Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo

Đã đọc: 14553           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Vừa qua trên diễn đàn phattuvietnam.net đang xôn xao bàn luận về vấn đề Công giáo, Tin lành cải đạo Phật tử vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề hôn nhân khác tôn giáo và việc ứng xử của Phật tử như thế nào khi gặp phải tình huống éo le này. Quả thực đây là một vấn đề vừa tế nhị vừa khó vì nó liên quan lĩnh vực tôn giáo. Tôi xin trình bày vấn đề “ Hôn nhân khác tôn giáo” theo cái nhìn của một người Phật tử chứ không hề có ý định chia rẽ, đả kích tôn giáo. Trong bài viết, nếu có chỗ nào không phải, kính xin mọi người hoan hỉ góp ý xây dựng và bỏ qua.

Thuở xưa, sống trong xã hội với người Bàlamôn giáo, Đức Phật của chúng ta ôm người Bàlamôn nhưng không ôm đạo Bàlamôn. Ngày nay cũng thế, học theo Đức Thế Tôn, chúng ta có thể ôm người Hồi giáo nhưng không ôm đạo Hồi, ôm người Thiên Chúa giáo nhưng không ôm đạo Thiên Chúa….Đó là quan niệm của Phật giáo đối với ngoại đạo mà nói theo ngôn ngữ hiện nay là: “Hòa nhập chứ không hòa tan”. Đạo Phật cũng không bao giờ lợi dụng hôn nhân dị giáo để lôi kéo, giành giật tín đồ. Đạo Phật chủ trương tu tâm, dưỡng tánh, làm lành lánh dữ, từ bi hỉ xả với mọi loài…để vượt qua sông mê quay về bờ Giác. Đức Phật là đấng toàn trí, toàn giác chứ không toàn năng, Ngài chẳng bao giờ ban phúc hay giáng họa cho bất cứ ai cả. Đạo Phật là đạo của lý trí, của trí tuệ, mọi người phải tự đốt lên ngọn đuốc chính kiến để tu tập mà không cần đến sự cứu rỗi nào. Tín đồ Phật giáo tin vào thuyết nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả nấy, không ai có thể chịu tội cho ai được, kể cả mẹ con máu mủ tình thâm. Và trong lịch sử hơn 2000 năm, Phật giáo không hề làm đổ một giọt máu nào của nhân loại. Phật giáo được Thế giới công nhận là đạo của hòa bình, trí tuệ, từ bi… Phật giáo cũng không hề cưỡng bách mọi người theo đạo Phật vì hôn nhân, vì tiền bạc, vật chất. Còn bên Công giáo thì sao? Không nói ra thì mọi người đã biết cả rồi, trong dân gian còn lưu truyền câu nói: “Theo Đạo có gạo mà ăn” là do đâu? Tín đồ Thiên Chúa giáo chỉ tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi của họ mà thôi, ai tin vào Chúa sẽ lên Thiên đàng với Chúa bất kể là tốt xấu ra sao và luôn lợi dụng hôn nhân dị giáo để lôi kéo tín đồ, mở rộng nước Chúa. Ca dao Việt Nam có câu:

“Tôi quỳ lạy Chúa Ba Ngôi

Tôi lấy được vợ, tôi thôi đi nhà thờ”.

Công giáo là đạo của đức tin, tin mà không cần hiểu và quên mình trong vâng phục, bất kể tốt xấu ra sao, có ảnh hưởng gì đến Tổ quốc, dân tộc, cha mẹ không. Đây là sự khác biệt rõ rệt giữa Phật giáo và Công giáo. Chắc những điều này mọi người đã biết cả rồi nhưng tôi vẫn nêu ra và so sánh vài nét giữa Phật giáo với Công giáo, Tin lành.

Hôn nhân là chuyện quan trọng của đời người. Thế nhưng theo tôi thì hai con tim cùng hòa chung một nhịp đập thì chưa đủ, nó chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Hai người thực sự yêu nhau thì điều trước tiên phải hiểu và thông cảm cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau và phải có nếp sinh hoạt tương đồng. Vậy có bất công hay không, có bình đẳng hay không, có tôn trọng nhau hay không khi một người phải cải đạo theo một người. Cùng là con người sống trong một dân tộc, sao một người vẫn giữ nguyên đạo gốc, một người phải cải đạo. Cứ hôn nhân dị giáo với Công giáo, Tin lành thì phần thiệt cứ y như rằng lại nghiêng về phía Phật giáo chúng ta. Nhiều người cứ thản nhiên cho đó là bình thường và cứ nghĩ là đạo nào cũng tốt, không hề gì, có gì phải bận tâm. Có thật là đạo nào cũng tốt không? Một bên cứ khư khư bắt người khác phải theo mình, bất kể người ấy có muốn không, muốn người khác phải vì mình, hi sinh cho mình chứ mình thì không vì người, không nhường người…

Có một thực tế đau lòng mà tôi thấy được từ các cuộc hôn nhân khác tôn giáo là sự không hòa hợp trong lối sống, xào xáo, đổ vỡ trong hôn nhân mặc dù trước kia họ yêu nhau thắm thiết. Điều này âu cũng dễ hiểu vì hôn nhân phải có sự thông cảm, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Tôi có quen một gia đình: người chồng theo Công giáo, vợ anh là một Phật tử. Phải vất vả, khó khăn lắm hai người cưới nhau mà đạo ai nấy giữ. Cuộc sống hôn nhân của họ luôn lục đục về vấn đề tôn giáo, nhất là khi vợ anh sinh con. Sau khi sinh con thì một bên bắt đứa trẻ đi rửa tội, một bên không chịu, đòi lớn lên đứa trẻ sẽ quyết định tôn giáo nó theo. Gia đình anh chồng không muốn anh về dự các lễ giỗ chạp bên vợ, không đồng ý cho vợ anh ăn chay vào ngày rằm, mồng một.

Mâu thuẫn hai bên sui gia Lương – Giáo càng ngày càng gay gắt, vợ anh cũng không chịu được áp lực từ phía gia đình chồng và chẳng bao lâu thì đường ai nấy đi. Là chỗ thân quen, anh tâm sự với tôi hết mọi điều, cũng tại gia đình anh quá khắt khe nên mới ra cớ sự. Anh bảo thà ngày trước chia tay nhau thì bây giờ chỉ một lần đau mà thôi. Bây giờ có con rồi thì tội cho đứa trẻ khi bố mẹ xa nhau, nội ngoại không nhìn nhau cũng vì khác tôn giáo. Anh khuyên tôi là sau này đừng nên kết hôn với người khác tôn giáo vì khó hòa nhập lắm. Tôi cũng chỉ biết an ủi và động viên anh mà thôi. Còn vợ anh thì tâm sự với gia đình rằng cũng may là chị không cải đạo chứ không thì vừa mất đạo, vừa mất gia đình, cứ phải cam chịu sống cảnh gò bó trong gia đình chồng quá khắt khe, phong kiến, cổ hủ mà không có lối thoát, không có tự do. Nay tôi xin chia sẻ câu chuyện buồn trên và lời chia sẻ của người trong cuộc đến mọi người.

Vậy khi người Phật tử mà gặp phải vấn đề hôn nhân khác tôn giáo, họ phải làm sao, ứng xử như thế nào cho phù hợp với đạo lý nhà Phật? Tôi xin được nêu vài suy nghĩ của riêng tôi về vấn đề này để chia sẻ với mọi người.

1/ Nếu có thể được, hai bạn hãy thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận cuộc hôn nhân theo kiểu “đạo ai, nấy giữ”. Đây là phương án khả thi nhất theo mình. Hai bên tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng như nhau, tôn trọng tín ngưỡng của nhau, hợp tình hợp lý, không trọng bên nào, không nhẹ bên nào. Khi có con rồi, bạn cũng đừng bắt buộc con cái theo hay không theo tôn giáo này, tôn giáo kia, hãy để cho chúng tự chọn tôn giáo của mình khi lớn lên. Đây là phương án hòa bình, trung lập nhất mà người Phật tử chân chính thường chọn vì nó thể hiện tinh thần Từ bi, bình đẳng của đạo Phật, hòa đồng với mọi tôn giáo. Phật tử chúng ta cố gắng thực hiện phương án này vì nó thể hiện tính nhân văn, tinh thần hòa đồng của Phật giáo, cố gắng thuyết phục mãi cũng thành công, “mưa dầm thấm lâu” mà. Chúng ta có thể chia sẻ vời người kia về Phật giáo, về tính từ bi, trí tuệ của Phật giáo để người ấy có cái nhìn đúng đắn, không bị bóp méo thiên lệch về đạo Phật. Mỗi người cùng sống với một tôn giáo riêng của mình và cùng hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi. Đức Phật có dạy: “Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình”. Thực sự, mình không muốn ai trong hai bạn phải đánh mất chính mình. Về phương diện pháp luật mà nói, thì hai người đã đủ tuổi kết hôn, nếu thực sự giữa hai người có tình yêu chân chính thì chẳng ai có thể ngăn cản được, “ đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều”. Đôi bạn có thể tự đi đăng kí kết hôn, pháp luật sẽ bảo vệ hai người. Chỉ cần pháp luật và tình yêu chân thành của hai người thôi, chả cần gì đến sự cứu rỗi, ban phước của thần linh nào.

2/ Nếu thực sự giữa hai người có tình yêu chân chính không vụ lợi thì cả hai phải thuyết phục gia đình mình, phải nêu lên chính kiến của mình chứ không thể đứng yên được. Cả hai phải cùng bảo vệ tình yêu của mình. Có lẽ nào người Công giáo quá nhu nhược không bảo vệ nổi tình yêu của mình, khiến người kia phải bỏ đạo? Hay là Phật tử bên mình quá yêu đơn phương, mù quáng? Nếu quả thực như thế thì cuộc hôn nhân này sẽ không có hạnh phúc đâu vì nó thiếu sự cảm thông, tôn trọng lẫn nhau chứ chưa nói đến là cả hai người đã góp phần đưa mình và gia đình vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng. Theo mọi người, đôi bạn này có thực sự hạnh phúc không khi sống chung với một người chồng (hay vợ) quá ích kỉ, quá gia trưởng, phong kiến chỉ biết đến mình chứ không nghĩ đến người khác? Bạn nghĩ sao khi chỉ mình bạn hi sinh niềm tin tôn giáo, vượt qua cơn sóng gió này mà người kia lại không chia sẻ với bạn, đứng khoanh tay làm ngơ? Lúc đầu còn như vậy thì về lâu, về dài các bạn sống làm sao, có hòa hợp được không? Đức Từ Phụ có dạy “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” và “Thân người khó đặng, Phật Pháp khó nghe”. Trong chúng ta, ai cũng có Phật tính, ai cũng có thể chứng quả Bồ Đề mà không cần đến sự hiệp thông với một Thượng đế tối cao nào. Phật tử chúng ta may mắn gặp được Phật pháp, học theo giáo pháp Như Lai để tự giải thoát cho mình vượt qua nẻo vô minh, qua bến mê để về bờ Giác thì cớ gì lại bỏ cuộc giữa đường, phải từ chối làm thân phận một con người, phải hạ mình xuống làm con chiên, con cừu cho người ta chăn dắt…Trong hoàn cảnh này, có lẽ “tình chỉ đẹp khi tình dang dở”, hai người nên dừng lại ở đây. Không kết nghĩa phu thê được thì trở thành bạn hữu của nhau, giữa hai người sẽ có một tình bạn đẹp, trong sáng. Nếu cả hai người đều không vượt qua được hố sâu ngăn cách tôn giáo thì có lẽ đây là kết cuộc của mối tình. Các bạn ạ, thà bạn đau một lần rồi thôi cũng giống như một người bệnh nặng chấp nhận một cuộc phẫu thuật lớn, đau một lần nhưng lành bệnh còn hơn phải sống trong đau đớn bệnh tật suốt đời.

3/ Và nếu bạn không thể nào vượt qua thử thách được, phải xa lìa đạo Từ Bi của mình thì bạn cũng đừng tuyệt vọng. Bạn hãy coi đây là chướng ngại của bạn trên bước đường tu học. Có một quan niệm sai lầm của nhiều người là khi cải đạo rồi, không còn là Phật tử nữa thì chẳng bao giờ vào chùa, chẳng bao giờ tham gia các Phật sự, chấm dứt hoàn toàn với Phật giáo. Thương thay cho họ quá nông cạn, quá hời hợt không hiểu rõ về đạo Phật nên mới bị ngoại đạo dụ dỗ, lôi kéo, và bị răn dạy những điều không đúng về Phật giáo. Thực sự, tôi giận họ thì ít mà thương cho họ thì nhiều. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm các bạn ạ. Đức Phật có dạy rằng : “Không có sự phân biệt Tôn giáo và giai cấp, trong khi máu người cùng đỏ và nước mắt người cùng mặn”. Như vậy, Đức Thế Tôn vẫn luôn hòa đồng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, chỉ có tâm chúng sanh là hẹp hòi ích kỉ mà thôi. Đây là một quan niệm đầy tính nhân văn của nhà Phật. Mặc dù không còn là Phật tử trên danh nghĩa nữa, nhưng các bạn có thể áp dụng nhửng lời dạy quý giá của Đức Phật vào cuộc sống, vẫn có thể vào chùa nghe nghe giảng, làm Phật sự, cúng dường Tam Bảo, ngồi thiền, niệm Phật tại nhà…Khi nhà chùa, Câu lạc bộ thanh niên Phật tử cần gì thì các bạn có thể ủng hộ, giúp đỡ nếu điều kiện cho phép. Phật giáo có chủ trương “Tâm tức Phật, Phật tức Tâm”, nếu Tâm bạn một lòng hướng Phật thì chẳng có lớp bụi trần nào làm phai mờ đi được. Cửa Từ Bi vẫn luôn mở rộng cửa đón chúng sanh, bất kể họ có là Phật tử hay không, có lỗi lầm trong quá khứ hay không. Sau này, nếu cơ duyên thích hợp thì các bạn vẫn có thể Quy y Tam Bảo lại mà không hề có chướng ngại nào cả.

PHẬT GIÁO CẦN LÀM GÌ TRƯỚC VẤN ĐỀ HÔN NHÂN KHÁC TÔN GIÁO

Trước hết, các Thầy, các Cô cần phải đẩy mạnh công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử, nhất là thanh thiếu niên Phật tử. Tôi nhận thấy các lớp dạy giáo lý Phật giáo, những buổi sinh họat gia đình Phật tử, câu lạc bộ thanh niên Phật tử ngoài những bài giảng về Tứ Diệu Đế, Tam quy Ngũ giới… cần xen vào nội dung về vấn đề cải đạo qua hôn nhân, Phật tử phải làm gì, ứng xử như thế nào trước vấn đề này. Quý Thầy, Cô cần phải chia sẻ, giải thích, giáo hóa thanh thiếu niên Phật tử về vấn đề này để họ không bị bỡ ngỡ, lúng túng khi đối mặt với thực tế. Các vị Tăng Ni, Phật tử chúng ta cần nhìn thẳng vào thực tế, đừng sống ở trên mây nữa, vì thời nay đã khác xưa nhiều lắm. Thực tế, Phật giáo còn thiếu và còn yếu về mục này trong công tác hoằng pháp. Phật tử dù có mộ đạo, có thâm hiểu giáo lý nhà Phật như thế nào đi chăng nữa mà đứng trước vấn đề này đều lúng túng, dễ mắc sai lầm vì bị tung hỏa mù là : “đạo nào cũng tốt, cũng dạy còn người ăn ở ngay thẳng”, huống chi là những người chưa hề tiếp xúc với Phật giáo. Tôi không chê trách các Phật tử bị cải đạo qua hôn nhân, mà thương cảm, tội nghiệp cho họ vì thiếu hiểu biết, nông cạn nên mới sa chân vào cạm bẫy người khác. Có trách là trách chúng ta, không giải thích, chỉ bảo cho họ ngay từ đầu, không làm cho họ thực sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về đạo Phật.

Trong cuộc thi Phật pháp online lần 3 của diễn đàn thanhnienphattu.net có phần thi liên quan đến vấn đề hôn nhân khác tôn giáo. Tôi rất mừng vì câu hỏi tình huống rất hay, rất thời sự, vô cùng quý báu. Nhưng than ôi, số lượng bài thi gửi dự thi khá khiêm tốn so với các lần trước. Buồn thay.

Quý Tăng Ni, Phật tử cần thức tỉnh, nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Mọi người đừng bao giờ nhìn tôn giáo khác dưới lăng kính của tôn giáo mình và ậm ừ, dễ dãi cho là “đạo nào cũng tốt”. Nếu vậy thì chúng ta theo Phật giáo làm gì nhỉ? Mọi người hãy nín chút thời gian quý báu của mình để tìm hiểu vài nét sơ lược về các tôn giáo bạn từ lịch sử hình thành, cách truyền đạo, cưỡng ép theo đạo ra sao, giành giật tín đồ các tôn giáo khác như thế nào…để biết người, biết ta. Tôi xin lưu ý là biết để mà tránh chứ không phải để bài bác, đả kích vì Phật giáo không hề có chủ trương như vậy. Các cư sĩ Phật tử cần phải nắm rõ vấn đề này để chỉ bảo cho con cháu, họ hàng, bạn bè… được rõ, có chút kiến thức hiểu biết về hôn nhân dị giáo để người thân của mình không bị trở thành con mồi ngon mà ngọai đạo nhắm đến. Người Phật tử chúng ta cần phải trang bị hành trang tâm lý, tư tưởng cho con em của mình những kiến thức ứng xử, quan điểm, thái độ, lập trường… của người Phật tử về hôn nhân khác tôn giáo. Về việc này, tôi tin chắc là mọi người Phật tử sẽ làm tốt, sẽ thành công vì nó nằm trong tầm tay của người cư sĩ Phật tử tại gia và không mấy khó khăn. Các Phật tử cần hành động ngay trước khi quá muộn, đừng chờ đợi vào quý Thầy nữa. Tương lai của Phật giáo ra sao chính là do nhận thức và hành động của chúng ta ngày hôm nay.

Và cuối cùng, tôi cũng mong các bạn Thanh niên Phật tử nếu có thể thì hãy mạnh dạn tổ chức đám cưới ở chùa. Việc làm này còn xa lạ với nhiều người, họ chỉ quen thuộc với hình ảnh các đám cưới ở nhà thờ. Nhiều người cho rằng lễ cưới ở nhà thờ mới là hiện đại, tân tiến; còn chùa chiền chỉ dành cho những người già thôi. Mong các bạn Thanh niên Phật tử, các đoàn sinh Gia đình Phật tử hãy đem lại sinh khí mới cho Phật giáo và xóa đi những lối suy nghĩ lạc hậu này…

TPHCM, ngày 29/11/2009

Minh Ngọc.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (28 đã gửi)

avatar
tong van dien 01/04/2010 21:29:20
hon nhan Cong giao khong bat buoc nguoi khac ton giao phai theo. Do la su tu nguyen duoc hoc hoi va thuờng thì khi được học, họ hiểu, tìm ra được chân lý cho đời mình và họ theo thôi. t/g có thể tìm đến với họ và hỏi xem thê nao?
Tôi cũng không hiểu tại sao đạo Phật không làm như thế để giữ cho đạo mình?
Công giáo làm như thế chỉ để giúp hôn nhân hiểu nhau và sống hạnh phúc.
Thân chao!
Reply Tán thành Không tán thành
-6
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Tiến Văn Đồng 02/04/2010 02:38:40
Tội nghiệp ! Một con chiên đi lạc trong khoảng trời tri thức của thời đại .Xin có ai biết lối về Vatican chỉ cho con chiên này .Bằng không thì cũng nên giúp dẫn nó qua cánh đồng đầy cỏ tươi và trái ngọt.đỊA CHỈ CÁNH ĐỒNG NỚ LÀ :SACHHIEM.COM .
avatar
Diệu Ngọc 02/04/2010 06:26:45
Chẳng bao giờ là sự tự nguyện cả, bạn tong van dien ơi! Em trai tôi mắc vào tình cảm với một cô gái Thiên chúa giáo và phải theo đạo này khi kết hôn dù không muốn tí tẹo nào. Khi cô em dâu này bước vào gia đình tôi, chỉ có một mình cô ta theo TCG, sau mấy năm bây giờ có tới 4 người là tín đồ TCG: cô ta, em trai tôi và 2 đứa cháu tội nghiệp bị rửa tội dù chưa có tội gì. Vậy cho nên số người theo đạo Chúa mới lên tới cả tỷ đấy. Thế đấy! Em trai tôi phải bị: "được học, họ hiểu, tìm ra được chân lý cho đời mình."

Bạn tong van dien ơi, bạn đừng hòng Phật giáo chúng tôi bắt chước "làm như thế". Đó là điều mà chúng tôi đánh giá là chẳng tốt tí nào, bạn ạ! Bạn cho cách tìm kiếm thêm tín đồ kiểu này là hay lắm sao?
Tội nghiệp bạn quá!

Ai cũng có Phật tính đấy bạn ạ! Trên vòng luân hồi dài lâu thế nào rồi cũng cũng có cơ hội trở về với Phật tính của mình. Một vài kiếp đi lạc cũng chưa đến nỗi nào đâu.
avatar
Tiến Văn Đồng 02/04/2010 07:02:54
Tôi nghĩ chúng ta không nên mất thì giờ với những con chiên tội nghiệp này .Họ đã được nhào nắn và tiêm nhiễm thói "cưởng từ đoạt lý"(GS Trần Mạnh Quang) từ lâu.Mở miệng ra nghe đã thấy bắt ghét rồi,chả cần tìm hiểu trước sau và nhìn sau ngó trước chi cả.Họ chỉ biết có tin thôi chứ không cần hiểu.Còn PG mình thì ngược lại,đến để nghe chứ không phải đến để tin .

Con chiên này còn biểu chúng ta đi hỏi thử coi ! Hỏi làm gì một khi họ đã tự biến mình thành con chiên cho chủ chăn dắt.Họ không có quyền nói trái ý chủ chăn .

Bạn Diệu Ngọc không nên đối thoại với họ như thế bạn ạ.Uổng phí thời gian .
avatar
Kiều Uyển Hoa 02/04/2010 11:39:52
Tôi có một người bạn làm giáo viên văn, vì lấy chồng TCG nên phải cải đạo làm con chiên. Sống trong sự "chăn dắt" của nhà chồng suốt mấy chục năm, lúc nào cũng bị mẹ chồng nhắc phải đọc kinh, phải cầu nguyện Chúa, phải đi nhà thờ; vì muốn cho yên cửa yên nhà nên cô ấy phải làm theo. Nhưng thẫm sâu trong tâm hồn cô ấy là niềm tin Phật. Cô kể: "Tối nào cũng vậy, sau khi mẹ chồng cho phép về phòng ngủ là em niệm Quán Thế Âm Bồ-tát."
Và bây giờ thì cô ấy lại cải đạo lần thứ hai, và lần này là hoàn toàn tự nguyện. Trở lại làm Phật tử, cô ấy đi chùa, siêng năng đi thọ Bát quan trai giới, có bài giảng nào hay trên internet là cô ấy đi photocopy ra hàng trăm bản cúng dường cho đạo tràng. Và tôi là Phật tử, tuy không có thời gian dài gián đoạn như cô ấy mà bây giờ lại thấy thua xa bạn mình. Con gái cô ấy thì đi tìm sách Phật của Bs. Đỗ Hồng Ngọc về cho mẹ đọc.

Thế đấy! Tôi tội nghiệp cho bạn tong van dien quá! Bạn không hiểu biết bao nhiêu đâu. Giáo hội CG không dám công khai bắt buộc người kết hôn phải cải đạo, nhưng riêng trong gia đình thì làm sao tránh khỏi sự ép buộc nhân danh tình yêu.

Còn anh rễ của tôi ngày xưa cũng đạo CG. Khi đi cưới chị tôi, anh cũng đưa chị tôi tới nhà thờ "học đạo". Nhưng gì chứ giáo lý CG thì chị tôi giỏi lắm. Chị chuyên đọc Thánh kinh từ Cựu ước tới Tân ước, chả sót điều gì. Chị biết rõ Salomon là con của "vua thánh David" với vợ của tướng Uri, biết chuyện hai cô con gái của ông Lot phục rượu cha mình để sinh con với mình như thế nào, biết chúa Jésus đòi đem những người không chịu theo chúa ra chém chết như thế nào, v.v... Thế là anh rễ tôi thua, vui vẻ bỏ đạo luôn.

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người vì ý thức thiếu sự đề kháng nên không biết đường quay trở về. Họ chìm luôn trong thói quen mà người ta tập cho họ, rồi tới một ngày nào đó khi con họ đủ lớn để kết hôn, họ lại bắt chước đi ép buộc cải đạo người khác.

Các con chiên dù sao cũng là chúng sinh. Chúng ta nên đưa tay ra cứu độ họ. Tôi đã thấy rồi: chỉ cần đủ duyên thì có thể cải đạo lại lần nữa đấy!
avatar
minh ngọc 02/04/2010 12:47:44
Phật giáo KHÔNG có truyền thống cải đạo tín đồ, giành giật tín đồ qua hôn nhân dị giáo. Chính điều này tôi đã nhấn mạnh trong 2 bài viết của tôi.
Tôi xin giới thiệu 2 trang web có nhiều bài nghiên cứu về đạo CG và TL:
www.sachhiem.net (chứ không phải là sachhiem.com)
www.giaodiemonline.com
Thân chào mọi người.
avatar
abc 03/04/2010 17:19:15
Có một người nhờ ăn trộm mà tích lũy được nhiều của cải, tài sản của ... người khác. Đắc ý về việc làm của mình, tên ăn trộm này hỏi những người lương thiện khác: Tôi cũng không hiểu tại sao các ông không bắt chước làm như tôi, đi ăn trộm để có nhiều của cải, tài sản, nhờ đó mà ... hạnh phúc?
Miễn bình luận!
avatar
kinhthanh 03/04/2010 21:31:31
Đúng thế ! Tên ăn trộm này còn thua xa tên ăn cướp.Vào nhà người ta chém giết và cướp của,bị chủ nhà bắt và trừng phạt,giới chủ chăn họ sau này cũng nhận ra sai lầm ăn cướp ăn trộm ấy nhưng cũng bảo chủ nhà phải đồng xin lỗi.Đó là chuyện của thực dân Pháp và đám thừa sai dựa thế cắm thập ác lên mãnh đất VN chúng ta trước đây .

Tóm lại họ không chừa bất kỳ một thủ đoạn nào,kể cả " thói ngang ngược-Cưởng từ đoạt lý"(lời GS N.M.Q)để đạt mưu đồ.Nguy hiểm thay sự tồn tại của họ trên mãnh đất này mà có một " Đức thánh Ông Nội" từng lên tiếng cảnh báo .

Thế kỷ 21 ! Ánh sáng chân lý đang lấn dần bóng ĐEN .
avatar
kinhthanh 03/04/2010 21:31:31
Đúng thế ! Tên ăn trộm này còn thua xa tên ăn cướp.Vào nhà người ta chém giết và cướp của,bị chủ nhà bắt và trừng phạt,giới chủ chăn họ sau này cũng nhận ra sai lầm ăn cướp ăn trộm ấy nhưng cũng bảo chủ nhà phải đồng xin lỗi.Đó là chuyện của thực dân Pháp và đám thừa sai dựa thế cắm thập ác lên mãnh đất VN chúng ta trước đây .

Tóm lại họ không chừa bất kỳ một thủ đoạn nào,kể cả " thói ngang ngược-Cưởng từ đoạt lý"(lời GS N.M.Q)để đạt mưu đồ.Nguy hiểm thay sự tồn tại của họ trên mãnh đất này mà có một " Đức thánh Ông Nội" từng lên tiếng cảnh báo .

Thế kỷ 21 ! Ánh sáng chân lý đang lấn dần bóng ĐEN .
avatar
Trần Trọng Việt 05/04/2010 19:15:09
Nhân bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo. Tôi xin kể các bạn nghe một chuyện thật sau đây:

Tôi có anh bạn, người lương, chưa quy y tam bảo. Nhưng trong đời sống anh tin vào thuyết luân hồi, nhân quả của nhà Phật. Anh có 4 đứa con, 3 gái, một trai. Ba đứa con gái đầu đã có chồng là người lương với nhau, nên đám cưới chỉ tổ chức ở tư gia, không có vấn đề gì xảy ra.

Đứa con trai út của anh ta quen với một cô gái Công Giáo, anh không cản trở, nhưng không được vui. Cho nên hơn hai năm quen biết. Mỗi lần cô ta tới nhà chào “Dạ thưa Bác”, anh ta chỉ “Ờ” một tiếng. Trước khi ra về, cô gái chào “Thưa Bác con về”, anh ta cũng chỉ “Ờ” một tiếng, không hề nói thêm câu nào.

Cho đến một ngày, con trai anh xin cưới cô bạn gái. Anh chỉ đòi hỏi hai điều kiện: Một là đạo ai, nấy giữ. Hai là: Khi có con, phải đợi cho đứa cháu đủ 21 tuổi nó muốn theo đạo nào là tùy ở nó. Không được bắt đứa bé vào nhà thờ rửa tội khi nó còn nhỏ.

Cha mẹ cô gái và cả ông cha xứ mời cậu con trai đến nhà thuyết phục. Nhưng cậu con biết nghe lời cha và vì vốn cậu ta cũng không ưa gì đạo CG. Nên cậu ta nhất định không theo đạo. Cuối cùng thì cha mẹ cô dâu phải đồng ý hai điều kiện bạn tôi đưa ra. Thế là bạn tôi đến nhà đàng gái để bàn chuyện hôn nhân.

Khi hai bên nói chuyện với nhau, thì ông sui gái vẫn cố vớt vát: “Tôi đồng ý là đạo ai nấy giữ. Nhưng khi tụi nó có con. Xin phép anh chị, cho chúng tôi ẵm cháu vào nhà thờ rửa tội cho nó”. Bạn tôi trả lời:

“ Khi tụi nó có con, thì đứa nhỏ là cháu ngoại của anh và là cháu nội của tôi. Theo phong tục VN thì cháu
nội mặn hơn cháu ngoại. Nhưng bây giờ, chuyện mặn hay lạt tôi bỏ qua một bên. Đức Khổng tử nói “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Anh không muốn cháu anh theo đạo khác thì anh cũng đừng bắt cháu tôi theo đạo khác khi nó chưa biết gì. Tôi chỉ muốn sự công bằng”. Cuối cùng thì ông bà sui phải đồng ý điều kiện của bạn tôi đưa ra, và hai bên bàn qua chuyện tổ chức đám cưới.

Phía đằng gái đương là họ phải tổ chứa lễ cưới ở nhà thờ. Mặc dù chưa quy y. Nhưng vốn thẳng tính, không muốn ai “chơi cha” mình. Cho nên bạn tôi đòi phải làm lễ ở chùa trước và làm lễ ở nhà thờ sau. Bạn tôi đã vào chùa trình bày với Hòa Thượng và xin Hòa Thượng: “Đám cưới sẽ tổ chức ngày hôm đó. Nhưng giờ nào cử hành hôn lễ thì xin HT cho phép con được quyết định” HT có hỏi lý do tại sao lại như vậy. Bạn tôi đã trình bày:

“Nếu tổ chức ở nhà thờ trước, theo kinh nghiệm con thấy có vài đám cưới thì phía CG họ luôn luôn cố tình làm trễ vài giờ để cho bên chùa chờ lâu quá, tự động giải tán, để cho con cái họ khỏi phải vào chùa. Chính bà sui của con cũng đã nói với con gái bà ta (nó cũng khờ nên đã nói lại cho chồng nó nghe) là nếu vào chùa thì bà ta sẽ đứng ngoài cổng chùa, chứ không vào. Cho nên con xin thầy cho con quyền quyết định để khi họ đòi làm lễ ở nhà thờ giờ nào thì con sẽ đòi làm lễ ở chùa trước họ 2 tiếng”. Sư phụ đồng ý.

Kết cục, ngày đám cưới sẽ có tất cả 6 cái lễ sẽ diễn ra: Buổi sáng, đàng trai qua đàng gái rước dâu. Buổi trưa, làm lễ ở chùa rồi nhà thờ. Sau đó cô dâu và chú rể đi quay phim, chụp hình ngoài công viên. Buổi xế đằng gái đưa dâu qua đàng trai và buổi tối đãi tiệc ở nhà hàng……

Có lẽ thấy nhiều lễ quá, con cái mình không kham nổi và cái chính là không buộc được thằng rể theo đạo. Nên đàng gái đã tự động xin bỏ hai cái lễ ở chùa và nhà thờ. Để bù vào đó, bà sui (qua con gái và rể) đề nghị cho một ông Linh Mục người Úc ra công viên để ký giấy hôn thú mà thôi, không có làm lễ..

Bạn tôi không chịu. “ Ký giấy hôn thú thì mời lục sự của chính quyền tới ký. Tại sao lại phải nhờ ông LM ký. Bất cứ làm gì mà dính tới ông Linh Mục thì phải vào chùa làm lễ với tao”. Thế là cuối cùng, trong ngày cưới mời nhân viên chính phủ tới ký giấy hôn thú ngay sau vườn nhà trai.

Tôi kể ra chuyện này, mong tất cả mọi người phải cứng rắn, giữ đạo của mình, mình chỉ đòi hỏi công bằng. Đừng để cho người ta bắt nạt mình. Tiếc rằng nhiều người Lương và Phật Tử chưa hiểu nhiều về thực chất các đạo Chúa (CG&TL), cứ nghĩ rằng đạo nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy người ta ăn hiền ở lành nên đã quá dễ dãi với họ, cứ nghĩ sai lầm rằng: Hễ lấy người đạo Chúa thì phải đạo của họ. Tại sao lại có chuyện kỳ quái, bất công như vậy?

Trần Trọng Việt
Reply Tán thành Không tán thành
11
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
abc 05/04/2010 22:29:40
Cảm ơn bài viết của bạn, bạn Trần Trọng Việt.
avatar
DKT 05/04/2010 23:37:43
Mình giử Đạo cũng là gìn giử nề nếp,bản sắc và truyền thống văn hóa dân tộc .Người Phật tử VN luôn phải ứng phó ,đôi khi rất khó khăn với ngoại giáo vì luôn mang hai trách nhiệm quan trọng đó .

Trong khi ngược lại ,chúng ta thấy đó ,từ cái nóc nhà thờ ngạo nghể,chọc thủng trời xanh(Gotip) cho đến các hình thái tín hướng của họ,cái gì cũng phải giống tây .Trường hợp Bạn Trần Trọng Việt kể trên đây lại có thêm một ông linh mục tây nữ thì con cháu chúng ta ngày sau liệu có còn biết đến nguồn cội,quê hương bản sở nếu không thẳng thắn thắn và cương quyết như người bạn tuyệt vời trong câu chuyện này .

Trước khi nói đến chuyện cải đạo ngang ngược ,chúng ta chỉ đòi hỏi ở họ một điều :Phải biết đâu là liêm sĩ của một tôn giáo trên mãnh đất VN thân yêu của chúng ta .
avatar
thái dương 10/04/2010 15:37:22
công giáo luôn bắt buộc đổi đạo mới cho lập gia đình, đó là một điều lệ, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có người ngang bướng không chịu cải đạo chỉ có sinh con thì phải rửa tội.
từ từ rồi cả thế giới sẽ thấy rõ được âm mưu đen tối của công giáo khi mới đây 19% công giáo ĐỨC đã bỏ công giáo vì giáo hoàng đã che dấu linh mục phạm tội ấu dâm khi còn là giám mục tại đức và bác đơn điều tra một linh mục xâm phạm tình dục 200 trẻ em ĐIẾC VÀ CÂM khi giáo hoàng là hồng y tại VATICAN
một đi62u hi61m quý, mời vào trang

http://www.youtube.com/watch?v=kVV8GytOVH4
avatar
trongtv 07/05/2010 11:13:19
rất cám ơn lời nhận xét của các bạn, mình đang lâm vào hoàn cảnh này, mình đang yêu một người bên đạo CG, người này cũng yêu mình, nhưng kiên quyết kô bỏ đạo, mà bắt buộc mình phải bỏ đạo Phật, theo đạo CG của cô ấy.

Thương thì vẫn thương, nhưng mình rất bất bình, tại sao vô lý như vậy, đạo là xuất phát từ tâm mà ra, chứ có phải hình thức đâu. Thế là 2 bên tranh cãi với nhau, bực cả mình, một lần còn nhường nhịn, chứ lần nào gặp, cũng là Chúa...Chúa...Chúa, học giáo lý gì gì đó. Bực quá, thế thì bye luôn.

À, mình nói thêm cho các bạn nếu bỏ đạo Phật, theo CG thì chú ý : bạn không thể tổ chức đám giỗ ( nếu bạn là con một ), vì ông bà của bạn kô thích khi mình bị đem tới nhà thờ làm giỗ. Còn nếu bạn là con thứ, bạn sẽ bị anh em trách móc khi bạn về đám giỗ. Truyền thống VN ta là đám giỗ, anh em tụ tập ôn kỷ niệm, nhắc lại người xưa,.... đừng để mai mọt vì tình yêu mù quáng đó
avatar
Quang Đạt 18/05/2010 11:54:19
Bạn trongtv thật vui tính , đâu có ai bắt buộc bạn phải yêu người con gái đạo CG phải không ? tình yêu là sự tự nguyện từ 2 phía mà. Thời đại ngày nay đạo ai nấy giữ . Nhà thờ vẫn cho tiến hành làm phép bí tích hôn phối , chứ đâu ngăn cấm . Cái lý do thật sự làm bạn chán nói say goodbye là do tình yêu của bạn với cô gái đó không đủ lớn, không đủ sức mạnh đó thôi.
Reply Tán thành Không tán thành
-6
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Phương Thuỷ 18/05/2010 13:51:24
Quang Đạt giả nai ra vẽ vô tư để làm gì ?
Bạn biết tỏng đâu chỉ học giáo lý và làm lễ ở nhà thờ, còn phải ký giấy cam kết sau này buộc phải để con cái theo đạo chúa. Các đứa bé còn đỏ hỏn sẽ phải nhận tội tổ tông ( tổ tông nào ? chúng đâu có biết )và "được" rữa tội ( tội gì ? khi chúng chỉ biết bú mà thôi ).
Bạn <trongtv> sáng suốt,chớ nghe lời xúi dại của Quang Đạt bơm tình yêu "đủ lớn,đủ sức mạnh" để lao vào mắc cái bẫy của đạo chúa.
Sao lại có cái thứ đạo lý ràng buộc một phía , gieo rắc đau khổ , thế mà vẫn rêu rao "chúa lòng từ" !
avatar
Tony Teo 18/05/2010 20:06:54
bạn thai duong nói 19% người Đức bỏ đạo!!! xin bạn cho link nhé. tui nghe vậy sao nổi da vịt quá à!
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Tony Teo 18/05/2010 20:30:12
bạn trongtv nói xạo thiệt nha! ai bảo Công giáo không cho làm giỗ? bạn cho tui biết điều luật nào cấm điều đó xem. Cứ toàn ngồi trước máy tính mà sáng tác ra câu chuyện tình tưởng tượng không à. chán bạn ghê!
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
GIA THỊNH 19/05/2010 10:51:17
Ở nơi tôi ở, giáo dân muốn làm giỗ thì phải đóng tiền xin lễ cho nhà thờ ( có quy định giá cả). Ai thích thì cứ bày cỗ bàn ra mời bạn bè, người thân. Trước khi ăn phải đọc kinh cầu nguyện cả tiếng, nhưng không được thắp hương( Cha nói thắp hương làm cho ma quỷ đến) và cùng nhau cạn chén. Thế này thì cúng cho người sống chứ nào phải cúng cho người chết...
avatar
Bùi Xuân Phú 19/05/2010 16:57:29
.Nh»ng chuyŒn có thÆt.
NgÜ©i bån tôi ª Sydney, Australia k‹ låi: Khu shoping cûa ngÜ©i ViŒt ª khu Banstown. Hai bên có hai dãy phÓ, chính gi»a có bóng cây và mÃy cái gh‰ Çá Ç‹ khách nghÌ chân. Nh»ng ngÜ©i không có viŒc làm, mÃy ông già thÜ©ng ra ngÒi Çó Çánh c© hay ÇÃu láo v§i bån bè.
Hôm Çó có m¶t ông t¿ nhiên m¥c b¶ ÇÒ màu nâu và ÇÀu thì cåo tr†c lóc nhÜ mÃy ông thÀy chùa, khác v§i m†i ngày. M†i ngÜ©i thÃy lå xúm låi hÕi: ‘’B¶ ông Çi tu rÒi hä? ‘’.’’Tu Çâu mà tu’’. ‘’Không tu tåi sao cåo tr†c ÇÀu và m¥c ÇÒ màu nâu nhÜ vÀy?’’. Ông ta b¡t ÇÀu k‹:
‘’Tôi có tu hành gì Çâu. HÒi m§i t§i Úc, ª trong Hostel, mÃy ông bà Tin Lành thÜ©ng vào dÅn chúng tôi Çi xin cái này, cáo n† cûa các h¶i tØ thiŒn. Tôi chân ܧt, chân ráo nên Çi theo. ñÜÖng nhiên là sau khi xin thì mÃy °ng, bã chª chúng tôi vào nhà th© nghe giäng giáo lš và dø chúng tôi vào Çåo. Sau này h† cÙ t§i dø hoài. Có hôm tôi chÌ lên bàn th© PhÆt và nói cho h† bi‰t, tôi Çåo PhÆt. Th‰ mà h† vÅn cÙ t§i hoài, mà m‡i lÀn t§i h† ngÒi rÃt dai, làm mình mÃt rÃt nhiŠu thì gi©. ChÎu không n°i nên tôi cåo quách cái ÇÀu và m¥c ÇÒ nâu, và nói v§i h† là tôi Çã vào chùa tu rÒi. TØ Çó h† m§i không t§i n»a’’
avatar
Bùi Xuân Phú 21/05/2010 08:15:47
Hôm qua, khi post cái ý kiến trên đây, tôi đã quên chuyển font chữ, làm cho các bạn không đọc được. Tôi thành thật xin lỗi và xin BBT xóa dùm.

Bây giờ tôi xin post lại:


Những chuyện có thật.

Người bạn tôi ở Sydney, Australia kể lại: Khu shoping của người Việt ở khu Banstown. Hai bên có hai dãy phố, chính giữa có bóng cây và mấy cái ghế đá để khách nghỉ chân. Những người không có việc làm, mấy ông già thường ra ngồi đó đánh cờ hay đấu láo với bạn bè.
Hôm đó có một ông tự nhiên mặc bộ đồ màu nâu và đầu thì cạo trọc lóc như mấy ông thầy chùa, khác với mọi ngày. Mọi người thấy lạ xúm lại hỏi: ''Bộ ông đi tu rồi hả? ''.''Tu đâu mà tu''. ''Không tu tại sao cạo trọc đầu và mặc đồ màu nâu như vầy?''. Ông ta bắt đầu kể:
''Tôi có tu hành gì đâu. Hồi mới tới Úc, ở trong Hostel, mấy ông bà Tin Lành thường vào dẫn chúng tôi đi xin cái này, cáo nọ của các hội từ thiện. Tôi chân ướt, chân ráo nên đi theo. Đương nhiên là sau khi xin thì mấy ổng, bã chở chúng tôi vào nhà thờ nghe giảng giáo lý và dụ chúng tôi vào đạo. Sau này họ cứ tới dụ hoài. Có hôm tôi chỉ lên bàn thờ Phật và nói cho họ biết, tôi đạo Phật. Thế mà họ vẫn cứ tới hoài, mà mỗi lần tới họ ngồi rất dai, làm mình mất rất nhiều thì giờ. Chịu không nổi nên tôi cạo quách cái đầu và mặc đồ nâu, và nói với họ là tôi đã vào chùa tu rồi. Từ đó họ mới không tới nữa''


Chuyện thứ hai:

Cũng ở Sydneỵ Australia. Có một ông ở VN mới qua, do sự bảo lãnh của đứa con tên Dũng (tạm gọi). Trong thời gian ở Úc, anh D nghĩ rằng đạo Công Giáo và Tin Lành rất mạnh và giàu có. Nên anh D đã theo Tin Lành để dựa hơi. Khi cha mẹ anh D qua Úc. Những người trong giáo hội cứ dụ ông cụ theo TL. Nhưng ông cụ nhất định không chịu. Họ thuyết phục: ''Thằng D đã theo Chúa. Mai mốt nó sẽ lên thiên đàng. Nếu ông không theo, mai mốt chết đi, ông sẽ xuống địa ngục. Như vậy thì cha con sẽ cách trở, không bao giờ đoàn tụ. Ông nên suy nghĩ, theo Chúa để sau này cha con luôn luôn gần gũi trên thiên đàng''. Ông vẫn nhất định không theo cho đến khi ông ... hấp hối.

Ngày ông hấp hối, ngoài người nhà, vây quanh giường còn có ông Mục Sư và mấy giáo hữu Tin Lành. Ban đầu họ thuyết phục ông như tôi đã viết ở trên. Đến khi ông sắp trút hơi thở cuối cùng. Họ không còn nói dài dòng như vậy nữa mà chỉ dồn dập hỏi vắn tắt ''Ông có muốn đoàn tụ với thằng D không? Ông có muốn đoàn tụ với thằng D không?....''. Ông cụ nằm gối đầu lên chiếc gối cao. Khi ông tắt thở, thì đầu ông gục xuống. Thế là những người trong Giáo Hội (kể cả anh D) cho rằng ông đã bằng lòng theo đạo. Và cử hành tang lễ của ông theo Tin Lành.

Tôi biết có người sẽ thắc mắc là: Nếu dụ người khác vào đạo thì người ta dụ người sống để kiếm thêm người đóng góp tiền của cho đạo của họ, chứ người đã chết thì có lợi gì đâu ? Xin thưa có hai cái lợi:

Thứ nhất: Nếu hai ông bà cụ theo đạo TL thì sẽ kéo theo những đứa con và cháu khác của ông bà sẽ theo đạo .

Thứ hai: Hiện nay, tôi không biết là lương của mấy ông Mục Sư là bao nhiêu . Nhưng cách đây khoảng 15 năm thì lương của họ là 53.000 Úc kim một năm. Với điều kiện là họ phải kiếm cho ra 30 tân tòng. Nếu họ kiếm không đủ 30 tân tòng thì số lương của họ sẽ bị trừ dần. Vì vậy mà họ phải ráng kiếm cho đủ số .


Chuyện thứ ba
Tôi có hai người bạn gốc tu xuất. Một hôm anh ''A''nói với tôi: ''Khi còn ở trong chủng viện, chúng tôi chỉ nghe các cha giảng thánh kinh. Các ông ấy nói sao thì nghe vậy. Đứa nào dám nêu thắc mắc về những điều vô lý trong thánh kinh, thì trước sau cũng bị đuổi ''. Khi gặp anh ''B'', tôi đem chuyện này ra hỏi, thì anh B trả lời: ''Đứa nào ngu nhất, các cha nói sao nghe vậy thì sẽ tốt nghiệp làm LM, còn những đứa thông minh biết thắc mắc thì sẽ bị đuổi sớm. Cho nên chủng viện nhận vào thì nhiềụ Nhưng làm LM rất ít''
avatar
Tony Teo 31/05/2010 10:05:15
tui thấy mấy bạn phật tử có một tật rất xấu là thích sáng tác quá à, chán mấy bạn luôn đó nha.

mà tui hổng có sáng tác đâu đó nha, có lần tui nghe tụi bạn trong lớp kể về ông thầy chùa tán tỉnh con nhỏ trong lớp tui đó nha. mà tui còn biết nhiều chuyện lắm nhưng mà tui hổng muốn kể ra đâu vì người CG hổng có tật nhiều chuyện he he.
Reply Tán thành Không tán thành
-6
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
kimlan 08/01/2011 23:44:36
ban dua ra may ong nha su zom ra lam cai gi?khi nao ban thay trong cuon kinh phat day la nhu vay .hay trong kinh phat co le lai cac duc phat lam nhung chuyen nhu the thi noi chu ba cai ong thay chua zom thi noi lam gi?
avatar
mr.hungyen 03/06/2010 20:48:11
mình đã từng yêu 1 người theo đạo thiên chúa.theo mình thì đạo nào cũng có cái lý riêng của mình nhưng mình ko mê tín hay chì trích đạo nào cả.
theo quan điểm của mình thì sống và làm bất kể điều gì cũng ở trong <Tâm> hãy sống sao mình cảm thấy <Tâm>mình thanh thản <Theo tư tưởng của Bác Hô Chí Minh Phải tự mình kiểm điểm những việc mình làm,Phải biết tự Phê bình va phê bình Chính bản thân minh>sống với đấng sinh thành sao cho phải đạo là được đấy là đạo nghĩa ai ai cũng phải trải qua <ko ai nói tôi hay đi chùa lễ phật sẽ có được cái này,cái kia _ hay các bạn bên thiên chúa cũng vậy ko phải cứ đọc kinh thánh mới có ăn hay jêsu gi gì đó ban cho giàu có hay no ấm tất cả ở mình hết ko làm thì ai cho? ko lẽ ngồi chờ đợi chúa ban cho cơm ăn?hay phật thích ca ban cho?chờ đến lúc đó chắc thăng thiên hết thôi.Mình chỉ tín để giúp mình sống tốt hơn thôi đừng tranh cãi mà mất đoàn kết cùng chung dòng máu đỏ da vàng <gà cùng một mẹ xin đừng đá nhau...có đi xa nhà xa quê mọi người mới hiểu được thế nào là đồng bào thế nào là con rồng cháu tiên các bạn ơi <đừng gà nhà đá gà nhà>cung chi vì sự tín ngưỡng va u mê wa
Reply Tán thành Không tán thành
-5
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
trongtv 19/07/2010 09:57:29
P/s Tony Teo : bạn biết đám giỗ bên Phật Giáo ( Ông Bà ) như thế nào không ? bạn không biết thì đừng nói. Ví dụ : khi đám giỗ, ta thường đốt một bộ quần áo xuống cho người thân ta mặc, bên bạn có không ? Đó mới là sơ sơ thôi nha.
Không phải tôi đi nói xấu đạo Công Giáo, nhưng tôi không biết Chúa của bạn, ban cho bạn cái đầu ( khối óc ) để làm gì nữa, tới nhà Thờ chỉ để tin, và tin, dù không biết đúng hay sai, mà tin một cái rất cực đoan, và buộc phải đi nhà thờ hằng tuần, điều này chứng tỏ bên Công Giáo của bạn có thể nói là sợ tín đồ mình " tâm " không vững.
Còn bên Phật Giáo, tới Chùa để nghe, tin hay không thì tùy, có thể tới hoặc không tới Chùa cũng được, chả sao. Và cũng không có khái niệm, bắt buộc này nọ, thích thì làm kô thì thôi, tùy tâm.

Đấng tối cao cho chúng ta cái đầu, khối óc, để chúng ta biết đâu là đúng, đâu là sai, đừng quá mê muội, rồi làm khổ bản thân, con cháu của mình.
avatar
Huong 09/01/2011 08:35:05
Gửi Tony Teo!
Bạn có khẳng định 100% là những người đồng đạo của bạn không có như bạn nói không?nếu ai cũng hoàn hảo thì không có lễ xưng tội đâu bạn ạ!
avatar
thuy 11/04/2011 00:41:05
Tôi sắp lấy chồng theo Tôn giáo.giả sử Đạo ai nấy giữ thi ngay bây giờ nên có những"bản cam kết" nào danh cho anh ấy và bên nhà chồng anh ấy?nghe nói bắt con cháu theo đạo cha nó.nó biết tội gì mà rữa?!!!cùng lắm bắt tôi vào nhà thờ nhưng ở trên Cha Amen gì gì ở dưới tôi vẫn cứ Nam Mô...Tôi quan niệm Lấy chồng chi lấy trong 1 kiếp Phật Pháp nhiều kiếp mới thay đc.mong mọi người chỉ tôi thêm vài kinh nghiệm.chúng tôi yêu nhau nhưng với thực tế này thì chưa đủ. nguyenthilethuy10@yahoo.com
avatar
Thanh Dang 11/04/2011 21:15:35
A Di Đà Phật!
Mình có đọc lời tâm sự của bạn trên web daophatngaynay,mình tự nghĩ người của các tôn giáo khác tổ chức đám cưới của họ theo nghi thức tôn giáo của họ còn người Phật tử tại sao không có quyền này ?người Phật tử tuy không bắt ai theo đạo vì bất cứ lý do gì nhưng không vì thế mà mình thụ động phải không bạn ?
Chúng ta phải sống sau cho xứng là người Phật tử .Bạn nói kiếp sau bạn sẽ theo Phật nhưng bạn có thử nghĩ ai cũng như bạn lấy chồng hoặc vợ theo đạo khác rồi thì Phật giáo sẽ không còn thì thử hỏi kiếp sau bạn có gặp được Phật pháp nữa không?
Vài lời tâm sự với bạn.
Thành Đăng.
tổng số: 27 | đang hiển thị: 1 - 27

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.83

Tags

Được quan tâm nhất

Previous
Những lời Chúa phán! Những lời Chúa phán!
23/12/2009 00:04:00
Next

Đăng nhập