Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập

Đã đọc: 2278           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nếu xem toàn bộ giáo lý Phật giáo là một vùng hào quang tỏa sáng, thì cái nguồn phát ra vùng hào quang đó, chính là Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh). Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) với nội dung gồm 03 phần giáo Tu Đa La (Kinh), Kỳ Dạ (Kệ), Hòa Ca La Na (Ký Thuyết), là cơ sở để sau này biên tập ra thêm 03 Bộ Kinh (A Hàm) kia nữa, là Trường, Trung và Tăng Chi (Tăng Nhất).

Dẫn Nhập

Khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước đến nay, việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Nguyên Thủy đã bước dần lên những bước tiến mới. Từ khi việc đề nghị có một bản Kinh cổ chung cho toàn bộ Phật giáo trước khi Phật giáo phân chia thành nhiều Bộ Phái và bước sang giai đoạn Phật giáo Bộ Phái được chấp nhận rộng rãi, các công trình nghiên cứu tỷ giảo giữa 02 bộ Kinh Bắc Truyền và Nam Truyền đã được tiến hành, như Luận Án Tiến Sĩ của Hòa thượng Minh Châu, So sánh Trung Bộ kinh và Trung A Hàm kinh, tới việc tỷ giảo và sắp xếp lại nội dung của Tương Ưng Bộ kinh , như công trình Tạp A Hàm kinh luận hội biên của Hòa thượng Ấn Thuận. Tiếp sau đó còn một số nữa, như Luận Án Tiến Sĩ của một học giả bảo vệ tại châu Âu năm 2012…Được biết có một Luận Án Tiến Sĩ đang hoàn thành tại Trung Quốc, vài Luận Văn Thạc Sĩ đang hoàn thành tại Việt Nam, cũng liên quan đề tài này.

Nếu xem toàn bộ giáo lý Phật giáo là một vùng hào quang tỏa sáng, thì cái nguồn phát ra vùng hào quang đó, chính là Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh). Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) với nội dung gồm 03 phần giáo Tu Đa La (Kinh), Kỳ Dạ (Kệ), Hòa Ca La Na (Ký Thuyết), là cơ sở để sau này biên tập ra thêm 03 Bộ Kinh (A Hàm) kia nữa, là Trường, TrungTăng Chi (Tăng Nhất). Trong đó, Tu Đa La và Kỳ Dạ là 02 phần giáo được xem là hình thành đầu tiên tại cuộc kiết tập Kinh điển lần thứ I tại hang Thất Diệp, về sau thì 02 phần giáo này ngày được mở rộng nội dung thêm, và thêm vào phần thứ ba là Ký Thuyết.

Các học giả ai cũng biết Phật giáo Nguyên Thủy là một Đạo không chấp nhận Thần quyền, nên ai cũng biết rằng những yếu tố bùa chú, ma quỷ, thần linh, đều là được biên tập về sau thêm vào, chứ nhất định thời Phật còn sống và ngay cả thời Kết Tập Kinh Điển lần I chắc chắn là không có.

Trong Tương Ưng Bộ kinh ngày nay, vẫn còn những bản Kinh không có một câu gì mang tính chất ‘phương tiện – Thần quyền’. Những bản Kinh ấy, tất nhiên là rất dễ thấy ra tính cách mộc mạc, đơn giản, mà không kém phần sâu sắc về trí thức, nhân văn về cách ứng xử, điển hình như bản Kinh Vô Ngã Tướng. Tuy nhiên, trong Tương Ưng Bộ kinh còn rất nhiều bản Kinh – dù bị mang chút hơi hướm tôn giáo trong đó, như quỷ dữ, Thần Linh, Thiên chúng, …- nhưng vẫn mang trong mình những thông điệp giáo lý rất quan trọng của Phật giáo, điển hình như bản Kinh Chuyển Pháp Luân. Hai bản Kinh này, được tất cả học giả Phật giáo xem là hai bài Kinh Đức Phật thuyết pháp đầu tiên và thứ hai của Ngài.

Tiểu Luận này không tham vọng đưa hết ra giới thiệu về mảng này trong Tương Ưng Bộ kinh, chỉ nêu lên vấn đề là có một mảng như thế, và giới thiệu một số để chư vị đồng tu xem xét lúc trà dư tửu hậu.

 

 

1.  Một số tư tưởng tinh hoa của Phật giáo trong Tương Ưng Bộ kinh

Tương Ưng Bộ kinh gồm có 56 Tương Ưng. Được chia trong năm thiên (vagga), Hòa thượng Minh Châu dịch thành 05 tập:

1. Thiên Có Kệ

2. Thiên Nhân Duyên

3. Thiên Uẩn

4. Thiên Sáu Xứ

5. Thiên Đại Phẩm.

Chữ Phẩm trong ‘Đại Phẩm’ thiên thứ 05 là dịch thêm. Chữ Vagga là thiên, cũng có nghĩa là Phẩm. Cho nên Tạp A Hàm kinh ngày xưa không gọi là thiên, mà gọi là ‘phẩm’, như ‘đầu quyển 08 bản Hán đề là誦六入處品第二 , Phẩm thứ 02_Tụng Lục Nhập Xứ’, đầu quyển 12 bản Hán đề là雜因誦第三品之四 , Phẩm thứ 03_Tụng Tạp Nhân , phần 04.[1] Tụng, cũng chính là Phẩm[2], Gọi Tụng, lại gọi Phẩm, cũng là thêm, thêm chữ Phẩm hay chữ Tụng.

Tương Ưng Bộ kinh là Kinh Tạng của Thượng Tọa Bộ Xích Đồng Diệp, Tạp A Hàm kinh là Kinh Tạng của Thượng Tọa Bộ Thuyết Nhất Thiết Hữu. Cả hai đều xuất phát từ Thượng Tọa Bộ. Và rất nhiều học giả từ Đông sang Tây đồng ý rằng, hai bộ Kinh này xuất phát từ một bộ Kinh gốc. Bộ Kinh gốc này cũng tên là Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh)[3], và theo ảnh hưởng của Bộ Phái, từ khi Thuyết Nhất Thiết Hữu và Phân Biệt Thuyết tách ra khỏi Thượng Tọa Bộ, rồi Phân Biệt Thuyết lại tách ra thêm Xích Đồng Diệp, thì hai bộ Kinh này dần dần có ít nhiều khác biệt. Ngày nay riêng đọc vào Tương Ưng Bộ kinh, ta vẫn thấy dấu vết của một bộ Kinh cổ ấy, như ‘3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Hàliddikàni hỏi Tôn giả Mahà Kaccàna : - Thưa Tôn Giả , Thế Tôn đã nói trong phẩm thứ tám, trong tập: "Các câu hỏi của Màgandiya" như sau:...’[4] Hay như câu ‘3) Ngồi xuống một bên, gia chủ Hàliddikàni nói với Tôn giả Mahà Kaccàna: 4) -- Thế Tôn đã nói trong tập Các Câu hỏi Của Sakka như vầy: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào...’.[5] Tìm khắp trong bản Tương Ưng Bộ kinh hiện tại, và bản Tạp A Hàm kinh nữa, vẫn không thấy ra cái ‘phẩm thứ tám, trong tập: "Các câu hỏi của Màgandiya"’ và ‘tập "Các Câu hỏi Của Sakka"’.

Tương Ưng Bộ kinhTạp A Hàm kinh có chung một bản Kinh cổ, do vậy, cấu tạo của 02 bộ này đều giống nhau, đều gồm 05 Thiên hay 05 Phẩm (theo Tương Ưng Bộ kinh) hay còn gọi là 05 Tụng hay 05 Phẩm (theo Tạp A Hàm kinh).[6] Nội dung của 05 Thiên trong bản Kinh cổ này, thứ tự nên có là trước tiên 04 Phẩm Tu Đa La, sau cùng 01 Phẩm Kỳ Dạ. Sau đó thì dần dần mới thêm phần Ký Thuyết vào, phụ liền sau 04 Phẩm Tu Đa La[7]; và ở mỗi Bộ Phái, tức trong Tạp A Hàm kinh của Thuyết Nhất Thiết Hữu và Tương Ưng Bộ kinh Xích Đồng Diệp sau này, nội dung Phẩm Ký Thuyết có sai khác, và thứ tự của 03 phần giáo Tu Đa La – Kỳ Dạ - Ký Thuyết cũng được sắp xếp khác nhau.[8]

Thế thì, mặc dù trật tự 03 phần giáo này có sự sai khác ít nhiều, nhưng nội dung của cả Tương Ưng Bộ kinhTạp A Hàm kinh hiện nay đều là gồm 03 phần giáo Tu Đa La – Kỳ Dạ - Ký Thuyết. Ký Thuyết được lồng trong[9] và phía sau 04 Phẩm của 01 phần giáo Tu Đa La[10]. Tương Ưng Bộ kinh hiện nay có 05 Thiên (05 tập), chính là 04 phần của Tu Đa La và 01 phần Kỳ Dạ. Có điều, Kỳ Dạ (Thiên Có Kệ) được đặt trước, 04 phần Tu Đa La đặt sau, Ký Thuyết thì lồng phía sau mỗi phần của 04 phần Tu Đa La. Đặt Kỳ Dạ đầu, Tu Đa La sau, đó là lối sắp xếp cổ xưa nhất của Thượng Tọa Bộ[11] sau khi cùng Đại Chúng Bộ tách ra khỏi Tăng đoàn thống nhất Nhất Thể của Phật giáo Nguyên Thủy.

Lần Kết Tập Kinh Điển thứ I, kết tập được Tương Ưng Giáo, nội dung gồm Pháp và Luật. Nhưng hình thức chính là Tu Đa La và Kỳ Dạ. Tu Đa La là những bài Kinh ngắn (đoản văn) và Kỳ Dạ là những bài kệ tóm tắt lại ý của bài Kinh, hay tóm ý của từng phần, từng chương, hay từng phẩm to (thiên), với mục đích ghi nhớ. Sau lần Kết Tập Kinh Điển đó, dần dần, Ký Thuyết ra đời với mục đích giải thích một số nội dung của Kệ (Kỳ Dạ), giải thích một số nội dung của Kinh (Tu Đa La). Cho nên, nội dung quan trọng theo thứ tự trong Tương Ưng Giáo hay Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) này, có thể nói là Tu Đa La (04 phẩm), rồi Kỳ Dạ, rồi mới đến Ký Thuyết phía sau 04 phẩm Tu Đa La đó.

Nội dung của 04 Phẩm Tu Đa La trong Tương Ưng Bộ kinh đáng lý theo thứ tự abc như sau:

  1. 05 Uẩn (thiên Uẩn – tập thứ 03)
  2. 06 Xứ (thiên Sáu Xứ - tập thứ 04)
  3. Nhân Duyên (thiên Nhân Duyên – tập thứ 02), gồm Giới (12 hay 18 giới)
  4. Đạo (thiên Đại – tập thứ 05), gồm 04 Đế…, 37 phẩm Trợ Đạo (4 Niệm Xứ, 4 Chánh Cần, 4 Thần (=Như Ý) Túc, 5 Căn, 5 Lực, 7 Bồ Đề Phần, 8 Chánh Đạo Phần), Hơi Thở Ra & Vô, Dự Lưu (=Bất Hoại Tịnh)…

Kỳ Dạ là thơ kệ, đôi khi có những bài Kinh trong Thiên Có Kệ rất mượt mà, nội dung là tinh hoa tư tưởng Phật giáo Nguyên Thủy. Nghe và xem Kinh, thấy đẹp như một bài thơ, rất huyền ảo, lại rất chân thực; mặc dù bên cạnh đó có những bài Kinh bị pha tạp sau này, thành những câu Kệ không mang ý nghĩa gì hay ho, thậm chí bình phàm.

Ký Thuyết thì giải thích Kinh & Kệ, nên đôi khi có thể tìm ra những ý nghĩa khó hiểu , những từ Phật học khó hiểu, trong Tu Đa La và Kỳ Dạ trong những bài Kinh dạng Ký Thuyết này, song thường thì mang tính Thọ Ký huyền hoặc hơn, chết rồi sinh về đâu, …quá khứ tu hành thế nào…

Bảng tóm lại các nội dung của Tương Ưng Bộ kinh:

Stt

Tên nội dung

Tên Thiên/Phẩm

Tiểu mục

Phần giáo

  1.  

05 Uẩn

3. T. Uẩn

 

1. Tu Đa La

  1.  

06 Xứ

4. T. Sáu Xứ

 

  1.  

Nhân duyên (+Giới)

2. T. Nhân duyên

 

  1.  

Đạo

5. T. Đại Phẩm

04 Đế…

37 phẩm Trợ Đạo

Hơi Thở Ra & Vô

Dự Lưu (Bất Hoại Tịnh)…

  1.  

Kệ Tụng (tóm tắt)

1. T. Có Kệ

 

2. Kỳ Dạ

  1.  

Lồng dưới 04 Phẩm Tu Đa La (không hoàn toàn đầy đủ)

3. Ký Thuyết

Ở đây không bàn tới Kinh số và sự tương đương giữa các Kinh của 02 bộ Kinh Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) này. Hiện nay đã có một vài công trình nghiên cứu về mảng đó của một số học giả để tham khảo.

2.  Một số hình thức bị chen tính chất tôn giáo

Trong giáo lý Nguyên Thủy, tức những nội dung 04 Phẩm đầu (Uẩn-Xứ-Nhân duyên-Đạo) được liệt kê trong bảng trên, có những bài Kinh bị pha chút phương tiện. Các phương tiện đó là:

1)     Thêm một số tính chất Thần Thánh, Thần Tiên, linh thiêng vào, để tăng thêm giá trị của bài Kinh. Ví dụ như Kinh Chuyển Pháp Luân,[12] nội dung chỉ là giới thiệu Tứ Đế, thế mà sau khi Giác Ngộ Tứ Đế thì Phật đã tuyên bố ‘trong  thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người’…Thì tất nhiên Giác Ngộ Tứ Đế rồi, giác giả sẽ dứt khổ, sẽ thấy mình ‘sanh đã tận, phạm hạnh đã thành’, nhưng để mà tuyên bố ‘trong thế giới, với Thiên giới, Ma giới, Phạm Thiên giới…chư Thiên…’ thì quả là một câu phương tiện được người sau đưa vào. Hay ví dụ như phần lớn các bài Kinh trong Thiên Có Kệ tập I, điển hình bài Kinh mở đầu Thiên là bài Bộc Lưu của Phẩm Cây Lau số I: ‘Một vị Thiên hào quang sáng rỡ, phước báo và trí tuệ thuộc giới cao cấp & thượng lưu, bước tới hỏi Phật, làm sao thoát khổ? Phật nói, ta sống buông xả tùy duyên là thoát khổ.’ Đại ý như thế, mà toàn bộ bài Kinh toát lên hình ảnh đẹp và sinh động, như một câu chuyện cổ tích, dễ đi sâu vào lòng người bình dân, nhất là trẻ em: ‘-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu? -- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. -- Thưa Tôn giả, làm sao [=như thế nào là] không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu? -- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu. (Vị Thiên): Từ lâu, tôi mới thấy Bà-la-môn tịch tịnh. Không đứng, không bước tới, Vượt chấp trước ở đời.’.

2)     Thiện thú (sinh lên Trời làm Thiên/Tiên) và ác thú (đọa xuống địa ngục làm tội đồ). Bản Kinh mà văn Kinh đôi khi thực hành một hạnh lành thuộc phạm vi Đạo Đức nào đó, hay ngay cả tu hành một Pháp tu thuộc Phật giáo nào đó, tu xong thì sẽ hiện đời được an lành, đời sau sinh lên cõi Trời. Và cũng trong ngay Kinh đó hay Kinh khác, thực hành một ác hạnh hay tu tập một ác pháp nào đó, hiện đời sẽ bất an, đời sau sinh xuống địa ngục. Đó đều là những câu được người sau thêm vào. Trừ một số bản Kinh Đức Phật hay vị Đại Đệ Tử Phật nói ‘nếu có’, nghĩa là làm thiện thì đời này an lành, đời sau nếu có và cõi chư thiên nếu có, thì sẽ được sinh làm chư Thiên…và ngược lại. Bản Kinh ví dụ như thế nào có rất nhiều, đại diện một đoạn:[13]

14) Và này các Hiền giả, đạt được và an trú trong các bất thiện pháp và ngay trong đời sống hiện tại, sống được an lạc, không bị chướng ngại, không bị ưu não, không bị nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh thiện thú, đây không phải là sự đoạn tận các bất thiện pháp được Thế Tôn tán thán.

15) Nhưng này các Hiền giả, vì rằng đạt được và an trú trong các bất thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống bị đau khổ, bị chướng ngại, bị ưu não, bị nhiệt não và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh ác thú. Do vậy, đây là sự đoạn tận các bất thiện pháp được Thế Tôn tán thán.

16) Và này các Hiền giả, đạt được và an trú trong các thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống đau khổ, bị chướng ngại, bị ưu não, bị nhiệt não, và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh ác thú. Ðây không phải là sự thành tựu các thiện pháp được Thế Tôn tán thán.

17) Nhưng này các Hiền giả, vì rằng đạt được và an trú trong các thiện pháp, và ngay trong đời sống hiện tại, sống được an lạc, không bị chướng ngại, không bị ưu não, không bị nhiệt não, và sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh thiện thú. Do vậy, đây là sự thành tựu các thiện pháp, được Thế Tôn tán thán.

18) Tôn giả Sàriputta thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Sàriputta nói.

Dẫu rằng làm lành sinh lên thiện thú, làm ác sinh xuống ác đạo, đó là niềm tin phổ biến của dân gian, và điều này là phương tiện rất có lợi khi tuyên truyền điều đó, nhưng một bậc trí thức minh triết và chú trọng thực tế ‘cái có thể nắm bắt’ như Đức Phật, thì Thiên đường và địa ngục là cái Phật không muốn nói bàn tới. Lịch sử chứng minh, sau khi Phật mất đến vài trăm năm, danh từ địa ngục mới lần đầu tiên xuất hiện trong Phật giáo, nằm trong Đại Tỳ Bà Sa luận.

 

 

Kết Luận

Tương Ưng Bộ kinhTạp A Hàm kinh là 02 Bộ Kinh của 02 Bộ Phái tách ra từ Thượng Tọa Bộ, và đều được bổ túc thêm từ 01 Bộ Kinh gốc – có lẽ cũng mang tên là Tương Ưng Bộ kinh (hay Tạp A Hàm kinh) – của Thượng Tọa Bộ gốc. Dấu vết của Bộ Kinh gốc này vẫn còn tồn tại trong chính Tương Ưng Bộ kinhTạp A Hàm kinh.

Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) là gốc để từ đó biên tập ra 03 Bộ Kinh khác, là Trường, Trung, Tăng Chi (Tăng Nhất). Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) gồm trong đó 03 phần giáo: Tu Đa La-Kỳ Dạ-Ký Thuyết. Trong đó, Tu Đa La và Kỳ Dạ là 02 phần giáo được kết tập lần đầu tiên trong hang Thất Diệp núi Kỳ Xà Quật, sau đó dần được bổ túc thêm qua từng năm trong từng đợt Bố Tát. Và Ký Thuyết là phần giải thích nội dung của Kinh (Tu Đa La) và Kệ (Kỳ Dạ). Kỳ Dạ được Thượng Tọa Bộ đặt lên làm Thiên 01 (đầu) và Tu Đa La làm 04 thiên sau trong Tương Ưng Bộ kinh gốc; Nam Truyền Tích Lan Xích Đồng Diệp giữ y cách tổ chức ấy. Ký Thuyết được sắp phía sau 04 Phẩm Tu Đa La, điều này được cả Thượng Tọa Bộ lẫn Đại Chúng Bộ y theo, nhưng sau này cả Tương Ưng Bộ kinhTạp A Hàm kinh đều bị lẫn lộn về thứ tự và vị trí của Ký Thuyết.

Vì thế tư tưởng tinh hoa của Tương Ưng Bộ kinh (Tạp A Hàm kinh) chính là nằm trong Tu Đa La, Kỳ Dạ là tóm tắt, và Ký Thuyết là giải thích thêm. Nội dung của 04 Phẩm Tu Đa La gồm 01_Ngũ Uẩn, 02_Sáu Xứ, 03_Nhân Duyên (gồm Giới), 04_Đạo (gồm Đế, Hơi Thở,…). 04 Phẩm này là 04 Thiên sau của Tương Ưng Bộ kinh 05 Thiên (04 Thiên sau có phần Ký Thuyết nữa, không kể phần Ký Thuyết).

 

Tuy vậy, trong quá trình trường kỳ biên tập, bị ảnh hưởng của nhiều thứ, cuối cùng trong Tương Ưng Bộ kinh vẫn tồn tại nhiều sự pha trộn, thậm chí là pha tạp của một số văn hóa, tín ngưỡng, …của bên ngoài Phật giáo. Đôi khi đó là phương tiện của người trong Phật giáo, đôi khi đó là sự cố ý gây rối của thế lực chống phá, đôi khi là hậu quả tai hại của sự suy vi theo thời thế….

 

 

Tham khảo

  1. Tương Ưng Bộ kinh, Hòa thượng Minh Châu dịch Việt.
  2. The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya (9780861713318): Bhikkhu Bodhi:1999. http://promienie.net/images/dharma/books/sutras_connected-discourses.pdf   
  3. Tạp A Hàm kinh, Thích Đức Thắng dịch Việt.
  4. Kinh Chuyển Pháp Luân, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, Tương Ưng Sự Thật số 56, phẩm Chuyển Pháp Luân thứ II, Kinh số 11.I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420). Hòa thượng Minh Châu dịch Việt.
  5. Kinh Vô Ngã Tướng, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, Tương Ưng Uẩn số 22, phần B_50 Kinh Ở Giữa, phẩm Tham Luyến số I, Kinh số VII. Năm Vị (Vô Ngã tưởng) (Đại 2,7c) (Luật tạng, Đại Phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66). Hòa thượng Minh Châu dịch Việt.
  6. Narada Maha Thera, Phạm Kim Khánh dịch Việt. Đức Phật và Phật Pháp, 1998.
  7. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tương_Ưng_Bộ_kinh
  8. https://zh.wikipedia.org/wiki/相應部
  9. https://en.wikipedia.org/wiki/Samyutta_Nikaya
  10. https://zh.wikipedia.org/wiki/雜阿含經
  11. 菩提長老 (Bhikkhu Bodhi) 著  溫宗堃 譯《新相應部英譯》導論 . http://tkwen.sutta.org/Intro_CDB.pdf
  12. 印順法師,『佛學著作集』。CD. & http://www.yinshun.org.tw/ebooks/#c=yinshun , http://yinshun-edu.org.tw/Master_yinshun/books
    『原始佛教聖典之集成』,『雜阿含經論會編』(上、中、下)
  13. 崎正治有關《雜阿含》整編之研究http://enlight.lib.ntu.edu.tw/FULLTEXT/JR-BJ010/bj010549081.pdf
  14. 中華電子佛典 CBETA 2016 DVD http://www.cbeta.org/cd/download.htm
  15. 《杂阿含经导读》 谈锡永主编 , 《传统文化典籍导读丛书》:北京,中国书店。2006/10.
  16. Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch. ‘Giới thiệu Tương Ưng Bộ Kinh’. 11/03/2013 22:47:00 http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/pali/12849-gioi-thieu-tuong-ung-bo-kinh.html


[1]「現存刊本卷八初題〈誦六入處品第二〉;卷一二初題〈雜因誦第三品之四〉;卷一六初題〈雜因誦第三品之五〉;卷一八初題〈弟子所說誦第四品〉;卷二四初題〈第五誦道品第一〉。可見全經是分為多少誦,也就是多少品的。」(印順法師,《雜阿含經論會編》(上),p.2)

[2] Xuất xứ như trên.

[3] Vì Tương Ưng hay Tạp chỉ là 02 cách dịch Nam và Bắc thôi, chứ nghĩa gốc của nó, xuất phát cùng một ý nghĩa. Còn Bộ Kinh (Nikya) hay A Hàm (€gama) đều có nghĩa là bộ sưu tập (Collections) mà thôi.

[4] Tương Ưng Bộ kinh, Tương Ưng 22_Uẩn, phần A_50 Kinh Căn Bản, phẩm I_Nakulapit, Kinh số III_Hliddikni.

[5] Tương Ưng Bộ kinh, Tương Ưng 22_Uẩn, phần A_50 Kinh Căn Bản, phẩm I_Nakulapit, Kinh số IV_Hliddikni.  

[6] 「《雜阿含經》全部,上座部各派,應該都是分為五誦(五篇)的。」(印順法師,《雜阿含經論會編》(上),p.53); và「上來曾一再說到:《雜阿含經》與《相應部》,本來都是分為五品(五誦、五篇)的;「記說」附於「修多羅」四品之下。」(《雜阿含經論會編》(上),p.65)

[7] 「上來曾一再說到:《雜阿含經》與《相應部》,本來都是分為五品(五誦、五篇)的;「記說」附於「修多羅」四品之下。」(《雜阿含經論會編》(上),p.65)

[8] Tham khảo (印順法師,《雜阿含經論會編》(上、雜阿含經部類之整編),p.66-p.68.

[9] Có 01 vài Kinh của Ký Thuyết đã bị chuyển thể thành Tu Đa La mất rồi. Xem 印順法師,《雜阿含經論會編》(上、雜阿含經部類之整編),p.66-p.68.

[10] 「vagga,向來是譯為「品」的;《相應部》日譯本作篇,所以五篇就是五品。「弟子所說」,「如來所說」——「記說」部分,《雜阿含經》分散而附於〈五陰誦〉,〈雜因誦〉,〈道品誦〉以下;《相應部》分散在〈因緣篇〉,〈蘊篇〉,〈六處篇〉,〈大篇〉以下。《雜阿含經》是說一切有部誦本,《相應部》是赤銅鍱部誦本,二部同出於根本上座部,所以全經分為五誦(五篇),而「弟子所說」,「如來所說」,附列於下,可斷定為上座部本的舊有結構。」(《雜阿含經論會編》(上),pp.44-45)

[11] Xem 印順法師,《雜阿含經論會編》(上、雜阿含經部類之整編、八  雜阿含經與相應部)

[12] Kinh Chuyển Pháp Luân, thuộc Tương Ưng Bộ kinh, Tương Ưng Sự Thật số 56, phẩm Chuyển Pháp Luân thứ II, Kinh số 11.I. Như Lai Thuyết (1) (S.v,420).

[13] Tương Ưng Bộ kinh, tập III, Tương Ưng Uẩn số 22, phần A- 50 Kinh Căn Bản, phẩm I_Nakulapit, Kinh số II. Devadaha.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập