Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 18. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần dẫn nhập
- Các kinh về đạo đức: 01. Kinh tiểu sử đức Phật
- Các kinh về đạo đức: 02. Kinh người áo trắng
- Các kinh về đạo đức: 03. Kinh mười nghiệp thiện
- Các kinh về đạo đức: 04. Phật nói kinh tám điều trai giới
- Các kinh về đạo đức: 05. Kinh nhân quả đạo đức
- Các kinh về đạo đức: 06. Lời vàng Phật dạy
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 07. Kinh Thiện Sinh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 08. Kinh Phước đức
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 09. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 10. Kinh bảy loại vợ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 11. Kinh bốn ân lớn
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 12. Kinh mọi người bình đẳng
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 13. Kinh không có giai cấp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 14. Kinh sống trong hòa hợp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 15. Kinh hóa giải tranh cãi
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 16. Kinh hòa hợp và hòa giải
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 17. Kinh chuyển luân thánh vương
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 18. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 19. Kinh quốc gia cường thịnh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 20. Kinh Hiền Nhân
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần sám nguyện
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần phụ lục
18. KINH ĐỨC HẠNH CỦA VUA VÀ TU SĨ
MƯỜI ĐIỀU NHÀ VUA NÊN TRÁNH
Tôi nghe như vầy. Có một hôm nọ, tại chùa Kỳ Viên thuộc thành Xá-vệ do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ-đà phát tâm hiến cúng, đức Phật tập họp các vị Tỳ-kheo và dạy như sau:
Này các đệ tử, nếu vị quốc vương lãnh đạo nhà nước bị kẹt mười điều thì đất nước ấy sẽ bị nhiễu loạn, xã hội bất ổn, khó tồn tại lâu. O
Một là quốc vương và nhà lãnh đạo nổi cơn thịnh nộ dù là việc nhỏ, không chịu quán sát sự tình và lý, làm chủ bản thân.
Hai là quốc vương và nhà lãnh đạo tham đắm tài sản, tâm thích cạnh tranh; không quan tâm đến bá tánh trong nước.
Ba là quốc vương và nhà lãnh đạo bạo ngược, bất công, không có từ bi, thiếu mất trí tuệ; không thích can gián, không chịu tham vấn những người giỏi hay.
Bốn là quốc vương và nhà lãnh đạo xử oan nhân dân, giam cầm phi pháp, giam ngục hiền thần, trù dập người hiền, không có công tâm.
Năm là quốc vương và nhà lãnh đạo chỉ thích tuyển dụng kẻ không tài đức, nịnh hót, gian tham, vi phạm luật pháp; không sống gương mẫu; không có đạo đức.
Sáu là quốc vương và nhà lãnh đạo tham đắm nhan sắc, đam mê hưởng thụ, không sống chung thủy, cướp vợ chồng người.
Bảy là quốc vương và nhà lãnh đạo ưa thích rượu bia và các chất nghiện, tâm không tươi tỉnh, nghiện ngập thường xuyên; không dành thời gian cho việc quốc gia, không lo cho dân ấm no hạnh phúc.
Tám là quốc vương và nhà lãnh đạo thích ca, hát, múa; ăn mặc phung phí; lễ tiệc quá nhiều, phung phí ngân khố.
Chín là quốc vương và nhà lãnh đạo thân nhiều bệnh tật, không đủ sức khỏe quản trị vận nước.
Mười là quốc vương và nhà lãnh đạo không dùng tài đức, không tin bề tôi có lòng trung hiếu; không có cố vấn và trợ lý giỏi, đảm đang nhiều việc một cách hiệu quả. O
MƯỜI ĐIỀU TU SĨ NÊN TRÁNH
Này các đệ tử, đối với Tăng đoàn, người tu sĩ nào vướng mười điều sau tự chặt gốc thiện, hiện tại bất an, khi chết tái sanh vào cảnh giới xấu:
Một là người tu không tin Tam bảo, không giữ giới đức, giới hạnh sứt mẻ, không có oai nghi, không biết tôn trọng.
Hai là người tu không làm Phật sự, không cứu độ người, không tin lời thật.
Ba là người tu không vui thích pháp, không sống theo pháp, không thừa kế pháp, không truyền bá pháp chân chính của Phật.
Bốn là người tu không nói giống Thánh, cắt đứt thói phàm; có tâm mặc cảm, tự ti với người; không theo quyết định và lời chỉ dạy đúng của Tăng đoàn.
Năm là người tu tham đắm lợi dưỡng, vướng mắc dục lạc, không quyết tâm buông.
Sáu là người tu không học hỏi nhiều, không siêng đọc kinh, không ôn tập pháp, không vững pháp môn.
Bảy là người tu giao du bạn xấu, bỏ thiện tri thức, không chí tiến thủ trên đường Phật pháp và các Phật sự.
Tám là người tu bận nhiều việc phụ, không thích thiền quán để được chuyển hóa.
Chín là người tu ham thích toán số, phong thủy, địa lý, chạy theo thế tục, không học chánh Pháp.
Mười là người tu không thích hạnh thánh, tham đắm bất tịnh, vướng kẹt ái dục.
Nghe Phật giảng dạy, tất cả mọi người vô cùng hoan hỷ, phát nguyện thực hành, nỗ lực truyền bá những lời dạy trên. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
(3 lần) O
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Kinh Gandhatthena: Nhà Sư Ăn Cắp Mùi Hương Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( Majjhima Nikàya ) Chuyển Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa TRƯỜNG BỘ KINH ( Dìgha Nikàya ) Chuyển thể Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới Nguyên Giác
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội Thích Nhật Từ
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa Thích Nhật Từ
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 126 đến số 130 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali Nguyên Giác
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập Thích Nữ Huệ Thanh
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 121 đến số 126) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 116 đến số 120 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 111 đến số 115) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 106 đến số 110 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 100 đến số 105) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất

![]() |
Kinh Pháp Cú (có hình minh họa) - PDF 26/10/2011 07:03:00 |
![]() |
Bốn pháp đưa đến hạnh phúc (Trích giảng Tăng Chi Bộ Kinh) 29/08/2011 10:16:00 |
![]() |
Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 01 08/01/2012 22:53:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)