Đôi lời với tác Giả Lưu Phong và Ban biên tập báo An Ninh thế giới cuối tháng về bài viết “Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan” *

Đã đọc: 11543           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Thưa cùng ban biên tập báo ANTG và tác giả Lưu Phong vô cùng dũng cảm khí phách hơn người, dù chưa rõ thực hư “DI THẢO” của cụ Phan Bội Châu có đúng nguyên văn như vậy không? Vì lẽ thường TAM SAO THÂT BỔN; việc “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia” lâu nay không còn là chuyện lạ!

Xin phép được tự giới thiệu về mình, tôi là độc giả thường xuyên của báo ANTG cuối tháng  kể từ khi tờ báo ra những số đầu tiên cho đến nay. Trong bài viết này, tôi sẽ không nêu ra một nhận xét hay phê bình nào về nhân vật đã quá nổi tiếng mà ông Lưu Phong đã trích dẫn. Nhà yêu nước Phan Bội Châu,  một trong những thủ lĩnh của phong trào Đông Du của thế kỷ trước được lịch sử nước nhà ghi nhận. Dưới góc độ của một người đọc, tôi chỉ dẫn lại những nội dung đầy ẩn ý mà tác giả Lưu Phong đã nhấn mạnh trong bài báo của mình, để mọi người có dịp “chiêm nghiệm”, có cái nhìn khách quan về đề tài mà tác giả đã “dụng công nghiên cứu” công khai trên mục “KHOA HỌC VÀ NHỮNG NỀN VĂN MINH” (ANTG – CT ). Trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay của cụ Phan Bội Châu) – Chắc giờ này nằm sâu trong lòng đất lạnh. Sau 70 năm (PBC 1867 – 1940) “Ông già bến Ngự”, “Ông đầu Xứ Nghệ” (Những cái tên mà người đời gọi cụ) sẽ nở trên môi nụ cười rạng rỡ mãn nguyện vì lớp hậu sinh hôm nay đã rất không tầm thường, hiểu được nỗi lòng của người xưa, đồng cảm và chia sẻ sâu sắc với mình.

Không giống như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du từng viết: “BẤT TRI TAM BÁCH DƯ NIÊN HẬU – THIÊN HẠ HÀ NHÂN KHẤP TỐ NHƯ”. Không đợi tới 300 năm, chỉ cần 70 năm thôi hậu thế đã có người đọc di thảo của ông, viết về ông với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, hiếu kính. Xin trích lại nguyên văn những lời vàng ngọc: “Trong tạp ký” Phan Bội Châu cho rằng: tục ma quỷ ở Việt Nam rất thịnh hành, cũng giống như tục sùng Phật ở Ấn Độ, tục thờ Thần ở Trung Hoa… Một người nho học theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng với đạo Phật vì như người xưa đã chỉ rõ “Đạo Phật và đạo Khổng rất mâu thuẫn với nhau cho nên có người bảo đạo phật là KẺ THÙ của đạo Khổng”. Trong cách nhìn nhận của Phan Bội Châu: làm chùa, nuôi sư, in kinh, xây tháp, khắc chuông, đúc tượng, hiến quả, dâng hương… để cầu những cái mà người đương thời cho là hạnh phúc, thực ra chỉ là việc vô bổ mà thôi. Đó là vì làm sao? Phan Bội Châu viết: “Các người sở dĩ làm như vậy chẳng qua là để cầu hạnh phúc mà thôi, nhưng cái mà các người bảo là hạnh phúc, người ngoài người ta bảo đó là tai họa đấy – Những cái mà các người cầu xin là sống lâu nhiều con cái, nhiều vàng bạc, nhiều hầu non trẻ đẹp, xe sang ngựa tốt, vóc nhiễu đầy nhà, đời nầy lưu truyền qua đời khác không bao giờ hết – Đấy là hạnh phúc của các người đấy – Thế nhưng các người đã nhầm, các người đã nhầm to rồi đấy…”

Thưa cùng ban biên tập báo ANTG và tác giả Lưu Phong vô cùng dũng cảm khí phách hơn người, dù chưa rõ thực hư “DI THẢO” của cụ Phan Bội Châu có đúng nguyên văn như vậy không? Vì lẽ thường TAM SAO THÂT BỔN; việc “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia” lâu nay không còn là chuyện lạ!

Chắc hẳn tôi và bạn đọc gần xa, dù yêu mến tờ báo đến đâu cũng rất khó đồng cảm trước những lời lẽ đao to, búa lớn của tác giả được. Ngụ ý của tác giả là gì? Xin nhường lời cho bạn đọc và các tầng lớp yêu kính – Tin tưởng đạo PHẬT tự bình phẩm – nhận xét. Điều quan trọng là ngày nay sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ thông tin – truyền thông toàn cầu – những vấn đề, sự kiện lớn nhỏ mọi người đều có thể nắm bắt được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác! Có người định nghĩa rằng “VĂN HÓA LÀ CÁI CÒN LẠI SAU KHI TẤT CẢ NHỮNG THỨ KHÁC ĐÃ MẤT ĐI” – Chúng ta đang tiến tới tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội. Trong những năm qua với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và nhà nước, các nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, khảo cổ, văn hóa nghệ thuật, dân tộc học… Các nghệ nhân đã làm việc hết sức mình để tôn tạo, phục chế, tái tạo lại những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông tiền nhân chúng ta đã để lại. Sau 10 thế kỷ thăng trầm, qua những khúc biến thiên của lịch sử - hệ thống văn hóa vật thể như: chùa, đình, tháp, chuông, tượng, kinh điển… có dịp hồi sinh trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà sau 25 thế kỷ Liên hiệp quốc đã bình chọn và tổ chức Khánh đản cho giáo chủ: THÍCH CA MÂU NI PHẬT tại nhiều nơi trên thế giới.  Năm 2008 tổ chức tại Hà Nội -  Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sinh thời bộ óc vĩ đại của thế kỷ 20, nhà bác học ALBERT EINSTEIN từng viết: “Nếu có một tôn giáo đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là PHẬT GIÁO!... Vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học – Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện SIÊU NHIÊN lẫn TỰ NHIÊN đặt trên căn bản ý thức và đạo lý – xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên và trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa – PHẬT GIÁO sẽ đáp ứng được các điều kiện đó. Gần đây cụm từ: “PHẬT GIÁO VIỆT NAM LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG LỊCH SỬ DÂN TỘC” xuất hiện ngày càng nhiều trong các bài diễn văn của những người lãnh đạo cao nhất của ĐẢNG và chính phủ nước CHXHCNVN. Trên các phương tiện thông tin đại chúng – Đài truyền hình Việt Nam liên tục phát đi, phát lại nhiều lần: Lịch sử chùa Một Cột, Bái Đính, Trấn Quốc…Tượng Phật A Di Đà có 1 không 2 ở Việt Nam … Để giới thiệu với bạn bè chúng ta khắp nơi trên trái đất này – khu thắng tích Yên Tử với quy mô hoành tráng cũng được nhà nước chính thức đầu tư khởi công xây dựng, đó cũng là chân lý - đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam – “uống nước nhớ nguồn”. Xin có đôi lời với nhà báo Lưu Phong có thể tác giả là người theo đạo vô thần nên cố tình hiểu rất sai về Phật giáo – Triết lý căn bản của đạo Phật đó là: Nhân quả và Nghiệp báo - Anh tệ bạc với người, kết quả là anh sẽ bị người đối xử tệ bạc trở lại! Anh đối xử thô bạo, tệ bạc với thiên nhiên thì sẽ đón nhận quả báo ngay tức khắc! Chắc hơn ai hết tác giả hiểu điều đó! Đạo Phật và đức Phật không phải là thần linh có quyền ban phước hay giáng họa! Phúc họa phụ thuộc vào thái độ cách sống của từng cá nhân, từng giờ, từng ngày… Ngậm máu phun người thì chắc chắn làm bẩn miệng mình. Trồng cây hôm nay tương lai sẽ cho ta quả ngọt, bóng mát… Ngược lại không trồng mà triệt phá, đốn ngã thì kết quả là anh và con cháu sẽ sống lang thang, đói khát và vất vưởng – Đạo Phật không phải là lạc viên, chùa chiền cũng không phải là nơi cầu ước được vinh thân phì gia! “Ly nước sạch sẽ nhất vẫn ẩn chứa trong đó vô số vi trùng”. Đừng vì một vài hiện tượng mà vội vàng kết luận, đánh giá! Qua hai triều đại LÝ – TRẦN (1010 – 1400). Non 4 thế kỷ khi Nho giáo chưa thịnh hành, Đạo Phật là Quốc giáo. Nhà chùa là trường học, nhà sư là thầy giáo. Vua và vương tử, các danh tướng hầu hết là Phật tử. Chính nhà chùa, nhà sư đã cưu mang, đùm bọc hun đúc đào tạo nên vị vua anh minh LÝ CÔNG UẨN. Cũng đừng quên nhà Trần 3 lần chiến thắng giặc xâm lược Nguyên –Mông giữ yên bờ cõi. “Các vua nhà Trần xem ngai vàng như đôi dép rách”. Xong chiến tranh Phật Hoàng Trần Nhân Tông lên non Yên Tử, để lại cho đời câu nói bất hủ “Những ai có mắt tinh đời – hãy cố bình tâm xem lại. Cất mình vượt khỏi hang sống chết, giang tay xé toạc lưới ái ân, chẳng nề trai gái ai cũng nên tu, bất luận trí ngu đều có phần cả”.

Theo lẽ thường, những danh nhân vĩ nhân trong lịch sử nhân loại đều xứng đáng được người đời xưng tụng, đúc tượng nghiêng mình kính cẩn. Nước Mỹ cách xa chúng ta nửa vòng trái đất, văn hóa phong tục đều khác biệt, vậy mà những vị tổng thống của họ từ khi lập quốc đến nay đều được tôn trọng và đúc tượng, ngay khi họ còn tại vị, các nhà khoa học, nghệ sĩ lớn cũng vậy!

Sau ngày đất nước thống nhất, chúng ta có nhiều công trình rất có ý nghĩa giáo dục cho hôm nay và mai sau như: Quảng trường Ba Đình, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh… Những nghĩa trang, phù diêu, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, ngày đêm nghi ngút khói hương. Nghi thức tôn giáo “Cầu siêu bạt độ” đã diễn ra trên phạm vi cả nước với qui mô lớn, nhỏ. Những nghĩa cử cao đẹp như thế há là vô nghĩa cả sao? Những người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước có cái tâm trong sáng như pha lê, tầm nhìn bao quát và xuyên suốt há đều nhầm lẫn cả sao? Thật là vu khống, thiển cận, vô tình không thể tưởng!

Trong kinh Pháp cú,  đức giáo chủ Thích ca Mâu ni từng nói rằng: “Không có hương hoa nào bay ngược chiều gió thổi, chỉ có hương người đức hạnh bạt cả gió 4 phương”. Người cũng từng nói: “Nếu con muốn thoát khỏi sự sự hãi, con hãy luyện tập trí tuệ và từ bi”. “Thần linh nói cho đúng cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ”. Hãy lắng nghe các nhà khoa học nghiên cứu cuộc đời đức Phật kết luận đẻ có cái nhìn khách quan:

“Không một lời thô bạo nào được thấy thốt ra từ nơi đức Phật trong cơn tức giận, chưa từng có một lời thô bạo được thấy trên môi đức Phật, kể cả trong lúc tình cờ”. “Đức Phật thuyết giảng không phải để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe”. “Đức Phật không giải thoát con người nhưng ngài dạy: Con người phải tự chính mình giải thoát cho chính mình. Như chính Ngài tự giải thoát cho chính Ngài”.

“Sự khác biệt của đức Phật và một người bình thường, giống như sự khác biệt của một người bình thường và một người mất trí. Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường”. Xin mượn lời của nhà báo Hải Triều trên chuyên san Đạo Phật Ngày Nay để kết thúc bài viết này: “Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Giáo lý nhà Phật luôn mang lại một đời sống hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại… Niềm tin sâu sắc của quần chúng Phật tử có CHÁNH KIẾN đối với PHẬT có thể nói rằng: Không một luận điệu nào có thể làm lung lạc  suy chuyển, càng không một thế lực nào có thể làm lui sụt ý chí tu hành giải thoát của người con Phật khi họ đã có niềm tin và định hướng.

Thật ra những luồng tư tưởng bài xích, phê phán kia chẳng qua chỉ là một trong muôn hiện tượng vốn có trong thế giới tương đối này. Ví như phiến quân Taliban chỉ có thể dùng bom đạn tàn phá những pho tượng Phật ở Afgannistan chứ không thể nào làm suy sụp niềm tin Phật pháp của hàng triệu trái tim người con phật trên thế giới. Có điều chúng ta cũng cần cảnh giác với chủ nghĩa khủng bố đang có mặt khắp hành tinh này. Chúng không đơn thuần chỉ ôm bom lao vào chỗ đông người kích nổ, chúng không chỉ đánh bom ở nhà ga, tàu điện ngầm, nơi thờ phượng… Mà chúng còn dùng ngòi bút len lõi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân loại dưới cái mác của những nhà học thức cùng với cái bẫy “nhiệt tình” đi xây dựng đời sống văn minh cho nhân loại”.

Tháng 6 năm 2010

Trúc Trần – Quảng Lâm

 

* : (ANTG cuối tháng – Trang 18 – Mục Khoa học và những nền văn minh – Số 106 tháng 5/2010). Có thể xem online bài viết tại đây

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (10 đã gửi)

avatar
tai 28/06/2010 03:06:02
Nay đã là thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn những bài viết nói xấu đạo Phật mà nói xấu một cách nông cạn như vậy. Mấy vụ này vốn không cần phải biện minh gì cả, bởi vì sẽ làm mỏi tay không cần thiết đối với những nhà nghiên cưu Phật tử trên khắp Việt nam chúng ta.
avatar
Tran Duc 07/07/2010 06:14:17
Theo duong link toi da doc bai tren ANTG cuoi thang. That ra, tac gia chi trich dan loi cua Phan Boi Chau tien sinh. Van de o day la: 1) Neu trich dan sai thi la co toi voi PBC; 2) Neu trich dan dung thi PBC la nguoi phi bang Dao Phat. Nhu vay thi phai xem xet lai tu cach cua PBC chu khong phai tac gia. Toi cho rang, su viec chua co gi ro rang nen chung ta khong nen hap tap chup cai mu cho bat cu ai. Neu khi su viec duoc sang to, gia du ma PBC sai thi du co PBC da tung la bac tien boi rat dang kinh nhung voi tinh than khoa hoc, ta van phai vach ra cai sai do cua Ong. Vay nen, hay binh tinh cac ban a !
avatar
tieu dieu 30/07/2010 01:55:08
Mong nhung vi co trach vu voi tien do Phat giao hay nhanh chong lam sang to van de nay. Theo thien y, de co ket qua, Nhung nha lanh dao Phat giao gap truc tiep BBT bao ANTG, tac gia bai viet va nhung ben co lien quan de lam viec. Phat giao can len tieng mot cach nghiem khac va manh me moi khi co nhung ke, vi mot ly do nao do, ha thap gia tri Dao phat, hon la ngoi im de mac tinh ai muon noi gi noi, muon lam gi lam. Cuoi cung dua den hau qua la, cho den thoi dai bung bo thong tin hien nay ma, van con nhung loai sach bao, bai viet, duoc viet cach day may muoi nam, tham chi vai the ky, day sai lac, ac y, ma van cong nhien duoc tai ban va luu hanh. Nhung bai viet tren mot so sach bao hien nay cung thuong xuyen tac, boi nho va lam giam gia tri sieu viet cua dao Phat nhu bai ve buoi thuyet phap cua thay Giac moi day, bai "Muon ve an chay" cua mot tac gia tren bao Tuoi Tre... Tac hai cua nhung loai sach bao nay doi voi doc gia, nhat la the he tre hien nay, thi khong noi ai cung biet.
avatar
Đỗ Thành Dũng 12/08/2010 14:24:30
Wow ! đâu có gì mà Trúc Trần - Quảng Lâm thanh minh thanh nga về giáo lý đạo Phật nhiều thế nhỉ ? Trong khi các học ...giả người ta cố tình moi móc Kinh Thánh ra bôi bác chỉ trích mà bên đạo TC họ vẫn im lặng có phản bác gì đâu hì hì ...............

Không biết đoạn trích trên của cụ PBC hay không nhưng việc nhận định đạo Phật và đạo Nho đối lập nhau là rất đúng. Ở Trung Hoa đã có thời kỳ đạo Phật bị bách hại và đạo Nho thắng thế là do đạo này đề cao luân thường đạo lý , tôn ti trật tự , giữ kỷ cương phép nước . 8 điều là hiếu để trung thứ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ .

Đạo Phật là đạo giác ngộ giải thoát chứ không phải là đạo cầu xin Thần quyền . Nếu nói tu tập theo đạo Phật để các tín đồ cầu danh lợi , hạnh phúc thế tục thì là cái nhìn cạn cợt . Việc làm các việc Phật sự , hoằng dương phật pháp , độ sinh có ý nghĩa cao quý , tự lợi lợi tha , vừa giúp người vừa tiến tu giải thoát an lạc.
avatar
tieu dieu 12/08/2010 23:25:36
Ban Dung gi do an noi loi thoi qua. Dao Nho thang the vi co luan thuong do ly. Chang le dao Phat do khong co luan thuong dao ly nen moi bi bach hai hay sao?
Xin thua, chi can mot phan nho trong Nhan thua cua Phat giao la ngu gioi, da bao trum het luan thuong dao ly roi. Va luan thuong dao ly nay da cao sieu hon so voi dao Nho rat nhieu. Do la ly do vi sao Lien Hiep Quoc da lay ngu gioi cua Phat giao de thiet lap nen hoa binh, an lac cho toan the nhan loai.
Ve van de dao Phat tu giai thoat, ban chi dung mot phan. Giai thoat, buong xa, chi danh cho nguoi xuat gia thoi. Phat tu tai gia tu chi cau qua bao an vui hanh phuc hien tai la du. Tru nhung nguoi nao co y tien len con duong xuat gia sau nay va nhung nguoi da khong con rang buoc voi gia dinh, muon theo guong cac vi xuat gia, theo nghia, hinh thuc tai gia nhung tam xuat gia. con dai da so quan chung Phat tu tai gia chi tu thien Nhan thua va Thien thua la du. Dieu nay co the kiem chung qua nhung ban kinh duc Phat thuyet giang cho nguoi tai gia. Noi dung rat ro rang la, duc Phat chi huong dan Phat tu tai gia phai biet song the nao cho co an vui hanh phuc, biet hieu kinh cha me, biet cung duong cac bac ton truong, biet tao ra nhieu cua cai theo duong huong luong thien nhung khong chap giu de huong thu mot minh, ma phai biet dung no de san se voi moi nguoi, lam cac cong tac tu thien xa hoi. Tom lai, Phat tu tai gia chi can giu nam gioi va hanh thap thien la du.
Nguoi xuat gia la tu thoat tuc, tu buong xa tat ca, de huong den cai thien Vo lau.
Phat tu tai gia tu buong xa tham lam, san han... va huong den cai thien Huu lau. Phat khong bao gio keu goi Phat tu tai gia buong xa het nhu nguoi xuat gia bao gio. Buong xa cai Ac thoi. Cai Thien phai giu lai.
Do la hai duong loi danh cho hai gioi xuat gia va tai gia rat ro rang. Ban khong nen nhap nhem.
Hay can than khi noi.
avatar
Phàm Phu 13/08/2010 03:51:37
Đỗ Thành Nhân uổng công quảng cáo , ai cũng đã biết tường tận những điều “thánh thiện” của thiên chúa giáo :

TCG là "suối nguồn tình yêu" vì Jê-hô-va luôn đứng cùng dân Do Thái , dạy họ biết chiến đấu cướp đất và tiêu diệt các dân tộc khác , biết giết hết đàn ông con nít , biết bắt trinh nữ dâng cúng cho Jê-hô-va....

Jê-hô-va luôn ban phúc cho đám chiên thực dân từ châu Âu đi cướp đất , giết hại dân bản xứ , mở mang nước chúa , bắt dân châu Phi làm nô lệ.... Ôi , suối nguồn tình yêu của Jê-hô-va !!!

Các tín đồ TCG quả là thuần thiện , “yêu chúa hết linh hồn” , chỉ tuân phục “cha” , nghe theo, nói theo “cha” , thậm chí không dám đọc cái gọi là kinh thánh. Bầy chiên thuần thiện đến nổi một con heo cũng chăn dắt được ( Phim heo con chăn cừu ).

Đàn chiên “sống đức tin sốt sắn nhiệt thành vô bờ bến” , do vậy họ luôn luôn như đà điểu vùi đầu trong cát , không muốn nghe không muốn thấy sự thật , luôn luôn dị ứng với tiến bộ khoa học , dị ứng với sự thật lịch sử....

Bầy chiên VN “bao dung quảng đại” lắm cho nên họ hùa nhau tiếp tay cho quân viễn chinh Pháp đàn áp đồng bào , tiêu diệt các lực lượng khởi nghĩa. Gia đình Ngô triều và giáo hội công giáo VN “ quảng đại” lắm lắm nên mới làm lễ hiến dâng đất nước VN cho một phụ nữ Do Thái mà họ gọi là nữ vương Maria . Ôi , quảng đại của chiên Việt !!!

Đỗ Thành Dũng suy tôn chiên “ cao thượng ” cũng dể hiểu thôi vì “ ngưu tầm ngưu , mã tầm mã ” . Có điều Phật tử giờ đây làm gì mà phải “ sợ hãi ” ? Đám thực dân đế quốc đã nhục nhã cuốn cờ tháo chạy, thời đại Ngô triều công giáo trị đã lùi xa , đâu còn chỗ tựa nào cho chiên Việt lộng hành . Bây giờ chiên phải tỏ vẻ dịu hiền , dịu giọng ẩn nhẫn chờ thời là vì vậy đó.
avatar
Rửa mặt 27/11/2010 13:21:14
Qua bài: "Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan" của tác giả Lưu Phong, tôi cũng xin có mấy ý kiến sau:
Thứ nhất, TG viết:" Phan Bội Châu là một người Nho học sâu sắc. Trong nhận thức của ông, đạo trời thực ra là đạo của thiên nhiên, tự nhiên. Ông viết: "Trời cũng không bao giờ có ý riêng cả… Cái gọi là trời làm ra chẳng qua là lẽ phải mà thôi; làm phúc cho người lành, gieo vạ chỉ kẻ ác, lẽ phải vốn có như thế...". Không biết với nhận thức như vậy, đã đủ ta đánh giá ông là người Nho học "sâu sắc" chưa, và những nhận xét ấy là của hội đồng các nhà nghiên cứu trên cơ sở bản di thảo hay chỉ là ý kiến của riêng tác giả. Theo tôi, nếu chỉ dựa trên những dữ liệu như vậy mà đánh giá ông là người Nho học "sâu sắc" liệu có cảm tính quá không, khi hiểu "Đạo Trời" chỉ vượt qua ngưỡng có một ông Trời soạn ra luật lệ. Tiếp đó, TG viết:"Phan Bội Châu cũng không phủ nhận quỷ thần vì ông cho là "cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng ở giữa không trung mà thôi". Qủa thật, đây là một phạm trù mà lần đầu tiên tôi mới thấy, "khí thiêng" thì đã tưng nghe, nhưng: "cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng ở giữa không trung" thì quả thật không hiểu nổi. Không biết quỷ thần là khí thiêng ở giữa không trung (dựa trên TG trích dẫn từ bản di thảo), là cụ Phan căn cứ rồi kết luận dựa trên triết học nào hay là tuệ nhãn của cụ. Không biết trong bản di thảo có phân tích, triển khai làm rõ vấn đề này không.Còn nếu chỉ kết luận như vậy thì quả thực tôi không hiểu nổi và cảm thấy kết luận như vậy hơi tùy tiện, không biết có quý vị nào minh tường vất đề này xin chỉ giúp!
Thứ hai, TG viết:"Trong "tạp ký", Phan Bội Châu cho rằng, tục ma quỷ ở Việt Nam rất thịnh hành, cũng giống như tục sùng Phật ở Ấn Độ, tục thờ thần ở Trung Hoa… Một người Nho học, theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng đối với đạo Phật vì như người xưa đã chỉ rõ: "Đạo Phật và đạo Khổng rất mâu thuẫn với nhau, cho nên có người bảo đạo Phật là kẻ thù của đạo Khổng…". Tôi cũng không hiểu được nội dung vấn đề này muốn nói gì: Tại sao một người Nho học, theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng đối với đạo Phật, "thận trọng" ở đây là thận trọng về vấn đề gì, không biết bản di thảo đầy đủ có nói rõ vấn đề này không. Theo tôi "thận trọng" ở ý thức hệ mang tính cộng đồng, xã hội có hai góc độ: Thứ nhất, một cộng đồng vốn đã có một ý thức hệ mà khi có một tư tưởng, một ý thức hệ của cộng đồng khác truyền vào, thì cộng đồng đó đề phòng, dè dặt vì không hiểu hết mục đích và lợi hại khi tiếp nhận luồng tư tưởng mới. Điều này, đối chiếu với vấn đề trên là không thể xảy ra, vì cả đạo Phật và đạo Nho đều truyền vào nước ta từ hàng trăm, hàng nghìn năm trước. Thứ hai, cụ thể hóa vấn đề trên, cụ Phan Bội Châu đã phát hiện hoặc nghi ngờ Đạo Phật có những âm mưu về vấn đề chính trị, xã hội, do đó trên cơ sở phân tích lợi hại nên đã có những cảnh báo, đề phòng đối với đạo Phật. Nhưng đó là những âm mưu gì để mà thận trọng, đề phòng, không biết bản di thảo đầy đủ của cụ có nói rõ vấn đề này không. Còn nếu chỉ nói chung chung như vậy ta lấy cơ sở đâu để mà đánh giá, nhận xét. Điều nữa:người xưa đã chỉ rõ"Đạo Phật và đạo Khôngr rất mâu thuẫn với nhau, cho nên có người bảo đạo Phật là kẻ thù của đạo Khổng...". Không hiểu người xưa ở đây là ai và người bảo là người nào. Ta có thể tin vấn đề này không? Lại nữa: " Một người Nho học, theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng đối với đạo Phật..." Không biết trích dẫn đó nói về vấn đề tôn giáo, trường phái hay là đề cập đến cụ Phan với tư cách là chí sĩ yêu nước, mưu cầu độc lập tự do cho nước nhà. Và lại quan trọng lấy chuẩn mực của đạo Nho rồi thận trọng với đạo Phật, và "thận trọng" là thận trọng về vấn đề gì.
Có thể nói bài viết :" Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan" của tác giả Lưu Phong mà dữ liệu liên quan đến cổ sử, cổ thư, cổ nhân. Do đó theo tôi nghĩ, để nhìn nhận khách quan, chính xác lịch sử cần nhiều công trình nghiên cứu của các nhà sử học. Trước hết ta cần phải truy tìm, đối chứng để có được dữ liệu chính xác, sau đó mới nghiên cứu, phân tích dữ liệu, sau cùng mới tổng hợp ý kiến nhận xét, phản biện của các nhà khoa học, các nhà sử học để đưa ra kết luận. Chứ không thể nhìn nhận một cách đại khái, tùy tiện được.
avatar
Rửa mặt 28/11/2010 22:27:26
Chào bạn Đỗ Thành Dũng !
Ban đầu bạn khuyên người ta "oan ức không cần thanh minh" "Wow ! đâu có gì mà Trúc Trần - Quảng Lâm thanh minh thanh nga về giáo lý đạo Phật nhiều thế nhỉ ? Trong khi các học ...giả người ta cố tình moi móc Kinh Thánh ra bôi bác chỉ trích mà bên đạo TC họ vẫn im lặng có phản bác gì đâu hì hì ...............". Chuyện người ta có moi móc Kinh Thánh hay không thì tôi nghĩ bạn đưa vấn đề ra nhầm chỗ, vì chưa ai biết moi móc chỗ nào và cần đưa ra dữ liệu để có cơ sở xem xét. Còn việc oan ức như vậy( nếu có) mà bên đạo TC vẫn im lặng thì theo tôi nghĩ là không nên. Và nếu đã đạt độ nhẫn "Sự im lặng vĩ đại" thì cứ để nó "Hữu xạ tự nhiên hương".
Đoạn sau bạn viết:"Không biết đoạn trích trên của cụ PBC hay không nhưng việc nhận định đạo Phật và đạo Nho đối lập nhau là rất đúng. Ở Trung Hoa đã có thời kỳ đạo Phật bị bách hại và đạo Nho thắng thế là do đạo này đề cao luân thường đạo lý , tôn ti trật tự , giữ kỷ cương phép nước . 8 điều là hiếu để trung thứ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ ." . Lúc đầu khuyên người ta nhẫn nhịn, còn điều này thì chứng minh cho điều gì vậy?. Theo tôi, dẫn chứng bạn đưa ra có bàn cũng không đi đến đâu. Chẳng hạn như: dẫn chứng bạn đưa ra là bạn đọc ở tài liệu nào, ở Trung Hoa đó là thời đại, vương triều nào...Rồi đạo Phật bị bách hại vì đạo Nho có tôn ti trật tự... thì tại sao thời Lý, Trần đạo Phật là quốc đạo mà vẫn được lịch sử đánh giá là thời kỳ đất nước thịnh vượng. Hay, đạo Nho ưu việt và bách hại đạo Phật trong một thời kỳ ở Trung Hoa mà sao ngày nay đạo Phật ở nước này còn chiếm số đông ...Tôi nghĩ dẫn chứng bạn đưa ra và kết luận như vậy nó vượt quá tầm của chúng ta. Do vậy, để đánh giá, nhận xét xem có vấn đề gì ở bài viết "Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan" của tác giả Lưu Phong, thì ta nên xem lại bài viết này. Riêng tôi, ở bài viết này xin có vài ý kiến sau:
Trong bài viết: " Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan" của tác giả Lưu Phong, mà tác giả cho là lấy dữ liệu từ bản di thảo của cụ Phan Bội Châu, trong đó có đoạn: " Trong "tạp ký", Phan Bội Châu cho rằng, tục ma quỷ ở Việt Nam rất thịnh hành, cũng giống như tục sùng Phật ở Ấn Độ, tục thờ thần ở Trung Hoa… Một người Nho học, theo Phan Bội Châu thì cần phải rất thận trọng đối với đạo Phật vì như người xưa đã chỉ rõ: "Đạo Phật và đạo Khổng rất mâu thuẫn với nhau, cho nên có người bảo đạo Phật là kẻ thù của đạo Khổng…" . Vì "người xưa" bảo đạo Phật và đạo đạo Khổng "mâu thuẫn " nhau, cho nên một người Nho học như cụ Phan bảo cần "thận trọng" với đạo Phật. Thế thì "người xưa" ở đây là ai, và "người bảo" là người nào, có thể tin được vào nhận định của một nhân vật phiếm chỉ như vậy không. Còn phần Cụ Phan đã tin vào nhận định của nhân vật phiếm chỉ này rồi bảo cần phải "thận trọng" đối với đạo Phật. Mà nhân vật phiếm chỉ đó bảo mỗi là "hai đạo đó mâu thuẫn nhau". Vì sao cụ Phan không tự nhận định lấy hai đạo đó mâu thuẫn như thế nào, mâu thuẫn đó có đáng phải đề phòng không, và cũng để biết đề phòng cái gì. Điều nữa: " cho nên có người bảo đạo Phật là kẻ thù của đạo Khổng", đạo Phật có thể là kẻ thù của đạo Khổng thật, nhưng theo cụ Phan thì đạo Phật có đáng là kẻ thù không. Tất cả điều đó tương quan thế nào với việc cụ Phan chống mê tín dị đoan trong xã hội nước ta ngày xưa.
Và nữa: "Phan Bội Châu cũng không phủ nhận quỷ thần vì ông cho là "cái gọi là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng ở giữa không trung mà thôi". Có thật là quỷ thần chẳng qua là khí thiêng ở giữa không trung không, điều này cụ Phan căn cứ trên triết học nào hay là tuệ nhãn của cụ.
Theo tôi nghĩ, về bản di thảo của cụ Phan Bội Châu thật-giả thế nào chưa biết. Nhưng việc tác giả Lưu Phong lấy đó làm dữ liệu cho bài viết :"Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan" thì cần phải cân nhắc lại.
avatar
Rửa mặt 30/11/2010 12:26:30
Bạn Đỗ Thành Dũng à! Xin góp một ý nho nhỏ cùng bạn.
Xin phép trích dẫn chứng của bạn: "Không biết đoạn trích trên của cụ PBC hay không nhưng việc nhận định đạo Phật và đạo Nho đối lập nhau là rất đúng. Ở Trung Hoa đã có thời kỳ đạo Phật bị bách hại và đạo Nho thắng thế là do đạo này đề cao luân thường đạo lý , tôn ti trật tự , giữ kỷ cương phép nước . 8 điều là hiếu để trung thứ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ ". Thứ nhất, tôi cho phần trích dẫn 8 điều là :" hiếu để trung thứ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" nên bỏ. Bởi vì, nghe qua thì rất là hay, nhưng xét đến nội dung, cốt lõi của vấn đề trên thì nó là sáo rỗng, độc giả có lẽ cũng chưa cần bạn phải giảng đạo Nho cho họ. Thế nên, theo tôi chỉ nên dẫn là:"Không biết đoạn trích trên của cụ PBC hay không nhưng việc nhận định đạo Phật và đạo Nho đối lập nhau là rất đúng. Ở Trung Hoa đã có thời kỳ đạo Phật bị bách hại và đạo Nho thắng thế là do đạo này đề cao luân thường đạo lý , tôn ti trật tự , giữ kỷ cương phép nước ". Nhưng nếu chỉ đưa ra dẫn chứng như vậy, thì cũng chẳng khác nào kể cho người nghe một câu chuyện truyền miệng về thời vua Nghiêu, Thuấn. Vậy nên, người đọc chỉ có thể kiểm chứng nhận xét cái điều bạn cho là:"nhưng việc nhận định đạo Phật và đạo Nho đối lập nhau là rất đúng" ,khi được bạn cho biết một số thông tin. Chẳng hạn như: thời kỳ ở Trung Hoa đây là thời kỳ nào, sự kiện đạo Phật bị đạo Nho bách hại ra làm sao, kết cục của sự kiện đó là gì, có nhà sử học nào nhận định là đạo Nho thắng thế không, giả sử như có như vậy thì các nhà sử học kết luận nguyên do đạo Nho thắng thế là gì, nhà sử học nào nhận xét là đạo Nho thắng thế là do đạo Nho đề cao luân thường đạo lý...Và tất nhiên phải còn sử sách, tài liệu được cho là chính thống còn đang lưu hành nói về vấn đề này. Liệu bạn có thể đáp ứng được những thông tin này cho độc giả không. Chứ vài từ "đầy chất" Hán-Việt :"8 điều là hiếu để trung thứ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ ." chẳng nói lên điều gì . Không tin, bạn tìm các nhà sử học và hỏi xem "phán sử" có dễ không.
avatar
Nguyễn Văn Chín 12/03/2011 02:41:36
Triết lý của Phật giáo đã xâm nhập vào Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Đã là tôn giáo thì có những lý thuyết, học thuyết và triết lý ... Nói chung Phật giáo là một tôn giáo mà người Việt nam đã tôn kính từ lâu. Ai cũng biết Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo truyền đi khắp thế giới và đã đến Việt nam. Phật giáo Việt Nam cũng có lúc thịnh lúc suy và sống chung với các đạo giáo khác (công giáo, Lảo giáo, nho giáo) cũng rất hài hòa. Sự hội nhập văn hóa quốc tế có thể làm đảo lộn những suy nghĩ của con người theo tín ngưỡng của mình và nhất là Phật giáo. Đức Thích ca mâu ni thì luôn luôn tuyệt vời. Giáo lý của Ngài là từ bi, giác ngộ Nhưng những người xuất gia đi tu lại có một số thực hành không đúng giáo pháp, không đúng kinh sách biến tướng. Những hiện tượng tổ chức xin xăm, cúng sao giải hạn, cúng tam tai... Thậm chí có nhiều ông sư trụ trì lợi dụng lòng tin của quần chúng phật tử bày vẽ cúng bái linh tinh để thu tiền. Cái này hiện nay rất phổ biến. Nhân dân ta lúc nào cũng kính Phật và trọng tăng những việc làm của các nhà chùa như vậy là một hình thức mê tín dị đoan cần phải chấm dứtTôi nghĩ các cấp các ngành chức năng cần quan tâm uốn nắn những sai trái nói trên càng sớm càng tốt
tổng số: 10 | đang hiển thị: 1 - 10

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Hôn nhân khác tôn giáo Hôn nhân khác tôn giáo
06/05/2010 03:12:00
Next

Đăng nhập