Trung Nghĩa – Kiên Cường

Đã đọc: 4520           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đến tháng 1/1970, ông bị địch bắt giam tại Trung tâm cải huấn Buôn Ma Thuột. Tuy không thu được chứng cứ chứng minh quá trình hoạt động cách mạng của ông, song biết đây là đầu mối, mắt xích quan trọng, nên địch tiến hành thẩm vấn, áp dụng nhiều biện pháp từ nhục hình tra tấn dã man như đánh đập, châm điện, nhấn nước... đến mua chuộc, dụ dỗ, nhằm moi thông tin từ ông. Nhưng bất chấp âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, ông vẫn kiên trung giữ vững khí tiết cách mạng, kiên quyết không khai báo, bảo vệ bí mật của tổ chức, bảo vệ đồng chí, đồng đội. Quá tức giận, địch đã chuyển ông cùng một số tù nhân khác từ Buôn Mê Thuột đến trung tâm cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo), nơi được coi là “địa ngục trần gian” của chế độ lao tù Mỹ - Ngụy.

Tại đại lễ đài Phật đản, vào lúc 14h00”, chương trình giao lưu với chủ đề TRUNG NGHĨA – KIÊN CƯỜNG được diễn ra với Trung tướng, Tiến sĩ Châu Văn Mẫn – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Là người có đời sống cảm động, mẫu mực, tận tụy, cống hiến hết mình cho đất nước.

Đây là dịp để mọi người soi rọi, tự hoàn thiện mình, đặc biệt là giới trẻ.
Tham dự buổi giao lưu có: TT Thích Chân Quang – Trụ trì Thiền Tôn Phật Quang, cùng chư tôn đức Tăng Ni các Tự viện và đông đảo phật tử về dự Lễ.

Về phía chính quyền có: ông Trà Quang Thanh – Phó Vụ trưởng Vụ công tác tôn giáo phía Nam Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Danh Bảy - Phó đội trưởng công an tỉnh BR-VT.

Mở đầu, buổi giao lưu trở nên sôi động, vui tươi bởi có sự góp mặt của ca sĩ Thùy Trang và Ngọc Sang qua phần đệm đàn ghi ta và trống của Tấn Đạt cùng Chí Cơ.

Sau đó, trong vai trò của một MC, Hoàng Nhân và Như Yến đã dẫn dắt và giới thiệu về một vị khách mời đặc biệt là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – Trung tướng Châu Văn Mẫn.

Tại buổi giao lưu, hai MC đã thay mặt khán giả phật tử gửi đến vị khách mời những câu hỏi xoay quanh về sự nghiệp cách mạng của Trung tướng trong khoảng thời gian bị địch bắt tù đày, cũng như là quá trình hoạt động cách mạng sau giải phóng và trong giai đoạn xây dựng đất nước.

Được biết, Trung tướng sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được tặng danh hiệu “Gia đình cách mạng vẻ vang”. Ông quê ở xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 15 tuổi. Lúc đó là đội viên Đội công tác K300 của huyện Krông Păk (Đắk Lắk), tham gia nắm tình hình và diệt ác trừ gian. Năm 1969, ông được cử vào vùng địch ở quận lỵ Phước An, tỉnh Đắk Lắk để xây dựng cơ sở.

Đến tháng 1/1970, ông bị địch bắt giam tại Trung tâm cải huấn Buôn Ma Thuột. Tuy không thu được chứng cứ chứng minh quá trình hoạt động cách mạng của ông, song biết đây là đầu mối, mắt xích quan trọng, nên địch tiến hành thẩm vấn, áp dụng nhiều biện pháp từ nhục hình tra tấn dã man như đánh đập, châm điện, nhấn nước... đến mua chuộc, dụ dỗ, nhằm moi thông tin từ ông.

Nhưng bất chấp âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, ông vẫn kiên trung giữ vững khí tiết cách mạng, kiên quyết không khai báo, bảo vệ bí mật của tổ chức, bảo vệ đồng chí, đồng đội. Quá tức giận, địch đã chuyển ông cùng một số tù nhân khác từ Buôn Mê Thuột đến trung tâm cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo), nơi được coi là “địa ngục trần gian” của chế độ lao tù Mỹ - Ngụy.
Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt. Song bất chấp khó khăn, gian khổ, ông vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng, gương mẫu, nòng cốt, tích cực tham gia các mặt công tác, các phong trào đấu tranh; ra sức học tập, từng bước nâng cao nhận thức chính trị, tích lũy kiến thức văn hóa, rèn luyện bản lĩnh của người cán bộ cách mạng.

Và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ông tình nguyện ở lại Côn Đảo thêm 5 năm, công tác trong lực lượng Công an.

Từ năm 1975 cho đến lúc nghỉ hưu, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của lực lượng Công an như: Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND. Với những thành tích đóng góp to lớn trong quá trình hoạt động cách mạng của ông, ngày 17/10/2011, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký quyết định phong tặng ông Châu Văn Mẫn danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đồng thời ông được Nhà nước cho nghỉ chế độ từ năm 2012, nhưng dường như ngày nào Trung tướng cũng bận bịu với công tác xã hội. Với cương vị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí Công an tỉnh BR-VT, hàng ngày, ông đều đi vận động các hội viên tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, chung sức xây dựng nông thôn mới, tham gia các hoạt động tại các địa phương, quyên góp giúp đỡ hội viên nghèo, khó khăn và gặp hoạn nạn…
Dịp này, mọi người cũng biết đến cuốn hồi ký “Những mùa xuân bất tử trong nhà tù Côn Đảo” của Trung tướng Châu Văn Mẫn. Cuốn hồi ký kể về quãng thời gian 5 năm ở Côn Đảo, ký ức về những năm tháng nơi “địa ngục trần gian”, những gian nan của một con người từ ngày thơ bé cho đến lúc lớn khôn, trưởng thành và thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống. Cuốn sách do nhà thơ Trần Hoàng Kim chắp bút, NXB Công an nhân dân xuất bản Quý IV-2016.

Và ngày nay, dù trên đầu đã hai thứ tóc, những vết thương trở trời đau nhức bởi di chứng của chiến tranh, nhưng những ngày tháng 7 lịch sử, trong tâm trí ông - người cựu tù thương binh Châu Văn Mẫn luôn canh cánh một nỗi niềm: Trở về nơi đã sinh ra mình lần thứ hai, nơi địa ngục trần gian, nơi nhiều người đồng đội đã ngã xuống…

Nghĩa trang Hàng Dương những chiều hè bỏng rát tháng 7 đầy mặn mòi của những giọt nước mắt nghĩa tình. Và trong từng kỷ niệm ùa về, ông bước đi trên mảnh đất Côn Đảo anh hùng để thắp nén hương tưởng nhớ, trở về để gặp lại những ký ức không bao giờ nguôi quên trong trái tim ông cũng như những người ở lại…

Phải chăng, Trung tướng Châu Văn Mẫn là một tấm gương đầy cảm động để chúng ta hiểu rằng: Trên cuộc đời này, đó đây đã có những con người đặc biệt, họ tận tụy vì đồng bào, vì quê hương dân tộc, nhưng không mong cầu gì cho mình.
Qua buổi chia sẻ của Trung tướng, Thượng tọa muốn nhắn nhủ với giới trẻ rằng: Đầu tiên Người đặt câu hỏi dành cho 1500 thanh niên đang hiện diện: Các con có biết tại sao Thầy hay mời các anh hùng về đây nói chuyện? Vì Thầy muốn các con cũng trở thành anh hùng của đất nước này. Qua buổi nói chuyện của Bác Châu Văn Mẫn, các con thấy phẩm chất của một anh hùng là gì?

- Một là lý tưởng cao đẹp.
- Hai là kiên cường bất khuất.
- Ba là nhân ái bao dung.
Nếu các con có 3 điều đó, các con sẽ trở thành anh hùng. Có thể các con là anh hùng không ai biết, nhưng cũng có khi người ta biết. Và sống thì phải làm anh hùng không thể làm kẻ tiểu nhân hèn hạ được. Trong lúc trao đổi Bác có tâm sự với Thầy: Dù trong tù, từng ngày mình bị hiếp đáp đày đọa, lòng căm tức chồng chất, nhưng khi giải phóng rồi (mình làm chủ rồi), Đảng chỉ đạo mình nên đối xử nhân ái với tù binh địch.
Thậy vậy, chính lòng nhân ái của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta sẽ làm thay đổi thái độ, suy nghĩ của ngay cả kẻ thù, khi họ thấy được sự đối xử nhân nghĩa của chúng ta.
Nhân đây, Thượng tọa sáng tác bài thơ và yêu cầu mọi người đọc theo:
Đảng tôi đó – niềm tin bất diệt
Kể từ khi tôi biết yêu thương
Đảng cho tôi cả một con đường
Sống cống hiến bình thường giản dị.

Đảng tôi đó – lửa thiêng ý chí
Dân tộc này bền bỉ kiên cường
Đạo đức làm nền tảng thiện lương
Cùng thế giới bốn phương hòa ái.
Đảng tôi đó – trái tim vĩ đại.

Những người có tâm trong sáng, sau khi đọc những vần thơ trên chắc hẳn phải suy gẫm tự soi rọi mình.
Sau cùng, Thượng tọa đã thay mặt tất cả chư Tăng Ni, phật tử Thiền Tôn Phật Quang ngưỡng vọng dâng lên niềm kính yêu đối với Trung tướng – Một người luôn cầu tiến và mong muốn hiện thực hóa những gì mình chưa làm được. Ví dụ, khi bị địch bắt, Bác Mẫn chỉ mới học lớp 3 mà nay đã là Tiến sĩ, là Giám đốc CA tỉnh BR-VT. Lại nữa, từ thuở nhỏ, mỗi lần đi chăn trâu, nếu rảnh thì lấy đất nặn hình Phật. Điều này chứng tỏ tuổi thơ của Bác đã có lòng hướng về Phật.

Do đó, chúng ta thấy nơi Bác Châu Văn Mẫn này: Đạo Phật – Dân tộc – Cộng Sản là một điều hòa quyện đẹp đẽ. Nên ai nói gì thì nói, ta vẫn có điều đẹp đẽ thiêng liêng đó, nơi đất nước, nơi quê hương này. Vì vậy, ta noi gương Bác, lòng mình kiên cường bất khuất, bền bỉ, thiện lương, đạo đức, nhân ái, bao dung, để xây dựng đất nước này và đóng góp cho hòa bình của thế giới – đó là lý tưởng cao đẹp mà tất cả chúng ta phải noi theo.

Mặc dù đã nghỉ hưu rồi nhưng Bác Mẫn làm việc nhiều hơn trước. Hy vọng buổi giao lưu của Bác hôm nay sẽ là thông điệp tới tất cả chúng ta, để cho chúng ta có niềm tin với chính mình là tới ngày nhắm mắt ta chưa bao giờ sống uổng phí một ngày nào của kiếp người.
Trước khi kết thúc buổi giao lưu, Thượng tọa đại diện Thiền Tôn Phật Quang tặng Trung tướng Châu Văn Mẫn món quà tinh thần, đó là kỷ niệm chương vinh danh Trung tướng danh hiệu: Trung nghĩa – Kiên cường, với phẩm chất của một anh hùng dân tộc.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập