân vật lý này như đặt gánh nặng xuống đất, các vị hãy giữ tâm yên lặng, bây giờ là lúc Như Lai nhập diệt. Các vị hãy tinh tấn thực hành chánh Pháp nhiều hơn nữa để đem lại lợi ích cho quần sanh; đây là những lời dạy tối hậu của Ta cho các người. 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(3 lần, Chuông)

 

Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ

Avalokita, khi quán chiếu sâu sắc
Với tuệ giác qua bờ,
Bỗng khám phá ra rằng:
Năm uẩn đều trống rỗng.
Giác ngộ được điều đó,
Bồ-tát vượt ra được
Mọi khổ đau ách nạn.
Này Śāriputra,
Hình hài này là không,
Không là hình hài này;
Hình hài chẳng khác không,
Không chẳng khác hình hài.
Điều này cũng đúng với
Cảm thọ và tri giác,
Tâm hành và nhận thức.
“Này Śāriputra,
Mọi hiện tượng đều không,
Không sinh cũng không diệt,
Không có cũng không không,
Không dơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt.

Cho nên trong cái không,
Năm uẩn đều không thể
Tự riêng mình có mặt.
Mười tám loại hiện tượng

Là sáu căn, sáu trần
Và sáu thức cũng thế;

Mười hai khoen nhân duyên
Và sự chấm dứt chúng
Cũng đều là như thế;

Khổ, tập, diệt và đạo
Tuệ giác và chứng đắc
Cũng đều là như thế. (O)
Khi một vị bồ-tát
Nương tuệ giác qua bờ
Không thấy có sở đắc
Nên tâm hết chướng ngại.
Vì tâm hết chướng ngại
Nên không còn sợ hãi,
Đập tan mọi vọng tưởng,
Đạt niết-bàn tuyệt hảo.
Chư Phật trong ba đời
Nương tuệ giác qua bờ
Đều có thể thành tựu
Quả chánh giác toàn vẹn.

Vậy nên phải biết rằng
Phép tuệ giác qua bờ
Là một linh chú lớn,
Là linh chú sáng nhất,
Là linh chú cao tột,
Không có linh chú nào
Có thể so sánh được.

Là tuệ giác chân thực

Có khả năng diệt trừ

Tất cả mọi khổ nạn.

Vậy ta hãy tuyên thuyết

Câu linh chú qua bờ:

Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha.” (3 lần, O)

 

“Vượt qua, vượt qua, khéo vượt qua, vượt qua tới bờ bên kia, đạt giác ngộ vui lắm thay.” (3 lần, O)

 

 

 

 

Nương Tựa Phật Bảo

Con về nương tựa Phật, Người đưa đường chỉ lối từ, bi, và trí huệ cho con trong cuộc đời.

Đã về nương tựa Phật, con đang có hướng đi sáng đẹp cho con trong cuộc đời.

Về nương Phật trong con, xin nguyện cho mọi người, thể nhận được giác tính, sớm mở lòng Bồ-đề. (O)

Nương Tựa Pháp Bảo

Con về nương tựa Pháp, con đường của thực tập hòa bình, an vui, hạnh phúc, thương yêu, và hiểu biết cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại.

Đã về nương tựa Pháp, con đang học hỏi và tu tập con đường Thánh gồm có đạo đức, thiền định, và trí tuệ tương tức mật thiết với chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.

Về nương Pháp trong con, xin nguyện cho mọi người, nắm vững các pháp môn, cùng lên đường chuyển hóa. (O)

Nương Tựa Tăng Bảo

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người tu tập nguyện sống cuộc đời đạo đức, hòa hợp, và tỉnh thức cho tự thân và cho tha nhân ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

Đã về nương tựa Tăng, con đang được Tăng thân soi sáng, dìu dắt, và nâng đỡ trên con đường thực tập.

Về nương Tăng trong con, xin nguyện cho mọi người, xây dựng nên bốn chúng, nhiếp hóa được muôn loài. (O)

 

Hồi Hướng

Trì tụng Kinh thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ơn nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên.

Nguyện sanh về Tịnh Độ

Sen nở thấy vô sanh

Chư Bụt và Bồ Tát

Là những bạn đồng hành.

Nguyện dứt hết phiền não

Cho trí tuệ phát sanh

Cho tội chướng tiêu tán

Quả giác ngộ viên thành. (O)

 

Phát nguyện tinh tấn và lạy tạ ơn Tam Bảo

 

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Phật Đà. Nam Mô Phật Đà Da. (O, 1 lạy)

 

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Chánh Pháp. Nam Mô Đạt Mạ Da. (O, 1 lạy)

 

Đệ tử Gotama, luôn luôn tự tỉnh thức, không luận ngày hay đêm, thường tưởng niệm Tăng Đoàn. Nam Mô Sanghaya. (O, 1 lạy)

 

Bồ đề diệu pháp biến trang nghiêm.

Tùy theo chỗ ở thường an lạc.

 

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo. (O)

 

Thích Trừng Sỹ dịch và biên soạn

 

https://phapnhan.org/tv/nghi-thuc-tung-kinh-kinh-di-giao/

 


 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma SamBuddhassa

(3 times)

Respectfully pay homage to the Buddha: the World-Honored One, the Worthy One, the Exalted One, the Fully Awakened and Enlightened One. (Bell)

Incense Offering

As wonderful as the lotus flower,

as bright as the northern star,

let us come back and take refuge in

the Teacher gods and human beings.

The precious lotus blossoms on the enlightened pedestal

the halo shines in all directions.

Wisdom goes beyond the dharma realms,

Loving-kindness and compassion permeate all over the mountains and rivers.

I have just seen the Buddha’s perfect countenance,

My whole heart is sincere to make offerings to the Buddha,

I forward it to praise the Triple Gem

Diligence in the Dharma path is well cultivated.

As the incense is lit,

sandalwood perfumes the air,

making an auspicious rainbow cloud.

I, disciple of the Buddha, with all my respect

offer my heart to the Buddhas of the Ten Directions.

May we practice the precepts seriously at all times

May we practice concentration diligently,

May we offer the precious fruit of insight as our offering of incense of the heart.

We would like to respectfully offer the incense of ethics, meditation, wisdom, deliverance, and that of deliverance with right understanding to the Buddha, Bodhisattvas, virtuous and noble Sangha, Dharma guardians, good gods, knowing and understanding our wholehearted minds. (Bell)

 

Touching the earth in deep gratitude to the Triple Gem

Praising the Buddha Jewel

The Buddha Jewel shines infinitely.

He has realized perfect understanding for countless lifetimes.

The beauty and stability of a Buddha sitting

can be in the mountains and rivers.

How splendid the Vulture Peak is!

How beautiful the light that shines forth from the Buddha’s third eye,

Illuminate the six dark paths.

The Nagapushpa[1] Assembly will be our next appointment

for the continuation of the true teachings of practices.

We take refuge in the Buddha ever-present.

We, disciples of Gautama Buddha, wholeheartedly pay homage to the Buddha forever present in the three lifetimes and ten directions. (Bell, one prostration)

Praising the Dharma Jewel

The Dharma Jewel is infinitely lovely.

It is the precious words spoken by the Buddha himself,

like fragrant flowers floating down from the heavens.

The wonderful Dharma is clear to see.

It is recorded luminously in the three transparent baskets

handed down from generation to generation in the Ten Directions

so that today we can see our way.

We vow to study it with all our hearts.

We take refuge in the Dharma ever-present.

We, disciples of Gautama Buddha, wholeheartedly pay homage to the Dharma forever present in the three lifetimes and ten directions. (Bell, one prostration)

Praising the Sangha Jewel

The Sangha Jewel is infinitely precious,
a field of merit where good seeds can be sown.
The three robes and the bowl are symbols of freedom.

Mindfulness trainings, concentration, and insight support each other.

The Sangha dwells in mindfulness day and night,

providing the foundation for us to realize the fruit of meditation.
With one heart, we come home to the Sangha,

and take refuge in the Sangha ever-present. 

We, disciples of Gautama Buddha, wholeheartedly pay homage to the Sangha forever present in the three lifetimes and ten directions. (Bell, one prostration)

(Meditation practice around 15 minutes)

Open Verse

The Dharma is deep and lovely,

we now have a chance to see,

study, and to practice,

we vow to realize its true meaning. (Bell)

 

THE BEQUEATHED TEACHINGS SUTRA

 

Discourse on the summary, essential, and ultimate Teachings of the Buddha before entering Nirvana

Thus have I heard. On one occasion when the Sakyamuni Buddha set the Dharma Wheel in motion, for the first time, he taught and instructed Añña Koṇḍañña to become Venerable enlightened monk and for the last Dharma preaching, he taught and instructed Subhadra to become Venerable awakened monk.

Those who deserved to be taught were taught all by the Buddha. On the final night before passing away, in the forest, the Buddha lay between the twin Sala trees in the middle of a quiet night, the space was completely still without a sound, the Buddha briefly talked about the essentials of the Dhamma to his disciples as follows:

“Dear disciples, after the Tathagata passes away, you should revere and honor the precepts, as a poor person who obtains a treasure, as a person walking in the dark night meets light, as a blind person whose eyes get brightened. Be aware that the precepts are the best teachers for you, cultivation, application, and practice of the precepts into your daily lives are practical, valuable, and helpful works for you; even though having lived many years in the world any longer, the Tathagata also is not beyond the purpose of only teaching the precepts to you.” (Bell)

“Monastic people, who uphold the pure precepts, should not purchase, sell, exchange, trade in houses, invest forestry, agriculture, seafood, fisheries, not accumulate servants, attendants or raise animals, in a secular way, and should not cut down trees, burn, and destroy mountains and forests, consider fortune-telling, see astronomy, consult good and bad hours and days, observe the constellations of stars, resolve someone’s bad luck, and use feng shui. All of the above stated things are not suitable for you, keep far away from them like avoiding a pit of fire.”

“Therefore, you should live moderately in body, eat and drink with moderation, maintain a noble lifestyle and deliverance, do not participate in politics, lead the mission of political communication, do not train magical spells and create unethical elixirs, do not associate with unwholesome people, and not make friends with arrogant people.

Living diligently, assiduously, mindfully, attentively, stably, and calmly in every second and every minute in order to attain the path and fruition of enlightenment and liberation, you should not conceal your faults and show the charm to fascinate the masses. When receiving offerings from almsgivers, you must measure your virtue and merit, have little desire, know how to live just enough to practice, and should not hoard possessions to arouse the greedy mind.”

“The Tathagata has just said a summary of the precepts; the precepts are the fundamental foundations of liberation called Pātimokkha. People who observe the precepts can lead their peaceful and happy lives and benefit both themselves and other people right in the present life. Thanks to observing the precepts, meditation arises, thanks to practicing meditation, wisdom arises, and thanks to wisdom arising, you have the ability to recognize and transform suffering well.” (Bell)

“Dear disciples, keeping the pure precepts is very important and necessary for your lives; those who keep the pure precepts diligent and perfect have merit and wholesome things, vice versa, those who keep the pure precepts non-diligent and imperfect, their merit and wholesome things do not easily arise. Therefore, you should know that the pure precepts are the most stable dwelling place of making a safe haven for all kinds of merit and wholesome things in you to arise.”

“Dear disciples, when keeping the precepts, you must cleverly control the five senses. Do not let them run after the five sensual pleasures: Greed for wealth, greed for sexual desire, greed for fame, greed for eating, and greed for sleeping, as a buffalo herder holding a whip or stick does not let buffaloes trample and eat rice seedlings of other people. Once you live loosely in the five senses, the five sensual pleasures will overpower and dominate your lives. Like a wild horse, if it is not controlled by the bridle, it will carry people plunging into a pit. Bandits only make people get suffered for one life while the aggressors of the senses make people get suffered for many lifetimes. Therefore, you should be careful of the harmful effects of the senses. Those who have wisdom guard the senses like guarding the enemies from letting them be free and loose.”

“Dear disciples, in the five human senses, the mind plays the most important role. Wholesome mind will lead you to wholesome deeds and thoughts. Unwholesome mind will lead you to unwholesome deeds and thoughts. The wholesome mind will benefit you and other people, vice versa, the unwholesome mind will lead to harmfulness for you and other people. Therefore, you have to try to develop your wholesome mind to benefit living beings, be careful to control your wrong mind. The wrong mind is very dangerous and more frightening than wild animals and poisonous snakes, like a person passionately holding a bowl of honey in his hand without paying attention to the abyss and pit by the roadside, like a crazy elephant without an iron hook and shackles, as a monkey or a gibbon meeting the forest trees freely jump up and down. To tame them is so difficult. Therefore, you try your best to subdue your neglectful and unwholesome minds. In order to keep and develop wholesome things, you constantly reflect on your mind by practicing meditation and following the in-breaths and out-breaths mindfully and consciously. When your mind gets calm, relaxed, and clear, at that time, you can resolve everything easily, well, properly, and quickly.”

“Dear disciples, when receiving edibles and drinkables from almsgivers, you should regard them as medicine. Delicious things you are not greedy for and bad tasting things you do not disparage and refuse. Eating and drinking are just enough to support and maintain the body from hunger and thirst. As a bee looks for a flower to suck the nectar, it finishes sucking the pollen, and then flies away, but it does not harm the scent and beauty of the flower. Likewise, when receiving various kinds of food and drinks from almsgivers, monastics are only enough for health to cultivate and do not get greedy and accumulate offerings too much, you will reduce the confidence of almsgivers’ Dharma protection. When receiving offerings from almsgivers, you strive to cultivate to create more merit and confidence for almsgivers, vice versa, if receiving donations from almsgivers, you are not diligent to cultivate, the merit of the receiver will decrease, and the merit of the giver will not increase. As wise people, you should constantly contemplate like that skillfully in receiving donations from almsgivers to benefit yourselves and other people right in the present life.” (Bell)

“Dear disciples, in the daytime, you should make efforts to practice the right Dharma. Do not let time pass in vain. At the beginning of the night, at the end of the night, you should diligently chant and recite the Suttas to help yourselves more lucid, in the middle of the night, you should practice meditation to recharge your spiritual batteries. Sleeping too much will make life useless. Be aware that the fire of impermanence is burning away human life. Try more effort to save yourselves. The sleepy greedy ghost and laziness are fiercer than enemies that always lurk and kill life. Be wary of afflictions tacitly sleeping in the mind is like being wary of a poisonous snake lying in a corner of a house. Use the iron hooks of virtuous conduct, meditation, diligence, mindfulness, and awareness to pull it out. When the poisonous snake is pulled out, you can be safe to sleep. If the poisonous snake is not yet out, you keep passionately sleeping, you are likened to people who have no shame.

Be aware to practice the senses of shame; the senses of shame are the finest and best adornments of all adornments.  Those who know the senses of shame have the ability to control the unwholesome deeds. Therefore, you never forget and lose the senses of shame; the senses of shame are both the good virtues, and the useful, valuable amulets for life. To lose the senses of shame is to lose all good dharmas. People who have the senses of shame can create many merits and wholesome dharmas. People who have no a sense of shame are not different than people of lacking wisdom and cultivation, cannot create any merits and wholesome dharmas in life at all.”

“Dear disciples, if someone offends your fame, honor, and prestige, you must skillfully follow mindful breaths by maintaining the constructive, harmonious, and reconcilable speech, remember to control yourselves, do not let your minds rise up into anger and resentment, it will burn up all forests of your merits, cultivation career, and Dharma path. Those who control their angry tempers can practice the virtues of patience. Those who practice the virtues of good patience are not only called wise people, but also called people with unrivaled strength. As people who drink cool and fresh water can help them reduce thirst. People do not practice the virtues of patience, their angry fire not only burns them, but also burns up all their merits and wholesome things. Anger is fiercer than wildfire. Be careful to control your angry minds. Of all the kinds of robbers of merit, the angry fire is the most dangerous enemy in life.”

“Worldly people, who live, remain jostling, scrambling, enjoying sensual pleasures, lack the methods of practicing and controlling their angry tempers. If they get angry, they can be forgiven. However, you are monastic people, who learn and practice the Dharma, have the good practice methods, can eliminate lust and sensual pleasures in the world. If you do not transform anger, you are truly blameworthy people. It is just like the clear sky, but there is the thunder rising, it is not the appropriate thing for you.”

“Dear disciples, when becoming Monastics, shaving off your beard and hair, you yourselves should rub your heads and remember: Do not use secular cosmetics and adornments. You should put on monastic saffron robes over your shoulders, hold the bowls to go for alms, and use alms-food, meditation, mindfulness, and awakening to nourish and control your bodies and minds. When your arrogant mind arises, you are aware to recognize and control it, because arrogance is one of the negative psychologies, those having the thoughts of arrogance and conceit, which will burn you. Aware of that, as Monastics who vow to live their lives of peacefulness, freedom, and liberation, you should practice the Buddhadharma well to recognize and transform them.”

“Dear disciples, you should watch out for the mentality of adulation and flattery which can cause obstacles for your cultivation, liberation, and Buddhist affairs. To prevent the mentality of adulation and flattery, you should regularly practice humility, modesty, righteousness, and integrity, which are the best way to develop the ability and level of your cultivation, and contribute to propagating the Dharma and benefiting for the many right in this world.” (Bell)

“Dear disciples, you should know the more the cravings and nutritional needs arise, the more suffering and lust increase, vice versa, once the less the cravings and nutritional needs are, the less suffering and lust decrease. Those who do not have lusts and desires will not be controlled and dominated by the mentality of adulation and flattery, live their light and peaceful lives, and can lead to peacefulness and happiness in the present life.

Those who practice the virtues of knowing contentment can create a lot of merits and control the mind of greed and suffering, their minds and bodies are not dominated by the senses and the external scenes. Practicing the virtue of little desire and knowing contentment, you can obtain happiness right in the present life.”

“Dear disciples, if you want to recognize and transform suffering effectively, you have to regularly learn the virtues of knowing contentment; learning the virtues of knowing contentment has the ability to help you lead your light, calm, and stable lives. Those who know contentment sleep on the ground feel free, joyful, and happy, vice versa, those who do not know contentment even though abiding in heavens, still feel poor, anxious, and melancholy. People who know contentment live their peaceful, light, free, and comfortable lives, are not dragged externally and materially, vice versa, people who do not know contentment are full of intrigue, anxiety, sorrow, and suffering, are always dragged and dominated by the five sensual pleasures: Greed for wealth, greed for sexual desire, greed for fame, greed for eating, and greed for sleeping. Therefore, in order to live your lives of freedom, peacefulness, and happiness, you try to live your lives of knowing contentment and less desire.”

“Dear disciples, in order to live your calm and peaceful lives, you should keep far away from the noisy, boisterous places, and crowded assemblies. People who lead their quiet lives by meditation practice are revered and respected by gods and human beings. Living alone in secluded places where you can control your bodies and minds with mindfulness and awareness, you have the ability to recognize and transform suffering. Living together with crowded assemblies, and in noisy boisterous places, you are easily bothered and harassed by them. It is like a big tree with many birds gathering, they will damage its branches. Those who indulge in worldly pleasures will be bound and dominated by the world. Just as an old and weak elephant has fallen into the mud, so it is difficult for it to get out of the mud. Be clearly aware that, in order to eliminate afflictions, you should stay far away from the crowded, noisy, and boisterous assemblies by living in tranquil and quiet places to master the body and mind in mindfulness and awareness.”

“Dear disciples, in the process of cultivation, you try to practice right effort to achieve peacefulness and happiness right in life. If you do not practice right effort, you will encounter difficulties and obstacles for your practice. Cultivated people have right effort, just like a small stream constantly trickling on a rock for a long time, the rock may be worn and punctured, vice versa, cultivating people who do not have right effort are regularly lazy, just like people rubbing a tree to get fire, the tree is not hot yet, the fire does not start yet, but they have stopped. Although they wish for the fire, the fire is never found. Therefore, you should diligently practice right effort to benefit many people.” (Bell)

“Dear disciples, on the path of cultivation, knowledgeable people and effective Dharma protectors are good people with the ability to help you achieve well in life. Although relying on them to learn beautiful things, good ideas, and good life experiences from them, you should never forget to practice mindfulness daily. If you forget to practice mindfulness every day, defilements will easily infiltrate and overpower your body and mind, and you will lose all merits and good dharmas. Be well aware of that, you regularly practice mindfulness and awareness every day to recognize and transform your body and mind. Those who practice mindfulness stably and diligently will be never afraid of the five kinds of sensual pleasures: wealth, sexual desire, fame, eating, and sleeping, which overpower and dominate them, just as warriors entering a battle wearing armor to cover their bodies no longer fear the enemies’ bows and arrows. That is the virtue of practicing mindfulness and awareness. That is the virtue of practicing mindfulness and awareness.”

“Dear disciples, thanks to practicing and maintaining mindfulness and awareness, so it is very easy for you to lead your minds to meditative meditation and single-pointedness. Diligence in meditation practice, you can master the mind and comprehend the arising and passing away of the mind, impermanence, and the changing of the world. At this time, the fluctuations and distractions of the mind will be recognized and transformed, and insight will be reflected. Those who practice meditation well, their wisdom develops as quickly as those who keep a firm dike, the water in the dike overflows up easily. That is the practice of meditative concentration.”

Dear disciples, when you practice meditative concentration mastered, the defilements are transformed and eradicated, liberated minds and wisdom of liberation in yourselves become brightened, and insight gets arisen right away. Wisdom is likened to the strongest raft capable of ferrying you across the ocean of birth, death, and samsara. It is like the light of wisdom that dispels the darkness of ignorance, like a good medicine for healing all who are ill, like a diamond ax for cutting down the trees of afflictions. Wanting to have the true insight, you need to experience the process of practicing and obtaining “wisdom from hearing, wisdom from cultivation, and wisdom from thinking” to benefit yourselves and other people right in the present life. People with wisdom always have right view, clearly see the truth of everything brightening like daylight. That is the virtue of wisdom.” (Bell)

“Dear disciples, in the life of daily cultivation, if you indulge in idle and useless joke discussions and debates, your mind will be scattered. You are monastic people, if you lead your lives of idle, aimless, and useless joke discussions and debates, you will be ridiculed and criticized by the world, and you will not attain wisdom and liberation. Abandoning your lives of idle joke discussions and debates, you will attain still tranquility, peacefulness, and happiness right in the present life. This is the virtue of practicing not using idle and frivolous joke discussions and debates.

“Dear disciples, regularly do good things, say good things, and think about good things to create more wholesome merit, practice right effort and right patience to avoid distractions and laziness like avoiding enemies. Showing great compassion, great wisdom, and great courage, the Tathagata has proclaimed the Dharma very practically, presently, and usefully to benefit all living beings. Therefore, you live in your suitable place to diligently cultivate, practice the Dharma, contemplate life, do not let your life pass in vain, later on, you repent and regret that it has been too late. The Tathagata is the good Physician who knows how to diagnose the sickness of each person and prescribes medicine, but whether you drink it or not is not the fault of the Physician. The Tathagata is the spiritual Master who guides the best path to you; if you have already listened, but you do not go, it is not the guide’s fault.”

“Dear disciples, to the Four Noble Truths,

If you have anything not clear yet, you should ask about them at once. Do not harbor your doubts in your heart without clarifying them. The Tathagata will teach you the unknown matters.” After the World-Honored One repeated this three times, but his disciples were silent, no one asked him a question at all. At that time, Venerable Anuruddha contemplated the minds of the assembly and respectfully addressed the Buddha thus:

“Respectfully, dear the World-Honored One, even though the moon may grow hot, the sun may become cold, the Four Noble Truths well proclaimed by the Buddha himself never change.” (Bell)

The Four Noble Truths consist of the Truth of Suffering (dukkha), the Truth of the Origin of Suffering (samudāya), the Truth of the Cessation of Suffering (nirodha), and the Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (magga).

The Truth of Suffering (dukkha) is the reality of suffering: birth is suffering, aging is suffering, sickness is suffering, death is suffering, what one wants but does not get is suffering, hating each other but meeting together is suffering, to love each other but to be separated is suffering, clinging to the five aggregates of the body and mind is suffering.

The Truth of the Origin of Suffering (samudāya) is the cause of suffering, including greed, anger, delusion, arrogance, doubt, ignorance, wrong view, wrong thought, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, and wrong concentration.

The Truth of the Cessation of Suffering (nirodha) is Nirvana, the state of peacefulness and supreme happiness, ending all the causes of suffering.

The Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (magga) is both the Middle Way of avoiding two extremes: sensual indulgence and extreme asceticism, and the Noble Eightfold Path including ethics, meditation, and wisdom interconnected very closely with right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This path is very practical, present, and effective, capable of leading people to peacefulness and happiness right here and right now in the present life. (Bell)

“Respectfully, dear the World-Honored One, to the Four Noble Truths, the Tathagata has finished teaching, among his disciples, no one has doubts about the Four Truths at all.”

At that time, those who did not have enough wholesome conditions yet to learn and practice the Buddhadharma and heard the Buddha being about to enter Nirvana, their hearts were filled with sorrow. There were people who newly entered the Dharma to have enough wholesome conditions and heard the essential teachings of the Buddha, their minds were filled with joy and understood the Dharma lucidly, as a person walking in the dark night met light and clearly saw the way and the way home. There were also those who had realized the right Dharma eliminated afflictions, kept far away from the ocean of suffering, felt grieved, and uttered out: “How did the World-Honored One pass away so quickly?” Understanding the minds of everyone, out of great love and compassion, the Buddha advised his disciples additionally:

“Dear disciples, do not feel grieved, do not feel sorrowful. According to the law of impermanence, though the Tathagata lives in the world more than a lifetime, the Tathagata will eventually must enter Nirvana. Meeting each other, there must be separation. Combining without disintegrating, converging without breaking up, is impossible. After the Tathagata passes away, take the Dharma as the best teacher for you, use the Dharma as the best refuge for yourselves, practice the Dharma to benefit yourselves and other people right in the present life. If the Tathagata lives long in the world, you do not practice the Dharma, then it will not bring any benefit to you at all. Up to this time, those who have enough wholesome conditions, the Tathagata has helped them all. Those who do not have enough wholesome conditions yet, the Tathagata has created favorable conditions for them to be helped. From now onward, diligently practice the Dharma, you can see that the dharma body of the Tathagata has existed forever in the world.”

“Dear disciples, you should contemplate that all phenomena and things in this world are changing and impermanent. There is a combination, then there is disintegration. That is the natural law. Do not be grieved at all. Such is life. You must strive to study the Buddhadharma more diligently to attain enlightenment and liberation, and use the light of perfect wisdom to destroy the darkness of ignorance. All living things and living beings are fragile and unstable. Birth, aging, sickness, and death are present in this physical body. There is arising, then there is ending. There is life, then there is death. It is the law of impermanence. Abandoning this old physical body is like putting a burden on the ground. Keep your minds still. Now it is the time for the Tathagata to pass away. You try to diligently practice the Dharma more and more to benefit all living beings. These are my practical, essential, and ultimate teachings for you all.”

Namo The Original Master Sakyamuni Buddhaya.

(3 times, Bell)

 

The Heart Sutra of Insight that Brings Us to the Other Shore

Avalokiteshvara, while practicing deeply with the insight that brings us to the other shore, suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty. After this penetration, he overcame all ill-being. “Listen, Sariputra, this body itself is emptiness, and emptiness itself is this body. This body is not other than emptiness, and emptiness is not other than this body. The same is true of feelings, perceptions, mental formations, and consciousness.

Listen, Sariputra, all phenomena bear the mark of emptiness; their true nature is the nature of no Birth no Death, no Being no Non-being, no Defilement no Immaculacy, no Increasing no Decreasing.

That is why in emptiness, body, feelings, perceptions, mental formations and consciousness are not separate self-entities. The Eighteen Realms of Phenomena which are the six Sense Organs, the six Sense Objects, and the six kinds of Consciousness are also not separate self-entities.

The Twelve Links of Interdependent Arising and their extinction are also not separate self-entities. Ill-being, the Causes of Ill-being, the End of Ill-being, the Path, insight, and attainment, are also not separate self-entities. Whoever can see this no longer needs anything to attain. (Bell)

Bodhisattvas who practice the Insight that brings us to the other shore see no more obstacles in their mind, and because there  are no more obstacles in their mind, they can overcome all fear, destroy all wrong perceptions and realize Perfect Nirvana.

All Buddhas in the past, present and future by practicing the insight that brings us to the other shore are all capable of attaining authentic and perfect enlightenment. Therefore, Sariputra, it should be known that the insight that brings us to the other shore is a Great Mantra, the most illuminating mantra, the highest mantra, a mantra beyond compare, the true wisdom that has the power to put an end to all kinds of suffering. Therefore, let us proclaim a mantra to praise the Insight that Brings Us to the Other Shore.

Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha.” (3 times, Bell)

 

Gone, gone, well gone, gone beyond the other shore, got enlightenment so happily. (3 times, Bell)

 

Taking refuge in the Buddha

I take refuge in the Buddha, the One who shows me the way of loving-kindness, compassion, and wisdom in my lifetime.

Having taken refuge in the Buddha, I clearly see the path of light and beauty in life.

Turning back and taking refuge in the Buddha in myself, I aspire to help all people soon recognize and develop their own enlightened nature.

Namo Buddhaya

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi

Dutiyampi buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi buddhaṃ saraṇaṃ  gacchāmi.  (Bell)

Taking refuge in the Dharma

I take refuge in the Dharma, the way of practicing peace, joy, happiness, understanding, and love for the many right in the present life.

Having taken refuge in the Dharma, I am learning and practicing the Noble Eightfold Path including virtue, meditation, and wisdom interconnected very closely with right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.

Turning back and taking refuge in the Dharma in myself, I aspire to help all people fully master the ways of practice and walk together on the path of liberation.

Namo Dharmaya

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. (Bell)

Taking refuge in the Sangha

I take refuge in the Sangha, the Community of cultivated people who vow to lead their lives of ethics, harmony, and awareness to themselves and to others right here and right now in the present life.

Having taken refuge in the Sangha, I am enlightened, instructed, and supported by the Sanghabody on the way of practice. 

Turning back and taking refuge in the Sangha in myself, I aspire to help all people build fourfold Communities, to embrace all beings, and support their transformation.

Namo Sanghaya.

Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi saṅghaṃ saraṇaṃ  gacchāmi. (Bell)

 

 

SHARING THE MERIT

Reciting the trainings, practicing the way of awareness gives rise to benefits without limit. We vow to share the fruits with all beings. We vow to offer tribute to parents, teachers, friends, and numerous beings who give guidance and support along the path.

May the merit of this practice benefit all beings and bring peace. (Bell)

 

Express diligent vows and pay thankful respects to the Triple Gem

 

We, disciples of Gautama Buddha, are always aware of ourselves by day and by night, constantly practice and recollect the light of the Buddha. Namo Buddhaya.

(Bell, one prostration)

We, disciples of Gautama Buddha, are always aware of ourselves by day and by night, constantly practice and recollect the light of the Dharma. Namo Dharmaya.

(Bell, one prostration)

We, disciples of Gautama Buddha, are always aware of ourselves by day and by night, constantly practice and recollect the light of the Sangha. Namo Sanghaya.

(Bell, one prostration)

 

Bodhi, wonderful Dharma turns noble and solemn

Depending on the living abode, we are regularly at peace.

 

May the merit of cultivation today

be directed to all living things and living beings

We and human beings on earth

can realize the Buddha’s Way together.

 

May we be well,

May we be happy

May we be healthy

May we be peaceful

May we be free from suffering, greed, anger, delusion, hatred, violence, and ignorance.

May the Buddha and Bodhisattvas bless and protect all anytime and anywhere.

Sadhu, lành thay, well-done, and Excellence.

(Bell, Bell, Bell)

 

Translated and compiled By Bhikkhu Thích Trừng Sỹ

 

https://phapnhan.org/en/rite-of-chanting-the-bequeathed-teaching-sutra/

 

 



[1] Nagapushpa means Maitreya, that is, a future Buddha.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập