Vấn đáp: con mắc bệnh nan y... có thể kéo dài tuổi thọ hay không?

Đã đọc: 1997           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

THAM VẤN - PHẦN XII

1. Hỏi: Kính thưa Thầy, con có người bạn thắt cổ tự vận. Anh bệnh và tìm đến cái chết vì không muốn làm phiền người thân. Vậy làm sao để anh nhẹ nhàng siêu thoát và không gây ảnh hưởng đến con cái?

Đáp: Tự tử có hai trường hợp: Vì quá đau khổ hoặc để hy sinh cho người khác. Trường hợp thứ nhất nghĩ rằng chết là hết, là chấm dứt được đau khổ, nhưng biết đâu chết là đau khổ gấp trăm lần lúc sống, nên cách chết này sẽ không siêu thoát được. Còn chết để người khác được an vui thì nhẹ nhàng hơn. Trường hợp thứ hai chết để cứu được nhiều người, hay hy sinh cho tổ quốc thì những người này chết sẽ sinh thiên. Nên xét xem chết do vị kỷ hay vị tha.

2. Hỏi: Thưa Thầy, ví dụ một nắm giấy xé nhỏ, nếu liệng ra thì nó bay lả tả. Con nói là ngẫu nhiên, còn Thầy nói là có sự sắp xếp có thứ tự chứ không phải ngẫu nhiên.

Đáp: Cách đây hơn một ngàn năm, có một nhà Nho phản đối nhân quả của Phật bằng ví dụ này: Khi đạo Phật đưa ra cái gì cũng là nhân quả thì ông nhà Nho đưa ra một nắm giấy xé nhỏ tung bay theo gió, tờ bay chỗ này, tờ bay chỗ kia, hoàn toàn ngẫu nhiên, không có gì là nhân quả hết.

Nhưng sự thật, nếu nói theo toán học không có gì là ngẫu nhiên. Ví dụ chúng ta xé nắm giấy và quăng đi, có giấy rớt trên bàn, có tờ rớt dưới, vì nhìn không kỹ nên mình thấy miếng nào như miếng đó. Nhưng nếu chúng ta nắm kỹ khi xé tờ giấy ra làm hai, làm bốn, thì có miếng trước miếng sau không,mà từng miếng đã bị sắp xếp thứ tự khác nhau rồi. Không phải nó xuất phát từ đúng một điểm, trong nắm tay ta, sự thật có miếng bị xé trước, miếng bị xé sau, miếng nằm bên phải, miếng nằm bên trái. Do vì khác nhau khi đặt xuống như vậy, trúng làn gió bất ngờ thổi vào, nó chẻ những mảnh giấy ra, và miếng nào nằm trước, bay theo gió ra, miếng phía sau hay bên kia rớt đi. Tức lúc xé ta đã quy định số phận của từng mảnh giấy bị xé rồi, không có ngẫu nhiên.

3. Hỏi: Thưa Thầy, con là út, mẹ và chị con có thới quen hay công kích chỉ trích người khác nghiệt ngã. Con rất khổ tâm về chuyện này, nhưng lời nói của con không có giá trị, con sợ lây nhiểm về tâm linh và quả báo sau này trổ ra con có gánh nhiều không ?

Đáp: Khi mình nghe chỉ trích nếu tâm không có phòng vệ, mình sẽ bị nhiễm theo. Và nếu mình có ý coi thường người kia thì phước mình sẽ mất từ từ .Nếu không cản được, mình phải cầu nguyện, đừng chỉ trích ai hết.

4. Hỏi: Kính thưa Thầy, người có cặp mắt to, tròng trắng nhiều, hơi trợn, vậy người này kiếp trước đã gieo nhân gì và tâm lý như thế nào. Phải tu hành ra sao để chuyển đổi tướng mạo và cuộc đời .

Đáp: Người mắt to, tròng trắng nhiều, hơi trợn là vì kiếp xưa hay trợn để làm uy, để hăm dọa, để la mắng, làm tướng dữ với người khác, mà làm nhiều quá nên kiếp này tướng dữ hiện ra luôn và quả báo đang chờ đợi.

Không biết ngày xưa mình trợn mắt để làm gì ? Nếu trợn mắt chỉ để la mắng thì đơn giản, mà để hành hạ người ta như những đồ tể ác độc thì quả báo thê thảm chờ đợi ở tương lai, không tránh được . Thêm cặp mắt hơi buồn buồn là quả báo đang chờ đợi ở tương lai, quả báo tai nạn sẽ có. Cho nên, người có đôi mắt hiện ra như vậy rồi rất khó chuyển nghiệp trong đời này, bây giờ phải làm phước cực độ, nếu có bao nhiêu tiền dốc ra làm phước cứu đời giúp người, truyền bá băng sách, đem niềm vui đến cho mọi người, khiêm tốn thương yêu con người, giúp người thì hy vọng là nghiệp giảm.

5. Hỏi: Con có người chị hay gặp những người xin tiền, có người nghèo thiệt, nhưng cũng có người giả. Chị nói, thấy họ tội nghiệp, nếu họ lừa mình thì họ có tội, nếu không cho thì ray rứt, tại sao họ không đến với người khác mà tìm mình, có lẽ kiếp trước mình đã nợ họ, thưa Thầy quan niệm của chị con như vậy có đúng không.

Đáp: Người như vậy rất là từ bi. Nhưng đem đến cho người ta mới là từ bi, còn ở đây chỉ tốt phần mình thôi, chưa lợi cho người khác. Nếu mình biết họ khổ thật thì giúp, còn biết người ta lừa thì nên giải thích để ngăn cho họ cái khổ tương lai. Giá trị của đạo Phật là giúp người gây nhân lành để họ không khổ kiếp sau. Mình không nên giúp người lợi dụng, vì cho như vậy là khuyến khích họ thành cái nghề. Đôi khi có những người lành lặn nhưng họ bí thật sự thì nên giúp. Còn thường là giúp cho mọi người làm điều tốt.

6. Hỏi: Thưa Thầy, người giàu bố thí nhiều thì họ sẽ được kết quả. Còn những người nghèo không bố thí, họ vẫn tu thì không có kết quả gì hay sao ?

Đáp: Kết quả của bố thí bằng ba cái tham số nhân với nhau. Thứ nhầt là số lượng đem đi bố thí . Thứ hai là tấm lòng khi bố thí bằng tình thương yêu. Thứ ba là thời gian để thọ quả báo. Nhưng nó tỷ lệ nghịch với khoe khoang và kiêu mạn. Như vậy, số lượng bố thí nhiều hay ít chỉ là một yếu tố thôi, chứ không phải là toàn bộ để quyết định cái quả báo của bố thí. Ví dụ như có người họ bố thí rất nhiều, nhưng tấm lòng họ rất ít , và sau đó họ hưởng liền thì như vậy có thể bố thí số tiền lớn, nhưng tấm lòng ít, thời gian ít. Đồng thời bố thí xong họ lại khoe cho nhiều người biết, tâm kiêu căng như vậy thì quả báo có khi âm luôn, dường như không có quả báo, không có phước, vì những cái kia nó phá hết.

Nhưng nếu một người bố thí với số lượng nhỏ mà tấm lòng họ rất lớn, không cần thời gian để thọ quả, có thể năm mươi kiếp sau mới thọ, và bố thí trong sự khiêm tốn, kín đáo thì về sau phước người này rất lớn. Cho nên, quả báo của bố thí được quyết định bởi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ số tiền lớn hay nhỏ.

7. Hỏi: Thưa Thầy, “Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán”. Con nhớ lại hơn 30 năm trước con có cứu một người thoát chết. Nhưng cuộc sống của con cứ sóng gió mãi, cho tới ngày nay con chỉ là một đại úy quèn thôi và con vẫn tiếp tục tu Phật. Như vậy cuộc sống con có đỡ hơn không ?

Đáp: Cũng nhờ anh cứu một người mà anh được là đại úy, nếu không thì ngày nay anh chỉ là thượng sĩ. Thật ra đó chỉ là cái phước, mà cũng là cái nợ cái duyên đối với người đó. Tại sao tới lúc đó lại có mặt mình, mà phước đó lại chưa đủ, so với những điều gì mình đã hưởng trong quá khứ, nên mình bị nghèo lại để bù. Vì vậy phải tiếp tục làm phước.

Còn câu nói trên là một câu than thở chứ không phải là một quy luật. Họ than thở con người hay phản bội, vong ơn. Tại sao con người hay phản bội ? Vì con người đã gây nghiệp phản bội. Con người nói tôi không bao giờ phản bội ai, tuy không phản bội con người, nhưng mình đã phản bội con chó. Con chó nó giữ nhà cho mình, nó giúp đỡ thân thiện như vậy mà một ngày nào đó mình đem ra cắt cổ, mình đã phản bội… có những trường hợp như vậy.

Người mà đã phản bội con vật có ơn với mình thì đời đời kiếp kiếp họ hay bị phản bội lại, giúp ai hay bị người ta trở mặt lại, đó là nghiệp nhẹ. Có khi còn bị thọc tiết lại. Chúng ta đều có nhân quả công bằng, chỉ vì nhìn không ra thôi. Cho nên một bậc Bồ tát trí tuệ, họ nhìn thấy vấn đề, chẻ vấn đề ra một nghìn lần. Nhân quả chút chút thấy đúng, mà sai hết, còn thấy sai có khi lại đúng.

Còn mình nhìn đơn giản, giống như người đi trên đường lưu thông, theo luật giao thông phải đi bên phải, mình chỉ hiểu cái đó thôi (giống như gieo nhân gì găt quả nấy, mình chỉ hiểu vậy thôi). Nhưng với người lưu thông trên đường có kinh nghiệm thì họ vạch ra một ngàn cái nguyên tắc. Chẳng hạn đi bên phải là đúng rồi, nhưng nếu đi chậm phải đi nép trong lề, đi nhanh mới được đi nhích ra bên trái giữa lòng dường một chút. Tuy nhích ra bên trái một chút, nhưng phải nhường cho tuyến xe hơi, đừng lấn xe hơi, vẫn cứ đi bên kia. Hoặc trong tình huống nào phải đề phòng người cắt ngang, người cắt gần…tức một ngàn tình huống như vậy, không phải chỉ có một quy tắc duy nhất là đi bên phải.

Trong Luật Nhân Quả cũng vậy, đừng nói đơn giản là gieo nhân nào gặt quả đó mà phải phân tích từng tình huống một, khi gieo nhân này nó phụ cái nhân kia, ghép cái nhân nọ, quả báo biến hóa như thế nào, tình huống nó rất là phức tạp. Học nhân quả không bao giờ hiểu hết nổi, nhưng nếu một ngày mình biết thêm một ít, sẽ tránh được nhiều điều sai lầm trong cuộc đời của mình hơn.

8. Hỏi: Kính thưa Thầy, có bà già, con cháu rất giàu, nhưng suốt ngày cứ xòe tay xin tiền, như là ăn xin ngoài đường.

Đáp : Hồi xưa người này có mắng ai là ăn xin, giờ nghiệp ăn xin chưa tới hẳn, nhưng nghiệp này nó đã hiện ra từ từ.

9. Hỏi: Thưa Thầy, tại sao có người nghèo nhưng tướng mạo lại sang trọng, nói nghèo khổ không ai tin. Còn có người giàu mà tướng mạo nhìn rất bần cùng.

Đáp: Có những trường hợp lạ, như người nghèo mặt sang coi chừng họ có cái phá tướng. Nếu không có phá tướng, chỉ toàn tướng giàu thì người đó sẽ giàu. Còn người giàu tướng bần, có hai trường hợp: Họ có ẩn tướng rất quý, hoặc là họ sẽ nghèo.

10. Hỏi: Kính thưa Thầy, con mắc bệnh nan y, nếu như biết tu tâm làm phước thì có thể kéo dài tuổi thọ hay không ?

Đáp: Có hai trường hợp: Có khi chết sớm là một điều bất hạnh, vì chúng ta không đủ thời gian để tu hành và làm phước. Nhưng có khi chết sớm là hết nợ để trở về cõi sung sướng. Có những người ở cõi trời sống rất sung sướng, nhưng họ có một chút duyên… một chút nợ, nên sinh xuống đây mười năm. Tới mười tuổi chết về cõi trời, nhưng cũng có người mười tuổi chết còn vất vả hoài vì không có phước.

Hoặc muốn chuyển nhân quả thì luôn luôn vất vả. Nếu chúng ta muốn sống lâu hơn, mà phước không đủ thì mượn phước bằng cách là khấn nguyện trước Phật: “Bây giờ con mới hiểu đạo, chưa có cơ hội làm được nhiều công đức và tu hành mà con bị bệnh nan y, xin Phật cho con sống đủ thời gian 10 năm hoặc 20 năm …và con hứa, trong suốt 10 - 20 năm sắp tới con vừa làm tròn bổn phận gia đình, vừa làm vô số điều trong Phật pháp”. Thì tự nhiên tuổi thọ mình dài ra, đó là vay phước. Nhớ điều này, phước mà mình có thì không được hưởng hết, vì phước đó vay mượn, khi khấn sẽ thành công, nhưng hứa là phải làm./.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập