Những điều làm nên sự thành công của khóa tu ‘Xuất gia gieo duyên’ lần thứ 1

Đã đọc: 1934           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Khi chúng tôi biết được thông tin về việc chùa Giác Ngộ sẽ mở khóa tu ‘Xuất gia gieo duyên’ là trong một chuyến đi hoằng pháp và từ thiện cùng với Thầy tại Quảng Nam. Với yêu cầu là tất cả phải xuống tóc nên ai cũng lo là số lượng tham dự không được nhiều. Nhưng không ngờ, số lượng người đăng ký rất đông, trên 160 người, khiến Ban tổ chức phải đóng sổ trước thời hạn vì sợ không có đủ chỗ sinh hoạt.

Sự thành công của khóa tu không phải chỉ ở số lượng mà là ở các điều sau đây mới làm nên một khóa tu thành công tuyệt vời, đã để lại một dấu ấn khó có thể phai cho chính những người tập sự hạnh của đời sống người tu, còn đối với người tham dự tiếp nhận giới Bát quan Trai thì có quá nhiều người hối hận vì đã không xuống tóc ngay từ đầu. Đó là nội dung tu học bao gồm: thời khóa tu học, thời khóa thuyết giảng Phật pháp, thời khóa tụng kinh, bái sám, thời gian hành thiền, thời khóa thiền trà, pháp đàm, ăn, uống, ngủ, nghỉ.

Các bài thuyết giảng

Điều làm nên thành công đầu tiên phải nói đến nội dung các bài thuyết giảng và người thuyết giảng. Đây là phần linh hồn của khóa tu. Tất cả các bài thuyết giảng đều do các giảng sư có kinh nghiệm, nổi tiếng hiện nay tại Học viện PGVN tại TP. HCM. Nội dung các bài giảng đều bám sát chủ đề của khóa tu, dành cho người tập sự xuất gia.

Bài “Ứng dụng Thiền” do TT. TS. Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP. Hồ Chí Minh, kiêm Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, kiêm Trưởng khoa Anh văn Phật pháp, là Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN. 

Bài: “Tỳ Ni và oai nghi người xuất gia”, bài: “Cảnh Sách” do TT. TS. Thích Đồng Trí, giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM.

Bài: “Đại cương giới luật” do ĐĐ. TS. Thích Thiện Quý, Chánh thư ký GHPGVN, giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM.

Bài: “Xuất gia là khó” do TT.TS.Thích Thiện Minh, Ủy viên Ban TS GHPGVN, Giảng sư Trường cao đẳng Phật học TP.HCM.

Bài: “Tứ Niệm Xứ” do NS.TS.Thích Nữ Huệ Liên, Ủy viên Ban Hoằng pháp TW, giảng viên Học viện PGVN tại TP. HCM.

Bài: “Người xuất gia - Hữu lậu”do ĐĐ. TS. Thích Giác Hoàng, Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu, Trưởng khoa Đào tạo từ xa Học viện PGVN tại TP. HCM.

Hai bài: “Ý nghĩa của xuất gia gieo duyên” và “ Chánh niệm, oai nghi, cảnh sách, tâm hành và đạo hạnh” do TT.Thích Nhật Từ thuyết giảng.

Có rất nhiều giới tử trong khóa tu đã nghẹn ngào nói rằng: Họ đã có mặt trong rất nhiều ngôi chùa trên từng cây số, có người đã đi quanh, đi quẩn, có người suốt 18 năm đi tìm, có người thì cách chùa chỉ có 7 phút thôi nhưng đã bao năm rồi vẫn mãi đi tìm. Có người thì sau khi nghe xong mới thấy thương quá những người chưa từng được nghe những bài pháp do chính đức Phật nói. Có người lại cứ nghẹn ngào: giá như Phật tử quê mình được ngồi đây cùng nghe nhỉ. Có người nghe xong muốn được đi xuất gia luôn…Đấy là trong số những người này họ đã nghe rất nhiều băng giảng của rất nhiều Thầy rồi, nhưng trong một không gian, một môi trường tu học trang nghiêm thế này, các bài giảng đã chạm đến trái tim họ. Có nhiều người nói: “Sao Sư phụ mời được toàn người giảng hay thế”...

Vâng! Các ngài giảng hay, bởi các ngài đã nỗ lực học đến nơi, đến chốn, nghiên cứu lời Phật, hiểu đạo Phật sâu, nói đúng lời Phật nói, nên mới chạm đến tận trái tim các giới tử đó thôi.

Các bài kinh tụng

Điều làm nên sự thành công thứ 2 là các bài kinh tụng, đó cũng là một trong những linh hồn của khóa tu: Tất cả đều nằm trong cuốn “Nghi thức khuyến tu” do chính TT.Thích Nhật Từ soạn dịch.

 Nghi thức này tập hợp 8 bản văn khuyến khích tu tập và hướng dẫn cách hành trì cho người xuất gia và tại gia. Các bản văn thuộc Phật giáo Nguyên thủy gồm có: Kinh chuyển Pháp luân, Kinh Thực tập vô nghã, Kinh Bảy cách trừ khổ đauKinh Bốn pháp quán niệm. Các bản văn thuộc Phật giáo Đại thừa gồm có Kinh Bốn ân lớnKinh Di giáo. Ngoài ra còn có Cảnh sách khuyên tu của tổ Quy Sơn Linh Hựu và Cư trần lạc đạo phú của Giác hoàng Trần Nhân Tông.  

Ngôn ngữ soạn dịch thuần Việt, dễ hiểu, dù cho có trình độ, hay không có, dù cho người lần đầu tiên biết cầm cuốn sách tụng kinh thì đọc là hiểu. Có rất nhiều giới tử đã phải thốt nên: “đây là lần đầu tiên tôi mới được đọc bài Kinh này”. Có người đã rơi nước mắt  khi được đọc những lời Kinh dễ hiểu đến thế, bởi bao năm qua họ chỉ đọc tụng vài bài kinh mà không hiểu, nhưng vì cứ nghĩ nó rất linh thiêng. Có người khi đọc xong thì: “Tôi đã đi sai đường bao năm qua rồi”. Có người lại nói: “Giá mà người quê tôi có những cuốn Kinh này đọc nhỉ”. Có người thì văn thơ một chút, tay cầm cuốn Kinh: “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, chỉ cần hiểu và thực tập cuốn này thôi cũng đủ mệt rồi. Có người thì: “Đây mới là cuốn Kinh ăn từ kiếp này đến hết kiếp khác cũng không hết”…

Các khóa hành Thiền

Đây là một trong những phần hành trì cốt lõi của người tu. Người hướng dẫn là TT. Thích Tâm Đức ngay sau khi bài thuyết giảng của Thượng tọa. Phần hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập sáng tối là hai MC Đại đức Thích Ngộ Phương và Quảng Tín. Với oai nghi, giọng nói,  lại được tu học bài bản trong suốt 10 năm qua của thầy Ngộ Phương, kết hợp với giọng nói ấm áp của thầy Quảng Tín, mỗi khi bắt đầu nghi thức Thiền và thực tập trong một môi trường, không gian trang nghiêm đã làm nên những thời khóa Thiền buổi sáng và tối trong suốt 7 ngày qua đã để lại một ấn tượng tốt đẹp cho các giới tử.

Ăn và uống

Không ai để bụng rỗng mà ngồi học, ngồi thiền được. Vì vậy ăn và uống cũng là phần quan trọng để đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh an tòan thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của các giới tử và những người phục vụ trong suốt thời gian khóa tu diễn ra cũng là một công việc vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà các Thầy, các Chú cùng với bếp trưởng đã thay đổi thực đơn các bữa ăn chính và phụ, mặc dù chỉ là đồ chay (không phải là đồ giả chay) nhưng cũng phải thay đổi không trùng lập trong suốt 7 ngày qua. Nước uống, ngoài nước suối bình thường, mỗi bữa ăn là các thứ nước uống bổ, hấp dẫn: nước chanh dây, gạo lức rang, đậu đỏ, đậu đen rang, sữa đậu lành. Còn đồ ăn tráng miệng bao gồm trái cây thì luôn được các Phật tử mua và cúng dường trái cây sạch, bánh trái sạch… làm hài lòng những người tham dự.

Âm thanh, ánh sáng, truyền thông

Truyền thông vốn dĩ là một trong 3 sức mạnh. Biết được lợi thế đó, chùa Giác Ngộ đã là một trong những ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam đưa kỹ thuật số vào truyền thông trên tất cả các phương diện, trang web, sách nói,... và giờ đây là truyền hình trực tiếp trên facebook do Thầy Ngộ Dũng trực tiếp và chỉ đạo làm, nhờ vậy mà tất cả mọi hoạt động trong khóa tu đều được cả thế giới biết đến.

Và còn rất nhiều, rất nhiều, những con người, những công việc làm vất vả khác, nhưng thầm lặng, khó đặt tên. Tất cả, tất cả đã làm nên một khóa tu thành công ngoài mong đợi để lại một dấu ấn, một dư âm quá đỗi tuyệt vời, trên cả tuyệt vời! 

Vâng! Đó mới là những điều quan trọng nhất làm nên một khóa tu thành công.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập