Xây dựng triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục trong sách lược định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo

Đã đọc: 4216           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bài viết chúng tôi trình bày về đề án định hướng và phát triển giáo dục theo mô thức hướng vào gốc, trực tiếp tác động đến tâm tánh, cải đổi bản chất, như thế chất lượng giáo dục đạt được mục tiêu tốt về cả hai mặt Trí dục và Đức dục.

I. Tổng Luận

Vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề được coi hàng đầu và trọng yếu nhất của đất nước, bởi nhờ giáo dục mới sản sinh được nhân tài hiền tài để phục vụ, duy trì và phát triển đất nước. Đất nước Việt Nam, Phật giáo Việt Nam cũng hết sức chú trọng và đề cao vai trò vị trí của nghành giáo dục, song do ảnh hưởng của trào lưu thời đại, tác dụng mặt trái của khoa học vật chất đã làm suy giảm nền văn hoá đạo đức truyền thống bản sắc của dân tộc, vì vậy tính chất giáo dục nhân bản, triết lý giáo dục và mục tiêu trong giáo dục càng thể hiện rỏ đặc tính giáo dục để định hướng và phát triển tri thức học vấn và trình độ khoa học kỷ thuật cao nhưng biết giữ gì n và bảo lưu phát triển đặc tính đặc sắc vốn có về nhăn văn văn hoá của dân tộc. Nhận biết điều này, các cơ sở giáo dục đã đề ra: “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, “chương trình hành động vì giáo dục sạch đẹp an toàn và phát triển”, “Tiên học lễ, hậu học văn”, v.v… so ng cần hành động tích cực để có hiệu quả tốt đẹp nhất.

Chính vì thế, thời đại chúng ta cần nhận thấy rằng giáo dục thật là một chiến lược kéo dài suốt cả cuộc đời con người, lúc nhỏ thì phải nhờ sự giáo dục từ người khác giáo dục cho nhưng đến lúc nào đó thì tự mình phải giáo dục, tự mình phải bồi dưỡng cho chính bản thân mình.

Bài viết chúng tôi trình bày về đề án định hướng và phát triển giáo dục theo mô thức hướng vào gốc, trực tiếp tác động đến tâm tánh, cải đổi bản chất, như thế chất lượng giáo dục đạt được mục tiêu tốt về cả hai mặt Trí dục và Đức dục.

Đề cập đến vấn đề giáo dục liên hệ với sự song hành cùng với đất nước, song thiết nghĩ, cần giáo dục sâu và rộng đến đại đa số quần chúng nhân dân tham khảo và có sự quan tâm đến giáo dục; và như thế chúng ta có thể áp dụng một cách linh động trong hoàn cảnh đất nước mình, trong hoàn cảnh của giáo hội.

Trong giới giáo dục học, thời kỳ đổi mới và xu hướng toàn cầu, nhập thế luận bàn về chủ đề Triết lý và Mục tiêu giáo dục và giáo dục Phật giáo nhập thế, người ta đồng thanh ngạc nhiên và ca ngợi việc thực nghiệm một phương pháp sư phạm mới lạ và không khí học tập thoải mái mà sáng tạo, có hiệu quả ở môi trường giáo dục Phật giáo tốt là điều kiện tiên quyết cho giáo hội phát triển ổn định ở tương lai.

Như vậy, ngoài vai trò là giáo dục hoằng pháp, còn hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu xa hơn; cái ý tưởng dung hợp thấu nhiếp cả ba thời: thời quá khứ, hiện tại, tương lai, trong tinh thần giáo dục dung hóa, hòa hợp hòa bình và độc lập dân chủ. Mặt khác, xuất phát từ những hoài vọng và chủ trương hướng tất cả mọi hoạt động nhằm tạo cho người sinh viên một trí tuệ ứng dụng được vào các vấn đề cụ thể do xã hội thực tế đặt ra. Thì sứ mệnh của các cơ sở giáo dục Phật giáo hiện nay là truyền thụ cho sinh viên ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, tinh thần dân tộc và triết lý yêu thương hòa hợp, giàu trí tuệ. Ngài Viện trưởng Thích Minh Châu[1]  đã nhận định: “chiến tranh là tàn phá, và Đại học là kiến thiết; chiến tranh hạ thấp nhân phẩm, Đại học nâng cao tính cách thiêng liêng của mạng sống con người. Hơn nữa, Đại học chính là nơi đào tạo những lãnh tụ mà quốc gia sẽ cần tới mai sau. Với một sứ mệnh như vậy, Đại học không thể là vật hy sinh cho chính trị đương thời.”[2]  Đó là lý do tại sao giáo dục Phật giáo Việt Nam đ ược tạo dựng giữa thời kỳ mới của đất nước.

Bởi lẽ, là loại hình triết lý giáo dục Phật giáo, nhưng điều đó không có nghiã là các sinh viên chỉ gồm toàn những Phật tử tại gia. Hơn nữa, giáo dục Phật giáo không phải chỉ là nơi đơn thuần để đào tạo các tu sĩ như một số người đã lầm tưởng. Trên hết, Triết lý và Mục tiêu giáo dục Phật giáo còn làm kim chỉ nam định hướng xây dựng - phát triển cho các cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay. Ví dụ như Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, tại TP. Huế và tại TP. Cần Thơ, v.v…ngoài ra còn có các cơ sở và hệ thống giáo dục cao đẳng Phật Học, các trường Trung Cấp và các loại hình giáo dục cư sĩ…

Chúng ta có thể  kết luận bằng cái điệp khúc thừa nhận ảnh hưởng to lớn của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử đã ảnh đến nền giáo dục đương thời và sau đó một cách tích cực nhất. Thực vậy, nhằm mục đích giới thiệu với các nhà giáo dục, các nhà quản lý giáo dục, các sinh viên về đường lối giáo dục, về tổ chức, cũng như về mọi sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam mà bấy lâu nay nhiều người chưa có cơ hội biết rõ thì chúng ta nhìn nhận một cách khách quan rằng đó chính là mô hình kiểu mẫu định hướng và phát triển tương lai giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay.

II.  Chánh Luận

Giáo dục học từ loại hình triết lý và mục tiêu giáo dục sẽ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của giáo hội và của thị trường lao động tri thức cho đất nước. Vì vậy không thể có một nền giáo dục đại học chung chung, đó là điều không tưởng. Trong hệ thống giáo dục cần có hệ thống giáo dục được phân tầng sâu và rộng để đáp ứng đủ mọi yêu cầu của xã hội nuôi nấng nhân lực có năng lực cho đất nước; do đó, trường học, cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, triết lý và mục tiêu trong giáo dục đã trở nên cấp thiết hơn bao giời hết. Vì sao lại như vậy? Vì chúng ta cần hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam chịu tác động gì, và Triết lý giáo dục phải có sự tích hợp của lịch sử giáo dục như thế nào.

Có nhiều loại triết lý giáo dục như như triết lý giáo dục xã hội tức là giáo dục tinh thần trách nhiệm xã hội, triết lý giáo dục nhân văn bao gồm cả giáo dục đạo làm người – và hạt nhân của triết lý nhân sinh, triết lý giáo dục tự nhiên, triết lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp, triết lý giáo dục hành dụng, triết lý giáo dục toàn diện, triết lý giáo dục học suốt đời với bốn trụ cột của UNESCO đề ra cho thế kỷ XXI[3]. Ngoài ra, một số hướng cải cách giáo dục gần đây ở một số nước đề cập toàn cầu hoá, nhân văn và công nghệ. Từ những phần này, đi đến Triết lý giáo dục Phật giáo Việt Nam.

 

Do vậy, bên cạnh vấn đề đó, muốn hiểu triết lý giáo dục thì phải hiểu được xu thế thế giới. Thế giới hiện nay là xu hướng thế giới phẳng và có nhiều biến động không ngừng. Hiện tượng kinh tế tri thức trong loại hình giáo dục đang đứng lên vũ đài giáo dục, tức là giá trị gia tăng trong loại hình xã hội là hàm lượng của trí tuệ. Chính vì vậy, đất nước Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cần xác định cụ thể Triết lý giáo dục là gì?

Triết lý giáo dục bao gồm: nội hàm ý nghĩa sâu xa đã được trải nghiệm; tư tưởng triết lý giáo dục trong đào tạo; hệ thống lý luận quy chiếu chung về giáo dục; sách lược đường lối, chủ trương, và chính sách phát triển giáo dục... Đặc biệt, triết lý giáo dục Phật giáo Việt Nam phải được tiến hành nghiên cứu thông qua các chủ đề khoa học như: Giáo dục Phật học Việt Nam; giáo dục thời đại Lý - Trần, giáo dục cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; tư tưởng giáo dục Phật giáo đồng hành cùng dân tộc; Đường lối giáo dục của giáo hội; và giáo dục thời kỳ đổi mới. Vì vậy, các tư tưởng giáo dục truyền thống cần được phát triển, nâng cao và bổ sung thêm những nội dung mới để đáp ứng yêu cầu của nền giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Lý giải cho vấn đề này, thì cần lối tư duy độc lập, sáng tạo là phẩm chất quan trọng đối với nhân lực trình độ cao trong giáo dục đáp ứng thế giới hiện đại. Cho nên, điều kiện tất yếu là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo có thể rèn luyện thông qua hoạt động tự học và tự nghiên cứu khoa học trong hệ thống triết lý và mục tiêu chung của giáo dục Phật giáo Việt Nam; mà điều đó giáo hội cần làm ngay tro ng thời đại này, thời đại lên ngôi của giáo dục.

Như vậy, phương pháp để đạt được triết lý và mục tiêu trong giáo dục cần những yếu tố thấu hiểu; tức là phải hiểu được những yêu cầu của đất nước, của dân tộc, của nhân dân với hệ thống giáo dục nó là cái gì? Chứ đừng bằng tư duy chủ quan của người lãnh đạo. Vì sao lập luận như vậy? vì quần chúng tri thức bao giờ cũng thông minh hơn một người, và nhu cầu thì không bao giờ có thể biết hết được; cho nên, cần phải hiểu lịch sử giáo dục Việt Nam, lịch sử giáo dục Phật giáo và lịch sử giáo dục Phật giáo Việt Nam.

Khi đó, triết lý và mục tiêu đã được xây dựng sẻ hiểu được xu thế của thế giới phẳng; hiểu những yêu cầu của đất nước, của quần chúng nhân dân. Như vậy, một cách tất yếu phải hiểu nhân tố nào tác động đến giáo dục, yếu tố thứ nhất đó chính là gia đình, và giáo dục gia đình không nên khoán và giao hết cho xã hội và nhà trường; thứ hai, đó là cộng đồng, ví dụ như sức học của con em kém, nhưng bởi vì chịu sự tác động của cộng đồng nên vẫn đưa con đi thi đại học dù biết không có khả năng đậu đỗ; điều thứ ba là hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam khá phong phú, nhưng có nhiều biến động. Do vậy, cần chỉnh đốn môi trường văn hóa đừng để chịu ảnh hưởng nhiều từ bên ngoài và điều cuối cùng là chịu sự tác động của yếu tố chính trị.

Ngoài ra, khi đi tìm triết lý giáo dục, chúng ta phải dựa vào truyền thống của dân tộc, đó là truyền thống hiếu học, truyền thống trọng học, trọng thầy.

1. Đị nh hướng Tri ết l ý giáo dục

* Giáo dục Phật Giáo Vi ệt Nam là Giáo dục Trí tuệ

Với châm ngôn “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục Phật giáo đều nhằm mục tiêu cốt yếu là để phát triển trí tuệ. Trí tuệ là sự nghiệp, vừa là phương châm vừa là mục tiêu và vừa là triết lý giáo dục của lòng yêu thương. Bởi vì, học thuyết giáo dục Phật giáo xuất phát từ phương pháp giáo dục Từ bi - Trí tuệ và nhân bản của Đức Phật. Với mục tiêu và triết lý thực tiễn như thế, Phật giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Phật giáo Việt Nam đã thừa kế một cách tinh tế và phát triển một cách thuần túy tinh hoa phương pháp giáo dục Giới - Định - Tuệ[4]  của Đức Phật.

Như vậy, tại sao giáo dục Phật giáo xác định triết lý giáo dục với định hướng giáo dục trí tuệ vừa là triết lý nồng cốt vừa là mục tiêu trong giáo dục? Bởi vì, thông qua các phương pháp giáo dục trong Phật giáo để đi đến sự phát triển cân đối giữa thể chất và phát triển trí tuệ. Bởi lẽ, nếu trong khoa học xem quá trình vận động và tự vận động của các sự kiện, hiện tượng và quan sát, tư duy phán đoán bằng phương pháp thí nghiệm thực tế để có được trí tuệ. Thì trong giáo dục xem sự hỗ tương của triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục là kết quả của trí tuệ. Lập luận theo cách đơn giản nhất, trong ngữ cảnh đơn giản nhất, và hài hòa nhất thì “trí tuệ” tạo nên kiến thức về phương pháp và phương pháp luận trong đời sống xã hội để giải quyết các vấn đề trong mọi lãnh vực, là nền tảng dẫn đến sự thành tựu trong mọi sự nghiệp của mọi người.

Triết lý giáo dục của Phật giáo đương nhiên xuất phát từ học thuyết giáo dục - đạo đức của Đức Phật, tức là hệ thống tư tưởng giáo dục nhân bản, Từ bi - Trí tuệ “Duy tuệ thị nghiệp”. Ở khía cạnh này, các nhà khoa học, các nhà giáo dục học đã thực hiện một cuộc “xét lại” toàn diện hệ tư tưởng này từ mọi bình diện: bối cảnh lịch sử - xã hội, cội nguồn triết lý - tôn giáo, truyền thống đạo lý - giáo dục, diễn biến cuộc đời và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật; đi đến nhận định Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà đại giáo dục của nhân loại.

Chính vì thế, giáo dục Phật giáo giáo dục con người nhận thấy rõ để hiểu r ằng; nếu trí tuệ là kết quả đạt được của đời sống đạo đức đó tức là giới luật, là luân lý, là luật pháp và trên hết nhằm mục tiêu chuyển hóa nội tâm tức là thành tựu được kết quả của định tuệ, vừa là hệ quả vừa là kết quả của triết lý giáo dục. Cho nên, trí tuệ là cơ sở tất yếu của sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp tâm linh, là kim chỉ nam nhập thế của người xuất gia.

* Giáo dục Phật giáo Việt Nam là Giáo dục Nhân bản

Về mặt cá nhân, trong truyền thống giáo dục Phật giáo Đức Thế Tôn dạy đến sự an lạc và hạnh phúc của đời sống. Vì thế, mỗi cá nhân cần phải học và truyền thụ đầy đủ các mục tiêu: “Giỏi tay nghề, siêng năng, biết điều hành công việc. Biết quân bình chi, thu. Biết làm ra của cải hợp pháp bằng sức lao đông của mình. Biết đầu tư. Biết làm bạn với th iện (Có giới, Tín và Tuệ). Biết quân bình sức khoẻ và tâm lý. Biết lo cho đời sau: tu Tín, Thí, Giới và Tuệ. Biết sống trong hiện tại, làm chủ suy tư, không tiếc nuối quá khứ, không mộng tưởng tương lai” [5]. Với nội dung giáo dục đó, một hệ thống giáo dục hoàn mỹ gồm đủ giáo dục tâm lý, sinh lý và mỹ thuật, có xây dựng định hướng và có mục tiêu, triết lý rỏ ràng cụ thể mới có thể đáp ứng được.

Khi đó, phương cách tiếp cận đến triết lý giáo dục chính là phương pháp giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản, tức là triết lý chủ trương lấy con người làm căn bản, đối tượng và mục tiêu nhân vị nhân học để hoàn thành sự nghiệp giáo dục. Bởi vì, thừa kết tinh thần và triết lý hành động dân chủ công bằng, nhân văn nhân bản của Đức Phật, học thuyết giáo dục Phật giáo đề cập và khẳng định con người (nhân) có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu c ủa bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

Trong truyền thống triết học nhân vị, Phật giáo xem đạo người (đạo nhân) là một phương diện được các nhà giáo dục tư tưởng, các nhà nhận thức luận và các triết gia triết học Phật giáo hết lòng chú ý. Ở những đặc điểm đó, theo phương pháp này, giáo dục Phật giáo đã vạch ra cho con người một đạo đối xử và ăn ở. Ở đó, thể hiện tư tưởng tôn ti trật tự của thời đại nhằm bảo đảm sự ổn định của chế độ đương thời. Nhưng mặt khác, qua các nhà tư tưởng  có trách nhi ệm với thời cuộc, những khái niệm trung hiếu, nhân nghĩa, cương thường…,  thiện ác, họa phúc...được  vận dụng và phát huy theo chiều hướng tích cực, thể hiện một quan niệm và một thái độ yêu nước, kính trên nhường dưới, có hiếu với cha mẹ, có nghĩa với mọi người, có kỷ cương trật tự trong xã hội bằng lý tính nhân tính và trí tuệ sắc bén nhất.

Lý giải cho vấn đề này, chúng ta nhìn nhận Triết lý Nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá c on người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc... Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. Đặc điểm thứ hai, đó chính là Triết lý hành động của giáo dục Phật giáo dựa trên một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình. Bởi vì, tinh thần khế lý - khế cơ theo triết học Phật giáo, nhấn mạnh thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác. Điều này giải thích cho ta tại sao Triết lý giáo dục của Phật giáo đã ung dung tích cực tham gia vào việc định hướng và phát triển giáo dục của đất nước, và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, bảo lưu và phát triển tính chất độc lập trong giáo dục của tổ quốc. Đi đến xây dựng định hướng và phát triển tính truyền thống nhân văn, nhân bản của dân tộc.

* Giáo dục Việt Nam, giáo dục Phật Giáo Việt Nam là Giáo dục dân tộc

Trong thời đại mới, thời hội nhập, bên cạnh những thành tựu của thời đại, của đất nước, chúng ta không thể không lưu tâm trước những hiện tượng gây khổ đau, nhưng việc giảm bớt, hoặc tiêu trừ chúng quả là không dễ dàng: thù hận, chiến tranh, bạo lực, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự mất cân bằng của môi trường sống, sự nghèo đói, thiên tai, tật bệnh, nhất là những sự việc trái với luân thường đạo lý vẫn đang diễn ra hàng ngày trong xã hội… Mọi người đều nhận biết là đạo đức đang suy đồi trong một bộ phận quần chúng. Truyền thống nhăn văn, vị tha và văn hóa đã ngày một mai một, thì chính sự xây dựng định hướng giáo dục bằng triết lý giáo dục “Giáo dục dân tộc” chính là mục tiêu và sự nghiệp của giáo dục Việt Nam và giáo dục Phật giáo Việt Nam cần được khẳng định và thực thi.

Theo tinh thần đó, các nhà làm công tác giáo dục cần nhìn thấy rõ nguyên nhân của những thứ gây đau khổ ấy chính là cái Tâm vọng động, nhiễm ô vì tham, sân, si, khiến nghiệp lực của thân khẩu ý luôn luôn vận hành. Chính vì thế, nên cần đưa ra phương pháp giải quyết đó là: Tu học là để ngăn chặn và triệt tiêu tam độc, đó là thực hành tam học Giới, Định, Tuệ. Giới học được tu trì thì tâm mới định, từ định đưa đến tuệ. Giới học là chi phần căn bản, đầu tiên của sự tu t ập; đó tức là chi phần trọng yếu trong giáo dục Phật giáo. Bỡi lẽ, Phật dạy, thúc liễm thân tâm, tự mình an tịnh, thư thái trí tuệ sáng suốt là từ đó tạo nên những thiện duyên cho những người khác. Đức Phật dạy, “Trong khi hộ trì cho mình là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác là hộ trì cho mình.” Nói theo cách khác, tức là tu dưỡng giáo dục nhân cách và trí tuệ cho mình tức là giúp người khác cũng được như mình và ngược lại.

Và như vậy, việc các phân ban trong Ban Ngành giáo dục nỗ lực tham gia trực tiếp điều hành công tác Phật sự, cũng như tận tâm phát triển tính hòa hợp trên tinh thần đóng góp ý kiến xoay quanh các chủ đề đã đề ra sẽ là nhân tố thành tựu của Hội nghị Hội thảo khoa học lần này. Điều đó, đã khẳng định Phật giáo – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Ban giáo dục đã không ngừng tự thân vận động, chuyển hóa, tự đặt cho mình những mục tiêu giáo dục dựa trên những nhu cầu thực tiễn trong bối cảnh lịch sử đất nước Việt Nam - Phật giáo Việt Nam đang xây dựng một định hướng phát triển mạnh mẽ, bền vững trên mọi lĩnh vực.

Chính trên tinh thần ý nghĩa đó! Với tất cả ý nghĩa và vai trò trách nhiệm của công tác giáo dục đều chú trọng đến mục tiêu đã đề ra trong tinh thần hoan hỷ, hòa hợp hòa bình, hội nhập và phát triển. Phát triển giáo dục - đào tạo trên cơ sở bảo tồn, phát huy truyền thống giáo dục Việt Nam. Tức là, phát triển giáo dục - đào tạo trong cái nôi bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, trong môi trường đa văn hóa của thời đại hội nhập và toàn cầu. Bởi vì, giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Vì thế cho nên, giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc là điều tất yếu và hợp hiến hợp mục tiêu và hợp triết lý giáo dục. Nếu tính chất Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác thì đáp ứng được yêu cầu này chính là hệ thống giáo dục có mục tiêu và triết lý giáo dục phù hợp.

Điều đáng chú ý và vui  mừng, ở Việt Nam ngày nay vẫn còn có những nhà trí thức không quên theo đuổi lý tưởng của người làm thầy là mục tiêu giáo dục cao hơn cả người làm quan như sách tiền nhân có ghi “tiến vi quan, đạt vi sư”, nhất là không quên sứ mạng “l ương  sư hưng quốc”. Vì vậy, cần tuyên dương và cố gắng phát huy truyền thống, trong đó tự do nghiên cứu và giảng dạy là điều kiện thiết yếu để đào tạo con người và phát triển xã hội.

2. Định hướng và phát triển Mục ti êu giáo dục

Một đường hướng và định hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu: đào tạo con người là nhân cách của xã hội và con người toàn vẹn về trí dục và đức dục. Bởi vì, con người xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội như về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, chính trị, v.v… thì con người toàn vẹn là con người toàn diện của vật lý, tâm lý, sinh lý, ý chí, tình cảm và trí tuệ. Chúng ta có thể kết luận: một hệ thống giáo dục phát triển thiếu một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh.

Xây dựng và phát triển lòng tin cho tuổi trẻ để kế thừa và phụng sự. Đây là phương pháp tiếp cận truyền thống Phật giáo đề xướng loại hình giáo dục truyền thống trong đường hướng hướng tới mục tiêu giáo dục. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục Phật học, mục tiêu tiếp cận theo hướng này mặc dù đã bị xem là lỗi thời, lạc hậu và sẻ làm thui chột tiềm năng phong phú của người học. Tuy nhiên, mặt khác đây vẫn là mục tiêu có sự bảo lưu an t oàn, cho nên được hướng đến trong nền giáo dục Việt Nam và giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay. Bởi vì, khi đề áng xây dựng và đào tạo nhà giáo dục bằng phương pháp : Tiếp cận truyền thống nhân bản - nhân văn thì đây chính là loại mục tiêu quan tâm đến từng cá nhân người học. Kiểu tiếp cận mục tiêu loại này khá phổ biến, và khá phong phú cho người học tiếp thu và phát triển trí tuệ.

Pt triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học trong học tập và trong nghiên cứu. Điều này thực hiện bằng cách, giúp học sinh, sinh viên có khả năng tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể rất cao; giúp cho người học học và phát triển óc tư duy phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong học tập. Bởi vì, loại hình này giúp phát triển tính tò mò, tính đặt vấn đề và tinh t hần khoa học và vì thế giúp người học và giúp loại hình giáo dục có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại. Về phần các nhà lãnh đạo giáo dục trong Giáo hội Việt Nam, để tìm hiểu Triết lý giáo dục ở giai đoạn này là nên dung hợp những gì tinh tuý, tích cực của hai dòng giáo dục chính thống và giáo dục dân gian - dân tộc đã tạo lập nên triết lý giáo dục Phật giáo Việt Nam. Bởi vì trong lịch sử, đã chứng mình: Ý thức dân tộc hết sức đậm nét và tiêu biểu; Tinh thần hiếu học, cầu tiến và Tinh thần giác ngộ - giác tha trong Phật giáo Việt Nam; Triết lý nhân sinh Tình Nghĩa; Giá trị gia đình hòa cùng kết cấu xã hội bền vững giữa nhà -làng - nước.

Khi đề cập một cách khách quan đến vấn đề này, chúng ta bắt gặp loại hình Triết lý giáo dục yêu nước đầu thế kỷ XX được biểu hiện qua hai chí sĩ yêu nước tiêu biểu thời đó là Phan Bội Châu[6], Phan Châu Trinh[7]   và các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và giáo dục Truyền bá quốc ngữ.

Như vậy, phương pháp tiếp cận truyền thống - nhân văn và nhận thức giáo dục: đây là loại mục tiêu giáo dục hiện đại kết hợp giữa truyền thống và nhân văn. Loại mục tiêu này đang được các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hướng tới. Về phương diện này, mục tiêu giáo dục là xây dựng nhân cách giáo dục Phật giáo Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công việc khoa học và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng giáo hội và bảo lưu phát triển giáo hội. Bởi vì, Đại Hội Phật giáo toàn quốc vừa qua đã đề ra mục tiêu: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại chúng và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo. Giáo dục Phật học gắn liền đào tạo với sử dụng; thực hiện tính văn minh dân chủ trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng môi trường học tập.

Như vậy, các nhà giáo dục lãnh đạo trong giáo hội cần quan tâm bồi dưỡng nhân tài: việc đào tạo, bồi dưỡng Tăng ni sinh, sinh viên có năng khiếu đã được chú trọng và đạt được những kết quả rõ rệt để triển khai chương trình đào tạo nhân lực trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ) trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý v.v. ở các nước tiên tiến. khi Đó, s ố nhân lực trí lực và đức lực này, sau khi tốt nghiệp đã trở về nước công tác cho giáo hội và phát huy tác dụng. Để thành tựu được Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ thống cụ thể các yêu cầu hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá trình giáo dục con người.

III.     Kết Luận

Giáo dục là quá trình được tổ chức chu đáo, khoa học và giáo dục có ý thức, hướng tới mục đích phát triển bằng mục tiêu và triết lý trong giáo dục để làm biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người học theo hướng tích cực. Góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức tích cực năng động sáng tạo, trong truyền thống giáo dục Phật giáo gọi là tùy duyên bất biết, trình độ hợp căn cơ - khế cơ khế lý.

Trong bài viết, tác giả trình bày Triết lý giáo dục và Mục tiêu giáo dục được khái quát trong các vấn đề Giáo dục Phật Giáo Vi ệt Nam là Giáo dục Trí tuệ, Giáo dục Phật giáo Vi ệt Nam là Giáo dục Nhân bản, Giáo dục Vi ệt Nam, giáo dục Phật Giáo Vi ệt Nam là Giáo dục dân tộc. Giáo dục với mục tiêu phát triển ti nh thần dân chủ và tinh thần khoa học trong học tập và trong nghiên cứu. Như vậy, chúng tôi tóm lược những điểm như sau thay lời kết bằng những đề mục:

Thứ nhất, Từ bi - Trí tuệ hay còn gọi đơn thuần là Ái, là ái quốc, ái pháp (Phật pháp). Tri ết lý giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần quán triệt bằng tính từ bi nhân bản và kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước. Bởi nếu không có tinh thần này thì sẽ không nghĩ ra được những chương trình giáo dục hay và nên quán triệt học thuyết này vào trong giáo dục.

Thứ hai, Tôn chỉ, tức là tông chỉ trong truyền thống Phật giáo kết hợp hài hòa ý thức thượng tôn dân tộc, đó là sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của Phật giáo Việt Nam.

Thứ ba, Vị Tha - Vô Ngã, tức là vị nhân sinh, phải tôn trọng thực tại khách quan và tùy duyên khai mở phương tiện thiện xảo với các nhu cầu xã hội đang diễn ra, xem xã hội cần gì để đào tạo theo nhu cầu, phục vụ xã hội, phục vụ giáo hội.

Thứ tư, Trọng Tín, tức là yếu tố niềm tin và tự tín chánh tín, khi đó cần chú trọng trọng nguyên khí hiền tài, hay nói cách khác chính là trọng người tài là nguyên khí của quốc gia, là nguyên khí của giáo hội.

Thứ năm, Khai Phương Tiện, tức là khai phóng giáo dục dân tộc, mở ra tầm nhìn với thế giới, tùy nhân duyên, điều kiện mà xây dựng định hướng và mục tiêu giáo dục.

Thứ sáu, có nhiều lý do để đưa ra đường lối, chủ trương định hướng đúng đắn và cụ thể hóa trong văn kiện giáo dục của giáo hội.

Thứ bảy, xây dựng lý luận giáo dục của chúng ta phải có phát triển mới, góp phần triển khai chủ trương, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới.

Thứ tám, nhà trường Phật học hình thành và phát triển ở người học hệ giá trị cho mục tiêu của từng người, bao gồm tâm lực, trí lực, thể lực - giá trị học thức chính đáng, giá trị sống chân chánh, giá trị chuyên môn và trách nhiệm, hình thành giá trị đóng góp vị tha vô ngã..., và giá trị tự tín khẳng định mình bằng niềm tin chân chính của chính mình. Khi đó, người học sẻ tạo cho mình có các giá trị để sống và hoạt động cống hiến, phát huy hệ giá tr ị bản thân để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình hạnh phúc cho tha nhân, và cho gia đình, cộng đồng, xã hội.

 

GIÁC CHINH - TRẦN ĐỨC LIÊM

Khoa Triết Học,

Hc Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.        Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tăng Chi IV, HT. Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tôn Giáo.

2.        Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tương Ưng I, Nxb. Tôn Giáo.

3.        Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Trung Bộ III, Kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Nxb. Tôn Giáo.

4.        Đỗ Văn Khang, Nghệ Thuật Học, Nxb. Thông Tin và Truyền Thông.

5.        Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛 光 大 辭 典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛 光 大 辭 典 編 修 委 員 會, Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển Biên Tu Uỷ Viên Hội, Đài Bắc, Phật Quang xuất bản xã, 1988.

6.        GS. TS. Nguyễn Đức Tồn, Đặc Trưng Văn Hóa - Dân Tộc Của Ngôn Ngữ và Tư Duy , Nxb. Từ Điển Bách Khoa.

7.        GS.TS Lê Trung Hoa, Họ và Tên Người Việt Nam, Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005.

8.       Luc Ferry, Dịch giả: Lê Hồng Sâm, Học Cách Sống, Nxb. Hội Nhà Văn.

9.       Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Anh, Nxb. Thời Đại.

10.     Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Đức, Nxb. Thời Đại.

11.     Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Mỹ, Nxb. Thời Đại.

12.     Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Úc, Nxb. Thời Đại.

13.     Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Pháp, Nxb. Thời Đại.

14.     Nhiều Tác Giả, dịch giả: Kiến văn, Gia Khang, Trí Tuệ Dân Tộc Ả Rập, Nxb. Thời Đại.

15.     Nhiều Tác giả, Giáo Trình Lý Luận Về Nhà Nước và Pháp Luật, Nxb. Chính Trị Quốc Gia.

16.     Osho, Dịch giả: Nguyễn Đình Hách, Nghệ Thuật Cân Bằng Sự Sống Cái Chết, Nxb. Thời Đại.

17.     PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, Nhà Nước Là Những Con Số Cộng Giản Đơn, Nxb. Lao Động.

18.     Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, Quyển 5.

19.     Tạp Chí Nghiên Cứu Tư Tưởng, Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản, 1973.

20.     Toàn văn báo cáo và đề xuất giáo dục của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” .

21.     Trần Quang Thái, Chủ Nghĩa Hiện Đại – Các Vấn Đề Nhận Thức Luậ n, Nxb. Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

 


[1] Hòa Thượng  Thích Minh Châu viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, hiệu trưởng trường Cao cấp Phật học Việt Nam, phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký  Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban Phật giáo quốc tế, phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì Hòa bình (ABCP) và là chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam. Ông còn là một dịch giả với nhiều công trình phiên dịch kinh Tạng Pàli và nhiều đầu s ách về giáo dục học, tr iết học, văn học v.v…

 

[2] Tp Chí Nghiên Cứu Tư Tưởng , Ban Tu Thư Viện  Đại Học Vạn Hạnh xuất bản, 1973.

[3] Toàn văn báo cáo và đề xuất giáo dục của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là 4 trụ cột của Giáo dục thế kỷ XXI mà Ủy ban Giáo Dục thế kỷ XXI của UNESCO đã đúc kết. Quan điểm của  UNESCO  đưa  ra  thông  điệp: “Học  tập - một kho báu tiềm ẩn” là nhan đề Báo cáo của Hội đồng Giáo Dục thuộc UNESCO nói về “Giáo dục thế k ỷ XXI” đề ra từ năm 1997. Hội đồng này có 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới, do ông J.Delors  nguyên Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (1985 - 1995) làm Chủ tịch. Báo cáo, đã khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong s ự phát triển của xã hội và của mỗi cá nhân. Nhấn mạnh học tập s uốt đời như là mộ t chìa khóa để mỗi cá nhân thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.

 

[4] Fo Guang Ta-tz'u-tien  佛 光 大 辭 典. Fo Guang Ta-tz'u-tien  pien-hs iu wei-yuan-hui 佛 光 大 辭 典 編 修 委 員 會, Taipei: Fo-kuang  ch'u-pan-s he. Phật Quang Đại Từ Điển , Phật Quang Đại Từ Điển Biên Tu Uỷ Viên Hội, Đài Bắc, Phật Quang xuất bản xã, 1988,  trình bày 三 學, S. triśik ṣ ā, P. tisso-sik k hā, là Tam học, tức là chỉ ba môn học của loại hình giáo dục  Phật  giáo, bao  gồm: i. Giới học (S. adhiśīlaśik ṣ ā); ii. Định học (S. adhicitta-śik ṣ ā), Huệ học hay Trí tuệ học (S. adhiprajñā-śik ṣ ā), cả ba được gọi chung là Giới, Định và Tuệ.

[5] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tăng Chi IV, HT. Thích Minh Châu dịch, Nxb Tôn Giáo,  tr. 220, Kinh Tương Ưng I, tr. 1, Kinh Trung Bộ III, Kinh Nhất Dạ Hiền Giả .

 

[6] GS.TS Lê Trung Hoa, Họ và Tên người Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, 2005. Trong s ách viết Phan Bội Châu 潘 佩 珠; sinh 26 tháng 12 năm 1867 – 29 tháng 10 năm 1940, tên thật là Phan Văn San (潘 文 珊), tự là Hải Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢 南), Thị Hán (是 漢), Độc Tỉnh Tử, Việt Điểu, Hãn Mãn Tử, v.v...Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động cách mạng trong thời kỳ Pháp thuộc.

[7] Theo Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, Quyển 5, tr. 429, Năm 1904, Phan Châu Trinh từ quan rồi bí mật s ang Quảng Đông (Trung Quốc) gặp Phan Bội Châu, trao đổi ý kiến rồi cùng s ang Nhật Bản, tiếp xúc với nhiều nhà chính trị tại đây (trong s ố đó có Lương Khải Siêu) và xem xét công cuộc duy tân của xứ s ở này. Ông hoan nghênh việc Phan Bội Châu đưa thanh niên ra nước ngoài học tập, phổ biến tài liệu tuyên truyền giáo dục trong nước, nhưng ông phản đối chủ trương duy trì nền quân chủ, phương pháp bạo động vũ trang và việc mưu cầu ngoại viện. Bởi theo ông, muốn cứu được nước nhà, phải đi theo con đường dân chủ và cải c ách xã hội, bằng việc nâng cao dân trí và dân quyền rồi mới có thể mưu tính được việc khác.Tuy nhiên, hai khuynh hướng này s ong s ong tồn tại và không đối lập nhau một cách tuyệt đối mà đan xen, hòa lẫn vào nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập