Các kinh về thiền: 05. Kinh sống trong hiện tại
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần dẫn nhập
- Các kinh về thiền: 01. Kinh bốn pháp quán niệm
- Các kinh về thiền: 02. Kinh quán niệm hơi thở
- Các kinh về thiền: 03. Kinh các cấp thiền quán
- Các kinh về thiền: 04. Kinh bốn loại hành thiền
- Các kinh về thiền: 05. Kinh sống trong hiện tại
- Các kinh về chuyển hóa: 06. Kinh chuyển pháp luân
- Các kinh về chuyển hóa: 07. Kinh ba dấu ấn thực tại
- Các kinh về chuyển hóa: 08. Kinh thực tập vô ngã
- Các kinh về chuyển hóa: 09. Kinh mười hai nhân duyên
- Các kinh về chuyển hóa: 10. Kinh chánh tri kiến
- Các kinh về chuyển hóa: 11. Kinh căn bản tu tập
- Các kinh về chuyển hóa: 12. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau
- Các kinh về chuyển hóa: 13. Kinh ẩn dụ về thành trì
- Các kinh về chuyển hóa: 14. Phật nói kinh bốn vô lượng tâm
- Các kinh về chuyển hóa: 15. Kinh từ bi và hồi hướng
- Các kinh về chuyển hóa: 16. Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần sám nguyện
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần phụ lục
5. KINH SỐNG TRONG HIỆN TẠI
HẠNH PHÚC HIỆN TIỀN
Tôi nghe như vầy. Có một hôm nọ, khi lưu trú tại tịnh xá Kỳ Viên do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ Đà phát tâm hiến cúng, đức Phật cho gọi tất cả Tỳ-kheo tập họp lắng nghe ngài thuyết giảng về nghệ thuật hạnh phúc trong đời hiện tại, bằng bài kệ sau: O
Không chạy về quá khứ
Không rượt đuổi tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa đến.
Thực tại là hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không lung lay
Hiểu rõ, nên thực tập.
Sống nhiệt tâm hôm nay
Ai rõ chuyện ngày mai?
Thần chết là quy luật,
Không ai điều đình được.
Nhiệt tâm trong chánh niệm
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi bậc hiền giả,
Bậc sâu lắng, an lạc. O
KHÔNG KẸT QUÁ KHỨ
– Này các đệ tử! Thế nào gọi là “chạy về quá khứ?” Có người suy nghĩ: “Thân thể của tôi, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức ở trong quá khứ, đã từng thế này, đã từng thế khác” rồi tìm niềm vui trong suy nghĩ ấy; đang khi cuộc sống trong thời hiện tại thì không quan tâm. Chạy về quá khứ chỉ làm khổ tâm, hoặc tạo tiếc nuối, vốn không lợi ích cho bản thân ta ở trong hiện tại. O
KHÔNG VƯỚNG TƯƠNG LAI
– Này các đệ tử! Thế nào gọi là “rượt đuổi tương lai?” Có người mong mỏi: “Thân thể của tôi, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức của cái tôi này ở trong tương lai phải như thế này, phải như thế khác, rồi tìm niềm vui trong cái không thực; đang khi cuộc sống trong thời hiện tại thì không quan tâm. Rượt đuổi tương lai sẽ không thiết thực. Thay vì mong cầu những điều tương lai vốn không chắc chắn thì hãy đầu tư nhân duyên hiện tại, vì tương lai là kết quả hiện tại. O
KHÔNG BỊ LÔI CUỐN Ở HIỆN TẠI
– Này các đệ tử! Thế nào gọi là “bị lôi cuốn theo các pháp hiện tại?” Những kẻ phàm phu ít nghe, kém học chánh pháp bậc thánh, không hiểu Phật pháp, không tu Phật pháp, không siêng thăm viếng, học hỏi chân nhân, nên có khuynh hướng chấp mắc “cái tôi” một trong các cách quan niệm như sau: “Thân thể là tôi, tôi có thân thể, thân thể trong tôi, tôi trong thân thể”. Tương tự, cho rằng “Cảm giác là tôi, tôi có cảm giác, cảm giác trong tôi, tôi trong cảm giác; tri giác là tôi, tôi có tri giác, tri giác trong tôi, tôi trong tri giác; tâm tư là tôi, tôi có tâm tư, tâm tư trong tôi, tôi trong tâm tư; nhận thức là tôi, tôi có nhận thức, nhận thức trong tôi, tôi trong nhận thức”.
– Này các đệ tử! Thế nào gọi là “không bị lôi cuốn trong pháp hiện tại?” Những người nghe nhiều giáo pháp bậc thánh, tu học Phật pháp, thấm nhuần Phật pháp, thăm viếng chân nhân, học pháp chân nhân, nên không đánh đồng: “Thân thể là tôi, tôi có thân thể, thân thể trong tôi, tôi trong thân thể”. Tương tự đối với “cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức”, người thấm Phật pháp sẽ không đánh đồng chúng với tự ngã, tự ngã với chúng. Nhờ đó thoát khỏi tất cả khổ đau trên thân và tâm, sống trong chánh niệm về sự vô ngã. O
***
KHÔNG VƯỚNG KẸT THỜI GIAN
Tôi nghe như vầy. Tại thành Vương Xá, khi nhiều đồng tu lắng lòng muốn nghe giải thích rộng hơn về pháp chánh niệm trong thời hiện tại, ngài Ca-chiên-diên sau khi trùng tuyên những lời Phật dạy như đã nêu trên, phân tích ứng dụng trong sáu giác quan.
Thưa các đồng tu, thế nào gọi là “chạy về quá khứ?” Có người liên tưởng: “Mắt với màu sắc, tai với âm thanh, mũi với các mùi, lưỡi với các vị, da với xúc chạm, ý với đối tượng… của cái tôi này trong thời quá khứ, đã từng thế này, đã từng thế kia. Do tưởng như thế, thức bị ái dục trói chặt, sai khiến, tìm sự hân hoan thuộc về quá khứ của các giác quan. O
Thưa các đồng tu, thế nào gọi là “rượt đuổi tương lai?” Có người mong mỏi: “Đôi mắt, lỗ tai, lỗ mũi và lưỡi, thân thể, ý tưởng của cái tôi này trong thời tương lai, phải như thế này, phải như thế kia” rồi liền hướng tâm lấy cho bằng được cái gì chưa được. Vì rượt đuổi này, người ấy hân hoan với cái chưa có trong thời tương lai. Ước vọng tương lai như vừa nêu trên hoàn toàn không có nhân duyên hiện tại, trở thành ảo vọng, không đạt được gì, ngoài sự thất vọng. O
Thưa các đồng tu, thế nào gọi là “không bị lôi cuốn trong pháp hiện tại?” Khi mắt với sắc, khi tai với tiếng, khi mũi với mùi, khi lưỡi với vị, khi thân với xúc, khi ý với vật, trong hiện tại này, không bị tham dục và ái trói buộc, tâm của vị ấy không bị hân hoan lôi dẫn, sai khiến, vị ấy an trú vào trong hiện tại một cách chánh niệm, không bị loạn động, không bị lung lay. Đó là an lạc, hạnh phúc nhiệm mầu.
Sau pháp thoại của ngài Ca-chiên-diên giải thích rộng thêm về pháp môn tu “hiện tại lạc trú”, các vị đồng tu đã đến gặp Phật, tường trình đầu đuôi những gì được nghe. Đức Phật xác chứng rồi khuyên mọi người hãy nên thực tập “hiện tại lạc trú”. Mọi người hoan hỷ, phát nguyện thực tập, truyền bá Kinh này. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
(3 lần) O
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Kinh Gandhatthena: Nhà Sư Ăn Cắp Mùi Hương Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( Majjhima Nikàya ) Chuyển Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa TRƯỜNG BỘ KINH ( Dìgha Nikàya ) Chuyển thể Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới Nguyên Giác
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa Thích Nhật Từ
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 126 đến số 130 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali Nguyên Giác
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập Thích Nữ Huệ Thanh
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 121 đến số 126) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 116 đến số 120 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 111 đến số 115) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 106 đến số 110 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 100 đến số 105) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 96 đến số 100) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)