Khoa học trong kinh Thánh

Đã đọc: 19204           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ngày 02 tháng 9, 2010, trang nhà Sách Hiếm (sachhiem.net) đăng bài “Không phải Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ, theo Stephen Hawking “, do Đào-văn-Bình dịch từ bài “God did not create the universe, says Hawking” của Michael Holden.

  Ngày 02 tháng 9, 2010, trang nhà Sách Hiếm (sachhiem.net) đăng bài  “Không phải Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ, theo Stephen Hawking “, do Đào-văn-Bình dịch từ bài “God did not create the universe, says Hawking” của Michael Holden.  Mới đây, lâu lâu mới có một lần, tôi vào thăm trang nhà Đạo Phật Ngày Nay [daophatngaynay.com] và cũng thấy có bài trên và nhiều ý kiến của độc giả về bài đó.  Đặc biệt có bài của con chiên có bí danh là Hoa Hồng lên tiếng chê “Ông Estein [nguyên văn] về già bị lú lẫn. Ông Hawking này cũng thế.”  Nói đến Einstein và Hawking, cả thế giới đều biết, ít ra là trong các học đường, từ Trung Học đến Đại Học.  Nói đến Hoa Hồng?  Có ai biết không?  Có chứ, bạn đọc trong Đạo Phật Ngày Nay biết đó là một con chiên như mọi con chiên khác, có đầu óc đặc thù của một con chiên.  Đặc biệt là Hoa Hồng viết tràng giang đại hải về “Khoa Học Và Thánh Kinh”, trích dẫn rất nhiều trong Thánh Kinh để chứng minh là Khoa Học dỏm trong Thánh Kinh thật là tuyệt vời, đi trước khoa học thực nhiều. Thật là vui.  Nhưng Hoa Hồng không biết làm cả một cái tính chia mà lại nói về khoa học, thật là tức cười.  Bài viết này không có mục đích tranh luận với Hoa Hồng mà chỉ muốn giúp giới trẻ đọc Đạo Phật Ngày Nay biết thêm chút ít về thế nào là khoa học chân chính, dựa trên thực nghiệm, và thế nào là khoa học dỏm, dựa trên ngụy biện.

  Không biết làm tính chia, Hoa Hồng khoa trương khoa hình học trong Thánh Kinh như sau:

   Khi muốn tính chu vi đường tròn, người ta làm cách nào? Trước hết phải đo đường kính rồi nhân nó với số Pi (3,14). Số Pi là một đại lượng mới được biết tới trong thế kỷ mười chín, hai mươi [sic], thế mà Vua Sa-lô-môn (khoảng 900 năm trước Công Nguyên) đã biết cách đo chu vi một cách hết sức khoa học. Số Pi của ông được các nhà nghiên cứu Kinh Thánh tìm ra trong câu 23 chương 7 sách Các Vua thứ thất là 3,14150943 so với số Pi chúng ta sử dụng là 3.1415926 ( sự sai trật là 0.0000 832 hay 0.00026 %).

    Vậy thì chúng ta hãy đọc thử “1 Kings 7: 23: And he made the sea of cast bronze, ten cubits from the one brim to the other: it was completely round. Its height was five cubits: and a line of thirty cubits measured its circumference”

    Có ai biết “sea of cast bronze” là cái gì không?  Một cái chảo? Nhưng điều này không quan trọng.  Như vậy đường kính của cái hình tròn này là 10 cubits, và chu vi của nó là 30 cubits.  30 chia cho 10 là  3, có phải không.  Không thể là 3,1415093 như Hoa Hồng viết, và tuyệt đối không thể là 3 với một hàng số lẻ vô tận như chúng ta biết về số Pi ngày nay.  Mặt khác số Pi đã được biết tới từ rất xưa, không phải đến thế kỷ 19, 20 mới được biết tới như Hồng Hoa viết bậy. 

   “Cubit” là đơn vị đo chiều dài từ đời thượng cổ (2700 B.C.E. = 2700 years Before Common Era) và đã thay đổi rất nhiều, tùy theo đó là cubit của Ai Cập, La Mã v…v...  Thánh Kinh thường nói đến đơn vị đo lường này.  Từ Cubit bắt nguồn từ tiếng Latin “cubitum” nghĩa là khuỷu tay (elbow), do đó Cubit là chiều dài từ đầu ngón tay giữa đến khuỷu tay của con người.  Đối với một người trung bình thì chiều dài này vào khoảng 45 cm. Do đó Cubit không phải là một đơn vị đo chiều dài chính xác. Và ngày xưa, khi Solomon đo chu vi của vòng tròn bằng giây thì đó là cách đo mà Hoa Hồng cho rằng “một cách hết sức khoa học”.  Ki Tô Giáo cố giải thích để cho kết quả trên phù hợp với con số Pi ngày nay, thí dụ như: đường kính là đo từ mép ngoài của vành vòng tròn, và chu vi là đo vòng phía trong vòng tròn, nhưng không hề nói là từ mép ngoài đến mép trong dày bao nhiêu, vì có ai đã nhìn thấy cái “sea of cast bronze” nó như thế nào, cho nên đó chỉ là cách ngụy biện vô giá trị. Trước khi phê bình tiếp vài điểm trong bài của Hồng Hoa, tôi nghĩ chúng ta cũng nên biết tại sao ngày nay những nhà bảo thủ Ki Tô Giáo lại cố tìm cách chứng minh, thật ra không phải là chứng minh, mà chỉ là diễn giải lệch lạc những đoạn trong Thánh Kinh mà họ cho là có tính cách khoa học để chứng tỏ là Thánh Kinh phù hợp với khoa học.

   Trước những khám phá của khoa học trong nhiều bộ môn mà trên thực tế đã bác bỏ mọi điều hoang đường về vũ trụ, nhân sinh trong Thánh Kinh, tuy mục đích của khoa học không phải là để bài bác Thánh Kinh hay để bài bác đức tin của bất cứ ai, mà chỉ là trình bày những kết quả nghiên cứu, dựa trên thuyết lý, kiểm chứng và lập lại những thí nghiệm để bảo đảm là những kết quả khoa học là đúng..  Tuy nhiên, trước những bằng chứng khoa học,  vì không phù hợp với kiến thức tôn giáo của người Ki Tô Giáo, một loại kiến thức không cần biết, không cần hiểu, cho nên họ cứ cho là khoa học chống tôn giáo của họ, muốn vứt đi cặp nạng Thiên Chúa của họ.  Do đó giáo hội Công giáo khi xưa cũng như Tin Lành mới triệt để chống khoa học và tiếp tục chống cho đến ngày nay.  Vì vậy Giordano Bruno mới bị thiêu sống, Galilei mới bị giam tại gia cho đến chết và bắt buộc phải phủ nhận kết quả quan sát của mình là trái đất quay xung quanh mặt trời chứ không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất như viết trong Thánh Kinh, và cấm quần chúng không được đọc những tác phẩm của Copernicus, Kepler v…v...  359 năm sau Giáo hoàng John Paul II mới lên tiếng công nhận Giáo hội sai lầm vì đã tố khổ Galilei.  Rồi đến giữa thế kỷ 19, khi Darwin đưa ra thuyết Tiến Hóa thì ông ta cũng bị một làn sóng chống đối dữ dội, và những kẻ ngu ngơ như mấy tân tòng Tin Lành Mít vẫn tiếp tục chống cho đến ngày nay.

    

    Giordano Bruno (1548-1600) bị kết tội           Galileo Galilei (1564-1642)            Charles Darwin (1809-1882)

 

   Thuyết Tiến Hóa, một thuyết mà căn bản khoa học của nó được Charles Darwin đưa ra vào giữa thế kỷ 19, trải qua 150 năm nay đã được nhiều bộ môn khoa học kiểm chứng, hoàn chỉnh.  Ngay cả những khám phá trong các bộ môn khoa học mới, các bộ môn mà chính Darwin cũng không biết đến vì chưa  có trong thời Darwin, cũng phù hợp một cách kỳ lạ với căn bản thuyết Tiến Hóa của Darwin. Tuy rằng thuyết Tiến Hóa, trong tinh thần khoa học, chỉ có mục đích tìm hiểu và giải thích các hiện tượng thiên nhiên chứ không có mục đích chống đối tôn giáo, nhưng ảnh hưởng của thuyết này đã phá đổ toàn bộ thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh. Vì thuyết Tiến Hóa được xây dựng từ những sự quan sát tỉ mỉ sự vật, thu thập dữ kiện, phân tích dữ kiện, và suy diễn theo tinh thần khoa học, và đã được kiểm chứng qua nhiều bộ môn khoa học khác, trong khi thuyết Sáng Tạo chỉ là niềm tin của những người đầu óc lười suy nghĩ, hoặc không có đầu óc để mà suy suy nghĩ, và nhất là không được kiểm chứng bằng bất cứ sự kiện  nào. Cho nên, chính Giáo hoàng của Công Giáo, John Paul II, cũng phải công nhận thuyết tiến hóa và bác bỏ điều căn bản trong Thánh Kinh là con người được Gót tạo ra.  Ông ta chỉ vớt vát bằng luận điệu là chính Gót đã chích linh hồn vào con người tại một thời điểm nào đó trong quá trình tiến hóa.

   Ngoài ra, những khám phá của con người về vũ trụ và thế giới của chúng ta đã loại bỏ sự hiện hữu của một Gót (God) như được viết trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, và tin vào một Gót không ai thấy (invisible), không thể hiểu được (incomprehensible), không ai biết được (unknowable), 3 thuộc tính trong 23 thuộc tính của Gót mà Công giáo đưa ra, và đặt Gót vào chỗ  những điều con người chưa giải thích được, là đồng nhất hóa Gót với sự ngu dốt như Paul Davies, Giáo sư Vật Lý, Đại học Macquarie, Sydney, đã nhận định: Phải viện tới Gót như là một quy tắc bao quát để giải thích những gì chưa giải thích được là làm cho Gót là bạn hữu của sự ngu dốt. (To invoke God as a blanket explanation of the unexplained is to make God the friend of ignorance.).

  Nhưng đây chính lại là sách lược của các tín đồ Ki-tô Giáo cuồng tín, đặc biệt là Tin Lành: họ nhét Gót của họ vào những vấn đề khoa học chưa kiểm chứng hay giải thích được, hàm ý nếu điều nào khoa học chưa giải thích được thì tất nhiên đó là tác phẩm của Gót.  Vì vậy Gót của Ki Tô Giáo được biết là “Gót của các khoảng trống” (God of the gaps).  Họ có vẻ như cố ý quên rằng, trong quá trình tiến bộ trí thức của nhân loại, rất nhiều điều thuộc loại khoảng trống mà Ki Tô Giáo nhét Gót của họ vào trong đó trước đây đã được giải đáp dần dần, và cứ mỗi lần các khoa học gia giải đáp được một điều thắc mắc về vũ trụ nhân sinh, thì quyền năng “sáng tạo” của Gót của họ lại bị thu hẹp một cách thê thảm, nhân loại lại ra khỏi được một điều mê tín của Ki-tô Giáo, và dần dần Gót bị đẩy ra khỏi đầu óc con người văn minh tiến bộ. Bởi vậy cho nên ngày nay ở Âu Châu, Gót đã rơi vào những cặp tai không ai muốn nghe, Ki Tô Giáo tiếp tục suy thoái không ngừng, số con chiên đi nhà lễ nhà thờ giảm sút đến mức Giáo Hoàng Benedict XVI và Hội Đồng Giám Mục Âu Châu cũng phải lên tiếng thú nhận và than phiền.  Hết chỗ đứng ở trong các nước văn minh tiến bộ, Ki Tô Giáo mưu đồ bành trướng sang Á Châu, len lỏi vào những cộng đồng thấp kém, tuyển mộ những con chiên mới như Hoa Hồng.

   Sách lược đồng nhất hóa Gót với sự ngu dốt bằng cách nhét ông ta vào những khoảng trống thất bại, những tổ chức Tin Lành ở Mỹ đưa ra một sách lược mới, cố nặn óc tạo ra cái gọi là “khoa học sáng tạo” (Creation-science) để “chứng minh” là thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh rất phù hợp với khoa học.  Giầu về tiền bạc nhưng nghèo nàn về trí tuệ, phe bảo thủ Tin Lành đã thành lập một số tổ chức, học viện, tuyển mộ được vài khoa học gia hạng hai,  để nghiên cứu các khía cạnh trong thuyết Tiến Hóa, tìm ra những điều thuyết này chưa giải thích được, và đưa ra nhiều lý luận ngụy biện phi khoa học, để trình bày thuyết Sáng Tạo như một khoa học, và đòi hỏi “khoa học sáng tạo” phải được dạy song song với thuyết Tiến Hóa trong các trường học.  Họ đã thành công ở vài tiểu bang như Arkansas năm 1981 và sau đó vài năm ở tiểu bang Louisiana, không phải vì  thuyết Sáng Tạo có một “đặc tính khoa học” nào đó, mà vì áp lực của Ki-tô Giáo trong những cộng đồng mà những nhân viên trong Ủy Ban Giáo Dục địa phương là những nhà Ki-tô bảo thủ.  Họ thành công ở vài nơi vì trong nước Mỹ, các ủy ban giáo dục địa phương có toàn quyền quyết định về chương trình giáo dục của địa phương.  Nhưng rồi phán quyết của Pháp Viện Tối Cao Hoa-Kỳ đã khẳng định là Khoa học Sáng Tạo không phải là khoa học, không theo đúng những tiêu chuẩn của khoa học, và nhất là không có một bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh, tất cả chỉ là chỉ là niềm tin tôn giáo.  Kết quả là vài thành công tạm thời ở vài địa phương trên của phái Sáng Tạo đã bị dẹp bỏ bởi những phán quyết của những Tòa Án  Liên Bang, và cho đến ngày nay, trong các trường công lập trên đất Mỹ, thuyết Sáng Tạo không được phép dạy song song với thuyết Tiến Hóa trong khoa học.

   Tuy nhiên, những kẻ cuồng tín Tin Lành trên đất Mỹ, vẫn chưa chịu thua, thua keo này bày keo khác, cho nên họ đã biến chế “khoa học sáng tạo”, bỏ từ “sáng tạo” trong sách Sáng Thế Ký, và thay thế bằng một tên khác gọi là “Thiết Kế Thông Minh” (Intelligent Design).  Núp sau một danh từ có vẻ có khoa học tính [thiết kế = design] mà thực chất vẫn là chấp chặt vào thuyết sáng tạo, gần đây Ủy Ban Giáo Dục ở Dover, Pennsylvania, đã bỏ phiếu quyết định là phải khuyến cáo các học sinh trong hạt giáo dục Dover là ngoài thuyết Tiến Hóa của Darwin còn có thuyết khác nói về nguồn gốc vũ trụ và con người, và đó là thuyết “Thiết Kế Thông Minh”.  Đi xa hơn nữa, ở địa hạt Cobb, tiểu bang Georgia, Ủy Ban Giáo Dục địa phương đã chấp thuận cho phép dán vào những cuốn sách giáo khoa về thuyết Tiến Hóa một câu khuyến cáo: “Tiến Hóa chỉ là một thuyết, không phải là một sự kiện.” Nghiệp Đoàn Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ (ACLU) lên tiếng chống đối việc đưa thuyết “Thiết Kế Thông Minh” vào chương trình Sinh Học (Biology) và Luật sư Vic Walczak của ACLU phát biểu: “Thiết kế thông minh căn cứ trên một đấng sáng tạo siêu nhiên, đó không phải là khoa học mà là tôn giáo” (Intelligent design is predicated on a supernatural creator, that’s not science, it’s religion).  Và ngày 13 tháng 1, 2005, tòa án bang Georgia đã ra lệnh phải bóc bỏ những tấm dán trên những cuốn sách giáo khoa về Tiến Hóa câu “Tiến hóa là một thuyết, không phải là một sự kiện”.

   Một điều lạ là sự chống đối thuyết Tiến Hóa chỉ xảy ra trên nước Mỹ, bởi phe bảo thủ Tin Lành có rất nhiều thế lực và tiền, muốn chỉ đạo chương trình giáo dục “ngu dân dễ trị” trong đại chúng, muốn học sinh phải học thuyết sáng tạo, trong khi thuyết này đã không còn mấy giá trị trong cộng đồng thế giới. Toàn thể Âu Châu hiện nay đang sống chung hòa bình với thuyết Tiến Hóa. Trên đất Mỹ, khoảng 75% theo Ki-tô Giáo, nhưng bản chất chính quyền và xã hội Mỹ lại là một chính quyền và xã hội thế tục (secular).  Hiến Pháp Mỹ đã tách rời nhà nước và tôn giáo.  Do đó, dù có nhiều tiền và thế lực, những nhà bảo thủ Tin Lành cũng không thể tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm.  Vì vậy, họ đã nếm mùi từ thất bại này đến thất bại khác trong mưu đồ cưỡng bách người dân phải đi vào trong vòng mê tín của Tin Lành qua học đường. 

   Hoa Hồng không làm gì hơn là mang những luận điệu cũ kỹ của phái bảo thủ Ki Tô Giáo trên đất Mỹ để chứng minh những điều mà Hoa Hồng cho là “Khoa học trong Thánh Kinh”.  Tuy nhiên, vì vừa không hiểu về khoa học, vừa không đọc Thánh Kinh, nên Hoa Hồng không biết rằng mọi lý luận của những tổ chức “khoa học sáng tạo” hay “thiết kế thông minh” đã hoàn toàn bị bác bỏ bởi những khoa học gia chân chính và đã đọc kỹ thánh kinh.  Sau đây chúng ta hãy điểm qua vài điểm điển hình trong bài của Hoa Hồng.

   Trước hết là đoạn Hoa Hồng viết dựng đứng về một số khoa học gia có tên tuổi mà Hoa Hồng cho họ là những người tin Thượng đế:

   Các nhà khoa học kiệt xuất rất tin tưởng Kinh Thánh , tin có Chúa Trời rất đông đảo như : Richard Feynman, Alan Turing, Paul Dirac, Bertrand Russell, Subrahmanyan Chandresekhar, Steven Weinberg, Carl Sagan, Richard Dawkins v.v…


  Chắc Hoa Hồng chưa bao giờ biết đến những tác phẩm như “The God Delusion” của Richard Dawkins, “Why I Am Not a Christian” của Bertrand Russell, “Billions and Billions” của Carl Sagan v..v..., và họ đã phát biểu những gì về Gót.

   

   Bertrand Russell (1872-1970), Triết gia, Nhà Toán học Anh, 2 giải Nobel, tác giả cuốn Why I Am Not A Christian, đã nói một câu để đời:

   Tôi cảm thấy rằng về phương diện trí tuệ và đức tính, Chúa Ki Tô không thể cao bằng một số người mà chúng ta biết trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đặt Đức Phật và Socrates lên trên Chúa Ki Tô trong những phương diện này.

   (I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the matter of virtue Christ stands quite as high as some people known to history. I think I should put Buddha and Socrates above him in those respects.)

   Carl Sagan, Khoa học gia Mỹ:  Nếu các bạn muốn cứu con mình khỏi bị bệnh bại liệt, bạn có thể cầu Chúa hoặc mang nó đi chích ngừa.. Hãy chọn khoa học (If you want to save your child from polio, you can pray or you can inoculate.. Choose science)

   Richard Feynman , Vật Lý Gia Mỹ, Giải Nobel:  Gót được phát minh ra để giải thích những điều khó hiểu. Gót luôn luôn được phát minh ra để giải thích những điều chúng ta không hiểu. Nay, khi sau cùng chúng ta khám phá ra rằng một cái gì đó vận hành như thế nào, chúng ta có những định luật mà chúng ta tước khỏi từ Gót, chúng ta không còn cần đến ông ta nữa.

   (God was invented to explain mystery.God is always invented to explain those things that you do not understand.Now, when you finally dicover how something works, you get some laws which you are taking away from God; you don’t need him anymore.)

    Mục đích chính của Gót có phải là “sáng tạo” ra loài người hay không?  Tính ra trong thế giới ngày này có nhiều ngàn tỷ sâu bọ (trillions of insects) trong khi loài người chỉ có hơn 6 tỷ (6 billion), trong đó lại có hơn 4 tỷ không biết đến Gót của Ki Tô Giáo là gì?  Rất có thể là hàng ngàn tỷ sâu bọ đó tuyệt đối tin vào đấng sáng tạo của chúng, trong khi con người chỉ là một phó sản ngoài ý muốn của Gót, nên đa số không tin Gót. 

   Do đó, khoa học gia nổi tiếng Steven Weinberg, trong bài thuyết trình nhan đề A Designer Universe?? trong cuộc hội thảo của Hội Phát Tiến Khoa Học Hoa Kỳ ở Washington D.C., đã phát biểu như sau:

  “Từ đầu đến cuối, ý định chính của Gót là tạo ra các sâu bọ, và làm ra các định luật vật lý rất tinh tế chính xác (fine-tuned) để cho các sâu bọ tồn tại.  Quý vị có thể hỏi là tại sao Ngài lại muốn tạo ra nhiều sâu bọ như vậy.  Thú thực là tôi không biết.  Nhưng tôi cũng không biết là tại sao Ngài lại muốn tạo ra loài người.”

 

      Có thể độc giả không hiểu sao Hoa Hồng lại viết dựng đứng lên về các khoa học gia trên như vậy.  Đây là sách lược “ngu dân dễ trị” của Ki Tô Giáo.  Mục đích những bài viết láo như vậy không phải là để thảo luận trí thức mà nhằm hai mục đích: 1) giữ đám tín đồ thấp kém trong vòng ngu dốt bằng những luận điệu khoa trương lừa bịp sai sự thực về Thánh Kinh, về Gót, về những danh nhân tin Gót, về khoa học trong Thánh Kinh v…v…, và 2) khuyến dụ những người ngoại đạo ít hiểu biết vào trong tròng của Ki Tô Giáo vì tin vào những điều bịa đặt láo lếu của Ki Tô Giáo.  Sau đây là một thí dụ điển hình:

Hoa Hồng viết:

   Trước hết anh Phàm Phu cần biết Kinh thánh là cuốn sách có số lượng in nhiều nhất và bán chạy nhất từ trước tới nay. Theo ước tính đã có trên 3 tỷ cuốn Kinh thánh đã được in ra. Hiện nay, có khoảng 100 triệu cuốn Kinh thánh được bán ra mỗi năm, và con số này mỗi năm càng gia tăng.   Với số lượng in nhiều nhất như thế, số người đọc Kinh thánh cũng đứng hàng đầu. Nếu ước tính con số tối thiểu cứ mỗi cuốn sách được in ra có ít nhất 2 người đọc, thì trên thế giới đã có trên 6 tỷ người đọc Kinh thánh. Kinh thánh còn là cuốn sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới.


   Kinh thánh là cuốn sách có số lượng in nhiều nhất và bán chạy nhất từ trước tới nay?? Đúng là Kinh Thánh là cuốn có số lượng in ra nhiều nhất, nhưng in ra để làm gì, và thực sự có phải bán chạy nhất hay phát không mà cũng chẳng có ai đọc.  Trên 6 tỷ người đọc Kinh Thánh, vậy là tất cả mọi người trên trái đất đều đọc Kinh Thánh, kể cả con nít mới sanh và những người mù chữ, trong khi cả thế giới chỉ có hơn 1 tỷ người theo Ki Tô Giáo và thực tế là cuốn Kinh Thánh được ít người đọc nhất, nhất là các tín đồ Ki Tô, bởi vậy trong thế giới Tây phương mới có nhận định: những người tin ở cuốn Kinh Thánh là những người không đọc Kinh Thánh.  Tôi tin là Hoa Hồng chưa đọc Kinh Thánh, nhiều nhất là đọc những đoạn vụn vặt mà các nhà truyền đạo chọn lọc trong đó để mê hoặc quần chúng và để bảo vệ Ki Tô Giáo.  Thật vậy:

 

   Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

  “Hầu như không có ai thực sự đọc cuốn Thánh kinh.  Cá nhân mà tôi nói đến ở trên (một tín đồ thông thường) chắc chắn là có một cuốn Thánh kinh, có thể là cuốn sách duy nhất mà họ có, nhưng họ không bao giờ đọc nó – đừng nói là đọc cả cuốn.

  Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một  óc phê phán  thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi.”

  (Virtually no one really reads the Bible.  The above mentioned individual doubtless has a Bible, perhaps the only book he owns, but he never reads it – much less reads all of it.

  If an intelligent man should critically read it all, he would certainly reject it.)

   Nếu các tín đồ Ki Tô Giáo thông thường không đọc Kinh Thánh thì giới trí thức Âu Mỹ đã đọc và đọc rất kỹ.  Cho nên chúng ta mới có những tác phẩm nghiên cứu về Kinh Thánh như sau, với những chi tiết trích dẫn đầy đủ từ chính cuốn Thánh Kinh:

 “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley:  cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

“Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene:  cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v..  (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

“Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Austin, Texas, 1986]  của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …:  Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

“Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979]  của Bà Ruth Hurmence Green:  Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

“Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922]  của Marshall J. Gauvin:  Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

“Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis:   đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

“Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd:  Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.

“Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker:   Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.

  Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên mà tác giả đều là những người sống trong quốc gia phần lớn theo đạo Ki-Tô, Mỹ, đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. 

 Hoa Hồng viết:

   Các nhà khoa học, trong khi nghiên cứu thế giới vật chất, cũng nhận chân ra những điều kỳ diệu mà họ không thể nào giải thích được, chẳng hạn mức độ chính xác tuyệt đối nơi các chuyển động của các hành tinh trong vũ trụ. Người có niềm tin tôn giáo thì tin rằng đó là do quyền năng của Đấng Tạo Hóa. [Gót của Ki Tô Giáo]

   Đúng là Hoa Hồng chẳng biết gì về khoa học.  Sự chuyển động của các hành tinh không hẳn là chính xác tuyệt đối.  Chúng ta hãy lấy thí dụ về mặt trăng.  Khoa học biết về mặt trăng như thế nào?

   Mặt trăng là một vệ tinh của trái đất, thành hình do sự va chạm của một thiên thạch vào trái đất cách đây khoảng 4.6 tỷ năm, các mảnh của thiên thạch văng ra, qua thời gian dần dần kết tụ lại với nhau do lực hấp dẫn (gravitational pull), quay xung quanh trái đất, sau cùng trở thành một vệ tinh của trái đất. [IMP AB Secrets of the Universe, Card # 4: “About 4.6 billion years ago, the Earth was hit by another body.  The colliding body shattered completely under the force of the impact, which also melted part of the Earth’s outer layers.  The debris from the collision then went into orbit around the Earth, where they collected together to form the Moon]. Sau khi thành hình, mặt trăng tiếp tục quay xung quanh trái đất và càng ngày càng xa trái đất.  Các khoa học gia đã tính được là mỗi năm, mặt trăng xa thêm  ra khoảng 1.5 inch, và cách đây 1 tỷ năm, một tuần trăng chỉ dài có 6 giờ rưỡi chứ không phải 29.5 ngày như ngày nay. Ảnh hưởng của mặt trăng trên trái đất tạo ra thủy triều, ai cũng biết.  Thủy triều có tác dụng như thắng bớt vận tốc quay của trái đất, do đó ngày và đêm trên trái đất không phải là luôn luôn dài đúng 24 giờ như ngày nay, mà trong một tỷ năm nữa có thể là dài hơn 24 giờ nhiều. 

   Đọc Kinh Thánh chúng ta thấy Gót của Hoa Hồng đã sáng tạo ra mặt trời và mặt trăng như thế nào, nhưng sự sáng tạo đó lại khiến cho những người biết chút ít về mặt trăng phải phì cười vì quá ngu xuẩn.  Gót đã sáng tạo ra mặt trời và mặt trăng trong cùng một ngày, cách đây trên dưới 6000 năm, và mặt trăng là một nguồn sáng riêng để soi sáng ban đêm [Genesis 1: 16: Then God made two great lights: the great light [sun] to rule the day, and the lesser light [moon] to rule the night.]  Quá ngu xuẩn vì không biết rằng ánh sáng trên mặt trăng là do ánh sáng của mặt trời chiếu vào và ánh sáng đó thay đổi tùy theo vị trí tương đối của mặt trăng đối với trái đất, nên chúng ta mới có những tuần trăng.  Đêm 30 Tết tối mò, the lesser light nào rule the night.  Đó là tác phẩm của Gót mà Hoa Hồng cho là  khoa học trong Kinh Thánh..

   Mánh mưu của những người nghiện đạo và ngu đạo, và muốn những người khác cũng phải ngu như mình, là viết bừa những cái mình không hiểu, không cần dẫn chứng để thuyết phục con người.  Cho nên họ thường viết rất khoa trương, bịa đặt, về những vấn đề khoa học, về các khoa học gia mà người dân thường chẳng mấy ai biết đến và chính họ chẳng biết gì, mục đích chỉ để lòe bịp những đầu óc thấp kém.  Học được dạy để lập lại những điều mà họ bị các nhà truyền giáo đầu độc, trích dẫn bừa bãi Thánh Kinh, làm như những gì viết trong Thánh Kinh đều là những lời mạc khải của Gót của họ, là những chân lý không thể sai lầm.  Nhưng họ không biết  những ai đã viết Thánh Kinh và Gót của họ đã sai lầm và ngu như thế nào, so với kiến thức của chúng ta ngày nay, cho nên những điều họ tin là chân lý trong Thánh Kinh nhiều khi lại những điều rất ngu xuẩn và phản khoa học. 

   Sự sáng tạo ra mặt trời và mặt trăng trong Thánh Kinh như trên là một thí dụ điển hình.  Họ luôn luôn nói về Gót trong khi họ chẳng biết Gót là cái gì.  Nếu có ai hỏi tôi: “Ông có tin ở Gót không” như mấy tên ranh con đi truyền đạo Jehovah Witness đến gõ cửa thường hỏi: “Do you believe in God”, thì tôi sẽ không trả lời là Có hay là Không, mà nói với họ:  Anh cho tôi biết định nghĩa của anh về Gót là cái gì, rồi tôi sẽ cho anh biết ý kiến của tôi. [Define your God, then I will tell you my opinion].  Và thường là họ bỏ đi ngay.  Vì họ biết rằng nếu họ đưa ra một định nghĩa nào đó thì họ sẽ bị hỏi những câu mà họ không thể trả lời được.  Họ được nhồi sọ Thượng đế là để tin chứ không phải để hiểu.  Bởi vậy Công giáo mới đưa ra 23 thuộc tính (23 attributes) của Gót [God] để ca ngợi Gót  trong đó có 3 thuộc tính để ngăn chận mọi tìm hiểu về Gót: Invisible (không ai thấy được), Unknowable (không ai biết được), và Incomprehensible (Không ai hiểu được).  Mặt khác các nhà truyền giáo vẫn nói trước đám tín đồ ngu ngơ là Gót muốn chúng ta thế này, thế nọ, làm như họ thấy được Gót, biết được Gót và hiểu được Gót.  Đây là sự bịp bợp trắng trợn đối với đám tín đồ thấp kém ở dưới.

  Sau đây chúng ta hãy thử điểm thêm vài chứng cớ khoa học trong Kinh Thánh của Hoa Hồng.

   Về Hình Học thì Hoa Hồng đã chứng minh Toán học của Gót, hay của Solomon cũng vậy, là 30 chia cho 10 thành 3,1415093.  Sau đây là Hoa Hồng viết về thiên văn:

   Về thiên văn học, cho đến khi ống kính viễn vọng ra đời, người ta chỉ biết được khoảng 1000 ngôi sao. Thế mà tiên tri Giê-rê-mi (khoảng 550 năm trước Công nguyên) viết trong Kinh Thánh rằng: "Người ta không thể đếm các cơ binh (vì sao) trên trời được" (sách Giê-rê-mi chương 33 câu 22). Ngày nay nhờ kính thiên văn viễn thông đặt ngoài bầu khí quyển người ta đã quan sát được 400 tỷ ngôi sao trong giải Ngân Hà và ngoài giải Ngân Hà của chúng ta ra còn có hàng trăm tỷ giải Ngân hà khác nữa. Mỗi một ngôi sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường có thể là một ngân hà xa xôi hàng tỷ năm ánh sáng. Đức Chúa Trời chẳng sáng tạo ra chúng một cách ào ào, vô tội vạ, nhưng Ngài còn "đếm số các vì sao và gọi từng tên hết thảy các vị ấy" (Sách Thi-thiên chương 147 câu 4). Điều ấy thật quả là khó tin cho trí óc con người , nhưng đã là Đức Chúa Trời, không có gì chi quá khó đối với Ngài.

 

   Trước hết chúng ta hãy đùa với vài con số của Hoa Hồng trong đoạn trên:  có 400 tỷ ngôi sao trong giải ngân hà và hàng trăm tỷ dải ngân hà khác nữa .  Như vậy là chúng ta có tất cả khoảng 400 x 100 tỷ tỷ ngôi sao.  Tôi biết rằng Hoa Hồng không thể tính ra là Gót của Hoa Hồng cần bao lâu để đếm số sao đó và cùng lúc đặt tên cho từng ấy ngôi sao, giả thử cứ mỗi giây đồng hồ ông ta đếm được 10 ngôi sao.  Vậy để tôi tính hộ.  Mỗi phút có 60 giây, một giờ có 60 phút, và trong một ngày có 24 giờ tổng cộng là 86400 giây, và một năm có 365 ngày.  1 tỷ là 10 lũy thừa 9  [109], vậy 1 tỷ tỷ là 10 lũy thừa 18 [1018].  Chúng ta có tất cả là 40000 tỷ tỷ ngôi sao.  Lấy 40000 tỷ tỷ chia cho 86400 chúng ta được, chỉ lấy hai số đầu, vào khoảng 460 triệu tỷ ngày, nghĩa là 4.6 x 1017 ngày, hay vào khoảng 1,26 triệu tỷ năm, tính tròn là “một triệu tỷ năm”..  Trái đất trong Thánh Kinh được sáng tạo ra mới cách đây khoảng 6000 năm.  Vậy trước đó trong hàng triệu tỷ năm, Gót của Hoa Hồng chỉ có việc ăn không ngồi rồi, đếm trong bóng tối [vì khi đó ngài chưa tạo ra ánh sáng] “một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao v…v….”  Có phải không Hoa Hồng?   Hoa Hồng nói đúng: Điều ấy thật quả là khó tin cho trí óc con người, chỉ có trí óc của con chiên mới tin thôi.  Không có gì quá khó đối với Gót, nhưng Gót đã thất bại để làm cho tất cả mọi người trên thế gian phải tin Gót, thi hành lệnh đầu tiên: “Ngươi không được thờ thần nào khác ngoài ta.”  Chỉ cần còn một người không tin Gót là Gót đã thất bại rồi.  Đừng có nói là Gót ban cho con người tự do ý chí, nhưng tại sao lại trừng phạt những kẻ không tin mà thật ra có trừng phạt nổi không.  By the way, Ngân Hà là dịch từ “Milky Way”, thiên hà gần chúng ta nhất, trông như một dải sông, chứ không phải là tên gọi tất cả các thiên hà (galaxy) trong vũ trụ.

   Một câu ngoài lề:  Hơn 5 thế kỷ trước thời đại thông thường ngày nay, trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã nói rõ: "Ngoài thế giới nhỏ nhoi của chúng ta còn có hằng hà sa số thế giới khác", và đã mô tả hình dạng của các thế giới này rất chính xác, thí dụ như có hình xoáy nước, hình bánh xe, hình nở như hoa v..v..  Ngày nay, khoa Vũ Trụ Học đã chụp được hình nhiều Thiên Hà trong vũ trụ có hình dạng giống như đã được mô tả trong Kinh Hoa Nghiêm.  [Xin đọc bài: http://giaodiemonline.com/2008/09/pgkh.htmVài Nét Về Phật Giáo Và Khoa Học”, có hình một số thiên hà ] 

   Có ai nhận thấy cái hiểu về khoa học của Hoa Hồng là ở trình độ nào không?  Và có thấy Hoa Hồng mê sảng như thế nào không? Hoa Hồng viết để mà viết và chắc chắn là chẳng hiểu mình viết cái gì.  Chứng minh? Chuyện “đố ai đếm được số sao trên trời” là chuyện chẳng cần phải giải thích.  Đó là một nhận xét rất thông thường trong dân gian từ đời thượng cổ.  Nhưng trong Thánh Kinh, sao trên trời là cái gì?  Chúng ta hãy đọc Sáng Thế Ký 1: 16-17:  “Rồi Gót làm ra [trong cùng một ngày] hai nguồn sáng: nguồn sáng lớn ngự trị ban ngày, và nguồn sáng nhỏ ngự trị ban đêm.  Ông ta cũng làm ra các sao.  Gót đặt chúng [mặt trời, mặt trăng, sao] lên bầu trời (hay vòm trời) để soi sáng trái đất.” [Then God made two great lights: the greater light to rule the day, and the lesser light to rule the night.  He made the stars also.  God set them in the firmament of the heavens to give light on the earth]  Nhưng “firmament of the heavens” là cái gì.

  Chúng ta hãy đọc lời giải thích của Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, một tín đồ Ca Tô trong khoảng 30 năm hồi thiếu thời, viết trong bài "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập I, trang 16:

   "The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời đó cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuống trần gian.  Nó hình nửa vòng cầu, hoặc như cái chảo úp, như ta thường trông thấy.  Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một số nước khổng lồ bên trên.  Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng "đồng thau" (Job 37:18).  Vòm đó có những cửa.  Khi muốn có Hồng Thủy, những "cửa trời" đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11)...Cung đình Chúa và tòa ngôi ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là "trời" (Gen 1:8).

   Chúa Giêsu cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, khi Ngài dạy cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat. 6:9).  Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi, như một trang sách (Rev 6:14).  Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6).  Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6).  Đất muôn đời đứng yên một chỗ (terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:4)."

   Bác sĩ Thọ còn giải thích thêm:

   "Mặt trăng, mặt trời và các vì sao được gọi bằng một danh từ hết sức khiêm tốn là "đèn đóm" (xem Kinh Thánh - Nguyễn Thế Thuấn Gen 1:17) - đều nương vào vòm trời đó (Gen 1:17), y như những ngọn đèn treo trên trần nhà.  Những ngọn đèn đó dĩ nhiên là nhỏ xíu, vì lúc thế mạt - mà cách đây 2000 năm - Chúa Giêsu đã chủ trương là "sắp tới đây", tinh tú sẽ rụng xuống trần gian như những quả vả chín rơi rụng khi cây vả bị dập vùi trong một trận cuồng phong (Rev 6:13)."

     Tôi xin nhắc độc giả rằng: Mặt trời là một khối cầu lửa vĩ đại, đường kính vào khoảng 1 triệu 3 trăm 85 ngàn cây số (866.000 miles), nhiệt độ ở ngoài biên vào khoảng 6000 độ, và so với nhiều vị sao thì kích thước của mặt trời không đáng kể. Vậy Gót làm thế nào để có thể làm ra 40000 tỷ tỷ ngôi sao trong một ngày.  Hay là ông ta chỉ cần phán: có sao nè, là lập tức có sao hiện ra từ hư vô?   Như vậy thì sao trong các thiên hà không phải là sao trong Kinh Thánh của Hoa Hồng.  Sao trong Kinh Thánh chỉ là những sao của những người không hiểu gì về sao.  Hoa Hồng thử nói xem trong Kinh Thánh có đoạn nào nói về các thiên hà, hay chỉ nói về mặt trời, mặt trăng, trái đất và các sao Gót treo trên trời.

   Chúng ta hãy đọc thêm định nghĩa về vòm trời (firmament of the heavens) của Công Giáo, theo The Catholic Encyclopedia:

   Trong cuốn Kinh Thánh, trời (hay thiên đường) trước hết là bầu trời xanh lơ, hay vùng mà các đám mây bay trên trời.  Sáng Thế Ký 1:20, nói về các con chim “dưới cái vòm của trời”.  Trong những đoạn khác đó là vùng mà các sao sáng trên trời.  Hơn nữa thiên đường được nói là nơi mà Gót ở; vì, tuy rằng Gót là toàn năng, Ông ta tự biểu hiện theo một cách đặc biệt trong ánh sáng và sự huy hoàng của bầu trời.  Thiên đường cũng là trụ sứ của các thiên thần; vì họ thường xuyên ở cùng Gót và diện kiến Gót. Sống với Gót trên thiên đường cũng là những linh hồn của người công chính (2 Corinthians 5:1; Matthew 5:3, 12).  Trong Ephesians 4:8 sq., chúng ta được bảo rằng Chúa Ki Tô đã mang các thượng phụ, những người đã ở trong limbo [theo Công giáo, limbo là nơi mà những người chết khi sống không làm nên tội lỗi nào những vẫn bị nhiễm “tội tổ tông”] lên thiên đường.  Do đó, thiên đường là hạnh phúc và trụ xứ của người công chính trong một đời sau.

   [The Catholic Encyclopedia: In the Holy Bible the term heaven denotes, in the first place, the blue firmament, or the region of the clouds that pass along the sky. Genesis 1:20, speaks of the birds "under the firmament of heaven". In other passages it denotes the region of the stars that shine in the sky. Furthermore heaven is spoken of as the dwelling of God; for, although God is omnipresent, He manifests Himself in a special manner in the light and grandeur of the firmament. Heaven also is the abode of the angels; for they are constantly with God and see His face. With God in heaven are likewise the souls of the just (2 Corinthians 5:1; Matthew 5:3, 12). In Ephesians 4:8 sq., we are told that Christ conducted to heaven the patriarchs who had been in limbo (limbus patrum). Thus the term heaven has come to designate both the happiness and the abode of just in the next life.]

   Nếu ở trên cõi đời này mà còn có người nào tin vào những định nghĩa hoang đường như trên về thiên đường thì người đó nhất định phải là một con chiên với đầu óc của một con chiên đã bị  thuần hóa.  Tại sao?  Bởi vì, thứ nhất, bầu trời (firmament) như viết trong cuốn Kinh Thánh là một vòm như cái chảo úp, cứng vì làm bằng kim loại đúc (Job 37: 18), có những cột trụ chống đỡ (Job 26:11), giữ nước ở phía trên, có những cánh cửa (Gen 7:11) để khi nào Gót muốn làm mưa thì sai các thiên thần mở ra cho nước rơi xuống.  Thứ nhì, chuyện “tội tổ tông” là chuyện đã đi vào quá khứ, chẳng còn ai có đầu óc còn tin nữa.  Và thứ ba, chính Giáo hoàng John Paul II đã phải thú nhận là chẳng làm gì có thiên đường trên các tầng mây.  Vậy rõ ràng thiên đường chỉ là một cái bánh vẽ trên trời mà giáo hội bày đặt ra để mê hoặc những người ít đầu óc, mê tín, cả tin.

   Cho tới đầu thập niên 1920, các nhà vũ trụ học (vũ trụ học là môn học khảo sát về nguồn gốc, sự tiến hóa và sự cấu tạo của vũ trụ) đều cho rằng vũ trụ chỉ là giải Ngân Hà mà Thái Dương Hệ (hệ thống mặt trời và các hành tinh trong đó có trái đất) của chúng ta nằm trong đó, và vũ trụ này có vẻ như vô cùng tận, thường hằng, nghĩa là không thay đổi và có tính cách vĩnh cửu (eternal). Vào đầu thập niên 1920, các chuyên gia khảo cứu vũ trụ, qua những kính thiên văn tân kỳ, khám phá ra rằng giải Ngân Hà (Milky Way), trong đó có thể có tới cả trăm tỷ ngôi sao, mỗi ngôi tương tự như mặt trời trong Thái Dương Hệ, thật ra chỉ là một ốc đảo, một Thiên Hà (galaxy), trong vũ trụ. 

   Chúng ta hãy đọc tiếp Hoa Hồng viết về khoa học trong kinh thánh:

   Kinh Thánh nói gì về vị trí và hình dạng của Trái Đất? Ông Gióp, một tôi tớ của Đức Chúa Trời sống cách đây 4000 năm đã tuyên bố: "Chúa treo Trái Đất trong khoảng không không." (sách Gióp, chương 26 câu 7).

 

   Mánh lới truyền đạo của Ki Tô Giáo là trích dẫn những câu vụn vặt ngoài ngữ cảnh (out of context) trong Thánh Kinh để diễn giả sao cho phù hợp với niềm tin của mình. Chúng ta thấy rõ mánh lới này trong đoạn trên của Hoa Hồng.

   Câu Job 26:7 nguyên văn là: “Ông ta kéo dài phía Bắc ra khoảng trống không;  Ông ta không treo trái đất trên cái gì hết.”  [He stretches out the north over empty space; He hangs the earth over nothing.]  Sau đó vài câu, Job 26:11: “Những cột trụ chống trời rung động” [The pillars of heaven tremble.]  Job cho rằng  trời có những cột trụ chống, những cột trụ đó dựa trên đâu, trái đất.  Vậy trái đất không treo trên cái gì nhưng lại có những cột trụ để chống trời. [Job thinks that the heaven has pillars! So, the earth rests on nothing but it has pillars to keep up the heavens.]  Thật ra trong thời đại của Job có nhiều quan niệm về vũ trụ khác nhau, và tình cờ Job nói một câu tương đối đúng là trái đất không treo trên bất cứ cái gì.  Nhưng những cột trụ để chống trời đã bác bỏ quan niệm của Job, với sự hiểu biết về vũ trụ của chúng ta ngày nay.

   Muốn hiểu những quan niệm về vũ trụ trong Thánh Kinh, chúng ta phải đọc toàn bộ Thánh Kinh chứ không thể trích dẫn vụn vặt một vài câu trong Thánh Kinh để diễn giảng bậy bạ.  Theo Cựu Ước thì vũ trụ gồm có ba tầng:  trái đất mà chúng ta đang sống trên đó thì phẳng và dẹt như một cái đĩa, là trung tâm của vũ trụ, đứng vững dưới một tầng trời, ở dưới trái đất là tầng địa ngục.  Tầng trời được hiểu là nơi trú ngụ của "Chúa Trời", như Công Giáo đã giải thích về thiên đường ở trên.  Trải qua 16 thế kỷ, niềm tin tất cả là do "Chúa Trời" tạo ra đã tạo thành đức tin của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, ở phương trời Âu Mỹ.  Nhưng khi nền văn minh hiện đại bắt đầu ló dạng vào đầu thế kỷ 16 thì quan niệm về một Thiên Đường nơi đó "Chúa Trời" ngồi để phán xét những việc thế gian cũng bắt đầu chao đảo và hiện nay thì trở thành Hoang Đường (cái nhà hoang), ít ra là đối với đa số dân chúng trên thế giới, nhất là đối với tuyệt đại đa số những người trong giới trí thức hiểu biết. 

   Về trái đất, chúng ta biết rằng, trái đất không phải là đứng yên, trung tâm của vũ trụ như là "lời mạc khải không thể sai lầm" của Gót trong Thánh Kinh.  Thực tế là trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian với một vận tốc trên 1 trăm ngàn cây số một giờ, đồng thời quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc quay khoảng 1600 cây số một giờ cho nên Hoa Hồng đưa ra câu: "Chúa treo Trái Đất trong khoảng không không." thì chẳng có nghĩa gì và chẳng có thể nói lên điều gì ngoài sự mê tín trong đầu óc của con chiên.   Vì “treo” có nghĩa là phải có hai vật, vật để treo, và chỗ để treo.  Với chuyển động của trái đất như trên thì không có chỗ nào để cho "Chúa Trời" ngồi yên "trên đó" hay "ngoài đó" mà can thiệp vào việc hàng ngày của thế gian.  Muốn theo dõi sự việc trên thế gian để mà can thiệp, "Chúa Trời" cũng phải điên đảo, đảo điên như là trái đất đang điên đảo, đảo điên trong không gian.  Cũng vì vậy mà, Giáo Hoàng John Paul II, trước sự tiến bộ của khoa học, đã phải thú nhận: "Không làm gì có Thiên đường ở trên các tầng mây."

 

   Trên đây là những điều mà hầu như cả thế giới chấp nhận, kể cả một số trong hàng giáo phẩm Ca-Tô Giáo gồm có Giám mục, Linh mục và một số trí thức trong chính giáo hội, qua sự phân tích khoa học, dùng lý trí suy luận để tìm ra sự thực.  Đối với đa số tín đồ mà lý trí được coi như là một xa xỉ phẩm không cần thiết thì vấn đề lại khác hẳn, vì họ vẫn còn tin theo lời dạy giả dối của giáo hội cho đám tín đồ thấp kém, rằng "Chúa Trời" toàn năng, hay là "phép tắc vô cùng", làm gì cũng được, và họ vẫn hi vọng một cuộc sống đời đời trên thiên đường, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết.

   Cũng vì vậy mà bàn về câu "..dựng nên trời đất" trong Kinh Tin Kính, Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:

   Trời là cái gì?  Đâu là trời?  Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Gót dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Gót, và nó ở trên quá vòm trời.  Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời.  Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Gót toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào?

   [John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10:  What is heaven?  Where is heaven?  It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky.  But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven.  So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven?  Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?]

   Bây giờ đến đoạn Hoa Hồng muốn chứng minh là Thánh Kinh biết trái đất hình cầu trong đoạn sau đây:

    700 năm trưóc CN tiên tri Ê-sai đã mô tả về Đức Chúa Trời: "Ấy là Ngài ngự trên vòng Trái đất này" (sách Ê-sai chương 40 câu 22) . Trong nguyên bản của tiếng Do-thái, chữ vòng (khug) không mang ý nghĩa vòng tròn nhưng mang ý nghiã quả cầu tròn. Kinh Thánh cho biết Trái Đất là một quả cầu tròn treo lơ lửng trong khoảng chân không trong vũ trụ bao la trước khi các nhà thiên văn Âu Châu biết được điều ấy.

 

   Isaiah 40:22 nguyên văn như sau:  It is He (God) who sits above the circle of the earth. [Chính ông ta đã ngồi ở phía trên vòng trái đất.]  Above là “ở phía trên”, không phải là ở ngay trên, “on”.  Theo nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh thì Gót không ngồi trên bất cứ đâu trên trái đất bất kể là trái đất tròn hay vuông, mà ngồi ở trên cái vòm trời như được mô tả ở trên, như Công giáo đã khẳng định khi mô tả về trời..  Vài câu sau Isaiah còn viết về trời như là tấm màn và trải rộng ra như túp lều để cho Gót ở: [Who stretches out the heavens like a curtain, and spreads them out like a tent to dwell in]

  Tôi không muốn bàn thêm về những cái gọi là khoa học trong Kinh Thánh của Hoa Hồng.  Nhưng cuối cùng tôi muốn nói đến một đoạn hoàn toàn sai sự thực của Hoa Hồng quảng cáo về y học và vệ sinh trong Kinh Thánh:


   Nói về Y học, cho đến hai thế kỷ gần đây người ta không biết đến tầm quan trọng của việc vệ sinh dịch tễ. Khi đi tham quan các lâu đài lộng lẫy của vua chúa, chúng ta hãy để ý thấy xem có mấy buồng tắm? Ít lắm. Người ta không biết tầm quan trọng của việc làm sạch nơi ăn chốn ở, cách ly người bệnh, rửa tay sau khi động vô rác rưởi và xác chết. Người ta không biết đến sự nguy hại khi không uống nước nơi ú đọng hoặc ăn động vật đã chết. Người ta không biết cách trị bệnh phong, bệnh hủi , không biết cách kiêng cữ sinh lý khi phụ nữ có kinh hay sau khi sinh đẻ v.v... Vậy mà tất cả những thực hành trên đã được chép trong Kinh Thánh cách đây 3500 năm. Kinh Thánh chẳng nói gì về vi trùng, vi khuẩn, nhưng nếu ai đọc và làm theo Kinh thánh sẽ được đảm bảo sức khỏe một cách khoa học.

 

     Đây lại là một điều khoa trương tầm phào vô căn cứ của Hoa Hồng.  Hoa Hồng không cho chúng ta biết những đoạn nào trong Thánh Kinh dạy như vậy, lẽ dĩ nhiên.  Nhưng Tân Ước lại viết rõ, trước khi ăn bốc, Chúa Giê-su cũng chẳng còn buồn rửa tay [Luke 11: 38], mà Giê-su là con của Gót đấy nhé.  Năm 540 ở Âu Châu phát khởi một trận dịch hạch lớn làm chết khoảng 100 triệu người.  Trong thế kỷ thứ 14 cũng có một bệnh dịch khác xẩy ra làm chết từ 25 đến 50 triệu người, theo Wikipedia thì vào khoảng từ 30% đến 60% dân số Âu Châu.  Chúng ta nên nhớ, trong những thời đại đó, Âu Châu hầu như toàn tòng Công Giáo, cho nên Gót mới thương con dân của Gót như vậy.  Vậy nền Y học của Giáo hội đã làm gì trước những trận dịch hạch này?  Chúng ta hãy tóm tắt một đoạn của Helen Ellerbe trong cuốn “Mặt Đen Tối Của Lịch Sử Ki Tô Giáo” [The Dark Side of Christian History], Morningstar and Lark, Orlando, Florida, 1995, trang 40-43, để xem Giáo hội đối với Y học ra sao, khi Giáo hội nắm quyền tuyệt đối ở Âu Châu:

   Năm 540, bệnh dịch phát khởi ở Âu Châu làm chết khoảng 10000 người mỗi ngày.  Dân chúng hoảng sợ, kéo vào nhà thờ, tin tưởng sẽ được Chúa cứu cho khỏi chết.  Giáo hội giảng cho con chiên rằng: “Bệnh dịch là một do Gót gây ra (an act of God) và là sự trừng phạt của Gót về tội quần chúng không tuân theo quyền hành của giáo hội.” [People flocked to the Church in terror.  The Church explained that the plague was an act of God, and disease a punishment for the sin of not obeying Church authority.]  Trước sự bất lực của nền y học phôi thai thời bấy giờ để đối phó với bệnh dịch, Giáo hội tuyên bố là y học của Hi Lạp và La Mã là của bọn dị giáo (heretics) và sau trận dịch, Giáo hội quyết định phải nắm giữ và áp dụng nền y học của Giáo hội trên quần chúng. [After the plague the Church dominated the formal discipline of medicine.]  Phương pháp thông thường nhất để chữa mọi bệnh của Giáo hội vào những thế kỷ từ 6 cho đến 16  là “lể máu” (bleeding) trên một số điểm trong số 22 điểm trên cơ thể con người.  Giáo hội dạy rằng lể để làm cho chảy máu có thể ngăn chận sự làm độc mất quân bình (toxic imbalance) trong cơ thể, ngăn chận sự ham muốn tình dục, và hồi phục lòng yêu đời.  Cho đến thế kỷ 16, phương pháp chữa bệnh này của Giáo hội đã làm chết nhiều chục ngàn người mỗi năm.  Khi bệnh nhân chết trong khi lể máu, Giáo hội giải thích là vì không chịu lể máu sớm hơn hoặc làm máu chảy chưa đủ.  Giáo hội còn dạy tín đồ phải coi rẻ mọi khía cạnh về thể xác con người, do đó không khuyến khích tín đồ về vấn đề giữ vệ sinh cá nhân và cố tắm rửa ít đi.  Kết quả là bệnh tật lan tràn khắp nơi.  Trong nhiều trăm năm, thành thị và làng mạc đều bị tàn phá bởi các bệnh truyền nhiễm. [Orthodox Christians taught that all aspects of the flesh should be reviled and therefore discouraged washing as much as possible.  Toilets and indoor plumbing disappeared.  Disease became commonplace as sanitation and hygiene deteriorated.  For hundreds of years, towns and villages were decimated by epidemics.].  Tác giả kết luận, trang 50:

  “Giáo hội Công giáo đã có những tác động tàn phá trên xã hội.  Khi Giáo hội nắm được vai trò lãnh đạo, hoạt động trong những ngành y khoa, kỹ thuật, khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật và thương mại đều sụp đổ.  Âu Châu đi vào những Thời Đại Hắc Ám.  Tuy Giáo hội vơ vét được một tài sản to lớn trong những thế kỷ đó, hầu hết những gì định nghĩa cho văn minh đã biến mất.”..

  [Ibid., p.50:  The Catholic Church had devastating impact upon society.  As the Church assumed leadership, activity in the fields of medicine, technology, science, education, history, art and commerce all but collapsed.  Europe entered the Dark Ages.  Although the Church amassed immense wealth during these centuries,  most of what defines civilization disappeared…]

   Hoa Hồng còn viết tầm bậy tầm bạ nhiều nữa và huênh hoang kết luận:

   HH nói vài nét về tôn giáo và khoa học là để các độc giả khắp nơi gần xa thấy sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời qua lời của Ngài .


   Chúng ta đã thấy sự “mầu nhiệm của Đức Chúa Trời” là như thế nào qua mấy đoạn phân tích ở trên.  Nếu chúng ta đọc cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo thì chúng ta sẽ thấy trong đó Gót nói về khoa học đại khái như sau:  trái đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước (2 Peter 3:5);  trái đất đứng yên (1Chron. 16:30); trái đất tựa trên những cột chống (1 Sam. 2:8); trái đất có những bờ mé (Job 37:3);  trái đất có 4 góc (Isa. 11:12, Rev. 7:1); cây mọc cao lên đến trời (Daniel 4:11); Satan dẫn Giê-su lên núi cao và chỉ cho Giê-su tất cả những vương quốc trên thế giới (Matthew 4:8); trái đất đứng yên và là trung tâm của thái dương hệ (1 Chronicles 16:30, Psalm 93:1, Psalm 96:10) v…v…

   Hoa Hồng cho rằng Gót của ông ta là bậc toàn năng toàn trí nên chẳng có gì khó đối với Gót cả.  Nhưng những điều viết trong Thánh Kinh lại chứng tỏ rằng Gót chẳng biết  cái quái gì, chỉ phán bậy.  Nếu chúng ta đọc những cuốn nghiên cứu phê bình Gót điển hình như cuốn Những Phê Bình về Gót (Critiques of God), biên tập bởi Peter A. Angeles, trong đó có 16 tác giả phê bình về mọi lý luận thần học của Ki Tô Giáo; hoặc cuốn Gót là Cái Gì? (What is God?), biên tập bởi Kenneth G. Lucey,  trong đó có những bài khảo luận của Richard R. La Croix, thì chúng ta sẽ thấy mọi lý luận thần học về sự hiện hữu của một Gót với những thuộc tính toàn năng, toàn trí, toàn thiện, thí dụ như của Thomas Aquinas, Augustine, Descartes v..v.. đều đã bị bác bỏ dứt khoát.  Thật vậy, trong phần Tựa của cuốn  Critiques of God, trang xiii, chúng ta có thể đọc đoạn sau đây:

   Những niềm tin vào những đấng siêu nhiên đã biến khỏi nền văn hóa của chúng ta.  Bất cứ niềm tin chắc đại cương nào về Gót cũng đang trở thành mờ nhạt trong nền văn hóa của chúng ta.  Gót đã mất đi trụ xứ trong không gian như là một nước trên Thiên đàng.  Ông ta cũng mất đi chỗ đứng trong vũ trụ như là đấng đã sáng tạo ra nó từ hư vô.  Không phải là Gót bị đẩy ra một vùng xa lắc xa lơ.  Không phải vì ông ta trở thành một trừu tượng vô thân thể (không đực không cái).  Mà vì chúng ta nhận thức ra rằng chẳng làm gì có Gót để mà nói tới.

   (Beliefs in supernatural beings have vanished from our culture.  Any general serious belief in God is fading in our culture.  God has lost his spatial location as a monarch in heaven.  He has lost his temporal precedence to the universe as its Creator ex nihilo.  It is not God is being relegated to a remote region.  It is not that God has become a bodiless abstraction (a sexist It).  It is te realization that there is no God to which to relate.)

   Và sau đây là một đoạn trong phần Dẫn Nhập trong cuốn A History of God của nữ tu Công giáo Karen Armstrong:

   Gót là một khuôn mặt khá mù mờ, được định nghĩa trong những trừu tượng trí thức thay vì những hình ảnh rõ ràng.  Khi tôi mới lên chừng 8 tuổi, tôi phải nhớ câu trả lời theo giáo lý của câu hỏi, " Gót là cái gì?: " Gót là Thần Linh cao nhất, tự hiện hữu và vô cùng hoàn hảo trên mọi phương diện."  Không lạ gì, lời giải thích trên chẳng có mấy ý nghĩa đối với tôi, và tôi phải nói rằng ngày nay định nghĩa trên cũng chẳng có gì hấp dẫn.  Đó vẫn là một định nghĩa đơn thuần khô khan, huênh hoang, và kiêu căng. Tuy nhiên, từ khi tôi viết cuốn sách này, nay tôi đã tin rằng định nghĩa trên cũng còn sai lầm nữa.

   (God…was a somewhat shadowy figure, defined in intellectual abstractions rather than images.  When I was about eight years old, I had to memorize this catechism answer to the question, "What is God?": "God is the Supreme Spirit, Who alone exists of Himself and is infinite in all perfections."  Not surprisingly, it meant little to me, and I am bound to say that it still leaves me cold.  It has always seemed a singularly arid, pompous and arrogant definition.  Since writng this book, however, I have come to believe that it is also incorrect.)

Vài Lời Kết: Cái kém của những người muốn truyền đạo như Hoa Hồng là luôn luôn viện dẫn Thánh Kinh làm như những gì viết trong Thánh Kinh đều đúng cả, nếu không đúng thì cố diễn giải làm sao cho nó đúng, bất kể phải dùng phương pháp luận ngụy biện như thế nào, vặn vẹo ý nghĩa như thế nào.  Nhưng vì chỉ chỉ đưa ra những câu lặt vặt ngoài ngữ cảnh trong Thánh Kinh mà chính mình lại chưa hề đọc hết Thánh Kinh nên họ để ra rất nhiều sơ hở về lý luận, về sự kiện.  Hoa Hồng là một trường hợp điển hình.  Tệ hại hơn nữa là ngoài việc tìm cách để bảo vệ đức tin của mình họ không hề biết đến những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo, về Thánh Kinh, của các học giả Tây phương và của ngay cả các bậc lãnh đạo trong tôn giáo của họ.  Cho nên họ càng cố gắng trích dẫn Thánh Kinh bao nhiêu để làm luận điểm thì họ lại càng chứng tỏ trình độ hiểu biết của họ thiếu sót và yếu kém đến độ thê thảm bấy nhiêu.


   Vấn đề của chúng ta trong thế giới văn minh tiến bộ ngày nay không phải là cứ mù lòa tin bướng tin càn vào những điều viết trong cuốn Thánh Kinh của Ki-tô giáo, mà phải xét xem những tường thuật trong đó có giá trị hay không.  Có một điều mà giới hiểu biết về Kinh Thánh đã biết ngay từ đầu thế kỷ 20 là:

   “Các học giả Âu Châu đã phân tích cuốn Kinh Thánh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Kinh Thánh không phải là cuốn sách do Gót [của Ki-tô giáo] mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã tin, do đó không thể sai lầm.  Thật ra, đó chỉ là một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.”

   (European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before.  They had concluded that it (the Bible) was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true.  It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.).

   Do đó, ngày nay, không ai có thể mang bất cứ điều gì viết trong Kinh Thánh, coi đó như là chân lý, để có thể thuyết phục người đọc.  Ngày nay, những tuyên xưng như “Kinh Thánh viết rằng..” hoặc “Kinh Thánh là những lời mạc khải của Gót”, hoặc mang những điều viết trong Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận, hàm ý đó là những chân lý, không thể sai lầm, đã trở thành những khẳng định lố bịch, ngu si vô trí của hạng người mê tín, không có mấy đầu óc, và đang đi giật lùi trở về thời Trung Cổ.  Nhưng thảm thay, đây chính lại là căn bản “lý luận” của một số tín đồ Tin Lành với hi vọng thuyết phục con người đi vào vòng bóng tối tâm linh của Tin Lành với niềm tin vũ trụ nhân sinh là do sự sáng tạo của một nhà thiết kế thông minh mà họ gọi là Thiên Chúa hay Thượng đế.  Làm sao họ có thể thành công được trước những sự kiện hiển nhiên của khoa học và những kết quả nghiên cứu nghiêm chỉnh về cuốn Kinh Thánh của Ki-tô Giáo.  Cho nên, đối với tôi, trong thời đại ngày nay, người nào còn viện dẫn Kinh Thánh ra làm căn bản lý luận hay đối thoại thì người đó tất nhiên thuộc loại không biết thế nào là lý luận hay đối thoại.

   Có hai điều căn bản trong Thánh Kinh mà những tín đồ Ki Tô Giáo, nhất là Công Giáo, không phải là người Do Thái, không nhận ra hay không dám chấp nhận.  Đó là họ đã bị lừa dối để mê mẩn về một cái bánh vẽ trên trời, A Pie-in-the-sky, như lời của Mục sư Ernie Bringas.

   Chi tiết về hai điều này tôi đã phân tích khá đầy đủ trong vài bài trước đây, độc giả nào tò mò muốn biết có thể đọc trên http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN101.php, ở đây tôi chỉ đưa ra những nét chính.

  Thứ nhất, Giáo hội Công giáo hay bất cứ Giáo hội Ki Tô nào đều không do Chúa Giê-su thiết lập.  Trong Tân Ước, cả 4 Phúc Âm: Matthew 16: 27-28, 24:34; Mark 9:1, 13:30; Luke 21:27, 32; và John 14:3, đều viết rõ là Giê-su tin rằng Ngày Tận Thế đã sắp tới, và ông ta sẽ trở lại ngay khi một số tông đồ của ông còn sống, vậy ông ta không có lý do gì để mà thiết lập một giáo hội để truyền đạo của ông ta trên khắp thế giới, tới nay đã 2000 năm rồi. Thật vậy, Tân Ước viết,  Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28:  “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.  Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”.

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại”  

Mark 13:30:  “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”.

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”.

John 14: 3: “Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con.  Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.”

   Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Tân Ước, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, như được viết rõ trong Tân Ước.  Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đọc vài nghiên cứu của các bậc học giả trong Ca-tô giáo.  Chúng ta nên để ý là các tác giả đều là những học giả ở trong Giáo hội chứ không phải của người ngoại đạo.

   Hans Kung, Giáo sư Thần học Công giáo tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, viết như sau:

   Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống.  Và vì sự sắp tới của Nước Trời  này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái.  Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào.  Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [Một tôn giáo như Ca-Tô Giáo Rô-ma ngày nay].

   [Kung, Hans, Christ Sein (1976), p.338-339: The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime.  And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office…All this means that in his own lifetime Jesus never found any church.  He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created…]

   Và Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Ca-Tô, cũng viết:

   Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền.  Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm.  Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

   [ Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 217: The Church has turned Jesus into its propagandist.  For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings.  That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church… It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure.]

    Một nhận định chính xác về thực chất Giáo hội Ca Tô Rô Ma là của Linh Mục Joseph McCabe.  Linh mục Joseph McCabe là một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A Complete Outline of History.  Bộ sử này được dùng trong các đại học Mỹ trong nhiều thập niên.  Nhưng nổi tiếng hơn cả là một bộ sách Thế Lực Đen Quốc Tế  “The Black International” (Chỉ Ca Tô Giáo Rô-ma) gồm gần 20 cuốn sách mỏng, viết về mọi mặt của Ca Tô Giáo Rô-ma.  Tác phẩm dài nhất và đầy đủ nhất về cấu trúc của chế độ Giáo hoàng, Thực chất giới Linh Mục, Học thuật Công Giáo (Catholic Scholarship), Các lễ tiết, bí tích mê tín trong Ca Tô Giáo Rô-ma v..v.. là cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Ca Tô Rô-ma (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942).  Cuốn sách này gồm có hai phần: Phần đầu nói về Lịch sử Giáo Hội Rô-ma (The History Of The Roman Church), và Phần hai nói về Giáo Hội Ngày Nay (The Church Today).  Ngay chương đầu, Linh mục Joseph McCabe viết:

     Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Ca Tô Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất.  Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọng  ngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.

     Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô.  Không có từ đó trong tiếng Aramic.  Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.

   [Of all the fictions which still shelter from the storm of modern criticism under the leaky umbrella of “Catholic Truth”, the legend of the divine foundation of the Papacy and the Papal system is quite the boldest and most romantic.  No divine force, but a pitifully human series of forgeries and coercions, of pious frauds and truculent ambitions, perpetrated in an age of deep ignorance, built up the Papal power, hierarchy and creed…The word “church” had no meaning at all in the days of Christ and Peter.  There was no such word in Aramaic.  Christ would have had to say “synagogue”; and he hated synagogues.]

    Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không, Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

   Thứ nhì, Tin Mừng Phúc Âm chẳng biết mừng cho ai nhưng chắc chắn là không thể mừng cho người Việt Nam.  Tại sao? Lý do rất đơn giản: Vì người Việt Nam không phải là người Do Thái. Câu này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thực ra lại rất quan trọng, vì vấn đề chính tôi muốn đặt ra cho đồng bào Việt Nam (theo Ki-tô giáo) của tôi là: Người Việt Nam có hi vọng được Giê-su cứu chuộc hay cứu rỗi không? Câu trả lời là một chữ “KHÔNG” quyết định. Đây không phải là tôi nói mà là khẳng định của Giê-su trong Tân Ước. Chứng minh?

   Đọc Tân Ước, chúng ta thấy là Giê-Su sẽ chỉ cứu dân Do Thái ra khỏi tội lỗi (Matthew 1: 21: for He will save His people from their sins) và sẽ ngự trị trên dân Do Thái đời đời mà thôi (Luke 1: 33: And He will reign over the house of Jacob for ever). Ngoài ra chúng ta cũng còn thấy là Giê-su rất ghét những người không phải là Do Thái (Matthew 15: 21-28). Và Thánh Paul khẳng định, theo lời mạc khải của Thiên Chúa: Hebrew 13: 8: “Giê-su Ki Tô luôn luôn như vậy, ngày hôm qua, ngày hôm nay và cho tới mãi mãi.” (Jesus Christ is the same yesterday, today, and forever). Điều này có nghĩa là nhiệm vụ xuống trần, chủ trương chỉ cứu chuộc người Do Thái mà thôi v.. v.., và thái độ bộc lộ ghét người phi-Do Thái của Giê-su, không bao giờ thay đổi. Vậy thì những sắc dân phi – Do Thái, trong đó có Việt Nam, chờ đợi gì ở Tin Mừng Phúc Âm?

   Chúng ta hãy đọc vài đoạn trong Tân Ước:

Matthew 10: 5-6:  Mười hai tông đồ Giê-su phái đi để truyền đạo với lời dặn dò: “Không được đi đến nơi nào có dân Gentiles, và không được vào thành phố nào của dân Samaritan, mà chỉ đi đến những con dân Do Thái bị lạc” (nghĩa là chỉ đi rao truyền đạo Chúa trong dân Do Thái mà thôi. Và câu tiếp theo trong Thánh Kinh, Matthew 10:7“Trong khi đi hãy rao truyền tin Nước Trời đã gần đến rồi”.). Hai đoạn khác là trong Matthew 15:24:Ta được phái xuống trần chỉ để cứu đàn chiên Do Thái bị lạc mà thôi”, Matthew 10: 23:Ta bảo đảm với các ngươi, các ngươi chưa đi hết các thành phố của Do Thái thì Con của Người (nghĩa là Ta: Giê-su) đã đến rồi”, [nghĩa là Giê-su đã trở lại trần rồi.].

   Đọc Thánh Kinh, Cựu Ước cũng như Tân ước, chúng ta thấy tất cả những chuyện trong đó đều viết về dân tộc Do Thái, các tên Do Thái, và một vài vùng đất trong miền Trung Đông. Do nền thần học Ki Tô Giáo ngụy tạo, và bành trướng bằng vũ lực, đồng hành với chủ nghĩa thực dân, nên các tín đồ Ki Tô Giáo phi-Do Thái tin rằng Giê-su là Chúa Cứu Thế có thể ban phát ơn “cứu rỗi” cho những người nào tin ông ta. Nhưng vì không đọc Tân ước, chỉ nghe những lời rao giảng có tính cách lừa dối của các Linh mục, mục sư nên những người phi – Do Thái, trong đó có người Việt Nam, vẫn tin là mình có thể được cứu rỗi, trong khi thực chất “cứu rỗi” chỉ là một cái bánh Ki Tô Giáo vẽ trên trời nhắm đến người Do Thái, và trên thực tế không có ý định để cho người phi-Do Thái, trong đó có người Việt Nam, được hưởng..

   Với những tài liệu bất khả phủ bác ở trên, sự tuân phục Vatican, tổng hành dinh của một ngụy giáo, là một điều phi lý, khoan nói đến chuyện sự tuân phục đó làm cho Công giáo xa cách đại khối dân tộc.  Và tin vào những điều không thể thực hiện được là đắm mình trong sự vô vọng, khoan nói đến chuyện niểm tin này lại làm cho con người trở thành cuồng tín.

Trần Chung Ngọc

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Những lời Chúa phán! Những lời Chúa phán!
23/12/2009 00:04:00
Next

Đăng nhập