Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt?

Đã đọc: 19661           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Alexandre de Rhodes.

Từ điển Việt - Bồ - La là cách gọi quen thuộc mà giới nghiên cứu dùng để chỉ quyển từ điển tam ngữ của cố đạo Alexandre de Rhodes, còn tên chính thức của quyển từ điển này là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum. Sự tồn tại của quyển từ điển này đã làm cho một số người hoặc lầm tưởng, hoặc cố tình cố ý cho rằng A. de Rhodes là một trong những ông tổ, thậm chí là ông tổ duy nhất, của chữ quốc ngữ nữa.

Có người đòi lấy tên ông ta mà đặt tên đường (và tên đã được đặt), có người đòi dựng lại tượng ông ta (và tượng đã được dựng (lại), có người đòi đặt bia kỷ niệm, thậm chí có người còn tạc tượng ông ta nặng đến hàng chục tấn. Không hề ngờ rằng đó là những chuyện khôi hài đến mức quái đản, vì là những tình cảm đặt hoàn toàn sai chỗ.

Mục đích của bài này là đánh tan sự hiểu nhầm đó để trả cái công của Alexandre de Rhodes về đúng chỗ của nó: Giáo hội Công giáo La Mã.

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một cách khách quan và nghiêm chỉnh rằng Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Dưới đây là lời phi lộ của Việt Nam khảo cổ tập san, số 2-1961, ra mắt nhân "Tam bách chu-niên húy-nhật giáo-sĩ Đắc-Lộ" do Trương Bửu Lâm chấp bút:

"(...) Giáo-sĩ Đắc-Lộ (tức Alexandre de Rhodes - AC) thật ra không phải là ông tổ và cũng không phải là ông tổ duy nhất (Chúng tôi nhấn mạnh - AC) của chữ quốc ngữ. Trước ông, đã có nhiều người đã cố gắng tìm cách phiên âm tiếng nói của dân Việt bằng vần La Tinh và chính ông cũng đã bao lần trong những tác phẩm của ông nói đến nhiều sách vở được viết ra trước ông bằng tiếng Việt (...). Và đồng thời với giáo sĩ Đắc-Lộ, chắc chắn cũng có nhiều giáo sĩ khác quan tâm đến vấn đề phiên âm: đó là lẽ dĩ nhiên vì công cuộc phiên âm là một lợi khí rất lớn cho việc truyền giáo. Vậy thì không còn ai có thể bào chữa thuyết cho rằng giáo sĩ Đắc-Lộ là ông tổ và ông tổ duy-nhất của chữ quốc ngữ" (Sđd, tr.11).

Và sau đây là lời của linh mục Đỗ Quang Chính:

"Đắc-Lộ không phải là người Âu châu đầu tiên học tiếng Việt, cũng không phải người đầu tiên sáng tác chữ quốc ngữ, hơn nữa, vào năm 1636 Đắc-Lộ cũng không phải là người ghi chữ quốc ngữ đúng được như một số Linh mục Dòng tên Bồ Đào Nha ở Việt Nam thời đó (Chúng tôi nhấn mạnh - AC). Thật ra, trong giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ, Đắc-Lộ chỉ góp một phần trong công việc quan trọng này, mà rõ rệt nhất là soạn sách chữ quốc ngữ và cho xuất bản đầu tiên". (Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài Gòn, 1972, tr.78).

Còn sau đây là lời của Đỗ Hữu Nghiêm:

"Đắc Lộ đã tiếp thu, thừa kế, sắp đặt lại cho hoàn chỉnh tất cả các thành tựu của các nhà truyền giáo tiền phong hay đồng thời, dựa trên những trợ giúp quý giá, không thể thiếu được của các tín đồ người Việt tiếp xúc gần gũi với ông, chia sẻ chí hướng của ông (...). Thực sự công trình sáng tạo chữ quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh là một công trình tổng hợp có tính chất tập thể quốc tế, trong đó Đắc Lộ là người đã có một vị trí cốt yếu khi sử dụng rộng rãi thứ chữ mới này trong các tác phẩm in trình bày những kiến thức sâu rộng.

Các bậc thức giả như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Nguyễn Khắc Xuyên, Thanh Lãng, Đỗ Quang Chính, Võ Long Tê đều khẳng định chữ quốc ngữ là một công cuộc chung của nhiều người." ("Đắc Lộ trong lịch sử hình thành chữ quốc ngữ", Công giáo và dân tộc, số 798,17/3/1991,tr.14).

Nhưng hùng hồn và đáng tin hơn cả phải là lời của chính đương sự. A. de Rhodes đã viết như sau:

"Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài - AC), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa (Chúng tôi nhấn mạnh - AC), cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt-Bồ - AC), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt - AC), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La Tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...".

(Từ điển Annam-Lusitan-Latinh, tức Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb KHXH, 1991, phần phiên dịch, tr.3).

Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi.

Chính vì những điều trên đây mà ở trong Nam, trước 1975, linh mục Thanh Lãng đã khẳng định:

"Giáo sĩ Đắc Lộ không những không phải là ông tổ duy nhất của chữ quốc ngữ mà cũng không phải là một trong các ông tổ của chữ quốc ngữ". Và "Sở dĩ Đắc Lộ về sau này được lịch sử nhắc nhở đến nhiều, có lẽ không phải vì ông đã có công kiện toàn chữ quốc ngữ cho bằng ông đã để lại hai quyển sách (tức Từ điển Việt-Bồ-La và Phép giảng tám ngày - AC) được coi như tài liệu duy nhất (có hệ thống - AC) về chữ quốc ngữ".

(Dẫn theo Địa chí văn hóa Thành phố  Hồ Chí Minh, t.II, TPHCM, 1988, tr.136-137).

Đến đầu thế kỷ XXI, một người phương Tây đã khảng khái và khách quan đặt lại vấn đề về vai trò của A. de Rhodes. Đó là Roland Jacques, người đã học xong chương trình Ban cử nhân và tiền tiến sĩ về Việt học và Viễn Đông học tại INALCO (Học viện quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông), chuyên gia về Giáo luật Công giáo, Tiến sĩ Luật học tại Đại học Paris XI và Tiến sĩ Giáo luật tại Học viện Công giáo Paris, hiện là Khoa trưởng Phân khoa Giáo luật tại Đại học Saint-Paul, Ottawa, Canada.

Trong quyển Les missionnaires portugais et les débuts de l' Église catholique au Viet-nam (Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam), in song ngữ Pháp - Việt, T.1 (Định Hướng Tùng Thư, 2004), R. Jacques viết:

"Đến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, người ta cố truy tìm lịch sử của nó, bấy giờ tên tuổi Alexandre de Rhodes đã sớm được công nhận như là người khai sinh ra việc chuyển vần Latinh vào tiếng Việt. Rồi từ đó ông được nâng lên tận mây xanh như một ngôi sao đứng một mình, soi sáng cho đêm tối của quá khứ xa xưa (...) Chính quyền thực dân và Giáo hội đều đã ca ngợi thiên tài truyền giáo và ngữ học có một không hai của vị tu sĩ dòng Tên, tán dương những lợi ích đem lại cho Việt Nam trong thời đại mới (...) Nhưng có những sự việc thường được xem là hiển nhiên mà thực sự lại sai... (Chúng tôi nhấn mạnh - AC)." (Sđd, tr.27).

Vậy đã đến lúc ta nên chấm dứt câu chuyện cổ tích về sự sáng chế chữ quốc ngữ của A. de Rhodes. Còn mục đích của cố đạo này thì đã được chính ông ta xác định như sau:

"(...) ước gì các Ngài trở nên những người truyền bá nhiều phương ngữ, để không những các nước lân cận và quen biết từ xưa được nghe những sự kỳ diệu của Thiên Chúa mà cả mọi miền dưới bầu trời và những vương quốc rất xa xôi ở cực Đông từ nhiều thế kỷ qua chưa được nghe, thì bây giờ những nước ấy cũng phải được nghe và rao truyền danh Chúa huyền diệu biết bao trên khắp trái đất (...). Mà lại để Lời Thiên Chúa thâm nhập dễ dàng hơn tới tận cùng Hoàn cầu, nơi người Đông- kinh và Cô-sinh, tức là tất cả mọi người An Nam đang chiếm cư, thì bây giờ lòng đại lượng bao la của quý vị cũng truyền lệnh thực hiện quyển từ điển của dân tộc An Nam, một quyển từ điển giúp ích cho những người làm công tác Tông đồ được chỉ định cho phần vườn nho này của Chúa, hầu họ hiểu biết phương ngữ xa lạ của người An Nam, tức là để những mầu nhiệm Thiên Chúa được giãi bày cho người An Nam, đồng thời cũng để người An Nam vừa làm quen với chính Đức Tin Rô-ma và Tông đồ, vừa làm quen với phương ngữ Rô-ma và La-tinh. Ai mà không thấy việc đó trong tương lai có lợi là chừng nào cho công cuộc truyền bá đức tin của Chúa Ki-tô được rộng rãi và chắc chắn hơn" (Sđd, phần đã dẫn, tr.1).

Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.

Để đòi cho bằng được người Việt Nam ta phải tôn sùng ông cố đạo của mình, có người còn so sánh A. de Rhodes với Sĩ Nhiếp và việc Sĩ Nhiếp được tôn làm Sĩ Vương và Nam Giao Học Tổ. Nhưng so sánh thế nào được? Một là việc Sĩ Nhiếp được tôn sùng đâu đã phải là chuyện được mọi sử gia nhất trí, kể cả một vài sử gia thời phong kiến. Hai, và rất quan trọng, là việc truyền đạo của A. de Rhodes đối với một số giáo dân Đại Việt tại những nơi ông ta đã đến và ở lại làm sao có thể so sánh với công lao (nếu quả đây thực sự là công lao) của Sĩ Nhiếp đối với toàn dân Giao Châu? Ba là Sĩ Nhiếp có công phổ biến chữ Hán và Nho học chứ ông cố đạo nhà ta thì có công gì? Vâng, thì có đấy, nhưng đó chỉ là đối với Thánh bộ Truyền bá Đức tin và Giáo hội Công giáo La Mã mà thôi.

Cái tâm lý đòi dân ta phải mang ơn A. de Rhodes chẳng qua là hậu quả của sự nhồi sọ mà bọn thực dân Pháp đã thực hiện trong thời kỳ chúng còn cai trị dân ta, nước ta. Ngoài ra, còn có thể có cả những nguyên nhân khác thuộc về tâm thức riêng, và cả... tín ngưỡng riêng nữa.

Người ta thì làm cuốn từ điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạo của người ta mà mình thì cứ nằng nặc đòi người Việt Nam phải ghi công ông cố đạo Alexandre de Rhodes, thậm chí có người mà lòng biết ơn cụ cố còn nặng đến những 43 tấn.

Trên một số phương tiện truyền thông, người ta còn in cả bức ảnh một nhà lãnh đạo, một nhà sử học và một nhà điêu khắc ngồi với nhau mà bàn về việc tạc tượng ông cố đạo kia nữa. Chẳng khôi hài ư? Không quái đản à? Thậm chí có người còn muốn tôn vinh ông ta trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì thật không còn biết phải trái là gì nữa. A. de Rhodes mà lại đủ tư cách để ăn theo Lý Thái Tổ ư? Xin chớ để cho bóng dáng ông cố đạo kia len lỏi vào mà làm giảm mất cái không khí long trọng của cuộc đại lễ ngàn năm có một này

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (20 đã gửi)

avatar
Thanh Hằng 02/10/2010 08:13:10
CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ

Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes, giáo sĩ Đắc-Lộ, cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA.

Năm 1961, nhân cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ, nguyệt san ”MISSI”, do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5 để tưởng niệm và ca ngợi Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam nói riêng.

Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm rời khỏi Việt Nam.

Nguyệt san ”MISSI” nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

Tiếp đến, tờ MISSI viết:

... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng ngôn ngữ nước Việt Nam.

... Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!

... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ quốc ngữ.

Trước đó, các Cha thừa sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA, chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ này vậy!

Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san ”MISSI”.
avatar
Thanh Hằng 02/10/2010 08:15:51
Hoàn thành tượng Alexandre de Rhodes nặng 43 tấn

http://www.thanhnien.com.vn/News/0109/Pages/200923/20090602001350.aspx
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
06/11/2010 11:04:44
Nói cbung thì giáo sĩ Rhodes là 1 trong những người có công, đáng được tôn trọng. Chữ quốc ngữ có hiện nay là do công trình bao đời của người Việt, mượn chữ Latinh phiên âm là việc làm rất xưa của người châu Âu. Tôi cho rằng, từ khi VN giao lưu văn hóa với người châu Âu thì đã nhen nhóm về chữ quốc ngữ, tuy nhiên vì chưa chính thức, cũng như một số vấn đề nào đó nên chưa thật sự có chữ quốc ngữ lúc đó. Ngài Rhodes đáng được tôn trọng. Dân Việt sẽ nhớ ngài, có lẽ ngài không phải là ngưởi đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ.
người Tàu, Nhật, Hàn bây giờ cũng mượn Latinh phiên âm nhưng đặc biêt chỉ có người Việt là dám bỏ cái chữ tượng hình học chữ nào biết chữ ấy. Và thanh điệu của người Việt như du dương say đắm lòng người: sắc huyền hỏi ngã nặng bằng....cung bậc âm thanh khi người Việt thốt ra thật là hay như hát.
Tên tuổi của Rhodes sẽ cùng chữ Việt tồn tại mãi, tuy nhiên bây giờ mà khảo cứu ai là ông tổ cũng chẳng quan trọng.
my.opera.com/phuoctuetam/
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Hắc Hằng 02/10/2010 10:08:36
Ôi chao ! Con chiên Thanh Hằng !
"CHA" Alesxandre de Rhodes là "cha" của Thanh Hằng nên Thanh Hằng không dám nói khác lịch sử .Chứ A.de Rodes đối với người Việt Nam chỉ là một tên thừa sai biệt kích,lót đường cho quân viễn chinh Pháp thôn tính xứ sở dất nước An Nam chúng tôi .
Việc đặt tên đường không cò ý nghĩa già trị về một công lao đóng góp cho chữ quốc ngữ ,mà là một bước đệm chính thức xác nhận hắn là một tên tội đồ của dân tộc chúng tôi ! Thanh Hằng là con dân của tổ quốc vatican không thể thấy khác hơn điều đó.
Là người VN con Hồng Cháu Lạc,chúng tôi rất thông cảm cho chiên Thanh Hằng .
Còn việc dựng tượng hắn ta,,Thanh Hằng hảy truy cập thông tin đa dạng hơn sẹ thấy niềm "tự hào" đáng xấu hổ ấy nằm ở mô
"CHA" A.D.Rhodes là "Cha' chủa bọn bán rẻ đất nước ,chứ không thể là một tên biệt kích thâm độc,ngang nhiên muốn "LÀM CHA THIÊN HẠ" ngoại trừ đám con chiên VN ngu muội .
avatar
TRang An 02/10/2010 10:39:00
Xin hỏi con chiên Thanh Hằng tượng A.D Rohodes của ngài Phạm Văn Hạng tạc để "kỷ niệm"(sic) 1000 năm Thăng Long-Hà Nội hiện "được dựng tại đâu ?
Chỉ cấn con chiên Thanh Hằng trã lời câu này thôi là cũng đủ hoan nghênh "sụ hiểu biết" và lòng "tự hào " tuyệt vời của chiên gồi !
avatar
Ở xa 02/10/2010 11:10:21
Mình có thể tha thứ cho kẻ thù. Nhưng mà không thể tôn thờ kẻ đó trong đất nước VN ta.













Hỏi Thanh Hằng: Muốn tôn thờ kẻ thù ừ....?
avatar
Thanh Hằng 02/10/2010 22:54:50
Chào các bạn ,

Thanh Hằng đâu có ý kiến gì chỉ post lên các bài báo trong nước về ông Alexandre de Rhodes . Theo các báo Thanh niên , Tuổi trẻ , Tuyên giáo và một số bài báo khác ở nước nhà thì việc tạc tượng ông ta là do chú Sáu Dân ( Cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt ) đã đề xuất nhắc nhở , đôn đốc thực hiện bằng được việc dựng tượng của giáo sĩ Đắc Lộ . Đây là ý nguyện của chú Sáu Dân thể hiện ứng xử trân trọng những đóng góp của các danh nhân đối với việc phát triển văn hoá của nước nhà.

Mình thấy các bạn ở đây quy chụp, suy diễn lung tung theo quan điểm cá nhân . Sắp đến còn có kế hoạch đặt tượng 2 ông Alex andre de Rhodes và Hàn Thuyên tại trung tâm SG nữa.

Chuyện về tấm bia Alexandre de Rhodes

Ngay chính vị trí tượng đài "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" hiện nay, trước kia là bia tưởng niệm ghi nhớ công ơn của Alexandre de Rhohes ( 1591 – 1660 ), một trong những người có công lớn mang lại chữ viết hiện nay cho người Việt.

Người khởi xướng và đứng ra dựng bia là nhân sĩ Nguyễn Văn Tố (1889-1947). Cụ người làng Đông Thành (nay là phố Bát Sứ, quận Hoàng Kiếm). Học trường Thông ngôn của Pháp, ra trường cụ làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1938, cùng một số trí thức cụ lập ra Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ tạo nên một phong trào học chữ quốc ngữ rộng khắp trong cả nước. Năm 1945 cụ được cử làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nhà bia Alexandre de Rhodes khánh thành vào 5h chiều ngày 29/5/1941. Đó là phương đình bốn mái trên nền xi măng gấp khúc 12 cạnh có ba lối lên 5 bậc. Bên trong là bia đá cao 1, 7mét, rộng 1, 1mét, dầy 0, 2 mét trên đế cao 0, 5 mét. Trên mặt bia tóm lược cuộc hành trình truyền giáo và công lao của Alexandre de Rhodes trong việc chế tác chữ quốc ngữ được khắc bằng ba thứ tiếng: Quốc ngữ, Hán và Pháp.

Tuy có sự đánh giá khác nhau về ông Alexandre de Rhodes nhưng theo GS.TS Nguyễn Duy Quý thì đã có sự thống nhất ở những điểm: Việc chế tác chữ quốc ngữ là công trình tập thể của nhiều linh mục dòng Tên người châu âu trong đó nổi bật là vai trò của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre de Rohodes.

Hiện nay đã có kế hoạch đặt tượng hai danh nhân “ Alex andre de Rhodes và Hàn Thuyên” tại vị trí giao lộ giữa đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch, phía sau nhà thờ Đức Bà, mặt chính tượng hướng về phía đường Phạm Ngọc Thạch – Hồ con rùa. Cùng tỷ lệ, kích thước với tượng điêu khắc Léon Gambetta trước đây, ý tưởng cho tượng điêu khắc danh nhân Alexandre de Rhodes và Hàn Thuyên gồm bệ tượng bằng đá granite Việt Nam màu trắng, trên cao là tượng hai danh nhân đứng cạnh nhau bằng đá cẩm thạch Ý cùng nhìn về hướng đường Phạm Ngọc Thạch.
Đặt một điêu khắc tại một vị trí có ý nghĩa lịch sử vừa góp phần đánh thức lại không gian đô thị thành phố vừa là ứng xử trân trọng những đóng góp của các danh nhân đối với việc phát triển văn hoá của nước nhà.
avatar
kẻ ở miền xa 03/10/2010 00:47:02
Mến chào Thanh Hằng.
Sở dĩ ông Sáu Dân, ông Phạm Văn Hạng... vì thấy ngày nay nhiều người mù mờ về lịch sử nên các ông ấy mới có ý tưởng dựng tượng cha Đắc Lộ. Nhiều người vốn không biết đến ông là ai, trước sự kiện này họ bèn " cảo thơm lần giở trước đèn" tìm hiểu về nhân vật này và biết thêm nhiều chuyện mà không ai có thể tin nổi. Bạn có hiểu vấn đề không? Người ta lập tượng để ghi công, tri ân hay để hậu thế phỉ nhổ, tiếng xấu lưu truyền không sao xóa đi được???
Và cách đây không lâu, rất nhiều ý kiến trong và ngoài nước đã phản đối việc làm này. Vì dân Chúa xưa nay chỉ nghe giảng trong nhà thờ, lại bị tấm khố của Giê su che mắt, và không bao giờ lắng nghe ý kiến trái chiều. Việc gì tốt cũng vơ vào mình, còn việc xấu xa thì ...tảng lờ, chối bai bải, có làm nhưng không có gan nhận. Và bạn cũng chỉ là một người trong số đó mà thôi.
Nhưng dù gì thì cũng phải "cảm ơn" ông Đắc lộ vì ông là NGƯỜI CÓ CÔNG ĐẦU TRONG VIỆC GIÚP PHÁP XÂM LƯỢC NƯỚC TA, CÓ CÔNG ĐẦU TRONG VIỆC "CHÉM NGÃ THẰNG THÍCH CA", VÀ DẠY NGƯỜI VIỆT NAM CHÀ ĐẠP LÊN TRUYỀN THỐNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN,GỌI TÔN GIÁO KHÁC LÀ ĐẠO "BỤT THẦN MA QUỶ". Những việc này thì bọn vong bản bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà rất là tự hào, những kẻ mất gốc rất là sủng kính ông, những người vô ơn quên cội nguồn tổ tiên lấy ông làm thầy và hè nhau vái lạy. Vậy bạn có nằm trong nhóm người này không vậy???
Bạn nên biết, không phải ai được lập tượng, bia, đền thờ cũng đều là người có công, là người tốt. Bạn học rộng, hiểu nhiều, thì cũng biết tại Thăng Long có ĐỀN THỜ SẦM NGHI ĐỐNG, một tướng nhà Thanh CÓ CÔNG CƯỚP NƯỚC TA, VÀ ĐẠI BẠI TRƯỚC NHÀ TÂY SƠN. Sau này vì tinh thần hòa hiếu nên người ta dựng ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG. Nhưng ngôi đền này thì đứng " cheo leo" trong lòng người Việt, mọi người đi ngang đều" ghé mắt trông ngang" khinh bỉ coi thường. Bà Hồ Xuân Hương cũng có vài dòng chế giễu cái đền này. THẬT KHÔNG CÓ GÌ ĐAU XÓT HƠN THÌ BỊ HẬU THẾ DỰNG TƯỢNG, LẬP MIẾU THỜ NHƯNG VỚI THÁI ĐỘ KHINH BỈ COI THƯỜNG, XEM BẰNG NỬA CON MẮT, PHỈ NHỔ MUÔN ĐỜI. NGƯỜI ĐƯỢC DỰNG TƯỢNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY CHẮC VUI SƯỚNG LẮM THANH HẰNG NHỈ???
Tôi xin hỏi Thanh Hằng và mọi người câu này, và mong bạn và mọi người hãy thật lòng trả lời cho tôi.
NẾU CÓ KẺ MANG DAO VÀO NHÀ TA VỚI Ý ĐỊNH ĂN CƯỚP NHƯNG BỊ MỌI NGƯỜI PHÁT HIỆN, HÈ NHAU ĐUỔI ĐÁNH. TÊN CƯỚP NÀY HOẢNG SỢ PHẢI VỨT BỎ CON DAO VÀ CHẠY THÁO THẤN. MỌI NGƯỜI NHẶT CON DAO ẤY ĐỂ CẮT RAU, GỌT TRÁI CÂY....VẬY MỌI NGƯỜI CÓ PHẢI LẬP BIA GHI CÔNG CỦA TÊN TRỘM NÀY VÌ NÓ MANG CON DAO DẾN CHO TA XÀI MIỄN PHÍ KHÔNG???
NẾU THANH HẰNG LÀ NGƯỜI CHỦ NHÀ TRONG CÂU CHUYỆN TRÊN THÌ BẠN LÀM SAO? NHẶT CON DAO RỒI CÓ PHẢI CHẠY THEO ĐỂ TRẢ LẠI VÀ RỐI RÍT CẢM ƠN KHÔNG??? BẠN CÓ LẬP TƯỢNG, LẬP BIA ĐỂ BIẾT ƠN, GHI CÔNG TÊN TRỘM KIA KHÔNG???
Thanh Hằng hãy thật lòng trả lời câu hỏi của tôi nhá?
Chào bạn.
avatar
tieu dieu 03/10/2010 02:30:46
Alexandre de Rhodes -

Vấn Đề Tượng Trưng! *

Minh Mẫn

ngày 01 tháng 8, 2009

Thay lời tựa:...Nếu bảo Đắc Lộ là nhà văn hoá Tôn giáo thì ngôn ngữ khiếm nhã trong phép giảng tám ngày đòi chém thằng Thích Ca thì loại văn hoá gì? Một giáo sĩ đi truyền đạo luôn triệt tiêu văn hoá và tôn giáo của một dân tộc , thì đó là loại văn hoá tôn giáo gì?...

...Hơn 5 lần Alexandre de Rhodes bị chúa đàng trong - đàng ngoài trục xuất, và cũng nhiều lần trốn trở lại Việt Nam hoạt động bất hợp pháp, chứng tỏ một nhân cách thiếu nghiêm túc và bất khả tín. Những tàng thư minh chứng cầu viện ngoại binh và giáo sĩ đến chiếm đoạt đất nước ta mà Đắc Lộ đã khẩn cầu Pháp hoàng Louis IV. Đắc Lộ cũng báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế, thương mãi, tôn giáo, chính trị, địa dư…của Việt Nam cho Pháp và các Giám mục của Giáo Hội Pháp. Hành động đó nếu không gọi là tình báo thì gọi là gì? Ý đồ chiếm đoạt một đất nước bằng quân sự và tình báo chả lẽ là có công với dân tộc Việt?


--------------------------------------------------------------------------------

Một thời gian xôn xao về những nhân vật từng “cỏng rắn cắn gà nhà” hoặc “ áo chùng thâm che đậy mưu đồ xâm lược” đất nước ta, giờ đây, một lần nữa gợn sóng trên ngôn luận xã hội.

Tạp chí Văn nghệ số 69 bộ mới ngày 02/7/09; tạp chí Văn Hoá Phật Giáo, số 86, Tuổi trẻ online ngày 29/6/09 cũng như một số báo giấy, báo điện tử trong và ngoài nước rộ lên những phản hồi về vụ ông Phạm văn Hạng đã hoàn thành tượng Đắc Lộ nặng 43 tấn, bằng đá hoa cương trắng, để tại Thủ Dầu Một, nguyện hiến tặng Hà nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Lịch sự, chính quyền Hà Nội phúc đáp bằng văn thư, hứa sẽ cho đoàn vào thẩm định giá trị tác phẩm điêu khắc.

Nếu chỉ thuần hiến tặng thì chả có gì để nói, ý của tác giả nhấn mạnh là kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Nhưng, ai là con dân đất Việt đều biết, nhà nước kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long là kỷ niệm tưởng nhớ công lao Đức Thánh Vương Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, sau đổi tên là Thăng Long để đế nghiệp và dân tộc được trường lưu. Không những đó là một quyết định chiến lược, địa lợi mà còn là nơi phát triển văn hoá, kinh tế, chính trị trên vùng đất cao ráo, thông thoáng, không bị núi sông ngăn trở như Hoa Lư. Hoa Lư có địa thế giá trị của một quân thành nhờ núi non che chắn vào thời chiến, thì khi Lý Thái Tổ thống nhất đất nước, an cư lạc nghiệp cho bá dân, Đại La được chọn làm kinh thành là điều đắc địa.

Không những chiếu chỉ dời đô: Đầu năm 1010, vua Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô, có đoạn: “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”. Mùa thu năm đó, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và đổi gọi là Thăng Long.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, Sđd, tr. 241)


Tượng Vua Lý Thái Tổ

Tuy là vua một nước của thể chế quân chủ phong kiến, nhưng vua biết lắng nghe ý kiến của quần thần và nhân dân khi nêu lên lý lẽ bất khả bác trong ý định dời đô:

Trong Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi ý kiến quần thần, đã nói rõ việc dời đô là việc lớn không thể "theo ý riêng tự tiện chuyển dời", mà phải "tính kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo chí dân". Nhà vua chọn thành Ðại La với đủ các tiêu chí thủ đô của một quốc gia thống nhất và thịnh đạt “ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Ðông, Tây, tiện hình thế sông núi trước sau", là "thắng địa" "muôn vật rất phồn thịnh mà phong phú", "là chỗ hội tụ của bốn phương, là nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”.

Sau khi ổn định đế đô, Đức Thánh Vương cũng đã chấn chỉnh tổ chức hệ thống hành chánh như: Đứng đầu nhà nước là nhà vua, nắm quyền chính trị, luật pháp quân sự, nghi lễ, đối ngoại, xây dựng giáo dục, kiến trúc…Dưới vua là các Tể tướng, đại Thần. Các cơ quan pháp lý, hành chánh gồm: sảnh, viện, đài…Hạ tầng cơ sở về nông nghiệp, điền địa, thuỷ lợi có các quan bố phòng trách nhiệm.

Về địa giới, vua tổ chức Lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Toàn quốc có 24 Lộ.Mỗi địa phận đều có quan trông nom như quan Lộ, quan Phủ, quan huyện, quan xã. Khu vực Vương thành chia làm hai – khu của vua quan và phố phường của nhân dân do quan Lưu thủ quản lý. Các sứ quân dấy loạn đều bị dẹp sạch để thống nhất nước nhà, đem lại an cư thịnh vượng cho bá tánh.

Về quân sự, vua chia làm hai lực lượng: Cấm binh, bảo vệ an ninh khu nội thành của vua quan, Lộ binh trấn giữ bờ cỏi. luân phiên canh gác xóm làng và canh tác nông nghiệp. Lúc an bình là thế, nhưng khi loạn lạc, vua, quan, vương hầu, quý tộc và nhân dân đều có quyền tuyển mộ quân binh để hợp lực cùng vua chống giặc, giữ an quê nhà.

Về luật pháp, tuy chưa hình thành một bộ luật chi tiết, nhưng nhà vua cố gắng thành công xây dựng các cơ sở Xã hội, chính trị, tư tưởng, giáo dục. Chính sách nhân đạo do thấm nhuần tinh thần Phật giáo, đã giúp nhà vua dành được cảm tình của nhân dân, vì vậy, Ngài được xem là vị vua nhân hậu, đồng thời mở đầu cho các trều đại nhà Lý kế tục theo tinh thần thân dân kết hợp với tôn kính Phật Pháp, làm nền tảng vững bền cho triều đại kéo dài suốt 215 năm, về sau, đã hình thành bộ luật Hình thư rõ ràng để cai trị đất nước được công minh hơn.( đó là bộ luật đầu tiên cấu thành văn bản của dân tộc ta, bước đầu của ngành lập pháp, cai trị bằng pháp luật ). Nhà nước triều đại Lý đã kết hợp Pháp trị với đức trị, đem lại sự gắn bó giữa nhân dân và nhà nước phong kiến quân chủ lúc bấy giờ, mà được coi là quân chủ theo tinh thần dân tộc. tránh được tình trạng quân chủ quan liêu chuyên chế theo mô thức nho học, từng đem đến nhiều áp bức cho dân lành. Vua cũng biết tiếp nhận ý nguyện của dân, bằng cách tạo nhiều phiên trạm ngoài thành để lắng nghe tiếng chuông kêu oan của dân chúng.

Về chính trị, vua đã gả các công chúa, thứ phi, gia tỳ cho các tù trưởng những bộ tộc miền núi. để trấn thủ ngoại biên. Tinh thần nhân ái, thương dân, dang tay kết nạp mọi thành phần, chủng tộc đã giúp triều Lý ổn định giang san. Thánh vương Lý Thái tổ là tiên đế, mở đầu cho các đời vua kế tục một sách lược củng cố xã tắc vững bền bằng cách thu phục nhân tâm, do lòng từ bi của đạo Phật, xây dựng trên nền tảng thôn ấp làng xã.

Về xã hội và nông nghiệp, các triều đại nhà Lý đã chẩn bần bố thí, giảm thuế, khuyến nông. Lấy nông nghiệp làm căn bản “dĩ nông vi bản” nhà vua còn giữ thông lệ cày ruộng tịch điền làm gương cho dân; khai hoang lập ruộng. Phát triển thủ công, tạo lập thị tứ, giao thương biên giới, lưu thông tiền tệ. chương trình dẫn thuỷ nhập điền… đã củng cố một xã hội phát triển phồn thịnh.

Về văn hoá, giáo dục, triều Lý cũng đã quan tâm phát triển giáo dục, mở mang văn hoá. 1070 lập Văn miếu, 1075 mở khoa thi, 1076 thành lập Quốc Tử giám; khuyến khích con dân lai kinh ứng thí. Một thời đại mà xã hội phát triển mọi mặt, kiến thức, đạo đức, kinh tế, chính trị…chính vì thế mà lòng dân đoàn kết trên dưới một lòng đã đẩy lui nhiều cuộc xâm lăng từ phương Bắc. Chưa có thời đại nào mà quốc gia Đại Việt được tôn trọng ngang hàng như một quốc gia độc lập có chủ quyền như các triều Lý. Là một Phật tử thuần thành, vua cho tu tạo chùa miếu, dùng đó làm cơ sở giáo dục quần chúng về văn hoá lẫn đạo đức.

Sau khi các triều đại nhà Lý phạt Tống bình Chiêm, các vua luôn giữ tình giao hảo bình đẳng với các lân bang, nhờ các quốc sư cố vấn giỏi, tạo uy thế cho Đại Việt trước mộng bá quyền phương Bắc; Tóm lại, mở đầu triều đại nhà Lý, Thánh vương Lý Thái Tổ đã biểu thị một phong cách lãnh đạo của đấng minh vương, giúp quốc gia phát triển vững mạnh về mọi mặt,sau khi thoát khỏi một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Kéo dài sự thanh bình an lạc cho nhân dân qua nhiều thập kỷ.

Với công đức khai sơn lập nghiệp như thế, nhân dân ta luôn tri ân tiền nhân là điều tất nhiên. Qua thời gian Pháp xâm thực đất nước, dưới hai chế độ Cộng Hoà, công đức to lớn của tiền nhân vẫn chưa được ghi nhận đúng mức ngoài những con đường nhỏ hẹp mang tên, nằm lẫn khuất đâu đó trong các Thành phố sầm uất. Thế nhưng, nhà nước đương vì, tuy mang tiếng vô Thần, nhưng biết dành một nơi tôn quý nhất tại thủ đô để tri ân tiền nhân vào dịp 1.000 năm dời đô về Thăng Long. Đó là việc làm đúng và đáng trân trọng.


Alexandre de Rhodes
- hay Đắc Lộ

Alexandre de Rhodes mà lịch sử xôn xao công và tội, nếu gọi là chữ quốc ngữ dưới dạng La Tinh do công của Đắc Lộ, điều này các nhà nghiên cứu như Bùi Kha đã phủ nhận một cách xác đáng; Ngoài cái công ảo hoá đó, Đắc Lộ làm được gì cho dân tộc như một Pasteur, một Yersin…? Nếu bảo Đắc Lộ là nhà văn hoá Tôn giáo thì ngôn ngữ khiếm nhã trong phép giảng tám ngày đòi chém thằng Thích Ca thì loại văn hoá gì? Một giáo sĩ đi truyền đạo luôn triệt tiêu văn hoá và tôn giáo của một dân tộc , thì đó là loại văn hoá tôn giáo gì?

Không những tại Việt Nam đã có một thời bài xích các cố đạo mà trước đó họ cũng đã nâng đỡ các các cố đạo, ngay cả Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ…cũng đã chống báng vì sự ngạo mạn của các giáo sĩ xem thường phong tục, tập quán, tín ngưỡng của bản địa, muốn áp đặt văn hoá Thần học để khống chế tinh thần quần chúng, biến con người thành một sinh vật chỉ biết vâng lời các chủ chăn mà không cần đến lý trí phán đoán đúng sai.

Hơn 5 lần Alexandre de Rhodes bị chúa đàng trong - đàng ngoài trục xuất, và cũng nhiều lần trốn trở lại Việt Nam hoạt động bất hợp pháp, chứng tỏ một nhân cách thiếu nghiêm túc và bất khả tín. Những tàng thư minh chứng cầu viện ngoại binh và giáo sĩ đến chiếm đoạt đất nước ta mà Đắc Lộ đã khẩn cầu Pháp hoàng Louis IV. Đắc Lộ cũng báo cáo chi tiết về tình hình kinh tế, thương mãi, tôn giáo, chính trị, địa dư…của Việt Nam cho Pháp và các Giám mục của Giáo Hội Pháp. Hành động đó nếu không gọi là tình báo thì gọi là gì? Ý đồ chiếm đoạt một đất nước bằng quân sự và tình báo chả lẽ là có công với dân tộc Việt???

Hình ảnh một đấng minh Vương dầy công dựng nước như Lý Thái Tổ, một kẻ phạm tội với dân tộc Âu Lạc như Alexandre de Rhodes, chả lẽ tôn kính ngang nhau?

Ông Phạm Văn Hạng nghĩ gì khi đề nghị tặng tượng Đắc Lộ vào dịp kỷ niệm nhớ ơn tiền nhân của đất nước? Phải chăng đây là một sự biếm nhẽ khinh thường tổ tiên, hay là một thử thách trình độ nhận thức của các nhà lãnh đạo Hà Nội về lịch sử dân tộc?

Hình ảnh một Đắc Lộ được đưa lên báo giấy và báo điện tử, có đúng là thật ảnh của Đắc Lộ hay do tay nghề kém của tác giả mà biến tác phẩm điêu khắc thành một gương mặt quỷ??? Trên đầu Đắc Lộ tác giả vẽ mấy vần chữ ABC ý muốn nói Đắc Lộ là tổ khai sinh ra chữ quốc ngữ La Tinh hay ý muốn nói cái đầu đó chỉ là trình độ ABC??? Nếu cho đó là tổ khai sinh ra chữ quốc ngữ La Tinh, quả thật trình độ sử học của tác giả có vấn đề, cần học hỏi.

Và nếu tác giả chọn năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long để hiến tặng nhà nước Việt Nam bức tượng Đắc Lộ, đó là một sự sỉ nhục dân tộc Việt và xem thường nhà nước Việt Nam, ngành khoa học lịch sử Việt Nam.

Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, mọi người con dân đất Việt thể hiện sự tôn kính và ủng hộ bằng cánh hoa, nén nhang cũng là tấm lòng đối với tổ tiên tiền bối. Nếu tượng Đắc Lộ đúc bằng vàng khối mà dâng tặng vào dịp nầy cũng được xem là sự quái gở thế kỷ, chẳng khác nào kỷ niệm sinh nhật Hồ Chí Minh lại đem tặng quả bom hay con khỉ, đó là một phạm thượng không thể chấp nhận.

Sự phản hồi của nhiều người đã nói lên niềm phẩn uất trước thái độ khiếm nhã của Phạm văn Hạng, hãy chờ xem sự quyết định của UBND TP Hà Nội và ngành khoa học lịch sử Việt Nam.



MINH MẪN

01/8/09

* tựa của sachhiem.net



Những bài cùng đề tài

Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! (Minh Mẫn)
ALEXANDRE DE RHODES: Công Và Tội (Bùi Kha)
Biện Chính Với Ông Nguyễn Đình Đầu - Linh Mục Đắc Lộ (Bùi Kha)
Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes (Lý Đương Nhiên)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Thư ngỏ gửi HĐND, UBND TP. Hà Nội và Hội KHLS VN về việc dựng tượng Alexandre Rhodes (Thích Thanh Thắng)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes - Ý kiến phản đối (phattuvietnam.net)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes: Ai Là Người Hô Biến ? (Trần Điều)


Và những bài đọc thêm:

- "Soldats: Chữ Nghĩa, Nước Mắt, Nước Đái và Nụ Cười" (Nguyễn văn Hóa).

- Chương 13 "Đạo Lý Được Thể Hiện Trong Văn Phẩm Qua Ngôn Từ và Văn Phong", quyển Hai "Thực Chất Của Giáo Hội La Mã" của Nguyễn Mạnh Quang xuất bản năm 1999.







--------------------------------------------------------------------------------


Các bài của tác giả cùng thể loại

Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! (Minh Mẫn)
BILL CLINTON đến G.BUSH
Cơn Đau Tràn Bờ (Minh Mẫn)
Cộng Sản Đàn Áp Công Giáo? (Minh Mẫn)
Doanh Nhân Việt Nam
DÂN OAN và TÔN GIÁO
Huyết Lệ Tâm Thư (Minh Mẫn)
Hậu kỳ thăm Mỹ
Hồn Nước (Minh Mẫn)
Lý Thái Tổ Và Chiến Lược Xây Dựng Đất Nước (Minh Mẫn)
Mười góp ý
Nỗi Bức Xúc Khôn Nguôi (Minh Mẫn)
Thẩm Quyền
Thế Mạnh Của Nước (Minh Mẫn)
Tầm Nhìn Thực Tại
Vấn Đề Bang Giao (Minh Mẫn)
Vụ Án Đặng Văn Nhâm
Các bài về Alexandre De Rhodes


Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! (Minh Mẫn)
Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt! (An Chi/ANTG)
ALEXANDRE DE RHODES: Công Và Tội (Bùi Kha)
Biện Chính Với Ông Nguyễn Đình Đầu - Linh Mục Đắc Lộ (Bùi Kha)
Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes (Lý Đương Nhiên)
Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” (Trần Chung Ngọc)
Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes (Vân Hạc)
Quá trình hình thành chữ quốc ngữ (Phan Quang)
Thư ngỏ gửi HĐND, UBND TP. Hà Nội và Hội KHLS VN về việc dựng tượng Alexandre Rhodes (Thích Thanh Thắng)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes - Ý kiến phản đối (phattuvietnam.net)
Tượng Đài Alexandre De Rhodes: Ai Là Người Hô Biến ? (Trần Điều)
“Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” (GS-TS Phạm Văn Hường)




Chiên Thanh Hằng hãy chịu khó đọc hết những tư liệu trên tại www.sachhiem.net trước khi phát biểu ý kiến
avatar
Thanh Hang 03/10/2010 02:33:06
Khi nào bạn đọc hiểu và hành thâm câu chuyện người mù sờ voi, thì tôi sẽ trả lời bạn. Chào
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
ttkh 03/10/2010 11:27:18
nói không lại người ta thì dùng chuyện người mù sở voi để bào chữa. Không biết ai mù ai sáng đây nhỉ?
avatar
04/10/2010 18:20:24
Tội cho những người mù không biết mình mù
avatar
tai 05/10/2010 08:06:49
Bài viết của Giáo sư An Chi cực kì thuyết phục!
avatar
07/10/2010 05:12:31
Khong con gi de noi ,toi sang tuong minh dang di lac vao trang web cua Taliban!!!!
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Nguyen Hao 07/10/2010 10:17:26
Dan toc Viet Nam chung ta co chu Nom nhung ko phai do nguoi Tau che ra cho dan Viet nhu ban Thanh Hang noi.Nhung o Viet Nam chu Han duoc pho bien hon nen chu Nom ko duoc su dung rong rai trong trieu dinh lan dan chung neu ko thi chung ta cung su dung chu Nom nhu nuoc Nhat, Trieu Tien co chu viet rieng ko le thuoc vao chu Han.Chu Han hay chu Nom ,hoac chu Trieu Tien...deu nam trong nen van hoa Dong A,cung nhu he thong chu A -Rap thuoc nen van hoa Trung Dong va chu Latin thuoc nen van hoa Au Tay.Moi nen van hoa co cai hay rieng ko the noi nen van hoa nay hon nen van hoa kia duoc.
Trong bai binh luan toi thay ban Thanh Hang noi chu Han nhu vay toi ko dong y,du ban noi la Mao Chu Tich muon doi chu Trung Quoc qua chu La tin di nua.Chu Han la dai dien cho nen van hoa Chau A,moi day co bai bao noi cac nha nghien cuu My noi tap viet chu Han se lam bot benh nhuc dau va nhieu benh khac.
Noi day toi ko co y che gi chu viet La tin ca,chu viet La tin rat de viet hon so voi cac he thong chu viet khac va hien gio toi cung su dung chu viet La tin de binh luan ma.
Neu nha nuoc Viet Nam muon dat tuong Cha Dac Lo thi rat tot,neu nguoi nao nghi Cha co cong trong dat nen mong chu Quoc ngu cung tot,neu nguoi nao nghi Cha ko co nhieu cong nhu vay thi cung ko sao do la tu do cua moi nguoi.Dan toc Viet Nam luc nao cung tran trong nhung dong gop cho nuoc nha du do la mot nguoi ngoai quoc cung nhu ngai Yersin da duoc tho cung o chua.
Cha Dac Lo noi rieng va cac giao si khac noi chung noi ve Phat giao nhu vay la ho chua hieu gi ve Phat giao ca ,do ho chi thay Phat giao da bi xen lan voi mot so hien tuong me tin dan gian va them vao do la co su khac nhau ve van hoa nen da hieu sai ve nhau thoi ,khong co gi ca .Bay gio o Au chau da co cai nhin khac ve van hoa A chau roi .

Neu dat tuong Cha de ca ngoi nhung gi ma Cha da lam cho dan Viet thi rat tot thoi vi do la truyen thong cua dan Viet "Uong nuoc nho nguon" ma.
Dung tranh cai nhau nua ,cung la nguoi Viet ca ,cung la giong Lac Hong ca.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
tieu dieu 08/10/2010 22:24:08
Mấy tuần nay không có dịp ghé vào diễn đàn. Hôm nay ghé thăm thấy đàn dê cuồng tín ngu muộI đui mù tung hỏa mù lung tung trước công bố công khai của báo chí về tộI ác và đạo tặc văn hóa Đắc –lộ. Đàn dê này chắc chắn bị đám chăn dê giật giây. Giật giây kích động để đàn dê non đem hết hơi thở thoi thóp còn lạI chạy tộI cho tên gián điệp Đắc – lộ. Nhưng vô ích thôi lũ dê đui mù kia ơi! Bây giờ là thờI đạI nào rồI hả? ThờI đạI bùng nổ thông tin này không có kẻ nào che giấu được sự thật nữa.

Đúng ra chúng ta không nên mất thì giờ để nói chuyện vớI đàn dê đui điếc câm ngọng này làm gì. Bọn chúng đã là loài súc sanh bị chăn dắt, lạI thêm đui điếc câm ngọng cuồng tín, thì có nói vớI chúng cũng vô ích. Chúng đã đui mù thì nhìn cả thế giớI ai cũng đui mù như chúng mà thôi. Nói vớI chúng để nói vớI cái đầu gốI còn có ích hơn!

Tài liệu do đám dê này post là những tài liệu ngụy tạo trước đây của đám “học giả” Ki- tô thờI Pháp thuộc tạo ra. Đám “học giả” Ki- tô sau này dùng những tư liệu này tô hồng tô đen thêm, nhằm chạy tộI và lấy công cho tên gián điệp Đắc- lộ. Để việc chạy tộI và lấy công có công hiệu, chúng đã cài ngườI vào Viện Khoa học Xã hộI, Viện Hán Nôm, Viện Sử Học… những tên “học giả” Ki- to cài vào có thể kể như Nguyễn Đình Đầu,Chương Thâu, Hoàng Thanh Đạm, Thiện Cẩm…Đồng thờI bọn Ki- to còn hốI lộ cho những “học giả” tham lam, chỉ thấy lợI trước mắt và giớI báo chí truyền thanh, truyền hình của chế độ hiện tạI nhằm truyền bá công trạng của Đắc –lộ. Chiến lược này của chúng đã thành công trước đây. Nhưng những tư liệu gốc được lưu trữ ở thư viện của Pháp đã được các học giả ở HảI ngoạI mượn nghiên cứu và công bố (sẽ dẫn dướI đây) đã chúng minh một cách dứt khoát, không thể chốI cảI là: ĐẮC- LỘ LÀ TÊN ĐẠI GIÁN ĐIỆP CỰC KỲ NGUY HIỂM VÀ LÀ TÊN ĂN CẮP CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA KẺ KHÁC. Nhờ công nghệ thông tin, những tài liệu này đã được công bố rộng rãi và mọI ngườI điều có thể đọc và hiểu đâu là sự thật, đâu là sự giả dối. Nhờ những công bố này mà báo chí VN mấy hôm nay đã bắt đầu bác bỏ công sáng tạo chữ Quốc ngữ của Đắc –lộ. Chắc chắn còn những bài báo tố cáo tộI ác và trộm cắp văn hóa của Đác – lộ sẽ được công bố. Và chắc chắn còn những tài liệu gốc về tộI ác gián điệp của Đắc –lộ được lưu trữ ở thư viện Quốc gia Pháp sẽ được tiếp tục công bố.

Những điều tôi nói trên và những tư liệu được post lên dướI dây là chỉ dành cho những CON NGƯỜI CÓ LÝ TRÍ mà thôi.

Tuyển Tập Độc Thần Giáo

Charlie Nguyễn
Trở ra mục lục
Trở Lại Vấn Đề: Alexandre de Rhôdes và Chữ Quốc Ngữ

((Riêng tặng tập thể Thánh Gia Ninh Cường - Bùi Chu))



Mấy điều sơ lược về lịch sử chữ viết và nguồn gốc chữ quốc ngữ

Các nhà nhân chủng học cho biết loài người đứng thẳng (homo erectus) đã có mặt trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Loài người khôn ngoan (homo sapiens) mới xuất hiện 160 ngàn năm và tiến hóa thành loài người chúng ta hiện đại. Chắc chắn là loài người khôn ngoan (homo sapiens) đã biết dùng tiếng nói để thông tin với nhau từ nhiều chục ngàn năm trước, nhưng chữ viết của loài người thì chỉ mới được phát minh cách đây hơn 5000 năm mà thôi.

Theo các nhà khảo cổ thì chữ viết đầu tiên của loài người là chữ viết của dân tộc Sumer ở Babylon (phía nam Iraq ngày nay) được phát minh năm 3150 TCN , tức cách đây 5153 năm. Thoạt đầu, người Sumerians phát minh ra loại chữ tượng hình (pictographic / giống như chữ Hán) nhưng họ chỉ dùng loại chữ này một thời gian ngắn rồi bỏ đi vì loại chữ này bất tiện, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó nên mất rất nhiều thời gian học đọc và học viết. Họ sáng chế ra 18 ký hiệu thay cho 18 âm căn bản, rồi dùng các ký hiệu đó để ghi âm cho mọi tiếng khác. Các ký hiệu này trông giống như nêm cối (cunei) nên họ gọi loại chữ này là cuneiform (chữ viết hình nêm cối). Sự xuất hiện loại chữ Cuneiform năm 3150 TCN trở thành một dấu mốc quan trọng của lịch sử nhân loại, bởi vì tất cả những gì xảy ra trước năm 3150 TCN đều được gọi là thời tiền sử (prehistoric). Những người viết sử Sumerians là những người viết sử đầu tiên trên thế giới. Các tu sĩ Sumerians thu thập các chuyện thần thoại dân gian, viết thành sách, trong đó có các chuyện về Vườn Địa Đàng Gan-Eden (Archeology in the Land of the Bible – Abraham Negrey Shoken Books, NY 1977). .Trong nhiều thế kỷ trước Công nguyên, chữ Cuneiform và ngôn ngữ Sumerian trở thành ngôn ngữ giao dịch trong toàn vùng Trung Đông và Cận Đông, nền văn hóa của dân tộc Sumer được nhiều dân tộc quanh vùng theo Điển hình là đạo thờ bò El (Elohim) của Abraham (sinh trưởng tại UR thuộc Babylon) trở nên một tôn giáo phổ biến ở Do Thái và các nước Ả Rập. Câu chuyện thần thoại Vườn Địa Đàng của người Sumer trở thành rường cột của đạo Kitô và từ đó phát sinh ra lý thuyết về Tội Tổ Tông, về ơn cứu chuộc của chúa Kitô, về tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, vân vân và vân vân…Chuyện thần thoại Tamuz của Babylon là cha đẻ ra ý niệm về Chúa Cứu Thế của đạo Kitô (Babylon Mystery Religion – Ancient and Modern – Ralph Woodrow Evangelistic Association – Riverside, CA). Sự phát minh ra chữ viết là một biến cố vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại. Chữ viết là phương tiện chuyển tải phổ biến tư tường tới mọi người và lưu truyền tư tưởng qua nhiều ngàn năm. Nếu không có chữ viết, loài người sẽ không có lịch sử, không có văn hóa, không có triết học, khoa học, không có tiến bộ và thế giới ngày nay hoàn toàn khác ! Hơn 14 thế kỷ sau, đến đời nhà Thang (1700 TCN), người Trung Hoa phát minh ra chữ viết tượng hình, hình tròn, sau đó được đổi sang hình vuông và được hoàn chỉnh (thành chữ viết thông dụng ngày nay) trong thời nhà Hán (206 TCN – 220 sau CN), do đó được gọi là chữ Hán (Hán tự)

Năm 1600 TCN, người Hy Lạp phát minh ra một hệ thống ký hiệu ghi âm (a phonetic system of writing). Một thế kỳ sau, vào năm 1500 TCN, người Latinh (tức người La Mả cổ) mô phỏng ký hiệu ghi âm của Hy Lạp để sáng chế ra mẫu tự A,B,C,D,… (ta gọi là mẫu tự la tinh).

Những người đầu tiên có ý nghĩ la-tinh-hóa ngôn ngữ Á châu (gồm có tiếng Nhật, tiếng Tàu và tiếng Việt) là các tu sỉ dòng Tên (Jesuists) Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á châu trong thề kỷ 17. Đây là một sự thật lịch sử hiển nhiên mà hầu như các nhà nghiên cứu văn hóa và giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng như các giới chức thực dân Pháp (trước 1945) đã vô tình hay cố ý bỏ quên để chỉ đề cao một mình Alexandre de Rhôde như vị thánh tổ duy nhất đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ.

Ngày nay, nếu chúng ta chịu khó sưu tầm các tài liệu còn lưu trữ tại văn khố Dòng Tên tại La Mã, Madrid, Lisbone (“Nguồn Gốc Chữ Quốc Ngữ” – trang 21 của Huỳnh Ái Tông – so sánh các bản lưu trữ mới thấy Alexandre de Rhôde chưa định chuẩn được cách phiên âm tiếng Việt. Các tài liệu khác của các bậc thầy Bồ Đào Nha của Alexandre de Rhôde như Christoforo Baris, Jao Ruiz, Gaspa Louis, Antonio de Fontes, Gasparo d’Amiral mới thấy phiên âm tiếng Việt của họ đã định chuẩn như chúng ta viết ngày nay – www.saomai.org).

Như vậy, việc tôn vinh Alexandre de Rhôde lên tận mây xanh hoàn toàn là một chuyện thần thoại hoang đường. Chữ quốc ngữ Việt Nam cũng không phải là chữ duy nhất “la tinh hóa” tại Á Châu ngày nay. Chữ Mã Lai và Indonesia (Nam Dương) cũng được La Tinh hóa trong thời kỳ thuộc địa. Tiếng Tagalog là một trong 168 ngôn ngữ của người Phi Luật Tân đã được la-tinh-hóa. Điều đáng chú ý là các chữ quốc ngữ la-tinh-hóa của Mã Lai, Nam Dương và Tagalog đều không có dấu rắc rối như chữ quốc ngữ của ta.

Vấn đề chữ quốc ngữ Việt Nam, các nhà văn hóa Việt Nam thực sự chưa thống nhất quan điểm xác nhận ai là tác giả đã phát minh ra nó. Ngoài ra còn một vấn đề khác không kém quan trọng, đó là: chữ quốc ngữ là một món quà tặng của ngoại nhân cho dân tộc Việt Nam hay chỉ là một chiến lợi phẩm do ta tịch thu của địch ?

Tôi đã viết bài bày tỏ ý kiến của tôi về những vấn đề trên dưới tựa đề “Dòng Tên, thánh Phanxico Xavier, cố đạo Đắc Lộ và chữ Quốc Ngữ”, tức chương 2, phần III trong cuốn “Công Giáo - Huyền Thoại và Tội Ác” của Charlie Nguyễn – Giao Điểm xuất bản Hè 2001 (trang 297-320). Phần cuối của bài viết này (từ đoạn viết về Phanxico Xavier) đã được đăng trong cuốn “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” gồm 9 tác giả - Giao Điểm xuất bản năm 1998 (trang 160-166).

Tôi thiết nghĩ những điều trình bày trong các bài viết trên đã biểu lộ trọn vẹn quan điểm của tôi về chữ quốc ngữ, nên tôi tự thấy không còn điều gì để nói thêm về vấn đề này nữa. Tuy nhiên, gần đây có hai sự việc vừa mới xuất hiện trong giới gọi là “trí thức” Việt Nam làm tôi phải buộc lòng trở lại với vấn đề “Alexandre de Rhôde và chữ Quốc Ngữ”:

I.- Vấn đề thứ Nhất : Phải chăng các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Tống Nho là những người có công lớn với văn hóa Việt Nam ?

Houston, thành thố lớn thứ tư tại Hoa Kỳ, với trên 100 ngàn người Việt định cư, ngày 15 tháng 6 năm 2003 vừa qua, tại nhà hàng Ocean Palace, một tổ chức mệnh danh là “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam – Houston” long trọng tổ chức buổi lễ “VINH QUI” theo nghi lễ cổ truyền Việt Nam, để vinh danh 58 sinh viên nam nữ Việt Nam cư ngụ tại Houston đã tốt nghiệp trong năm 2003 tại các trường đại học Mỹ ( gồm đủ các phân khoa các ngành và thuộc các trường đại học ở khắp các tiểu bang Hoa Kỳ).

Điểm danh 58 tân khoa có hình in trên từng trang của tập kỷ yếu “VINH QUI – Vietnamese Traditional Ceremony Honoring Graduates 2003” (dày 114 trang khổ lớn, in trên giấy láng đẹp ngày 15-6-2003), tôi nhận thấy phần lớn là những thanh niên nam nữ trẻ tuổi, nét mặt khôi ngô rạng rỡ tươi vui với tinh thần lạc quan hướng về tương lai. Phần lớn họ đã tốt nghiệp thành bác sĩ y khoa, tiến sĩ dược khoa, kỹ sư các ngành, tiến sĩ âm nhạc. tiến sĩ sinh vật học, tiến sĩ sử học,… Nhiều người khác đậu bằng BBS, BBA về quản trị tài chánh, ngân hàng, v.v…

Nói chung, họ là những người đáng được cộng đồng chúng ta vinh danh. Tuy nhiên, trong số họ có một tên bất xứng lộn sòng không đáng vinh danh chút nào, đó là tên linh mục Đỗ Văn Lực, tốt nghiệp tiến sĩ thần học (PhD of Theology – 2003 - tại trường Houston Graduate School of Theology).

Tên Đỗ Văn Lực hiện đang hành nghề linh mục tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang tại Houston. Thần học Công Giáo một môn học đáng khinh bỉ dựa trên một thần thuyết loạn luân cực kỳ ngu xuẩn, phản khoa học. Vậy việc vinh danh tên linh mục “tiến sĩ thần học” Đỗ Văn Lực thuộc giáo xứ La Vang trong lễ Vinh Qui ngày 15-6-2003 vừa qua của TTVHVN-Houston phải được coi là một sự lầm lẫn đáng tiếc. Đó là một vết đen văn hóa của cái tổ chức tự xưng là TTVHVN-Houston, nhưng thật sự nó đang nhằm phá hoại văn hóa Việt Nam.

Hành vi phá hoại văn hóa Việt Nam thứ hai là thuyết trình viên của TTVHVN-Houston đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong buổi lễ là: “Các giáo sĩ thừa sai và các học sĩ Nho học là những người có công với văn hóa Việt Nam !!!”

A.- Các giáo sĩ thừa sai là ai ? TTVHVN-Houston hết lời ca ngợi những giáo sĩ thừa sai dã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Thật sự qúi vị đã nghiên cứu về chữ quốc ngữ rất phiến diện. Qúi vị đã không suy xét rốt ráo về tội ác của bọn giáo sĩ thừa sai là phá hủy văn hóa cổ truyền Việt Nam để thay bằng văn hóa Công giáo độc tôn. Linh mục Trần Thái Đỉnh đã đưa ra một nhận định rất sáng suốt như sau: “Tiêu diệt các tôn giáo khác để tôn giáo mình độc trị, tiêu diệt văn hóa bản địa cho văn hóa Công giáo độc diễn, tiêu diệt sinh lực của các dân tộc chậm tiến để các thế lực đế quốc thực dân xâm lăng. Đó là truyền thống của Vatican” (Xin đọc “Cái nhìn về Phật Giáo trong Phép Giảng Tám Ngày” – Kitô giáo từ thực chất đến huyền thoại - nhiều tác giả, nxb Văn Hóa – USA 1996)

Nghiên cứu lịch sử thế giới, học giả Mac Kher đã viết : “Sự tiến tới của Kitô giáo tại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và phần lớn Phi Châu luôn luôn dẫn tới sự tiêu diệt hoàn toàn các tôn giáo đa thần và các nền văn hóa tiền-kitô” (The advent of Christianity in Europe, America, Australia and large parts of Africa always led to the elimination of the pre-Christian polytheistic religions and cultures)

Bọn truyền giáo Tây Ba Nha là thủ phạm tiêu diệt các nền văn hóa Aztec, Inca của người Da Đỏ tại Mỹ Châu trong thế kỷ 16 và 17.

Tội ác lớn nhất về văn hóa của giáo hội Công giáo La Mã là đã hủy diệt toàn bộ các sách khoa học, triết học, toán học rất tiến bộ của Hy Lạp trong các thế kỷ 3~5 khiến cho nền văn minh của nhân loại bị lùi lại 10 thế kỷ (Deceptions and Myths of the Bible – by Lloyd Graham – A Citadel Press Book 1991 - pp. 294, 448, 450).

Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là kẻ thù số một vì chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương – pages 16-17. (“Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Hà Nội 2000 – trang 123). Phê bình về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai, giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong đó có Alexandre de Rhôde, dẵ gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh và văn hóa của dân tộc ta… làm băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bầt cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lý bất hòa giữa lương giáo trong dân chúng còn kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đã có một nền văn hóa định hình và một ý thức tự tôn dân tộc cao.

Trên đây chỉ là mấy nét đại cương về tội ác của bọn giáo sĩ Tây phương đối với dân tộc Việt Nam nói chung, và đối với văn hóa của dân tộc ta nói riêng. Xin đọc thêm tác phẩm “Alexandre de Rhôde, người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam và chữ Quốc Ngữ” 9 tác giả - Gia Điểm xuất bản 1998 – và bài viết “Hồ Sơ Tội Ác của hội Thừa Sai Paris và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trong lịch sử mất nước hồi cuối thế kỷ 19” của Charlie Nguyễn - tháng 8, 2003 (www.giaodiem.com).

B.- Các Học Sĩ là ai ? Học sĩ là những người đỗ đạt những bằng cấp Hán học ngày xưa tại nước ta, thịnh hành từ đời Hậu Lê (1428-1527). Kể tử thời Hậu Lê, chính sách của triều đình Việt Nam là loại bỏ tinh thần “tam giáo” để chỉ đề cao vai trò độc tôn của Nho giáo và Hán học mà thôi. Do chính sách đó, xã hội Việt Nam xuất hiện một giai cấp trí thức Hán học được gọi là Học sĩ. Họ trở thành những phần tử trí thức với tinh thần vọng ngoại, luôn luôn coi các bậc thầy Trung Quốc là những khuôn vàng thước ngọc cho mọi vấn đề trong cuốc sống của họ. Từ tinh thần vọng ngoại, họ rất dễ dàng trở thành những kẻ “ỷ ngoại”, thích dựa vào sức mạnh của ngoại bang và cuối cùng họ đã đi theo giặc phản bội tổ quốc (trường hợp Lê Chiêu Thống). Chính sách sai lầm về văn hóa của thời Hậu Lê đã mau chóng đưa dân tộc ta đến chỗ suy tàn. Đó chính là quốc nạn “Trịnh Nguyễn phân tranh” kéo dài 259 năm (1527-1786) đưa đất nước đến gần thảm họa diệt vong với bao cảnh điêu linh loạn lạc, với núi xương sông máu của thảm cảnh nồi da sáo thịt.

Giới học sĩ Tống nho tiếp tục là một giai cấp trí thức rường cột của các triều đình nhà Nguyễn. Chế độ độc tài văn hóa và tư tưởng giáo điều gò bó của tầng lớp học sĩ thống trị xã hội Việt Nam từ thời Gia Long, qua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cho đến Bảo Đại. Chính sách này đã tạo ra những bọn “học sĩ bán nước” như cha con Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm. Họ đều là những quan đại thần của nhà Nguyễn rất nặng đầu óc Tống nho cổ hủ, lại cộng thêm tinh thần giáo điều độc tôn của Công giáo thời Trung Cổ. Cho nên chính sách của Diệm (1954-1963) là chính sách độc tài, phi nhân và phi dân tộc.

Tinh thần học sĩ Tống Nho là tinh thần nô lệ tư tưởng ngoại lai. Từ “vọng ngoại” đến “sợ ngoại” và cuối cùng là đem mạng sống toàn dân trao cho ngoại bang. Ngày 18-12-1960, Hội đồng Giám mục Việt Nam và toàn thể chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm cầm đầu đã long trọng tổ chức Lễ “Dâng Tổ Quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ”, thực chất là dâng tổ quốc Việt Nam cho Vatican, con bạch tuộc của chủ nghĩa Đế Quốc Tinh Thần. Một việc làm thật ngu xuẩn của nhà Ngô và Hội đồng Giám mục Việt Nam, mặc dầu họ biết rõ là hơn 90% dân chúng không theo tôn giáo của họ.

Ngày nay, ông Nguyễn Trần Qúi, tổng thư ký và nhóm chủ trương “Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam” (gồm 13 người tại Houston) đã lưu manh núp dưới danh nghĩa Văn Hóa Việt Nam để phá hoại Văn Hóa Việt Nam bằng cách đầu độc tinh thần giới trẻ Việt Nam trong buổi lễ Vinh Qui vừa qua bằng cách gieo vào đầu óc họ cái ý tưởng sai lầm nguy hiểm: “Giáo sĩ thừa sai và học sĩ Tống Nho là những người có công với văn hóa Việt Nam”. Điều đáng buồn là trong danh sách Ban Cố Vấn của TTVHVN-Houston có tên: bác sĩ Hoàng Xuân Chỉnh, cựu giáo sư Đại Học Y Khoa Saigon và Huế; giáo sư Mai Văn Lễ, cựu giáo sư Đại Học Luật Khoa Saigon và Huế; nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cựu giáo sư Đại Học Văn Khoa Saigon.

Qúi vị đều là những khuôn mặt văn hóa nổi tiếng tại Việt Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau này. Nhưng điều đáng tiếc là qúi vị đã vì cả nể nên đã bị đám học trò bất lương lợi dụng danh nghĩa qúi vị và đem qúi vị ra làm bình phong che đậy hành động bất chính của chúng.

Tôi cũng tự hỏi: Phải chăng ông Tổng Thư Ký Nguyễn Trần Qúi và đa số trong thành phần của nhóm chủ trương là những tín đồ Công giáo cuồng tín … nên mới có những hành động phá hoại văn hóa Việt Nam một cách mù quáng như vậy. Thật đáng tiếc !



II.- Vấn đề kế tiếp : Phải chăng chữ Quốc Ngữ là sự đóng góp vô cùng lớn lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam cho dân tộc Việt Nam và chúng ta phải biết ơn GHCGVN là người đã sáng tạo ra nó ?

Trong “Thánh Gia Bản Tin” số 41 và trên trang nhà của Tập Thể Thánh Gia (www.angelfire.com/rnb/thanhgia) có đăng bài “Cảm Ơn Chữ Quốc Ngữ” của một thành viên Thánh Gia là anh Nguyễn Dương An ở Việt Nam. Nguyên văn như sau :



Cảm ơn chữ Quốc Ngữ !



Tôi đã đọc nhiều tài liệu chống đối và bài bác Giáo Hội Công Giáo VN, và gần đây, tôi cũng đọc được những bài như vậy trên trang web của Giao Ðiểm. Theo các tác giả đó, Giáo Hội Công Giáo VN không đem lại cho dân tộc VN một lợi ích gì, ngược lại, còn làm hại cho nền văn hóa, cho phong tục, cho đời sống xã hội của dân tộc VN, tóm lại, chỉ làm hại mà thôi.. class="MsoNormal" style="MARGIN: 5pt 56.7pt 0pt"> Có một điều làm tôi rất ngạc nhiên : tất cả những bài đó đều viết bằng chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ do một linh mục Công Giáo sáng lập từ mẫu tự Latin. Chính nhờ có thứ chữ Quốc Ngũ này mà những tác giả đó có thể viết bài chống đối GHCGVN, cũng như dùng chữ Quốc Ngữ này để truyền bá tư tưởng của mình đến cho đồng bào VN. Những tác giả này đang tận dụng một trong những ích lợi lớn lao mà GHCGVN đem lại cho dân tộc VN. Thế mà họ dám lớn tiếng phủ nhận sự đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN !!! Phải chăng những tác giả này không biết nguồn gốc của chữ Quốc Ngữ ? Do đó, họ đã tự mâu thuẫn với họ. Nếu đúng như vậy thì kiến thức của họ còn non dại quá ! Mỉa mai thay !

Mỗi khi anh viết một chữ Quốc Ngữ là anh đã nhắc lại sự đóng góp vô cùng quý báu của GHCGVN cho dân tộc VN, anh không biết điều đó sao ?

Nếu muốn phủ nhận những đóng góp của GHCGVN cho dân tộc VN thì các tác giả đó đừng dùng chữ Quốc Ngữ nữa, hãy dùng một thứ chữ khác. Bắt chước các vua nhà Nguyễn, các chiếu chỉ cấm Ðạo đều được viết bằng chữ Hán (cũng gọi là chữ Nho), không có cái nào viết bằng chữ Quốc Ngữ ! Có làm được như vậy không ? Tôi mong chờ sự “hiểu biết” một cách hợp lý của các tác giả đó !

Nguyễn Dương An



Chúng ta thường nói “cám ơn Trời Phật”, “cám ơn Chúa”, hoặc cám ơn người này người khác, chứ không bao giờ lại nói cám ơn một vật vô tri vô giác như “cám ơn chữ Quốc Ngữ” ! Đáng lý phải nói là cám ơn người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ thì mới có ý nghĩa.

Theo Nguyễn Dương An thì chữ Quốc Ngữ là thứ chữ do một một linh mục Công giáo sáng lập từ mẫu tự la-tinh. Hẳn ý bạn muốn nói đến linh mục Alexandre de Rhôde là người đã sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ. Nhưng rõ ràng Alaxandre de Rhôde là một người Pháp, chứ có phải là một người Công giáo Việt Nam đâu, mà anh dám nói chữ Quốc Ngữ là công lao của Giáo hội Công giáo Việt Nam đóng góp cho dân tộc Việt Nam ?

III.- Chữ Quốc Ngữ đã được sáng tạo trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng Á Châu của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17.

Từ thế kỷ 15, kỹ nghệ đóng tầu của Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã đạt được nhiều tiến bộ mới. Nhờ có súng hỏa mai và kỹ thuật hàng hải, nhiều nhà thám hiểm Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã thực hiện được những cuộc viễn du làm thay đổi lịch sử nhân loại:

1.- Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ năm 1492

2.- Vasco de Gama là người đầu tiên vượt mũi Hảo Vọng ở cực Nam châu Phi tới Ấn Độ năm 1497.

3.- Alvarez Cavral vượt qua Đại Tây Dương tìm ra Brazil năm 1500.

4. Alfonso de Albuquerque vượt qua Ấn Độ Dương năm 1503, chiếm tỉnh Goa của Ấn năm 1510, chiếm Malacca năm 1511 để mở đường cho Bồ Đào Nha tiến vào Trung Quốc và Nhật Bản. Chính sự kiện này đã làm nảy sinh tham vọng của Bồ Đào Nha là xâm lăng toàn bộ Á Châu.

Chiến lược của Bồ Đào Nha trong thế kỷ 16 là trước hết phải chiếm Trung Hoa và Nhật Bản làm thuộc địa, đồng thời biến hai nước này thành hai nước Công giáo, để từ đó sẽ chinh phục toàn Á Châu theo thế cờ domino. Do đó, vào cuối năm 1511, hạm đội Bồ Đào Nha đã rời Malacca tiến lên phía Bắc gần Macao để yểm trợ cho các nhà truyền giáo thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến lược xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha tại Á Châu trong thế kỷ 16 và 17 đã không thành công vì không có một ông vua Nhật hay Tàu nào chịu theo đạo cả. Năm 1638, người Nhật đã thẳng tay tàn sát một lúc 37000 giáo dân tại Nagasaki và đánh đuổi người Bồ Đào Nha ra khỏi nước Nhật. Mọi ảnh hưởng của Bồ Đào Nha tại Nhật đến đây là chấm dứt.

Như chúng ta đã biết, từ giữa thế kỷ 15, hai nước Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha đã dẫn đầu các cuộc thám hiểm đất mới để xâm chiếm thuộc địa và truyền đạo. Do các tranh chấp về đất đai và quyền lợi, Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha có thể trở thành hai quốc gia thù địch. Do đó hai nước đã thỏa thuận với nhau đưa vụ tranh chấp này ra trước toà Thánh Vatican để giáo hoàng Alexander VI phân xử. Do sắc chỉ Inter Coetera năm 1493, giáo hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai phần qua đường ranh tưởng tượng chạy từ Bắc cực xuống Nam cực chạy qua quần đảo Acores. Phía Tây của đường ranh này thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Tây Ban Nha. Phía Đông đường ranh này bao gồm toàn vùng Á Châu thuộc độc quyền xâm lăng và truyền đạo của Bồ Đào Nha. Trong thực tế, kể từ năm 1615, mọi công cuộc truyền đạo tại Việt Nam thuộc quyền điều động của dòng Tên Bồ Đào Nha, có trụ sở tại Nhật Bản, với sự phối hợp của tòa Giám Mục Bồ Đào Nha tại Macao.

Cũng do độc quyền truyền giáo mà Tòa Thánh đã dành riêng cho Bồ Đào Nha tại Á Châu, nên suốt trong các thế kỷ 15 và 16, các nhà truyền giáo Pháp hoàn toàn vắng bóng tại Viễn Đông. Năm 1619, Alaxandre De Rhôde lên tàu từ thủ đô Lisbone của Bồ Đào Nha để đến giảng đạo tại Việt Nam, không phải với tư cách là một giáo sĩ Pháp, mà là một giáo sĩ đặt dưới quyền bảo trợ của triều đình Bồ Đào Nha. Trong khuôn khổ chiến lược xâm lăng và truyền giáo tại Á Châu, Bồ Đào Nha chú ý đến việc phiên âm theo mẫu tự la-tinh ưu tiên là tiếng Tàu, tiếng Nhật, và sau đó là tiếng Việt. Cuốn từ vựng Bồ-Hoa được soạn thảo sớm nhất vào năm 1584. Tự điển La-Bồ-Nhật được hoàn thành năm 1595. Cuốn giáo lý tiếng Nhật được la-tinh-hóa năm 1592. Tất cả các kinh nghiệm về việc la-tinh-hóa chữ Nhật và chữ Tàu nói trên đều rất hữu ích cho việc phát minh chữ Quốc Ngữ của Việt Nam sau này.

IV.- Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha ở Đàng Trong (Quảng Nam) là những người đã thật sự sáng tạo chữ Quốc Ngữ trong các năm 1617-1622.

Các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha bắt đầu truyền đạo ở Đàng Trong từ 1615. Từ 1617 họ khởi công la-tinh-hóa tiếng Việt. Người có công đầu trong việc này là linh mục Francis de Pina. Ông sinh tại Bồ Đào Nha năm 1585, đến giảng đạo tại Đàng Trong năm 1617 và sinh sống tại Việt Nam liền trong 8 năm. Lúc này, trụ sở của dòng Tên Bồ Đào Nha đặt tại Thanh Chiêm là dinh trấn của Nguyễn Phước Nguyên, nay là huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Bề trên của nhà dòng là linh mục Buzomi cũng là một nhà ngôn ngữ học, và chình ông đã sáng tác một hệ thống văn phạm tiếng Việt.

Năm 1618, linh mục Francis de Pina là người đầu tiên dịch các kinh la-tinh sang tiếng Việt. Đó là kinh Lạy Cha (Pater Noster), kinh Kính Mừng (Ave Maria). Kinh Tin Kính (Credo), kinh Sáng Danh (Gloria), ….

Đến năm 1622, linh mục Francis de Pina hoàn thành một hệ thống ghi âm theo mẫu tự la-tinh thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt. Năm 1624, linh mục Pina mở trường dạy nói tiếng Việt và dạy viết chữ quốc ngữ tại Thanh Chiêm để dạy các giáo sĩ mới đến giảng đạo tại Việt Nam, trong số đó có Alexandre de Rhôde và Antonio de Fontes.

Alexandre de Rhôde được linh mục Pina dạy tiếng Việt từ 1624 đến cuối năm 1625 thì chẳng may linh mục Pina bị tai nạn chết đuối tại bến cảng Đà Nẵng.

Linh mục Pina đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo chữ quốc ngữ, nhưng ông không phải là người duy nhất, vì có nhiều người khác đã đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phân tích văn phạm, phân tích ngữ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Do đó, công trình sáng tạo chữ quốc ngữ là một công trình tập thể của các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha giảng đạo tại Á Châu trong thế kỷ 17.

Nhiều người thường căn cứ vào việc xuất bản cuốn tự điển Việt-Bồ-La tại Rome năm 1651 để xác quyết Alexandre de Rhôde là tác giả đã phát minh ra chữ quốc ngữ. Sự thật Alexandre de Rhôde không phải là tác giả của cuốn tự điển này. Ông chỉ là người viết thêm vào tự điển phần la-tinh mà thôi. Hai phần quan trọng liên quan đến chữ quốc ngữ là tự điển Việt-Bồ thuộc công lao của linh mục Bồ Đào Nha Gaspar de Amaral và tự điển Bồ-Việt của linh mục Bồ Đào Nha Antonio de Barbose. Alexandre de Rhôde chỉ là một biên tập viên chứ không phải là tác giả của cuốn tự điển quan trọng này, nhất là vể phần Việt ngữ, nên ông ta không thể được coi là cha đẻ của chữ quốc ngữ được

Nhưng dù cho chữ quốc ngữ đã được phát minh do Alexandre de Rhôde hay do các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha trong thế kỷ 17 thì bản chất của nó vẫn không thay đổi: Chữ Quốc Ngữ không phải là một món quà tặng do ngoại nhân có lòng tốt đem lại cho chúng ta. Nó thực sự chỉ là một thứ vũ khí do địch sáng chế để truyền vào dân tộc ta một thứ tôn giáo phi nhân, nhằm mục đích nô dịch nhân dân ta và đưa tổ quốc ta vào vòng nô lệ của chúng.

Nay chúng ta dung chính vũ khí đó của địch để đánh địch và tay sai. Đó là công việc mà các tác giả Giao Điểm đang làm. Các tác giả Giao Điểm đang noi gương tiền nhân dùng đòn “gậy ông đập lưng ông” trong mục tiêu xây dựng đất nước và bảo vệ văn hóa dân tộc: Noi gương Lý Thường Kiệt xưa kia dùng chữ Hán để viết “Nam Quốc Sơn Hà, Nam Đế Cư” để xác nhận chủ quyền của tổ quốc. Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán để viết “Hịch Tướng Sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên. Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô Đại Cáo”. Trong thập niên 1930, các nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu đã cổ súy việc học chữ quốc ngữ để mở mang dân trí và phổ biến tư tưởng cách mạng nhằm đánh đuổi thực dân Pháp. Đòn “gây ông đập lưng ông” là một chiến thuật lâu đời trong truyền thống chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

Để cụ thể hóa thái độ của chúng ta đối với bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ, chúng ta hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà chúng ta với một con dao. Khi bị cảnh sát rượt đuổi, tên cướp đã vứt bỏ lại con dao tang vật. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật vào những việc hữu ích, như cắt rau, thái thịt, v.v… Chạy theo tên cướp để cám ơn nó đã để lại con dao rõ ràng là một hành vi ngu xuẩn. Hô hào mọi người phải cám ơn bọn giáo sĩ đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ cũng là một hành vi ngu xuẩn tương tự.

Charlie Nguyễn

Sept 2003

Các chương khác trong sách:

Alexandre De Rhodes và Chữ Quốc Ngữ
Con Đường Cụt của Vatican (Charlie Nguyễn)
Các Hoạt Động Chính Trị của Đạo Quân Thứ 5
Hồ Sơ Tội Ác của Hội Thừa Sai ...
In God We Trust
Màn Kịch Lộ Đức
Một Vấn Đề về Huyền Thoại Giáng Sinh
Nhận Xét về Thư của Phan Dình Diệm
Quan Niệm Ông Trời của Người Việt
Từ Thái Độ Khinh Miệt ...
Việt Nam cần thực hiện ...
Đòi Lại Đất bị Nhà Thờ Chiếm Đoạt
Độc Thần Giáo ..
(XIN ĐỌC Ở: www.sachhiem.net)

ALEXANDRE DE RHODES

Công và Tội

nguồn: báo Hồn Việt tại TP HCM, Số 17, tháng 11.2008, mục Trao Đổi - Ý Kiến

Bùi Kha
30 tháng 7, 2009

Vấn đề Alexandre de Rhodes chưa thể quên đối với người dân Việt nhất là với giới nghiên cứu vì vài lý do:

a- Sau năm 1993 “bia 1941” của A. de Rhodes, được dựng lại tại khuôn viên thư viện Hà Nội và tên đường A. de Rhodes cũng được tái lập tại TP. Hồ Chí Minh/

b- Quốc gia Việt Nam ngày càng giao lưu rộng rãi trên chính trường và thương trường quốc tế thì tất cả những gì còn khuyết điểm cần được điều chỉnh để tránh những nhận xét thiếu thiện cảm đối với dân tộc ta/

c-Các tài liệu về sử đã được giải mật rất nhiều tạo điều kiện để những nhà nghiên cứu rà xét lại những tác phẩm của mình, nhất là những tác phẩm về sử dưới thời thực dân đô hộ để, một lần nữa, nhận định lại cho đúng công và tội của một số nhân vật có liên hệ đến đất nước và dân tộc ta qua các thời đại, tiêu biểu là các ông Alexandre de Rhodes (Ðắc Lộ), Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký…Bài này tôi chỉ đề cập đến Linh mục Ðắc Lộ và chữ Quốc ngữ mà có nhiều người đã nhầm lẫn.

Vinh danh Linh mục Đắc Lộ từ sự nhầm lẫn trong dịch thuật…

Thật vậy, qua hai lần hội thảo năm 1992 và 1993, giới sử học và các nhà nghiên cứu đã “kiến nghị lên chính phủ và Bộ Văn Hóa để phục hồi lại địa vị của Giáo sĩ Ðắc Lộ” vì hai lý do chính dưới đây:

Một: Nghĩ rằng ông là người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ.

Nhưng trong Lời nói đầu của cuốn “Từ Ðiển Việt - Bồ - La”, chính Linh mục này, chứ không phải người nào khác, đã cho biết ông không hề có sáng kiến ấy. Ông viết:

“…Tuy nhiên trong công việc nầy (học chữ Quốc ngữ, B.K.) ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc hội dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspa de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu từ tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ - đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La - tinh theo lệnh Hồng y rất đáng tôn,…”

(“Từ Điển AN NAM – LUSITAN - LATIN”, Thường gọi là “Từ điển Việt - Bồ - La”, Nxb Khoa Học Xã Hội, TP. HCM, tháng 3, 1991, phần Việt ngữ, tr. 3).

Cuốn từ điển này xuất bản tại Việt Nam tháng 3/ 1991. Nhà sử học Chương Thâu viết bài “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các cách dẫn dụng khác nhau” ngày 14/12/1995, nghĩa là gần 5 năm sau, nhưng không biết tại sao ông lại không đọc đoạn văn quan trọng này của LM Ðắc Lộ mà tôi vừa dẫn để sự đánh giá nhầm lẫn về Ðắc Lộ và nhiều nhà nghiên cứu khác…cũng thế, nên mới có những nhận định sai về LM Ðắc Lộ và chữ Quốc ngữ trong hai lần Hội thảo mà chúng ta sẽ thấy dưới đây.

Hai, tái vinh danh LM Ðắc Lộ là một sai lầm lớn, vì ông đã vận động Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta qua đoạn văn do chính ông viết trong cuốn “Hành trình và truyền giáo” như sau:

“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avois baisé les pieds du Pape”.

“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ (plusieurs soldats) đi chinh phục toàn cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (Bản dịch của Hồng Nhuệ, gần cuối tr. 263, sách đã dẫn).

Ðoạn văn trên có hai cụm từ rất đáng chú ý: plusieurs soldats (lại được (!) hiểu là “lính thừa sai”! và la conquête de tout l’Orient (được dịch tùy tiện là “nước cha trị đến”!).

Ðể hiểu rõ thêm tại sao có sự tái vinh danh sai lầm trên tầm cỡ quốc gia như thế, chúng ta nên đọc một đoạn trong bài viết của Nhà sử học Chương Thâu, như đã nêu trên, mô tả một phần cuộc hội thảo:

“…Và đến lượt, ông Nguyễn Đình Đầu đã dịch lại câu trên của A. de Rhodes đồng thời “chú thích một số từ dùng trong câu của A. de Rhodes, cũng là nhằm “đối thoại” và “biện minh” với giới nghiên cứu khoa học xã hội – nhân văn, như sau:

“Tôi tin rằng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn phương Đông và đặt dưới quyền trị vì của Đức Giêsu Kitô, và đặc biệt tại Pháp, tôi sẽ tìm cách có được Giám mục, các ngài sẽ là cha và là thầy chúng tôi tại các Giáo Hội này” (tức là Đàng Ngoài và Đàng Trong).

Ông Nguyễn Đình Đầu biện giải thêm: “Nếu đọc nguyên đoạn trích trên đây, ta mới hiểu chữ chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai (đối với giám mục là cha và thầy họ). Còn “chinh phục toàn phương Đông” là để cho “nước Cha trị đến”, chứ không phải để cho Pháp đến thống trị. “Chinh phục” hiểu theo nghĩa tôn giáo, chứ không phải chính trị. Vì ngộ nhận trên, người ta mới gán cho chữ Quốc ngữ “còn có ý nghĩa chính trị” vậy!”

…Chính trong cuộc Hội Thảo đó, Hội Sử học đã đưa ra nhiều kiến nghị với các cấp có thẩm quyền (Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Văn Hóa...) nhằm “khôi phục” vị trí xứng đáng cho linh mục A. de Rhodes, người đã góp phần quan trọng trong việc chế tác ra chữ Quốc ngữ cũng như một số hoạt động văn hóa (trứ tác các công trình sử học giá trị).

Cũng do vậy mà hiện nay, đã có quyết định khôi phục lại tên đường A. de Rhodes ở TP. Hồ Chí Minh; dựng lại “bia 1941” tại khuôn viên Thư Viện Quốc Gia ở Hà Nội...”. {Chương Thâu, “Nguyệt San Hiệp Nhất”, số 43, Giáo phận Orange County, California, USA, tháng 7, 1996, bài viết có tựa đề: “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các cách dẫn dụng khác nhau” }.

Hiểu chính xác từ ngữ để hiểu rõ Linh mục Đắc Lộ là người thế nào?

Chúng ta có cảm tưởng là hầu hết các nhà nghiên cứu chưa đọc hết các tác phẩm của Ðắc Lộ, đặc biệt là cuốn “Hành Trình và Truyền Giáo”, Lời nói đầu cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” và cuốn “Phép Giảng Tám Ngày”. Dưới đây tôi sẽ đưa ra năm luận điểm để cho thấy quý vị có tên tuổi vừa nêu trên đã diễn dịch sai hai cụm từ quan trọng vừa nói:

1. Về phương diện từ ngữ

- Cụm từ Plusieurs soldats có nghĩa là nhiều binh lính. Và chữ missionares mới có nghĩa là lính thừa sai tức là các nhà truyền giáo Gia tô.

- Cụm từ La conquête de tout l’Orient là Chinh phục cõi Phương đông. Còn “Thy heaven come” (trong kinh Lạy Cha) mới có nghĩa là Nước cha trị đến.

2. Trích dẫn chưa trọn câu đủ ý:

Ðể có thể hiễu rõ thêm ngữ nghĩa của hai cụm từ vừa nêu chúng ta nên đọc tiếp đoạn văn của Ðắc Lộ, cũng ở trong cuốn “Hành trình và truyền giáo”, cách đoạn trích dẫn trên chỉ chưa đầy ba dòng mà thôi:

“Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris; theo tôi thì Paris là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất này.” (cuối tr. 263).

“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa, tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy…” (đầu tr. 264), {các chữ in đậm là của tác giả muốn lưu ý}.

Như thế, chính Linh Mục A. de Rhodes (Đắc Lộ) đã vào trong triều đình, gặp bà hoàng hậu vua Luis thứ IV, xin giúp nhiều lính chiến (plusieurs soldats) để chinh phục toàn cõi Đông Phương (la conquête de tout l’Orient), trong đó có nước ta.

Tuy sự vận động đó chưa thành vào thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lược nước ta 206 năm sau. Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1/9/1858.

Thêm một lý do khác để hiểu tại sao hai chữ Plusieurs soldats có nghĩa là lính chiến có khí giới vì LM Ðắc Lộ vào xin triều đình (chứ không phải vào xin Tòa Giám mục hay xin giáo hội), mà trong triều thì tuyệt nhiên không có “lính thừa sai” tức là các giáo sĩ.

3. Về bối cảnh Tôn giáo và Chính trị:

Từ năm 1493, Giáo Hoàng Alexander VI đã giao cho Bồ Đào Nha có quyền “sinh sát” tại các nước Phương đông. Vì thế, LM Ðắc Lộ viết rất đúng với hiện thực tôn giáo-chính trị lúc bấy giờ rằng: “Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ (plusieurs soldats) để đi chinh phục toàn thể Phương Đông (la conquê te de tout l’Orient)…”

Tại sao LM Đắc Lộ không xin Giáo hội Pháp mà xin nước Pháp? Vì về mặt giáo quyền, Giáo hội Pháp bị ràng buộc bởi giáo lệnh của Giáo Hoàng Alexander VI từ năm 1493, như đã nêu trên, nên không thể xin Giáo hội Pháp lính thừa sai (missionnaires) được. Vì vậy, khi Cha Đắc Lộ tiếp cận với nước Pháp (hay bất kỳ nước nào ngoại trừ Bồ Đào Nha) là để xin lính chiến, hoặc để xin gì cũng được ngoại trừ những thứ liên hệ đến Giáo hội như giáo sĩ, giáo sản…Cha Đắc Lộ dùng chữ soldats (lính chiến) rất chính xác. Vì nước Pháp, hay trong chính phủ Pháp làm gì có các thừa sai mà chính phủ cung cấp cho Cha Ðắc Lộ?

4. Về mặt tâm lý:

LM Ðắc Lộ bị Chúa Trịnh đuổi, Chúa Nguyễn đuổi, Trung Quốc đuổi, há ông không xin binh lính (soldats) để phục thù sao? Trong cuốn “Phép giảng tám ngày”, tr. 83, LM Ðắc Lộ cũng đã biểu hiện tâm chất bất bình của mình:

“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.” {Tâm chất và văn phong thiếu văn hóa (trong cuốn “Phép giảng tám ngày”) đến thế mà cũng được ông Chương Thâu ca tụng là một trứ tác văn hoá giá trị trong bài viết nêu trên}.

5. Sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên (Jesuite):

Muốn biết thêm giáo sĩ A. de Rhodes có ý đồ chính trị hay không, chúng ta cũng nên tìm hiểu ông được đào tạo và trưởng thành như thế nào qua:

Lời thề của các tu sĩ Dòng Têntrước Giáo Hoàng
…Con xin hứa thêm rằng, lúc có cơ hội, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham gia bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ khác tôn giáo, Tin Lành và Tự Do như con đã được chỉ thị để tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mọi miền của quả đất. Con sẽ không bỏ sót một tên nào; bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, con sẽ treo cổ, đốt sống, bỏ vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ khác tôn giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng và đập đầu những hài nhi vào tường để tiêu diệt vĩnh viễn một chủng tộc đáng ghét…

Sử liệu cho thấy A. de Rhodes gia nhập Dòng Tên lúc 19 tuổi (1612), ông đến Macao năm 1623, Nam kỳ Việt Nam năm 1645. Thời gian 22 năm ở các nước Á Châu, đi về Âu Châu. Trong suốt thời gian này ông không bị dứt phép Thông Công, không bị khai trừ khỏi Giáo hội, nghĩa là LM Đắc Lộ vẫn theo Dòng Tên. Với lời thề của Dòng Tên như chúng ta vừa thấy, LM Đắc Lộ ít nhiều không thể là một người hiền lương bình thường.

Với sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên mà A. de Rhodes đã thề, thì:

- Cụm từ Plusieurs soldats, thêm một lý do nữa, phải được dịch là nhiều binh lính.

- Và cụm từ La conquête de tout l’Orient là Chinh phục cõi phương Ðông.

Công, tội rõ ràng …

Tóm lại, qua các trích dẫn và luận chứng nêu trên, ta thấy, Linh mục Đắc Lộ không hề có công sáng tạo chữ Quốc ngữ như nhiều người gán ép sai lầm qua nhiều thế hệ, còn truyền đạo chỉ là một trong những hình thức chính để phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chính trị, rồi từ đó sẽ đưa đến chiến tranh chiếm thuộc địa.

Khi phục hồi lại “chân giá trị” của Đắc Lộ như là một nhà văn hoá lớn, đặt tên đường Đắc Lộ và dựng lại bia 1941, nhưng lại thiếu nghiên cứu tường tận, và chỉ dẫn ra một đoạn văn không trọn câu đủ ý, chúng ta sẽ khó tránh khỏi sự phê phán của các sử gia cả trong lẫn ngoài nước cho rằng nhiều nhà nghiên cứu và Viện Sử học Việt Nam thiếu sử liệu và không nghiêm túc, cũng như sự chế giễu của những người nước ngoài có hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

Là một người nghiên cứu sử, tôi xin mạn phép đề nghị với quý vị giáo sư sử học, nên có một dự án nghiên cứu đặc biệt về LM Đắc Lộ để giá trị của ông được đánh giá đúng đắn, vượt ra ngoài lối nhìn có tính tôn giáo hay có tính “chiến lược nhất thời” (nếu có), hay sự chưa chính xác vì thiếu sử liệu.

Ngoài ra, dẫu ai là người có sáng kiến nghĩ ra cách phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh, mà chúng ta thường gọi là chữ Quốc ngữ, thì cũng cần cân nhắc cái mục đích của nó. Mục đích đầu tiên là để truyền đạo. Kế tiếp, dẫu chưa thể thực hiện toàn vẹn và nhanh chóng dưới thời LM Ðắc Lộ, nhưng chiến lược chính trị và văn hóa của nó thì đã có cơ sở lâu dài như ý kiến của Giám mục Puginier dưới đây.

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8/12/1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5/4/1885.

Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An Nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần dà bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.

Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An Nam và phe trí thức An Nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.

Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.”(Có thể tìm thấy trong luận án Tiến sĩ của Cao Huy Thuần “Chủ nghĩa thực dân Pháp và Thiên chúa giáo ở Việt Nam”).

Tôi xin kết thúc bài viết với ý kiến cuối cùng sau đây:

Dân tộc ta có truyền thống trọng tình nặng nghĩa; ghi công và biết ơn anh hùng liệt nữ đã đóng góp cho tổ quốc. Và chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó qua các biểu hiện vinh danh những vị đó bằng các ngày lễ, đặt tên trường, công viên, đường phố... Nhưng chúng ta cũng không quên những kẻ có tội với đất nước mà tên tuổi và những tội trạng cũng được nghiên cứu để ghi vào sử sách cho người đời này và đời sau lấy đó làm bài học. Tiêu chuẩn lớn nhất để quy định công tội là họ đã làm gì cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Về trường hợp của Linh mục Đắc Lộ, ông có cái công, ít nhiều, triển khai thêm chữ Quốc ngữ do một số giáo sĩ trước ông sáng nghĩ để dạy giáo lý Kitô cho con chiên. Nhưng ông có cái tội là cung cấp thông tin cho và vận động với nước Pháp để xâm chiếm và đô hộ nước ta.

Còn sau đó, chữ Quốc ngữ được dân ta vận dụng tốt hay xấu, mưu mô xâm lược của Pháp thành hay bại là công và tội của người đời sau.

Vậy từ cái công và cái tội đó tôi xin đề nghị như sau: Dân tộc ta nên ghi công của Linh mục A. de Rhodes đã có phần cải tiến chữ Quốc ngữ (chứ không phải người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ) và nên kết tội ông là kẻ gián điệp sớm nhất trong lịch sử xâm lược của Tây Phương vào nước ta.

Tên và tiểu sử của Linh mục cần được ghi lại trong chương trình giáo dục môn sử với đầy đủ công tội. Có như vậy, lịch sử mới rõ ràng, và việc ứng xử của chúng ta mới minh bạch. Bởi vì, nếu chúng ta không sòng phẳng với quá khứ thì tương lai sẽ không sòng phẳng với chúng ta và các thế hệ hậu sinh cũng sẽ nhìn chúng ta qua đôi mắt thiếu nể trọng.

A. De Rhodes, Những Thao Tác Sai Lầm Ðể Tái Vinh Danh
Bùi Kha
đăng ngày 12/04/2007


Hôm qua, có người email đến tôi bài của ông Nguyễn Ðình Ðầu phản bác lại bài của GS. TS Phạm văn Hường viết về Lm. Ðắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Bài của ông Nguyễn Đình Đầu viết bằng văn phong nặng và một thái độ quyết liệt “đính chính”. Việc phản biện nầy của ông Nguyễn Ðình Ðầu đúng hay sai xin để cho GS Hường có ý kiến. Nhân dịp nầy, tôi muốn biện chính một số sai lầm nghiêm trọng của vài người, trong đó có ông Nguyễn Ðình Ðầu, đã viết về Lm Ðắc Lộ để từ đó đưa đến việc tái vinh danh sai lầm về giáo sĩ nầy.

Lúc vinh danh hay tái vinh danh Lm Ðắc Lộ, người ta nghĩ rằng chính giáo sĩ nầy là người đầu tiên có sáng kiến dùng mẩu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt mà chúng ta thường gọi là chữ Quốc ngữ. Nhưng trong lời nói đầu “Cùng bạn đọc” (trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La) chính Ðắc Lộ đã nói rõ rằng ông không phải là người đầu tiên có sáng kiến dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt mà ông học tiếng Việt với người dân Việt và với các Cha khác trong hội Dòng (tôi cũng đã trích dẫn trong một bài viết trước đây) nên nay không nhắc lại nữa.

Nhân bài viết của ông Nguyễn Ðình Ðầu phản bác một cách bực dọc với GS Phạm Văn Hường, tôi có mấy điều cần biện chính với ông Nguyễn Ðình Ðầu cũng như với vài đồng nghiệp của ông như sau :

1. A. de Rhodes (Rốt, Ðắc Lộ) có công hay không?

Tôi nghĩ khi muốn vinh danh hay tri ân một người nào đó, chúng ta nên và cần tìm hiểu mục đích và dụng tâm của người đó. Các giáo sĩ có sáng kiến dùng mẫu tự La tinh phiên âm tiếng Việt để dễ dàng trong việc truyền đạo, chứ các giáo sĩ nầy, ngay cả các ông Pina, Amaral và Barbosa, cũng chưa bao giờ nói rằng tôi có sáng kiến dùng mẫu tự La tinh để phiên âm tiếng Việt nhằm giúp cho người bản xứ Việt Nam dễ biết đọc biết viết ngôn ngữ của họ hơn là dùng loại chữ tượng hình như chữ Nho. Ngay cả A. de Rhodes cũng xác nhận trong lời nói đầu cuốn Từ điển Việt-Bồ-La dưới tiêu đề Cùng Bạn Ðọc rằng: “Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn, vì ngoài những tiện lợi khác, nó còn giúp cho chính người bản xứ học tiếng La tinh.” Như thế, Rốt thêm phần La-tinh vào cuốn Từ điển đã có sẵn chỉ nhằm mục đích giúp cho người Việt Nam học tiếng La tinh mà thôi. Người Việt học tiếng La tinh với mục đích gì chúng ta không nghe Rốt đề cập. Còn một số giáo sĩ như Giám mục Puginier thì nói rất rõ mục đích sử dụng chữ quốc ngữ của ông:

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ Châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: Ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.

Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần dà bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.

Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An nam và phe trí thức An nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.

Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông.” (Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, trang 386 - 388).

Trong lúc các giáo sĩ vào thế kỷ 17 đã có sáng kiến phiên âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh đễ dễ truyền đạo và về sau, Giám mục Puginier đã sử dụng lọai chữ viết Âu hóa nầy để cắt đứt nền văn hóa Việt Nam với quá khứ để dễ đồng hóa dân tộc ta như đã dẫn ở trên, thì nhân dân ta trong đó có con chiên, thầy đồ, sư sải đã lợi dụng sáng kiến chữ Việt bị Âu hóa để phát triển thành một ngôn ngữ mà chúng ta gọi là quốc ngữ như ngày nay (Theo Gs. Roland Jacques trong bài “Ai là người thật sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ”, tạp chí Huế, Xưa & Nay số 62 tháng 3-4/2004 của nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương).

Vì không nhằm vào mục đích lợi ích cho dân tộc Việt trong việc La tinh hóa chữ quốc ngữ, do đó, các giáo sĩ nêu trên không có công gì với dân tộc ta để vinh danh họ t
avatar
08/10/2010 23:22:12
D9
avatar
datinh thiensu 23/10/2010 02:02:42
Chào chiên Thanh Hằng. Nếu bạn đủ can đảm bỏ đi mọi quan niệm về tôn giáo thì những nhận xét cũng như những cái thấy của bạn mới có thể chính xác được. khi bạn tìm hiểu một cách trọn vẹn về một vấn đề và thật sự thông suốt thì bạn mới nên đánh giá sự việc chính xác và khách quan được...T
...-thương bạn nhiều!
avatar
nguoicungkho 27/10/2010 12:21:49
Đọc qua các bài bình luận! buồn thật. các bạn cứ đả kích nhau làm gì các bạn vô trang này ăn nói lịch sự một chút các bạn có theo đạo Phật không ma trong câu chữ của các bạn mang nặng sự đả kích ác cảm đôi khi đến thô tục.Còn về chữ QUỐC NGỮ thì trong văn sử Nước ta cũng ghi ai là người có công sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Các bạn cãi nhau làm gì, hay nhanh nhất là vào google mà tìm hiểu "wikipedia" cái gì là sư thật thì nó vẫn là sự thật lịch sử quá khứ, hiện tại và thời gian tương lai sẽ chứng minh tất cả? bạn không nhìn thấy nhưng có tin không. Tại sao vẫn tin dân tộc chúng ta là con rồng cháu tiên. Có tin mẹ Âu Cơ sinh trăn trứng, đẻ trăm con không. Nếu không tin thì phản bội dân tộc vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức con người Việt Nam ta, ngay như 1000 năm thăng long Hà Nội còn diễn tả lại. Còn nếu tin thì cơ sở khoa học đâu?.Vì vậy với tôi cái này có thể đúng nhưng với bạn thì lại sai và ngược lại. Nên điều bạn cho là đúng thì rất có thể là sai. Tất cả chỉ là tương đối không có gì là tuyệt đối, chỉ có một thứ là niềm tin. vì bạn cho là đúng thì nó sẽ đúng, cho là sai thì nó sẽ sai. Và cuối cùng những gì tôi viết chỉ là tương đối. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và bình an trong niềm tin vào tôn giáo của mình, đừng đả kích và bác bỏ nhau, bôi nhọ nhau. Xin góp ý cùng ban quản trị web nên bỏ những bình luận mang tích đả kích, bôi nhọ, bác bỏ, đôi khi còn có những lời lẽ tục tữu nữa. Bạn Thanh Hằng liên lạc với tôi theo nick quochieublack tôi có một số vấn đề xin được trao đổi cùng bạn rất hân hạnh.
Reply Tán thành Không tán thành
-2
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
AMEN 27/10/2010 13:47:04
"Tại sao vẫn tin dân tộc chúng ta là con rồng cháu tiên. Có tin mẹ Âu Cơ sinh trăn trứng, đẻ trăm con không. Nếu không tin thì phản bội dân tộc vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức con người Việt Nam ta, ngay như 1000 năm thăng long Hà Nội còn diễn tả lại"....Thưa bạn, người Việt Nam tự hào là con rồng cháu tiên. Bạn cũng biết điều này sao. Thế sao đạo Chúa lại coi con rồng là hiện thân của Satan, xấu xa, độc ác? Tại sao ở giáo xứ Tân Hương (Kon Tum) có mặt tiền trái của nhà thờ là hình tổng thiên thần Michael đang vung gươm chém rồng. Sách Khải Huyền viết như sau:“Bây giờ có một cuộc chiến đấu trên trời: Mi-chen và các sứ người tranh chiến cùng con rồng, rồng cũng cùng các sứ mình tranh chiến lại; song chúng nó không thắng, và chẳng còn thấy chúng nó ở trên trời nữa. Con rồng lớn đó bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là ma quỉ và Satan, dỗ dành cả thiên hạ; nó đã bị quăng xuống đất, các sứ nó cũng bị quăng xuống với nó.” (Khải Huyền 12:7-9).
Thế bạn nói gì về điều này? Bạn là người Việt Nam hay là đã nhập quốc tịch Vatican? Có khi nào đạo Chúa lại "đừng đả kích và bác bỏ" truyền thống dân tộc Việt không hả bạn?
AMEN
tổng số: 18 | đang hiển thị: 1 - 18

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Những lời Chúa phán! Những lời Chúa phán!
23/12/2009 00:04:00
Next

Đăng nhập