Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 12. Kinh mọi người bình đẳng
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần dẫn nhập
- Các kinh về đạo đức: 01. Kinh tiểu sử đức Phật
- Các kinh về đạo đức: 02. Kinh người áo trắng
- Các kinh về đạo đức: 03. Kinh mười nghiệp thiện
- Các kinh về đạo đức: 04. Phật nói kinh tám điều trai giới
- Các kinh về đạo đức: 05. Kinh nhân quả đạo đức
- Các kinh về đạo đức: 06. Lời vàng Phật dạy
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 07. Kinh Thiện Sinh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 08. Kinh Phước đức
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 09. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 10. Kinh bảy loại vợ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 11. Kinh bốn ân lớn
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 12. Kinh mọi người bình đẳng
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 13. Kinh không có giai cấp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 14. Kinh sống trong hòa hợp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 15. Kinh hóa giải tranh cãi
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 16. Kinh hòa hợp và hòa giải
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 17. Kinh chuyển luân thánh vương
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 18. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 19. Kinh quốc gia cường thịnh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 20. Kinh Hiền Nhân
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần sám nguyện
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần phụ lục
12. KINH MỌI NGƯỜI BÌNH ĐẲNG
MỌI NGƯỜI NHƯ NHAU
Tôi nghe như vầy. Có một thuở nọ, khi ngài tôn giả Đại Ca-chiên-diên tại rừng Gunda ở Madhura, thì vua trị vì là Madhura Avantiputta nghe đồn như sau: “Ngài Ca-chiên-diên là bậc hiền giả, trí giả, thông minh, đa văn, lưu loát, biện tài vô ngại, bậc A-la-hán trưởng thượng trong chúng. Thật là tốt lành nếu được yết kiến một người như thế”. O
Nhà vua quyết định lên một cỗ xe thù thắng đặc biệt, rời Madhura đến thăm tôn giả. Tháp tùng với vua có nhiều cỗ xe, thể hiện uy vệ của bậc Đại vương. Đi hết đoạn đường có thể đi được, nhà vua đi bộ, đến nơi tôn giả, bái kiến, thăm viếng, ngồi xuống một bên, thưa tôn giả rằng:
– Kính thưa tôn giả, các Bà-la-môn đã nói như sau: “Các Bà-la-môn là dòng tối thượng, bạch chủng, thanh tịnh; các dòng giống khác đều là hắc chủng. Các Bà-la-môn là con chính tông của đấng Phạm thiên, được Phạm Thiên tạo, kế thừa Phạm thiên”. Ngài nhận xét gì trong ngữ cảnh này? O
– Kính thưa Đại vương, đây là lời nói[1] phổ biến ở đời, được nâng lên thành như một pháp môn. Đại vương nghĩ sao, nếu hàng vua chúa, sung túc tài sản, vàng bạc, ngũ cốc, chọn một người hầu trong hàng hoàng gia, hoặc Bà-la-môn hay hàng thương gia, hoặc hàng nô lệ, hầu hạ trung thành, thức khuya, dậy sớm, làm theo lệnh chủ, đẹp lòng mọi người, cử chỉ lời nói dễ thương, dễ mến?
– Kính thưa tôn giả, dĩ nhiên có thể có chuyện như thế.
– Đại vương nghĩ sao, có chuyện này không, một Bà-la-môn hay hàng thương gia, thậm chí tình huống người giai cấp thấp có người hầu hạ thuộc giai cấp khác như cách nêu trên?
– Kính thưa tôn giả, tình huống như thế có thể xảy ra.
– Kính thưa Đại vương, khi chuyện vừa nêu có thể xảy ra thì bốn giai cấp có bình đẳng không?
– Kính thưa tôn giả, có việc như thế, nên tôi không thấy có khác biệt gì! O
BÌNH ĐẲNG NHÂN QUẢ
– Kính thưa Đại vương, lời ngài hỏi trên cần được hiểu như âm thanh trên đời. Đại vương nghĩ sao, bất kỳ người nào, dù là vua chúa, hay Bà-la-môn, thương gia, thuộc hạ, phạm các hành vi, sát hại, trộm cắp, ngoại tình, nói láo, chia rẽ, nói tục, phù phiếm, tham lam, sân hận, tà kiến, sau khi qua đời, sanh vào cõi nào?
– Kính thưa tôn giả, những kẻ như thế sẽ sanh cõi dữ. Tôi nghĩ như vậy. Đây chính là điều tôi nghe được từ các A-la-hán.
– Lành thay! Đại vương! Từ điều vừa nêu, ta thấy rõ rằng cả bốn giai cấp vốn là bình đẳng, không có khác biệt.
– Kính thưa Đại vương, nếu có người nào từ bỏ điều ác, chẳng hạn sát hại, trộm cắp, ngoại tình, nói láo, chia rẽ, nói tục, phù phiếm, tham lam, sân hận, và bỏ tà kiến, sau khi qua đời, sẽ sanh về đâu: Cõi lành, cõi ác, hay không tái sinh?
– Kính thưa tôn giả, dĩ nhiên người ấy sẽ sanh cõi lành. Tôi nghĩ như vậy. Đây chính là điều tôi nghe được từ các A-la-hán. O
– Lành thay! Đại vương! Từ điều vừa nêu, ta thấy rõ rằng cả bốn giai cấp vốn là bình đẳng, không có khác biệt.
– Kính thưa Đại vương, nếu có người nào, bất luận giai cấp, đột nhập nhà người, trộm lấy đồ đạc, lộng hành cướp giựt ở trên đường phố, tư thông ngoại tình. Nếu người bắt được, trình báo Đại vương, yêu cầu xét phạt. Lúc ấy Đại vương phân xử thế nào?
– Kính thưa Tôn giả, tùy theo bản chất loại hình tội phạm, mức độ phạm pháp, có khi xử trảm, có khi tra tấn, có khi tẩn xuất. Hình phạt áp dụng tùy theo tội trạng. Tất cả danh xưng, vai trò xã hội của người phạm pháp, dù giai cấp nào, không còn dùng nữa. Đương sự lúc đó được biết với tên đạo chích phạm pháp.
– Lành thay! Đại vương! Từ điều vừa nêu, ta thấy rõ rằng cả bốn giai cấp vốn là bình đẳng, không có khác biệt. O
KHÔNG CÒN DANH XƯNG VÀ GIAI CẤP
– Kính thưa Đại vương, nếu có người nào, sau khi quyết định cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, thành người xuất gia, từ bỏ giết hại, từ bỏ trộm cắp, từ bỏ nói láo, từ bỏ dâm dục, ngày ăn một bữa, sống đời thanh cao, giới hạnh, đạo đức, giữ gìn pháp lành; Đại vương đối xử người đó thế nào?
– Kính thưa tôn giả, tôi sẽ đứng dậy, cung kính đảnh lễ, mời người ấy ngồi, cúng dường đầy đủ bốn nhu yếu phẩm, lại còn sắp xếp hộ trì an ninh, che chở đúng pháp. Danh xưng xã hội của người như thế đã không còn nữa. Vị ấy được gọi là vị Sa-môn.
– Lành thay! Đại vương! Từ điều vừa nêu, ta thấy rõ rằng cả bốn giai cấp vốn là bình đẳng, không có khác biệt. Tất cả tuyên bố về Bà-la-môn là dòng tối thượng, bạch chủng, thanh tịnh, là con Phạm thiên, được Phạm thiên sinh, thừa kế Phạm thiên, chỉ là lối nói, nên hiểu như là một loại âm thanh tồn tại trên đời. O
NƯƠNG TỰA TÂM LINH
Sau khi nghe ngài Đại Ca-chiên-diên diễn giảng sâu sắc, vua Madhura khen tôn giả rằng: “Thật vi diệu thay, như người dựng lại những gì đã ngã, phơi bày rõ ràng điều bị che kín, đưa đường dẫn lối cho người lạc lối, đem đèn chiếu sáng vào trong bóng đêm để người có mắt nhìn thấy màu sắc; tương tự như thế, giáo pháp được ngài giảng dạy, phân tích với nhiều phương tiện vô cùng sâu sắc. Cho con nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng, như người cư sĩ. Từ đây trở đi đến lúc lìa đời, con luôn quy ngưỡng!
– Kính thưa Đại vương, chớ nên nương tựa vào bần tăng tôi. Hãy nên quy y nơi đức Thế Tôn. Ngài cũng là chỗ tôi đã nương tựa.
– Kính thưa Tôn giả, đức Thế Tôn ấy, giờ đang ở đâu?
– Kính thưa Đại vương, đấng Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác, vừa mới qua đời.
– Kính thưa tôn giả, nếu biết được Ngài đang ở nơi đâu, thậm chí năm mươi do-tuần đường dài, tôi cũng đích thân yết kiến, nương tựa. Nay đức Thế Tôn không còn trên đời, tôi xin quy ngưỡng đức Phật niết-bàn, nương tựa chánh pháp, quy ngưỡng Tăng Ni. Mong ngài tôn giả, vui lòng nhận làm đệ tử tại gia. Từ nay trọn đời, tôi xin một lòng quy ngưỡng thực tập. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
(3 lần) O
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Kinh Gandhatthena: Nhà Sư Ăn Cắp Mùi Hương Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( Majjhima Nikàya ) Chuyển Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa TRƯỜNG BỘ KINH ( Dìgha Nikàya ) Chuyển thể Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới Nguyên Giác
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội Thích Nhật Từ
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa Thích Nhật Từ
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 126 đến số 130 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali Nguyên Giác
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập Thích Nữ Huệ Thanh
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 121 đến số 126) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 116 đến số 120 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 111 đến số 115) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 106 đến số 110 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 100 đến số 105) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)