Ý Nghĩa Lục Chủng Thành Tựu (六 種 成 就)

Giải thích ý nghĩa cụm từ “Sáu Cách Thành Tựu Chân Thật” trong quá trình đọc, học, hiểu, áp dụng, và thực hành Kinh điển Phật giáo
1. Văn thành tựu (聞成就): Văn nghĩa là nghe; ai nghe? Tôn giả A-nan nghe. Nghe cái gì? Nghe những lời Phật dạy. Nghe như thế nào? Nghe rõ, nhớ kỹ, và chi tiết. Một trong mười đệ tử xuất sĩ lớn của Đức Phật, Tôn giả A-nan, vị thị giả trung tín với Đức Phật, có khả năng nghe nhiều, nhớ rõ, và tiếp thu các bài Kinh điển trọn vẹn.
Sau khi chính thức trở thành vị thị giả của Đức Phật, Tôn giả A-nan cung thỉnh Đức Phật thuyết giảng lại những bài Pháp mà Tôn giả chưa nghe. Đức Phật hoan hỷ đồng ý những lời thỉnh cầu của Tôn giả A-nan.
Trong lần Kiết tập Kinh điển thứ nhất, Tôn giả A-nan, người có trách nhiệm trùng tuyên lại lời Phật dạy, đặc biệt là Kinh tạng. Thông thường, câu đầu tiên của bài kinh, chúng ta thường bắt gặp “Tôi - Tôn giả A-nan, nghe như vầy,” nhằm nhấn mạnh và xác quyết rằng Kinh mình đang đọc tụng và hành trì là do chính Đức Phật tuyên thuyết và nói ra.
2. Tín thành tựu (信成就): Một là, tin tưởng sâu sắc vào Tôn giả A-nan, vị A-la-hán, nghe nhiều, nhớ rõ toàn bộ Kinh điển chi tiết, và đã thuật lại toàn bộ Kinh điển sau khi Đức Phật nhập diệt; hai là, với chánh kiến và chánh tín, tin tưởng tuyệt đối vào chân lý Phật.
3. Thời thành tựu (時成就): Thời gian Đức Phật thuyết Pháp, thời gian những người nghe Pháp, hiểu Pháp, thực hành Pháp, thưởng thức chánh Pháp, ứng dụng chánh Pháp, hoằng dương chánh Pháp, và bảo hộ chánh Pháp.
Tất cả các thời giữa người thuyết Pháp và những người nghe Pháp, hay người trao truyền chân lý, người mồi đèn chân lý và những người tiếp nhận chân lý đều thành tựu viên mãn.
4. Chủ thành tựu (主成就): Trong lúc giảng dạy, Đức Phật, Người nói Pháp, khéo sử dụng những lời nói, những hình ảnh dụ ngôn, ẩn dụ, so sánh, đối chiếu, và những phương pháp quy nạp và diễn dịch giúp cho các hàng đệ tử dễ dàng nghe, cảm nhận, và thấu hiểu chánh Pháp, chân lý Phật một cách sâu sắc.
5. Xứ thành tựu (處成就): Bất cứ nơi nào, trú xứ nào, và quốc gia nào, nơi mà Đức Phật và các đệ tử của Người lưu trú và hoằng dương chánh Pháp thì nơi đó xưa cũng như nay không bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo, và nơi đó quý ngài đã góp phần đem lại hòa bình, hòa hợp, hòa giải, an vui, và hạnh phúc cho số đông ngay trong cuộc sống hiện tại ngay tại thế gian này.
6. Chúng thành tựu (眾成就): Ý nghĩa này bao gồm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Sa-di, Sa-di ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ; tất cả chư vị để thành tựu tốt đẹp về các khía cạnh Pháp học, Pháp hành, Pháp hiểu, Pháp hỷ, Pháp lạc, Pháp thành, và Pháp chứng.
http://phapnhan.org/tv/y-nghia-luc-chung-thanh-tuu/
By Thích Trừng Sỹ
“Six Ways of Real Accomplishments”
Explaining the meanings of the phrase “Six Ways of Real Accomplishments” in the process of reading, learning, understanding, applying, and practicing Buddhist scriptures
1. Hearing of Accomplishment (聞成就): Văn means hearing or listening; who heard? Venerable Ananda heard. What did he hear? He heard the Buddha’s teachings. How did the Venerable hear them? He heard them clearly, remembered them carefully and in detail. One of the ten great monastic disciples of the Buddha, Venerable Ananda, the faithful attendant of the Buddha, could much hear, remember clearly, and absorb all the discourses fully.
After officially becoming the attendant of the Buddha, Venerable Ananda requested the Buddha to repreached all the discourses that the Venerable had not heard yet. The Buddha happily agreed to the requests of the Venerable Ananda.
In the first Buddhist Council, Venerable Ananda, who was responsible for reciting all the discourses, especially Sutta Pitaka.
Normally, the first sentence of a Sutta, we often encounter “Thus have I - the Venerable Ananda- heard,” in order to emphasize and confirm that the Sutta we are chanting and practicing is proclaimed and spoken out by the Buddha himself.
2. Confidence of accomplishment (信成就): First, believe deeply in Venerable Ananda, Arahant, much heard and remembered all the discourses very clearly and in detail, and recited them all after the Buddha passed away; second, with right view and right confidence, absolutely trust in the truths of the Buddha.
3. The time of accomplishment (時成就): The time when the Buddha preaches the Dharma, the time when those who listen to the Dharma, understand the Dharma, practice the Dharma, enjoy the Dharma, apply the Dharma, propagate the Dharma, and protect the Dharma.
All the times between the Dharma preacher and the Dharma listeners, or transmitter of the truths, illuminator of the truths and the receivers of the truths, have been fully accomplished.
4. Master of Accomplishment (主成就): During teaching, the Buddha, the Dharma Teacher, skillfully uses his words, images of parables, metaphors, comparisons, similes, and inductive and deductive methods to help his disciples easily hear, feel, and understand the Dharma, the Truth of the Buddha deeply.
5. Place of Accomplishment (處成就): Anywhere, any place, and any country, where the Buddha and his disciples have resided and propagated the Dharma anciently as well as presently, there has never happened to any religious war, and vice versa, there they have contributed to bringing peace, harmony, reconciliation, joy, and happiness to the many right in the present life right in this world.
6. Assemblies of Accomplishment (眾成就): This sense includes Buddhist monks, Buddhist nuns, novice monks, novice nuns, lay male devotees, lay female devotees; all of them have accomplished well in the aspects of Dharma learning, Dharma practice, Dharma understanding, Dharma joy, Dharma happiness, Dharma achievement, and Dharma attainment.
http://phapnhan.org/en/explaining-the-meanings-of-the-phrase-six-ways-of-real-accomplishments/
By Thích Trừng Sỹ
- Đặc tính của Pháp trong kinh tạng A Hàm (I) Tuệ Đăng
- Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm Tuệ Đăng
- Ý nghĩa phẩm Pháp sư thứ 10 kinh Pháp Hoa HT.Thích Trí Quảng
- Quan Niệm Thế Giới Địa Ngục HT. Thích Thắng Hoan
- Vài Nét Sơ Quát về "Ưng Vô Sở Trụ" nơi kinh Kim Cang qua Duy Thức Học Khánh Hoàng
- Vài Nét Sơ Quát về "Ưng Vô Sở Trụ" nơi kinh Kim Cang qua Duy Thức Học Khánh Hoàng
- Kinh Hiếu Tử Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Hạnh Bồ Tát và Kinh Kim Cương Nguyên Giác
- Nhân Quả và Nghiệp Báo Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Trả Thịt Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Màu Áo Cà Sa Trong Kinh Pháp Cú Tâm Minh Ngô Tằng Giao
- Vai Trò Của Nữ Giới Thông Qua 10 Đại Thọ Trong Kinh Thắng Man Tuệ Quý
- Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Quan Âm Quảng Trần Thích Nữ Giới Hương
- Nghi Thức Kinh Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Thích Đạt Ma Phổ Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiếp Nhận Mười Phương Pháp Tu Tập Chánh Niệm từ Tam Bảo
- Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật Năm 2020
- Giới Hương, Vị Ni Sư Trong Thời Hiện Đại
- TIN VIÊN TỊCH Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phước Sơn
- Giảng Dạy Thiền Tập cho Sinh Viên ở Thành Phố Seattle, Tiểu Bang Washington
- Thơ và Bài Hát: Tri Niệm Ân Sư- Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
- 15 Điều Học Phật, Ứng Dụng, và Chuyển Hóa
- Các Câu Đối
- Thơ Năm Mới
- Thơ Tưởng Niệm
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)