Ngày Phật đản sanh

Đã đọc: 10179           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Các nước Phật giáo Nam truyền chọn ngày Phật đản, Thành đạo và Nhập Niết bàn đều vào ngày rằm tháng Vesakha (khoảng giữa tháng 5 Dương lịch.) Ngày lễ này gọi là Vesak, lấy từ tên của tháng Vesakha.

Trên phương diện Văn học sử, người ta tìm thấy trong tất cả tài liệu còn sót lại của Phật thích ca, là cuộc sống được viết lại nhiều năm sau khi Ngài nhập Niết Bàn, do những đồ đệ hay những người con phật  lý tưởng hoá hơn là do những ngòi bút của những sử gia khách quan viết. Do đó, rất khó để  truy tầm năm sanh của đức Phật  và  những dữ kiện chính xác về cuôc đời của Ngài. Phần lớn người ta dựa chỉ dựa trên truyền thống để đưa ra những hình dung chân thật  về cuộc đời của Ngài.

Thí dụ nhìn qua các truyền thống lựa chọn ngày lễ Phật đản của hai phái Đại thừa và Nguyên thủy. Ngày mồng tám tháng Tư có đúng là ngày sanh chính xác của đức Phật hay không ?. Đọc lại lịch sử và các truyền thống, cho thấy rằng là ngày Đản sanh đã được lựa chọn để thiết lễ, và chưa ai chứng minh được ngày nào đích là ngày sinh nhật đích xác của đức Phật.

Các nước Phật giáo Nam truyền chọn ngày Phật đản, Thành đạo và Nhập Niết bàn đều vào ngày rằm tháng Vesakha (khoảng giữa tháng 5 Dương lịch.) Ngày lễ này gọi là Vesak, lấy từ tên của tháng Vesakha. Đây cũng là ngày đầu mùa mưa, mọi vật bất đầu sanh nở, thời tiết không quá lạnh, quá nóng, và cũng là ngày tụ hợp của các tu sĩ về tu học.

Các nước Phật giáo Bắc truyền thì chọn ngày lễ Phật đản vào ngày Rằm tháng 4, Phật Thành đạo vào ngày Rằm tháng Chạp và Phật Nhập Niết bàn vào ngày Rằm Tháng 2 Âm lịch.

Nam tông lấy ngày Rằm tháng Sáu, ngày Đức Phật Chuyển Pháp luân tại Lộc Uyển, làm ngày bắt đầu An cư Kết hạ, trong khi Bắc tông lại chọn ngày Rằm tháng Tư làm ngày bắt đầu mùa An cư.

Sự khác biệt của các ngày Vía và ngày An cư của các môn phái có phải là do ảnh hưỡng từ sự khác biệt của thời tiết và mùa màng địa phương? Có lẽ vì các nước Phật giáo thời bấy giời đều là xã hội nông nghiệp, cho nên họ dùng  lịch tính theo tuần trăng và  ngày xưa khi đạo Phật truyền sang Tây phương, thì chư tăng các nước này lại có khuynh hướng chọn mùa Đông làm mùa An cư, bởi vì  thời tiết khắc nghiệt nhất, bất tiện cho việc đi lại.

Sau Thế Chiến Hai, các quốc gia  tái lập vị thế tôn giáo của họ và  trong thập niên năm mươi,  các tín đồ Phật giáo trên thế giới đã tổ chức Đại hội kiết tập (sangiti) lần 6 tại Miến Điện, để san định kinh sách và quyết định cương lĩnh cấp thời của đạo. Đại hội này đã thống nhất chọn lá cờ Phật giáo và quyết định lấy ngày trăng tròn từ giữa tháng Tư sang giữa tháng Năm dương lịch làm ngày khánh lễ Đản sanh đức Phật Thích Ca.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập