Tài liệu về "Liên đoàn Thanh niên PGVN lâm thời"

Đã đọc: 16742           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

I. LỜI BAN BIÊN TẬP

Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật giáo Việt Nam (viết tắt là LĐTTNPGVN) được ra mắt lâm thời vào ngày 03-6-2010 nhân Hội trại Lý Công Uẩn lần thứ 3, tại Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến, tỉnh Bình Dương. LĐTTNPGVN thực chất là đổi danh xưng từ Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ vốn được thành lập vào năm 2006. Phạm vi hoạt động của CLB Hoằng Pháp Trẻ đã có mặt tại 22 tỉnh thành Việt Nam và dự kiến sẽ hoạt động tại khắp các tỉnh, thành có Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo trực thuộc GHPGVN. CLB Hoằng Pháp Trẻ, ngoài việc tổ chức dạy Phật pháp miễn phí cho thanh thiếu niên tại nhiều tỉnh thành theo bộ giáo án Phật pháp vào đời, đã tổ chức thành công 03 Hội trại Lý Công Uẩn: năm 2008 tại Phan Thiết, 2009 tại Suối Tiên – TP.HCM và 2010 tại Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến – tỉnh Bình Dương.

ĐĐ. Thích Nhật Từ thay mặt giới Tăng Ni trẻ gửi Hồ sơ đến Ban Tôn giáo của Chỉnh phủ (BTGCP) và VP2 Hội đồng Trị sự (viết tắt là HĐTS) GHPGVN từ đầu tháng 2-2010 xin phép thành lập Hội Thanh Thiếu niên Phật giáo. Hồ sơ được HT. Thích Thiện Nhơn hướng dẫn từ trực thuộc HĐTS sang trực thuộc Ban Tăng sự TƯ và sau cùng là xin trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ. Hồ sơ xin phép thành lập gồm có:

1) Đơn xin thành lập Hội Thanh niên Phật giáo  (Gửi BTGCP) (Gửi HĐTS) (Hạ tải cả 2 file)

2) Điều lệ sinh hoạt của Hội Thanh niên Phật giáo

3) Danh sách dự kiến Ban điều hành của Hội.

Tính đến ngày 03-6-2010 thì hồ sơ gửi đến Giáo hội và BTGCP đã trên 100 ngày. Trong lúc chờ đợi sự cứu xét, CLB Hoằng Pháp Trẻ đã đổi danh thành LĐTTNPGVN, đồng thời mời thêm một số vị Phó Ban trị sự và Chánh thư ký của các Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Thành tham gia vào Liên đoàn lâm thời, và đã ra mắt Liên đoàn tại Hội trại nói trên.

Đến chứng minh Lễ ra mắt lâm thời có hai vị Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN là HT. Thích Giác Toàn và TT. Thích Bảo Nghiêm. Ngoài ra, còn có TT. Thích Đạt Đạo, Phó Ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ và TT. Thích Huệ Thông, Phó Ban Thường trực BTS Phật giáo Bình Dương và một số Tôn đức khác.

Cũng xin nói thêm, Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ ở 22 tỉnh thành đã ra đời và đã hoạt động nhịp nhàng hơn 3 năm qua. Các cấp Giáo hội đã biết và đã mặc nhiên thừa nhận. Cho đến khi Câu Lạc bộ HPT đổi danh xưng thành LĐTTNPGVN và ra mắt vào ngày 03/6/10 thì Hội đồng Trị sự (VP II) GHPGVN đã có công văn số 221/CV.HĐTS ngày 24/06/2010 với nội dung: “Việc thành lập LĐTTNPGVNLT các cấp (3 cấp: Trung ương, tỉnh, thành và cơ sở) là một ý tưởng tốt, nhằm phát huy tài năng và thu hút lực lượng tăng, ni, phật tử trẻ, cho công cuộc phát huy Đạo pháp và nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên việc thành lập LĐTTNPGVNLT là chưa đúng Hiến chương Giáo hội, Nội qui Ban Tăng sự, Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử TW cũng như Pháp lệnh tín ngưỡng Tôn giáo qui định và cho phép. Do đó, việc thành lập LĐTTNPHVN là không hợp pháp. ( . . . ) Đối với các Tăng, Ni, Phật tử có tên trong danh sách Ban Điều hành LĐTTNPGVNLT không được phép hoạt động, phải làm đơn rút tên ra khỏi danh sách của Liên đoàn.” 

Sự kiện này đã tạo ra phản ứng trái chiều từ VP2 và công chúng. Để rộng đường dư luận, Ban Ban tập Đạo Phật Ngày Nay mở Diễn đàn về vấn đề này. Kính mời chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tích cực, trên tinh thần quan tâm đến đường hướng tu tập, hành đạo của thế hệ tăng, ni trẻ trong lòng GHPGVN và trong khuôn khổ pháp luật hiện hành.

Để lời góp ý có giá trị đăng tải trên Diễn đàn, kính mong liệt quý vị ghi rõ tên tuổi thật, địa chỉ thường trú, số điện thoại và email. Lời góp ý nào không đầy đủ các thông tin vừa nêu, không thể hiện tinh thần xây dựng tích cực và thiếu thiện chí xin cho phép chúng tôi không đăng tải trên diễn đàn.  Kính mong chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử hoan hỷ hợp tác và tham gia đóng góp ý kiến.

Xin trân trọng đón nhận những đóng góp ý kiến tích cực của liệt quý vị.

Kính chúc chư Tôn đức an lành trong chánh pháp và hanh thông trong cuộc đời.

TP.HCM, ngày 30-6-2010

Trân trọng

BBT Đạo Phật Ngày Nay

***

 

II. BAN CỐ VẤN CỦA LĐTTNPGVN

1) HT. THÍCH TRÍ QUẢNG (Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự THPG TP.HCM, Viện Trưởng HVPGVN tại TP.HCM)

2) HT. THÍCH GIÁC TOÀN (Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TƯ, Trưởng Ban Kinh tế Tài chính) 

3) HT. THÍCH THIỆN TÁNH (Ủy viên Kiểm soát HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự THPG TP.HCM) 

4) TT. THÍCH BẢO NGHIÊM (Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Hoằng Pháp TƯ, Trưởng Ban Trị sự THPG Hà Nội)

 

Ghi chú:

- HT. Thích Trí Quảng là Chứng minh và Cố vấn tối cao của Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ từ năm 2006.

- TT. Thích Bảo Nghiêm là Cố vấn tối cao của Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật tử Thủ đô, được ra mắt ngày 27-8-2010 tại Hà Nội (Liên đoàn này được thành lập và hoạt động gần 1 năm trong bình yên vì BTGCP, VP1 và Ban Trị sự PG Hà Nội thấy rõ việc làm tốt cần được ủng hộ)

***

 

III. TÀI LIỆU XIN THÀNH LẬP “HỘI THANH NIÊN PHẬT GIÁO”

1) Đơn xin thành lập Hội Thanh niên Phật giáo  (Danh xưng chính nếu được chấp nhận lập Hội, thay cho LĐTTNPGVN vốn là danh xưng tạm thời) (Gửi BTGCP) (Gửi HĐTS) (tải cả 2 file)

2) Dự thảo “Điều lệ sinh hoạt của Hội Thanh niên Phật giáo”

3) Danh sách dự kiến Ban điều hành của Hội

 

Ghi chú:

- Bộ hồ sơ trên đã gửi đến HT. Thích Thiện Nhơn (Phó Chủ tịch – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN và ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 06-2-2010. Theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, bộ hồ sơ này là hợp lệ vì đầy đủ yêu cầu.

- Hơn 100 ngày trôi qua, không có sự trả lời bằng văn bản chính thức của hai cơ quan trên.

 

IV. ĐỔI DANH XƯNG CLB HOẰNG PHÁP TRẺ THÀNH LĐTTNPGVN

1) Biên bản ghi nhớ V/v đổi danh xưng LĐTTNPGVN từ CLB Hoằng Pháp Trẻ

2) Danh sách Ban Điều hành lâm thời của LĐTTNPGVN.

 

V. RA MẮT LĐTTNPGVN TẠI ĐẠI NAM VĂN HIẾN, BÌNH DƯƠNG

1) TT. Thích Bảo Nghiêm phát biểu khai mạc khích lệ

2) TT. Thích Đạt Đạo (Phó Thường Trực Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM, Uỷ viên Thường trực HĐTS) đọc danh sách lâm thời LĐTTNPGVN

3) HT. Thích Giác Toàn trao danh sách lâm thời LĐTTNPGVN

4) Chứng minh còn có các lãnh đạo cấp Phó Ban Trị sự tỉnh thành Phật giáo

5) Hơn 2/3 thành viên LĐTTNPGVN tham dự (Trong số đó có 03 vị Uỷ viên HĐTS, các vị Phó Ban Trị sự, Chánh thư ký Ban Trị sự, Trưởng ban / Phó ban trực thuộc Ban Trị sự PG tỉnh thành, Phó Ban ngành Trung ương, Uỷ viên các ban ngành TƯ và Ban Trị sự tỉnh thành hội Phật giáo, các thành viên của GHPGVN tại 22 tỉnh thành phía Nam và Hà Nội.

 

Ghi chú:

- Danh sách Ban điều hành lâm thời và Bản ghi nhớ v/v đổi danh xưng CLB Hoằng Pháp Trẻ thành LĐTTNPGVN không hề được phát tán cho bất kỳ ai bao gồm chư Tôn đức Cố vấn, các thành viên của LĐTTNPGVN.

- Sau khi thành lập cho đến giờ LĐTTNPGVN chưa hoạt động ngày nào, không có hoạt động thành lập LĐTTNPGVN cấp tỉnh thành nào. Vì tất cả đang chờ đợi sự cứu xét của HĐTS.

 

VI. CÁC VĂN THƯ CỦA ĐĐ. THÍCH NHẬT TỪ

1) Tường trình v/v Đổi danh xưng và ra mắt Liên đoàn Thanh thiến niên Phật giáo Việt Nam gửi VP2 ngày 25 tháng 6 năm 2010

2) Tường trình và minh oan về một số cáo buộc liên hệ LĐTTNPGVN gửi VP2 ngày 28 tháng 6 năm 2010

3) Tờ thỉnh nguyện VP2 tái cứu xét LĐTTNPGVN lâm thời gửi VP2 ngày 02-7-2010

 

Ghi chú: Cho đến hôm nay (10-7-2010) ĐĐ. Thích Nhật Từ chưa nhận được trả lời bằng văn bản của VP2 về các nội dung được thỉnh nguyện trong 3 văn thư nêu trên.

 

VII. CÁC VĂN BẢN VÀ CÔNG VĂN CỦA VP2 GHGPVN

1) Tờ xin ý kiến của HT. Thích Thiện Nhơn V/v thành lập Tổng hội Thanh niên Phật giáo Việt Nam lâm thời, gửi cho Hoà thượng Chủ Tịch HĐTS, Hoà thượng Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS và Hoà thượng Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử TƯ ngày 07-6-2010. Tờ trình đóng dấu treo ở phần trên góc trái (?!).

2) Công văn số 029/CV.HĐTS của HT. Thích Huệ Tài, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh An Giang gửi cho Ban Thường trực HĐTS V/v thỉnh thị ý kiến đối với một tổ chức mang danh nghĩa Phật giáo do cá nhân tự thành lập (?!), ngày 15-6-2010.

3) Tờ Báo cáo số 92/BC/BTS của TT. Thích Huệ Thông, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự PG tỉnh Bình Dương gửi cho Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương ngày 17-6-2010, thay thế văn bản báo cáo cho VP2. (Hình 1) (Hình 2) (Download file zip cả 2 hình)

4) Chương trình phiên họp của VP2 ngày 23-6-2010 về LĐTTNPGVN (có sự hiện diện của HT. Thích Từ Nhơn, HT. Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Giác Toàn, HT. Thích Thiện Tánh, HT. Thích Thiện Pháp, TT. Thích Huệ Trí, TT. Thích Đạt Đạo, TT. Thích Tấn Đạt và TT. Thích Thiện Thống). HT. Thích Trí Quảng và TT. Thích Bảo Nghiêm vắng mặt. ĐĐ. Thích Nhật Từ và các thành viên LĐTTNPGVN không được mời tham dự.

5) Công văn số 221/CV.HĐTS của HT. Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS gửi cho Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo (55 tỉnh thành), Ban Đại diện Phật giáo Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh và Sở Nội vụ (BTG) ở 55 tỉnh thành V/v Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật giáo Việt Nam Lâm thời chưa được GHPGVN cho phép thành lập. (Hình 1) (Hình 2) (Download file zip cả 2 hình)

6) Tờ giải trình của HT .Thích Thiện Nhơn về vấn đề Hội Thanh niên Phật giáo, Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật giáo Việt Nam, gửi chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS GHPGVN, BTGCP, Ban Tăng Sự, Ban Hoằng Pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử ngày 03-7-2010. (BBT nhận được vào ngày 08-7-2010). Tờ trình đóng dấu treo ở phần trên góc trái (?!). (Hình 1) (Hình 2) (Hình 3) (Download file zip cả 3 hình)

 

Ghi chú:

- Từ ngày 03-6-2010 cho đến ngày hôm nay, ĐĐ. Thích Nhật Từ và các thành viên LĐTTNPGVN không hề nhận được bất kỳ công văn nào của VP2 triệu tập hay yêu cầu viết tường trình, nhắc nhở hay cảnh cáo về sự việc ra mắt lâm thời LĐTTNPGVN (?!). Trên thực tế thì VP2 chưa từng gửi cho họ.

- Tờ xin ý kiến của HT. Thích Thiện Nhơn có 4 sai sót căn bản: a) Ngày ra mắt là 03-6-2010 lại ghi nhầm là 04-6-2010, b) Tên Liên đoàn là LĐTTNPGVN lại ghi là Tổng Hội Thanh niên Phật giáo Việt Nam, c) Quy kết ĐĐ. Thích Nhật Từ đã công bố và trao danh sách, trong khi TT. Thích Đạt Đạo công bố, HT .Thích Giác Toàn trao danh sách, d) Chức danh của ĐĐ. Thích Nhật Từ trong LĐTTNPGVN là Trưởng Ban điều hành lại ghi nhầm thành Chủ tịch.

- Tờ xin ý kiến của HT. Thích Thiện Nhơn không hề nhắc đến việc ĐĐ. Thích Nhật Từ làm đơn 3 lần, nộp hồ sơ xin lập Hội vốn được chính Hoà thượng tận tình hướng dẫn (?!) trong khi cuối tờ trình lại đề nghị ý kiến chỉ đạo “để giữ gìn kỷ cương và các hoạt động của Giáo hội theo quy định của Hiến chương GHPGVN đã được Chính phủ và luật pháp công nhận (?!).

- Đuôi công văn số 029 của HT. Thích Huệ Tài thay vì phải viết là CV.BTS lại ghi là 029/CV.HĐTS. Điều này cho thấy công văn này được viết dùm từ VP2 nhưng vội vã nên quên xoá cái đuôi HĐTS (?!).

- Công văn Công văn số 029/CV.HĐTS của HT. Thích Huệ Tài nhầm lẫn các thông tin như Tờ xin ý kiến của HT. Thích Thiện Nhơn: a) Cáo buộc ĐĐ. Thích Nhật Từ công bố thành phần nhân sự (thực tế là TT. Thích Đạt Đạo), b) Trong công văn này 2 lần xuyên tạc rằng cá nhân ĐĐ. Thích Nhật Từ thành lập tổ chức mang danh nghĩa Phật giáo, trong khi thực tế danh sách gồm có 78 thành viên, trên 55 thành viên tham dự (?!).

- Mặc dù trong Công văn số 029/CV.HĐTS HT. Thích Huệ Tài nói thế như thể tuân thủ Hiến chương và VP2, trên thực tế đã kỷ luật và cấm TT. Thích Thiện Nghĩa giảng Hạ, sai với điều 46 của Hiến chương GHPGVN trước khi có chỉ đạo của VP2 (?!).

- Chương trình phiên họp của VP2 ngày 23-6-2010 ở mục 4 cố tình ghi nhầm như Công văn 029 của HT. Thích Huệ Tài: “Văn phòng Trung ương Giáo hội báo cáo vấn đề cá nhân thành lập Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật giáo Việt Nam”. Trên thực tế việc ra mắt là gồm một tập thể trên 55 thành viên có sự chứng minh của 2 vị Cố vấn LĐTTNPGVN. Đây là một sự tắc trách hơn là sự nhầm lẫn, vì TT. Thích Đạt Đạo đã báo cáo mọi việc với VP2 vào ngày 06-6-2010 rồi, trước phiên họp này đến 17 ngày (?!).

- VP2 cung cấp thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác để HT. Thích Từ Nhơn phải ký vào Công văn 221/CV.HĐTS tiếp tục nhầm lẫn về thông tin: a) Ngày ra mắt LĐTTNPGN là 03-6 ghi nhầm thành 04-6-2010, b) Cố tình ghi nhầm ĐĐ. Thích Nhật Từ công bố và phát tán danh sách lâm thời, c) Không nhắc gì đến tiến trình thầy Nhật Từ xin đơn 3 lần v/v thành lập Hội (?!).

- Cho đến hôm nay (07-7-2010), VP2 vẫn chưa gửi văn bản đính chính các sai lầm nghiêm trọng như nêu trên vốn có thể dẫn đến sự hiểu lầm nghiêm trọng về động cơ của ĐĐ. Thích Nhật Từ và LĐTTNPGVN. Điều này đã gây hưởng tiêu cực đến các uy tín, danh dự và quan hệ xã hội của tất cả thành viên tham gia LĐTTNPGVN (?!)

 

***

 

CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC TRÍCH TÓM TẮT

 

Ý KIẾN VÀ CHỈ ĐẠO CỦA HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN

“…Việc thành lập Liên đoàn Thanh Thiếu niên Phật giáo Việt Nam Lâm thời các cấp (3 cấp: Trung ương, Tỉnh Thành và cơ sở) là một ý tưởng tốt, nhằm phát huy tài năng và thu hút lực lượng Tăng Ni, Phật tử trẻ cho công cuộc phát huy Đạo Pháp và nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên, việc thành lập LĐTTNPGVN Lâm thời là chưa đúng Hiến chương Giáo hội, Nội quy Ban Tăng sự, Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ cũng như Pháp lệnh Tính ngưỡng, Tôn giáo quy định và cho phép. Do đó, việc thành lập LĐTTNPGVN là không hợp pháp, vì không gắn với Ban Hoằng Pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ GHPGVN, nhất là chưa được GHPGVN cho phép.

Trên cơ sở đó, đề nghị quý Ban [Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh thành và Ban Đại diện PG Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh] không được để LĐTTPGVN triển khai các hoạt động tại địa phương. Đối với các Tăng Ni, Phật tử có tên trong danh sách Ban Điều hành Lâm thời LĐTTNPGVN không được phép hoạt động, phải làm đơn rút tên ra khỏi danh sách của Liên đoàn.”

(Trích Công văn 221/CV.HĐTS của HT. Thích Từ Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, ký ngày 24-6-2010, gửi Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh thành và Ban Đại diện PG Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh và Sở Nội vụ (BTG) các Tỉnh Thành)

 

***

 

TRÍCH “LUẬT QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI”

 

Điều 1. Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.

Điều 2. Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác.

Điều 7. Người nào xâm phạm đến quyền lập hội hoặc đến quyền tự do vào hội, ra hội của người khác có thể bị cảnh cáo hoặc bị truy tố trước toà án và bị xử phạt tù từ một tháng đến một năm.

(Trích Sắc lệnh 102-SL/L-004 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 20-5-1957)

***

 

TRÍCH “NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ”

Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

 

Điều 11. Đăng ký hội đoàn tôn giáo

  1. Những hội đoàn do tổ chức tôn giáo lập ra chỉ nhằm phục vụ lễ nghi tôn giáo, khi hoạt động không phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Những hội đoàn tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, thì tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
  3. Hồ sơ gồm:

a)      Văn bản đăng ký, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên hội đoàn, cá nhân chịu trách nhiệm về hoạt động của hội đoàn;

b)      Danh sách những người tham gia điều hành hội đoàn;

c)      Nội quy, quy chế hoặc điều lệ hoạt động của hội đoàn, trong đó nêu rõ mục đích hoạt động, hệ thống tổ chức và quản lý của hội đoàn;

  1. Sau 45 ngày kể từ ngày hộp đủ hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền không có ý kiến khác, thì hội đoàn được hoạt động theo nội dung đã đăng ký.

(Trích Nghị định số 22/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ngày 01 tháng 3 năm 2005. Ban Tôn giáo Chính phủ, Văn bản pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr.38).

 

Ghi chú: Hồ sơ xin lập Hội trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử đã nộp cho BTGCP và Văn phòng 2 Hội đồng Trị sự GHPGVN hơn 100 ngày, nhưng đương đơn chưa nhận được trả lời bằng văn bản nào của hai cơ quan trên.

***

 

TRÍCH “HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM”

 

Điều 21. Các ngành hoạt động của Giáo hội gồm có:

  1. Ban Tăng sự
  2. Ban Giáo dục Tăng ni
  3. Ban Hướng dẫn Phật tử, gồm 2 Phân ban: Phân Ban Cư sĩ Phật tử, Phân Ban Gia đình Phật tử
  4. Ban Hoằng pháp
  5. Ban Nghi lễ
  6. Ban Văn hoá
  7. Ban Kinh tế Tài chính
  8. Ban Từ thiện xã hội
  9. Ban Phật giáo Quốc tế
  10. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
  11. Các Uỷ viên Pháp chế
  12. Các Uỷ viên Kiểm soát

 

Các Ban và Viện có thể thành lập các Phân ban, Phân viện để phụ trách các chuyên ngành hoạt động theo Nội quy riêng được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chuẩn y.

(Trích Hiến chương GHPGVN do Hoà thượng Chủ tịch Thích Trí Tịnh ký ngày 14-12-2010. Hội đồng Trị sự, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. NXBTG, Hà Nội, 2008, tr. 9-10)

 

Ghi chú: Theo hướng dẫn của HT. Thích Thiện Nhơn, hồ sơ lập Hội xin đổi lần thứ ba xin được trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử. Lần thứ nhất xin được trực thuộc Hội đồng Trị sự. Lần thứ hai trực thuộc Ban Tăng sự TƯ. Thủ tục lần thứ ba được hoàn tất ngày 06-2-2010.

 

 

TRÍCH “TỜ GIẢI TRÌNH CỦA ĐĐ. THÍCH NHẬT TỪ VỀ LĐTTNPGVN”

 

Chúng con kính nhắc lại nơi đây rằng vào ngày 27-8-2009, tại Hà Nội, Ban Trị sự Phật giáo Hà Nội và Ban hoằng Pháp Hà nội đã trọng thể tổ chức lễ ra mắt “Liên đoàn thanh thiếu niên phật tử Thủ Đô.” Việc làm này, theo tinh thần của Công văn 221/CV.HĐTS cũng là một ý tưởng tốt. Nhưng căn cứ theo Hiến chương GHPGVN, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản pháp lý khác của chính phủ thì sự thành lập “Liên đoàn thanh thiếu niên phật tử Thủ Đô” là chưa có sự cho phép chuẩn phê của HĐTS GHPGVN.

Gần một năm qua, Liên đoàn này dù không hợp pháp theo Hiến chương GHPGVN và Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc tạo dựng hình ảnh của GHPGVN và đất nước Việt Nam trong giai đoàn hội nhập và phát triển. Vụ trưởng Vụ Phật giáo thuộc BTGCP đến dự và phát biểu, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp TƯ, Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ ủng hộ. Sao lại có việc làm đáng được trân trọng này? Theo con nghĩ, tất cả đều thấy rằng dù chưa được quy định trong Hiến chương, việc làm tốt cần được ủng hộ!

ĐĐ. Thích Chiếu Tuệ làm Trưởng Đoàn của Liên đoàn này cũng là Phó Ban điều hành của LĐTTNPGVN của chúng con. Một số vị Phó Ban Trị sự và Chánh thư ký của các Ban Trị sự PG Tỉnh Thành cũng tham gia với tư cách Phó Ban điều hành của Liên đoàn, với mục đích nối kết tay nhau cho các Phật sự phục vụ GHPGVN và đất nước Việt Nam, chứ không có dụng ý hay tham vọng nào khác.

Theo Tờ xin ý kiến của HT. Thích Thiện Nhơn gửi Hoà thượng Chủ tịch và Phó chủ tịch Thường trực HĐTS, thì tinh thần của Tờ trình này và Công văn 221/CV.HĐTS do HT. Thích Từ Nhơn ký là “để bảo vệ hiệu năng và pháp lý của Hiến chương” cũng như nhằm “để giữ gìn kỷ cương và các hoạt động của Giáo hội theo quy định của Hiến chương.” Chúng con xin thay mặt quý Tăng Ni trẻ có tên trong danh sách Ban điều hành lâm thời của LĐTTNPGVN tha thiết kính khẩn cầu chư tôn đức xem xét lại và có quyết định cuối cùng theo tinh thần “công tâm và công bằng xã hội” về sự có mặt của Liên đoàn thanh thiếu niên Phật tử Thủ đô, Liên đoàn Thanh thiếu niên Phật giáo Việt Nam và các CLB Hoằng Pháp Trẻ tại 22 tỉnh thành.

Chúng con thiết nghĩ, việc xem xét và quyết định cần được công bằng. . . Chúng con sẽ rất hoan hỷ và thành kính “y giáo phụng hành” sự chỉ dạy có công tâm và công bằng xã hội của chư Tôn đức.”

(Tờ giải trình của ĐĐ. Thích Nhật Từ ngày 28-6-2010)

***

 

 

GHI CHÚ CỦA BBT ĐẠO PHẬT NGÀY NAY

1) Từ ngày 07-7-2010, BBT đã ngưng Diễn đàn để chờ đợi các thông tin được cập nhật từ phía VP2.

2) Ban Biên tập Đạo Phật Ngày Nay sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vấn đề này, khi có diễn tiến mới nhất.

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập