Các kinh về thiền: 03. Kinh các cấp thiền quán
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần dẫn nhập
- Các kinh về thiền: 01. Kinh bốn pháp quán niệm
- Các kinh về thiền: 02. Kinh quán niệm hơi thở
- Các kinh về thiền: 03. Kinh các cấp thiền quán
- Các kinh về thiền: 04. Kinh bốn loại hành thiền
- Các kinh về thiền: 05. Kinh sống trong hiện tại
- Các kinh về chuyển hóa: 06. Kinh chuyển pháp luân
- Các kinh về chuyển hóa: 07. Kinh ba dấu ấn thực tại
- Các kinh về chuyển hóa: 08. Kinh thực tập vô ngã
- Các kinh về chuyển hóa: 09. Kinh mười hai nhân duyên
- Các kinh về chuyển hóa: 10. Kinh chánh tri kiến
- Các kinh về chuyển hóa: 11. Kinh căn bản tu tập
- Các kinh về chuyển hóa: 12. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau
- Các kinh về chuyển hóa: 13. Kinh ẩn dụ về thành trì
- Các kinh về chuyển hóa: 14. Phật nói kinh bốn vô lượng tâm
- Các kinh về chuyển hóa: 15. Kinh từ bi và hồi hướng
- Các kinh về chuyển hóa: 16. Kinh tám điều giác ngộ của bậc đại nhân
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần sám nguyện
- Kinh Phật về thiền và chuyển hóa - Phần phụ lục
3. KINH CÁC CẤP THIỀN QUÁN
Tôi nghe như vầy. Trong một hôm nọ, đang ở Kỳ Viên thuộc thành Xá-vệ, đức Phật ôn tồn gọi các Tỳ-kheo và dạy như sau.
– Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất là bậc hiền trí; là bậc đại tuệ, quảng tuệ, hỷ tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ và quyết trạch tuệ (nibbedhikapanna). Thầy Xá-lợi-phất có thể thực tập pháp quán bất đoạn suốt nửa tháng liền. O
CẤP THIỀN THỨ NHẤT
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất thực hành ly dục, lìa pháp bất thiện, chứng thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do lìa dục sanh, có tầm, có tứ. Đồng thời chứng được những pháp thuộc về tầng thiền thứ nhất, bao gồm tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành.
Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ lụy, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa. O
CẤP THIỀN THỨ HAI
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất chấm dứt tầm, tứ, chứng và an trú cảnh thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc do thiền định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. […]
CẤP THIỀN THỨ BA
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất lìa vui, trụ buông, chánh niệm tỉnh thức, thân cảm nhận được cảm giác an lạc được bậc Thánh “xả niệm lạc trú”, chứng và an trú cảnh thiền thứ ba. Những pháp thuộc về cảnh thiền hai, ba bao gồm nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm; xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành. […] O
CẤP THIỀN THỨ TƯ
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất buông khổ, buông vui, chấm dứt vui buồn đã cảm nhận trước, chứng và an trú cảnh thiền thứ tư, không khổ, không vui, buông niệm, thanh tịnh. Những pháp thuộc về cảnh thiền thứ tư, như trạng thái buông, dòng chảy cảm giác không khổ không vui, vô quán niệm tâm (Cetaso anabhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm; xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả và tác ý lành.
Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ luỵ, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa. O
CÁC CẤP THIỀN VÔ SẮC
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất vượt khỏi sắc tưởng, dứt chướng ngại tưởng, không có khởi niệm về các dị tưởng, cảm nghĩ như sau: “Hư không vô biên”, chứng và an trú không vô biên xứ. […]
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính Không vô biên xứ, cảm nghĩ như sau: “Thức là vô biên”, chứng và an trú thức vô biên xứ. […]
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính thức vô biên xứ, cảm nghĩ như sau: “Không có vật gì”, chứng và an trú Vô sở hữu xứ. […].
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất không còn trụ dính Vô sở hữu xứ, chứng và an trú cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Với dòng chánh niệm, thầy Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy, nhận thấy rõ chúng thuộc về quá khứ, chịu sự biến hoại. […].
Này các đệ tử, thầy Xá-lợi-phất vượt thoát phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng định. Thấy bằng trí tuệ, tất cả lậu hoặc đều được kết thúc. Với dòng chánh niệm, thầy Xá-lợi-phất xuất khỏi định ấy, nhận thấy rõ chúng thuộc về quá khứ, chịu sự biến hoại. Thầy Xá-lợi-phất luôn luôn an trụ vào các pháp trên không chút gián đoạn; biết chúng xuất hiện, biết chúng an trú, biết chúng kết thúc; không hề quyến luyến, cũng không kháng cự, giữ tâm độc lập, không bị trói buộc, hệ lụy, dính mắc, đạt được giải thoát, an trú với tâm không có hạn chế. Thầy Xá-lợi-phất thấy biết rất rõ, còn có giải thoát cao hơn thế nữa; còn có nhiều việc phải làm hơn nữa. O
Này các đệ tử, nếu nói chơn thực, thầy Xá-lợi-phất đáng được gọi là: “Người được tự tại, đạt được cứu cánh trong đạo đức Thánh … trong định bậc thánh, trong tuệ bậc thánh, trong giải thoát thánh”. Thầy Xá-lợi-phất là con chánh tông của đức Thế Tôn, sanh từ miệng Phật, có từ chính Pháp, do Pháp hóa thành, kế thừa chánh pháp, không bận kế thừa những thứ vật chất”. Thầy Xá-lợi-phất đã chuyển xe pháp cao siêu, chân chính, mà đức Như Lai đã từng vận chuyển.
Nghe Phật giảng xong, tất cả mọi người hoan hỷ, tiếp nhận, thực hành, theo lời Phật dạy. O
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
(3 lần) O
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Kinh Gandhatthena: Nhà Sư Ăn Cắp Mùi Hương Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( Majjhima Nikàya ) Chuyển Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa TRƯỜNG BỘ KINH ( Dìgha Nikàya ) Chuyển thể Thơ Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thơ Sẽ Chữa Lành Thế Giới Nguyên Giác
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa Thích Nhật Từ
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 126 đến số 130 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali Nguyên Giác
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập Thích Nữ Huệ Thanh
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 121 đến số 126) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 116 đến số 120 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 111 đến số 115) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 106 đến số 110 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 100 đến số 105) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 96 đến số 100) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- THƯ VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH CỨU TRỢ LŨ LỤT “THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG” (C262)
- Nghi thức cầu an trong mùa đại dịch Covid-19
- Cảnh báo những người xúc phạm nhân phẩm và vu khống tôi (Thích Nhật Từ)
- Hướng dẫn thủ tục xin học bổng của Liên minh Phật giáo Quốc tế (IBC) về Phật học, Pali và giáo dục
- Về việc tôi giúp đỡ Phước Nguyên làm trợ giảng và in sách
- Nghi thức tưởng niệm đức Phật (Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn)
- Xá-Lợi Xương Đầu Của Đại Sư Trí Quang (1)
- Đại Sư Trí Quang Cứu Nguy Phật Giáo Việt Nam Khỏi Pháp Nạn Năm 1963
- Đại Sư Trí Quang Là Nhà Chính Trị Hay Nhà Tu Hành?(1)
- Giải Mã Sự Im Lặng Của Đại Sư Trí Quang Sau Năm 1975
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)