Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Đã đọc: 32258           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng. Hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho hai cảnh giới thuận và nghịch của cuộc đời, hai cảnh giới vui buồn và sướng khổ của cuộc sống hằng ngày, mà tất cả mọi người sanh ra trên thế gian này phải chịu đựng. Thái tử Tất Đạt Đa đã chịu đựng được hai dòng nước lạnh và nóng đó, sau này trở thành Đức Phật Thích Ca.

Trong kinh sách, Đức Phật dạy rằng: người nào chịu đựng được những cảnh thuận nghịch của cuộc đời, mà tâm vẫn bình thường, bình tĩnh thản nhiên, an nhiên tự tại, thì người đó là một vị Phật trong tương lai. Đây là ý nghĩa hết sức thâm trầm vi diệu của đạo Phật.

 

Trong kinh sách, những cảnh thuận nghịch của cuộc đời được gọi là: bát phong. Bát là tám, phong là ngọn gió.  Bát phong chia làm bốn cặp, mỗi cặp gồm hai cảnh giới thuận nghịch, đó là: lợi lộc và suy sụp, hủy báng và danh dự, xưng tán và chỉ trích, khốn khổ và lạc thú.

 

Trên đời này, cảnh khổ quá nhiều: sanh lão bệnh tử là khổ, cầu mong không được, thương yêu phải chịu chia lìa, thù ghét gặp nhau, thân thể ốm đau, tâm loạn động bất an cũng đều khổ. Còn hưởng thụ các lạc thú trên đời cũng không ít việc đưa đến phiền não khổ đau sau đó.

 

Trong Phật giáo, thường có nhiều hình thức nghi lễ, nhằm mục đích truyền bá giáo lý sâu rộng trong nhân gian, giúp đỡ mọi người xây dựng cuộc sống hiện đời được an lạc và hạnh phúc hơn.  Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh nói trên. 

 

Khi múc gáo nước đầu tiên, tắm bên vai phải của tôn tượng Đức Phật đản sanh nhỏ nhắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc phải, vừa ý, gọi là thuận cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên.  Khi múc gáo nước thứ hai, tắm bên vai trái của tôn tượng xinh xắn, chúng ta tâm nguyện rằng: dù trên đời có gặp việc trái ý, gọi là nghịch cảnh, tâm của chúng ta vẫn bình tĩnh thản nhiên. 

 

Đây chính là ý nghĩa sâu xa của nghi lễ tắm Phật và việc tu tập theo đạo Phật vậy.

 

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Chủ-Nhiệm PHẬT-HỌC TỊNH-QUANG CANADA

Email: cutranlacdao@yahoo.com

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (2 đã gửi)

avatar
amy_ho 22/05/2010 07:59:21
CON KINH CHAO THAY

DAU THU CON CAU CHUC DEN THAY DUOC NHIEU SUC KHOE.

HOM NAY NHAN DUOC BAI VIET Y NGHIA TAM PHAT, CON THAT LA VUI, VI CON DOC BAI VIET DO Y NGHIA NAY THAT LA SAU SAC QUA.

CON LUON LUON GHI NHO VA LAY DO LAM GUONG CHO CUOC SONG DAY DAU KHO NAY.

CON HY VONG NO SE GIUP CON VUOT QUA NHUNG SONG GIO CUA CUOC DOI DAY PHONG BA BAO TO NAY.

CON KHONG BIET CO LAM DUOC KHONG. NHUNG CON SE CO GANG HET SUC MINH.

NHUNG LUC BAO TO CUA CUOC DOI XAY DEN VOI CON, CON SE MAI MAI GHI NHO DEN BAI HOC NAY CUA PHAT DAY, MA THAY DA GOI TANG CHO CON.

MOT LAN NUA CHO CON CAM TA ON THAY RAT NHHIEU. MONG RANG THAY SE TANG CHO CON NHIEU BAI HOC CUA PHAT DAY TRONG TUONG LAI SAU NAY.

CON KINH CHAO THAY

CON AMY HO
PHAT TU CHUA PHAP VAN
MISSISSAUGA CANADA
avatar
Thuận Phong 20/05/2018 17:54:31
Bài viết của thầy có ý nghĩa hay. Nhưng sai lạc hoàn toàn về ý nghĩa của việc tắm Phật.
Nghi thức tắm Phật bắt nguồn từ bà la môn giáo, hinduism. Trong bà la môn giáo, họ gọi nghi thức này là ABHISEKA.

Đức Phật ngài vốn là tín đồ Bà la Môn, tu tập đạt cảnh giới cao nhất của đạo Hindu - Ấn giáo, vẫn thấy chưa giải thoát sinh tử luân hồi, ngài tự tu tập thiền định và chứng quả vô thượng bồ đề. Nhưng xuất xứ từ đạo gốc vẫn là Bà La Môn giáo. Nên khá nhiều nghi thức bắt nguồn từ bà la môn giáo.

Nghi thức tắm Phật ý nghĩa chính: Thanh tịnh hóa thân và tâm. Sám hối những lỗi lầm đã gây ra.

Thầy nên vào đây tham khảo để có thêm kiến thức bởi dù có thiện ý, nhưng cung cấp thông tin sai lạc, vẫn là không đúng và có thể dẫn tới nhiều hệ quả không mong muốn.

https://www.mostinside.com/abhishekam-importance/

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=52F40B
tổng số: 2 | đang hiển thị: 1 - 2

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.71

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập