Vấn đáp: Bố thí, làm từ thiện nhưng chấp công có được phước ?

Đã đọc: 2303           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Hỏi: Kính thưa Thầy, có người thường xuyên bố thí rộng rãi, nhiều người chịu ơn họ. Tuy nhiên, người này xấu mồm quá sức, thường công kích chửi mắng người khác thậm tệ, làm người nghe cay đắng chỉ muốn tự tử. Người như vậy giữa thân nghiệp bố thí rộng rãi và ác khẩu lập đi lập lại nhiều lần thì nhân quả bài trừ ra sao.

Đáp: Người này không học kim cang, cho nên bố thí rồi chấp công, và kiêu mạng khởi lên. Nó khởi lên quá khủng khiếp rồi thành người sân, hận, tự cao khắc nghiệt thì quả báo sau này sẽ như thế này: Cái kiêu mạng sẽ khống chế, không cho người này được quả phước giàu sang nữa, tức người này tái sinh đời sau sẽ nghèo khổ. Nghèo khổ đến mức không làm nên được gì hết, tới ngày nào người đó biết tu… hết kiêu mạng thì quả phúc giàu sang sẽ hiện ra, chứ còn khi kiêu rồi quả phước chặn lại không cho hưởng.

2/ Hỏi: Kính thưa Thầy, ông bà có nói: Một người làm quan, sau họ hàng được nhờ. Có 1 người biết Phật pháp thường tụng kinh cầu an cho gia đình, anh chị người này sống ác độc bất kể thần Thánh. Anh chị này có công nuôi cơm người em út này. Vậy người em út có chuộc tội cả nhà được hay không.

Đáp: Người em này tu bao nhiêu đều trả cho gia đình hết. Cho nên, bản thân người út tu hành nhưng mình thấy đạo quả, quả phước không xuất hiện, bởi vì đã trả cho gia đình phần lớn. Phải tu rất nhiều mới còn một phần giữ lại cho mình. Và chính nhờ gieo duyên như vậy, cho đến nhiều kiếp sau nữa khi người em út vượt lên rồi, liền tìm anh chị mình đã chịu ơn sẽ hóa độ Phật pháp hết. Có khi xuống địa ngục để tìm; có khi nuôi một con chó mà trả ơn, bởi vì con chó là anh chị mình bị đọa, giờ mình nuôi gieo duyên với Phật pháp, ví dụ đem chó vô chùa cho giữ chùa để nó thiện lại từ từ, nhưng mà rất lâu. Làm điều ác khi bị đọa thì rất lâu sau đó mới trở lại làm người. Do đó, mình cẩn thận đừng làm ác để tránh bị trôi đi xa lắm.

3/ Có người rơi vào gia đình toàn thần kinh không bình thường, họ rất khổ tâm vì điều này. Họ bị người tâm thần quậy phá không yên. Xin Thầy chỉ dạy, tại sao mình bình thường mà lại rơi vào hoàn cảnh có những người gây bất an cho mình.

Đáp: Cái nguyên nhân này mỗi trường hợp mỗi khác nhau, chứ không ai giống ai hết. Trước hết tâm thần là do tự cao. Mà tại sao người đó tâm tự cao, có khi họ bị ai xúi mà có tâm tự cao. Tự cao rồi sau này bị tâm thần, nhớ như vậy. Hầu hết những người bị điên là do tự cao. Mình rơi vào hoàn cảnh trong nhà có nhiều người bị điên là do tự cao, coi chừng đời trước mình xúi người khác học giáo lý gì đó đem đến sự tự cao. Ví dụ mình cho người ta đọc loại sách khuyến khích con người tự cao, tự mãn, nên giờ mình phải sinh ra sống với những người tâm thần đó. Do vậy, chúng ta chỉ truyền bá giáo lý đem đến cho con người sự hiền lành, vô ngã, từ bi thì sau này mình được quả phước toàn ở với những bậc Thánh.

4/ Kính thưa Thầy, có người nói làm việc từ thiện thì không được giải thoát. Tại vì con muốn đi con đường giải thoát, nhưng mà cô ấy nói con đi sai đường.

Đáp: Làm từ thiện không phải là giải thoát mà là phước báu nhân gian. Người nói như vậy mới là sai. Chính việc làm từ thiện là nấc thang đi đến giải thoát. Làm từ thiện nhưng không chấp công, đến khi quả phước hiện ra mà xem như không là con đường đi đến giải thoát. Còn nếu người không làm từ thiện thì đừng hòng giải thoát, nhớ như vậy. Cho nên chánh nghiệp tức là làm phước. Còn người cứ chấp làm từ thiện, người đó không giải thoát.

Một cái đạo mà không đem điều thiện đến cuộc đời này thì đạo đó dù cao siêu cũng không có giá trị với con người. Một cái đạo chỉ có giá trị khi đạo đó đem điều thiện cho thế giới. Chứ tu, tuy nói giác ngộ cao siêu mà không đem điều thiện đến cuộc đời này thì giải thoát để làm gì. Nhưng may mắn cho chúng ta, việc làm từ thiện (làm phước) là nấc thang đi đến giải thoát và phải làm vô lượng vô biên - làm mà không chấp công. Có người nói đó là phước hữu lậu, tôi không tu. Sự thật, mấy người đó sẽ trở thành người vô tích sự, vô giá trị với cuộc đời này nếu không chịu làm phước.

Người tu theo đạo Phật trước hết là một con người chứ không phải là một siêu nhân. Chúng ta là một con người, hễ là con người phải có đạo làm người. Mà đạo làm người phải nhân ái thương yêu nhau cái đã. Cho nên, người nào cứ nói đừng làm phước; đừng giúp ai thì đó vừa là tà kiến; vừa là ác độc khi ngăn cản con người thương yêu, giúp đỡ người với người.

Chúng ta phải lên án, phê bình người đó để họ chấm dứt cái lý luận cản trở người khác làm điều thiện trong cuộc đời, vì dù tu gì tu, trước hết hãy thực hiện đạo làm người đúng nghĩa cái đã. Cũng giống như mình là người tu theo đạo Phật, xuất gia theo đạo Phật, dù mình là Tăng, dù đã xuất gia nhưng trước hết mình là công dân của đất nước, phải làm bổn phận một công dân của đất nước cho tốt. Chứ đừng nghĩ mình là siêu công dân, đòi hỏi mình thoát ngoài pháp luật, phải nhớ điều đó.

Chúng ta tu theo đạo Phật, dù xuất gia hay tại gia hãy làm con người rất tốt đẹp trước cái đã. Rồi sau đó thành Thánh để cho người ta đánh giá, chứ mình đừng cho mình là siêu nhân, mà mình thấy mình như mọi người để thương yêu, để phụng sự.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập