Phỏng Vấn Sư Cô Tâm Trí, Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản

Đã đọc: 5260           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Kính bạch Sư Cô Tâm Trí, hôm nay con có duyên tới Nhật cùng với Thượng Tọa Thích Nhật Từ, con kính xin Sư Cô chia sẻ một số câu hỏi liên quan đến Phật giáo Việt Nam và Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản.

1. Hải Hạnh: Xin Sư Cô cho con biết nguyên nhân hình thành Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản và các thuận duyên và khó khăn khi lập Hội?

Sư Cô Tâm Trí: Từ năm 2000-2010, trong khoảng thời gian này chúng tôi không làm Phật sự gì mà chỉ lo nghiệp bút nghiêng học tập và nghiên cứu tại tịnh thất Kasukabe sau khi tốt nghiệp cao học, nhưng bắt đầu năm 2008 Hòa Thượng Daichi mời về chùa Nisshinkutsu làm việc và hoằng pháp tại Tokyo. Lúc đó không ai biết nhiều về chúng tôi, mãi sau trận động đất sóng thần chúng tôi và Hòa Thượng Daichi và nguyên Đại sứ Phú Bình đưa 84 em Sinh viên, Thanh niên từ vùng thiên tai về Tokyo nghỉ, trấn an tinh thần cho các em ngay tại chùa Nisshinkutsu trong vòng một tháng. Từ đó bà con cộng đồng mới biết đến chúng tôi đang tu tập ở Nhật Bản. Lúc đầu chỉ có vài người đến chùa và các anh em nhân viên trong sứ quán đến viếng chùa lễ Phật. Dần dần người Việt đến chùa Nisshinkutsu càng đông, các nơi thỉnh chúng tôi mở đạo tràng để dễ dàng đi lại từng địa phương hành đạo. Động lực thúc đẩy chúng tôi ở lại Nhật Bản cũng từ đây và Hòa Thượng ân sư Trí Quảng và Hòa Thượng Daichi thúc giục mở ra Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản. Thượng Tọa Quang Thạnh đã thay Thế HT. Trí Quảng sang Nhật Bản để họp 4 đạo tràng, mọi người ai ai cũng hưởng ứng thành lập Hội và đi đến thống nhất mở Hội Phật Tử Việt Nam tại Nhật Bản (HPTVNTNB).

Các thành viên đoàn kết, hòa hợp, yêu thương, gắn bó và đều chung sức chung lòng hộ trì Phật sự cùng chúng tôi. Không ngoài sự thấu hiểu và quan tâm của Hòa Thượng ân sư Daichi, tạo điều kiện tối đa cho chúng tôi nào là xe hơi, địa điểm v.v... để đi các nơi ở Nhật Bản làm đạo. Hòa Thượng chỉ dẫn phải giao lưu mở rộng không chỉ trong cộng đồng người Việt mà cần phải lan tỏa ra bên cộng đồng địa phương bản địa và phải thành thạo tiếng Nhật. Đây là thuận duyên rất lớn.

Về mặt khó khăn: Hội chưa có cơ sở riêng, nhân sự ít và kinh tế khó khăn. Hội Trưởng còn non kém thiếu kinh nghiệm làm việc, chưa đi sâu vào vấn đề tổ chức, chưa thật sự kết nối cộng đồng mạnh, chưa thực hiện được một hội bảo vệ cộng đồng khi cộng đồng đang gặp trắc trở.

2.    Hải Hạnh: Là du học Ni cũng giống như bao nhiêu học sinh khác gặp khó khăn chính về tài chính, từ lúc lập HPTVN tại Nhật Bản, Sư Cô có gặp khó khăn gì không về việc học cũng như làm đạo. Cách khắc phục như thế nào? Xin Sư Cô cho con biết.

Sư Cô Tâm Trí: Trước khi thành lập và sau khi thành lập Hội, Phật sự đa đoan của chúng tôi vẫn nhiều và bận rộn. Chính vì vậy chúng tôi rất cần có thời gian. Bản thân chúng tôi cũng rất muốn dịch giảng và viết sách dưới nhiều hình thức nội dung trong Phật giáo mà mãi đến giờ tuy đã dịch được vài tác phẩm nhưng vẫn chưa xuất bản được vì lý do bận rộn quá nên chưa kiểm duyệt lại. Bởi vì chùa chỉ có một mình là tu sĩ, nên quý vị từng nghe “Nhất Tự Nhất Sư” rất vất vả. Nếu có thêm vài vị tu sĩ sang Nhật để hỗ trợ cho Hội và nhất là có hai đạo tràng hiện nay chưa có vị tu sĩ đứng ra sinh hoạt tại địa phương.

3. Hải Hạnh: Xin Sư Cô cho biết hoạt động của HPTVNTNB từ khi được thành lập, có bao nhiêu đạo tràng được thành lập và phụng sự của Hội đối với Cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản. 

Sư Cô Tâm Trí:
Có 4 đạo tràng đặt trách tại 4 nơi khác nhau.

a. Đạo tràng chùa Nhật Tân (Nisshinkutsu) Tokyo là trụ sở chính của Hội.

b. Đạo tràng An Tịnh Đường Kumagaya.

c. Đạo tràng Hamamatsu.

d. Đạo tràng Chùa Phước Huệ ở Aichi tỉnh Nagoya.

Về mặt phụng sự: chúng tôi làm các việc sau đây:

- Tổ chức khóa tu cho mọi đối tượng vào hàng tháng tại các đạo tràng.

- Tổ chức các lễ lớn cho Cộng đồng đến nghe giảng và dự các buổi lễ như Tết Nhật Bản, Tết Nguyên đán, Phật Đản, Vu Lan, Tết Trung Thu, v.v...

- Thỉnh thoảng mời các vị giảng sư của các Tông phái Nhật Bản đến đạo tràng hướng dẫn Phật tử tu tập, và giao lưu  giữa hai Phật giáo Việt Nam và Nhật Bản.

- Mời các vị giảng sư lỗi lạc của Việt Nam và trên toàn thế giới sang Nhật Bản để giảng pháp cho Phật tử.

- Mời ban kinh sư Việt Nam gồm 12 vị sang Nhật Bản để tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân chết trong trận động đất sóng thần của Nhật Bản.

- Đoàn tăng thân làng Mai sang Nhật Bản và ngủ nghỉ tại chùa Nisshinkutsu và HPTVNTNB đã hỗ trợ tối đa cho đoàn hoằng pháp tại Nhật Bản.

- Hỗ trợ các du học sinh nghèo khó tại Nhật Bản.

- Thăm hỏi tặng quà đến những người bệnh và lo hỏa táng ma chay cho những số phận bất Hạnh không may bị chết tại Nhật Bản như sinh viên, tu nghiệp sinh, cộng đồng Việt Nam và chết do xảy thai v.v...

- Các đoàn từ cấp cao đến giới doanh nghiệp, Phật tử Việt Nam sang Nhật Bản thăm viếng đều ghé chùa Nisshinkutsu tham quan và có khi ngủ tạm trong thời gian ở Tokyo.

- Đoàn 48 vị chư Tăng Phật tử từ Úc Châu sang ngủ 2 tuần tại chùa để lên vùng Đông Bắc tổ chức Đại lễ cầu siêu.

- Trong suốt 5 năm liên tục chùa Nisshinkutsu hỗ trợ địa điểm ăn nghỉ tại chùa, cho Đội múa Yosakoi gồm 45 em sinh viên từ Hà Nội sang giao lưu Văn hóa.

- Trong Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, HPTVNTNB đóng vai trò quan trọng trung tâm nhằm kết nối Cộng đồng hướng về tâm linh. Đặc biệt qua những buổi giao lưu giữa các hội đoàn Việt Nam ở Nhật Bản trong Tết cộng đồng, các thành viên trong thư mời thực hiện nghi thức tụng kinh đầu năm, lễ rước ông bà về ăn tết với con cháu, viết thư mời ông bà về ăn tết với con cháu và viết thư pháp tặng quà đầu năm.

- Giao lưu Văn hóa thể hiện Văn hóa đỉnh cao đó là Trà đạo.

4. Hải Hạnh: Hội hiện nay đang sử dụng tầng thứ hai của ngôi tòa nhà 30 tầng, đây là nơi sinh hoạt tạm. Hội có dự kiến xây dựng một ngôi chùa chính thức không? Ở địa điểm nào? Bao lâu được bắt đầu và những khó khăn gì?

Sư Cô Tâm Trí: Từ bấy lâu chúng tôi cũng đang phát nguyện sẽ xây dựng cho Hội cơ sở riêng để bà con thường xuyên lui tới sinh hoạt. Ví dụ ở chùa Nisshinkutsu, tầng 2 của tòa nhà 30 tầng, vẫn là của Hòa thượng Daichi sinh hoạt theo phong cách Nhật Bản sạch, đẹp đẽ để giữ gìn ngăn nắp và phải ý tứ v.v... thì đây là việc mà bà con người Việt Nam chưa thực hiện được. Chúng tôi tập trung sinh hoạt vẫn còn phong cách văn hóa riêng của Việt Nam, nên đôi khi bà con đến chùa cũng rất ngại. Đến thời điểm bây giờ về phần điện, nước, ga và địa điểm Hòa Thượng vẫn cho sử dụng không, không tính toán gì cả và ngược lại chúng tôi còn đang được Hòa Thượng cưu mang giúp đỡ, đây là phước báu của bà con cộng đồng có nơi sinh hoạt tại Trung tâm thủ đô Tokyo.

Mọi phương tiện di chuyển cũng rất thuận lợi. Xong bên cạnh đó, tìm được địa điểm giống như chùa Nisshinkutsu thì quả thật không ai dám nghĩ đến vì đất đai và vật giá Tokyo đắc đỏ. Trong khi đó bà con về sinh hoạt chưa biết phát tâm thiện nguyện công đức tịnh tài tịnh vật, đôn mãi đến giờ tuy Hội dấn thân làm việc cho cộng đồng nhiều, nhưng vì đắt đỏ quá nên cũng chưa dám nghĩ đến. Còn nếu nghĩ đến thì cũng vài địa điểm mà rất xa với Tokyo.

Khi nào thuận duyên thì sẽ bắt đầu. Cầu mong sao lòng tin Tam Bảo của bà con cộng đồng càng được giữ vững và kiên cố. Vì vậy cho dù không xây được ngôi chùa vật chất thì quý vị hay bà con cũng đang xây dựng ngôi nhà Tam Bảo tâm linh trong mọi tâm khảm của bà con.

Xây dựng lên được, nhưng vấn đề duy trì và phát huy quả là một việc khó.

Chúng tôi sinh hoat với Phật tử Nhật Bản. Tại sao thấy Phật Giáo Nhật Bản mạnh? Bởi lẽ họ đã ăn sâu chất xám Phật pháp, họ đến chùa không phải là vui đông nhộn nhịp mà họ đến với lòng bền bỉ lâu dài bởi lẽ họ tin Phật pháp hết mình và sẵn sàng phụng sự.

Còn bà con Phật tử Việt Nam ta, đến chùa cũng hăng say lắm, thấy mọi người đi chùa mình cũng đi chùa. Có nhiều vị đi đến để tìm hiểu để biết và vui thôi! Lúc đầu theo phong trào, và dần dần lụi luôn, bỏ Phật và quên Thầy trụ trì luôn. Đây không chỉ bà con cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản mà nói chung hết trên mọi nơi.

5.  Hải Hạnh:  HPTVN tại Nhật Bản được thành lập theo GHPGVN ở trong nước, trong quá trình hoạt động tại đây có 3 loại cộng đồng: cộng đồng người việt, cộng đồng tu nghiệp sinh và lao động, cộng đồng đi theo con đường hôn nhân và cộng đồng tỵ nạn với ý nghĩa của giáo hội trực thuộc GHPGVN ở trong nước. Hội có gặp khó khăn nhất định như ở tại Úc, Mỹ, Canada và Âu châu hay không?

SC Tâm Trí: Tại Nhật Bản cho đến hiện nay, bản thân chúng tôi dấn thân vào cộng đồng với hai phương diện mà cần phải nắm vững:

  1. Phải thật sự có trí tuệ.
  2. Phải thật sự có tâm hồn thì đi đến đâu cho dù mất tiền hay khi làm đạo, chúng ta cũng không sợ và không e ngại dè dặt gì cả. Mình làm đạo giúp ích cho cuộc đời bởi mình có tâm hồn và lý tưởng sống chết vì đạo. Phải xác nhận mình chỉ tu theo Phật, hành theo việc làm của Phật, và làm những việc gì mà không gây hại đến người khác, không để chướng ngại đến người khác thì cứ phải làm và nên làm. Cho nên theo chúng tôi thấy ở Nhật Bản khác với các nước khác “Hiện nay, còn kỳ thị các loại hình cộng đồng”mà ở Nhật Bản họ có cái hay là “Ai làm gì mặc kệ ai, việc không liên quan đến mình, còn người Nhật Bản tuyệt đối không để tâm đến”, nghĩa là họ không có văn hóa “nhiều chuyện”, do vậy cộng đồng bà con người Việt Nam cũng ít nhiều chịu loại văn hóa này của Nhật Bản. Ngược lại chúng tôi lúc nào cũng lấy sức mạnh cộng đồng làm chỗ dựa trên con đường dấn thân hành đạo Phật pháp.

      - Đối với các nhân viên Đại Sứ cùng với gia đình, bà con, ai ai cũng đến chùa lễ Phật và thật gần gũi.

      - Đối với doanh nghiệp, Hội Phật tử cũng là nơi giới thiệu giao lưu gắn kết các doanh nhân, lâu lâu gặp gỡ cùng đàm đạo.

      - Đối với cộng đồng vượt biên tỵ nạn, những lúc có hữu sự thì cùng với chúng tôi thực hiện các nghi thức tâm linh giúp cho bà con vượt qua những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời mà ít có ai chia sẻ được.

      - Đối với các sinh viên và tu nghiệp sinh thì thành phần này lại được Hội lo lắng quan tâm hết sức đặc biệt qua những năm gần đây: sinh viên và tu nghiệp sinh không may chết với nhiều lý do, thì chúng tôi đều đứng ra giúp đỡ hỗ trợ cho các em, đặc biệt vừa qua tại đám tang của bác Thường Hội.

6. Hải Hạnh: Sinh hoạt tại Đạo Tràng của tổng hội có rất nhiều giới thanh niên và một số chi nhánh như ở chùa Phước Huệ (Đức Lâm ở Nagoya) có số lượng thanh niên nhiều. Làm sao thu hút được các giới trẻ như thế này? Xin Sư Cô cho con biết.

Sư Cô Tâm Trí: Ngoài việc sinh hoạt tụng kinh, thuyết giảng, Hội còn có tổ chức những sinh hoạt Phật pháp khác để thu hút giới trẻ lâu bền hơn và thông qua đó có thể đóng góp cho cộng đồng người Việt nhiều hơn nữa.

Giới trẻ rất đam mê âm nhạc, việc giao lưu các nghệ sĩ trẻ có tên tuổi hiện nay là việc mà giới trẻ rất yêu thích. Chính vì vậy, qua nhiều lần Đại Đức Giác Hiếu kết hợp với Hội để mời các vị ca sĩ Phật tử sang Nhật Bản hát ba tháng như ca sĩ Bá Thắng, Hòa Hiệp, Nam Cường, Vũ Bảo, Minh Tuấn, Khởi My, Kelvin Khánh (Nhóm La Thắng) v.v... mà đặc biệt năm ngoái vào ngày sinh nhật của Hòa Thượng Daichi lần thứ 74, các em sinh viên và tu nghiệp sinh đến chùa rất đông để dự buổi đại nhạc hội tại chùa vào tiệc sinh nhật và có quyên góp tiền để nhờ các ca sĩ đem về làm từ thiện bên Việt Nam.

Hiện nay giới trẻ, đứng trước vấn nạn “trước khi sang Nhật Bản cứ mê mê nước Nhật Bản như màu hồng, khi sang rồi mới thật sự toàn là màu đen”. Đó là câu nói khá nổi tiếng trong giới sinh viên và tu nghiệp sinh, bởi lẽ trước khi sang đây họ bị một số nghiệp đoản như công ty môi giới phóng đại hào nhoáng với các giá trị giả. Họ đã gặp chuyện giả rồi, còn bị cô đơn, buồn tẻ, không ai tâm sự, v.v... thiếu tự tin, mất niềm đam mê chính vì vậy các em cần đến chùa để giải phóng mọi sầu bi khổ não. Hội đã in áo sơ mi và áo tràng lam để huy động lực lượng trẻ các tu nghiệp sinh đến chùa mặc áo lam hoặc mặc áo của Hội Phật Tử Việt Nam có huy hiệu sau lưng và chùa thường cho chuỗi để kết duyên thế hệ trẻ.

7. Hải Hạnh:  Nhìn chung tại đây các sinh hoạt Phật pháp thuần túy bằng tiếng việt trong khi thế hệ một rưỡi và thế hệ thứ hai sinh ra rồi lớn lên tại Nhật Bản dần dà ít biết tiếng Việt. Hội có thể nghĩ rằng trong tương lai ngoài nghi thức tụng niệm, sinh hoạt chương trình riêng còn có chương trình tiếng Việt để thu hút người Nhật bản tham gia vào sinh hoạt. Như vậy trong một ngày có hai chương trình khác nhau như một chương trình tiếng Việt dành cho người Việt và một chương trình tiếng Nhật dành cho người Nhật và các con cháu lớn lên tại đây hay không? Nếu có thì cách thức thực hiện như thế nào? Xin Sư Cô cho con biết.

Sư Cô Tâm Trí: Đây là một vấn đề hết sức nan giải cho các ngôi chùa Việt Nam sang sinh hoạt tại hải ngoại. Chúng tôi đi nhiều nơi thấy rõ ràng, các ngôi chùa Việt Nam cũng chỉ giới hạn lo Phật sự trong cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, chăm lo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trau dồi tụng kinh lễ bái hành trì và tổ chức thiện nguyện hướng về quê hương đất nước, gắn kết với cộng đồng, v.v... Đây đều là những việc thiết thực trong công tác hoằng pháp. Là những vị tu sĩ đang sống tại hải ngoại, các vị do thật sự đang dấn thân phụng sự Tam Bảo trước nhiều khó khăn và thử thách, bản thân chúng tôi cũng là một trong những thân phận như vậy mà không ngoại lệ.

Tuy nhiên nếu chúng ta chỉ lo cho thế giới người Việt Nam không mà chúng ta quên rằng chúng ta đang sống một đất nước địa phương đó, thì phải cố gắng nhanh chóng hòa nhập mình vào thế giới của đất nước họ, nghĩa là làm sao phải lấy người bản địa để hoằng pháp, huớng dẫn người bản xứ tu tập và hiểu được mình rồi, sau đó nhờ họ ủng hộ việc làm của mình và nếu được vậy, bắt buộc HPTVNTNB phải có đề án tổ chức sinh hoạt cho hiện tại và tương lai xa. Chúng tôi nghĩ rằng để thành công trong công việc hoằng pháp tại Nhật Bản, không gì khác hơn bản thân chúng tôi phải giao lưu tiếp xúc các tông phái của Nhật Bản, nhờ các vị sư người Nhật Bản tư vấn để tạo điều kiện trao đổi giao lưu Phật pháp với những bậc tu sĩ và lan rộng cả giới Phật tử thường dân người Nhật Bản. Nắm rõ đặc tính Phật giáo Nhật Bản và chỉ dẫn họ về triết nhân quả và duyên sanh. Bên cạnh đó, làm đạo thu hút thế hệ trẻ của Nhật Bản thật sự hiểu về đạo Phật qua cái nhìn thực tiễn có khoa học làm như thế thế hệ trẻ Nhật Bản mới theo mình được. Bởi lẽ họ quá thông minh, biết nhiều qua các lĩnh vực, chính vì lẽ đó thong thường họ không tin một cách vội vả mà phải tin có cơ sở và khoa học. Cho nên khi nói về đạo Phật thì họ khác với thế hệ trẻ Việt Nam chỉ thuần túy là nghe và tin rồi cảm nhận. Về điều này bắt buộc chúng tôi phải soạn thảo nghi thức tụng niệm thật sự ngắn gọn dễ hiểu xúc tích và không bị phụ thuộc vào tông phái nào cả (bởi lẽ nếu phụ thuộc vào tông phái nào đó thì sự truyền bá đạo Phật Việt Nam nguyên bản sẽ bị mất đi, và không lan rộng lắm đến các tầng lớp trong xã hội, cũng như các tông phái Phật giáo Nhật Bản).

Để làm được điều này như chúng tôi trình bày ở trên bắt buộc các thanh niên trong Hội phải thật sự am tưởng tiếng Nhật chuyên môn về Phật pháp. Ngoài vấn đề giảng dạy, nghi thức hành trì ra, v.v... để kết hợp văn hóa Phật giáo Nhật Bản thì hiện nay Hội vẫn đang nhận sự chỉ đạo, dạy dỗ từ Hòa Thượng Daichi và vẫn tiến hành lớp thư pháp, lớp trà đạo, tả kinh (chép kinh), thiền tọa theo Nhật Bản hàng tuần. Như vậy các tầng lớp trẻ sẽ tham dự để  giảm đi những sự căng thẳng trong học tập cũng như công việc. Thế hệ thứ 3 hay 4 của con em Việt Nam đến lúc đó chỉ còn biết tiếng Nhật thôi, nếu chúng ta biết đào tạo các con mình hàng ngày. Nhìn nhận và theo dõi sự hành trì, kinh kệ, thấp hương, lễ bái của ba mẹ, chắc chắn các em đó khi lớn lên cũng không quên coi mình là người theo đạo Phật. Chính vì vậy chúng tôi rất tha thiết các bậc phụ huynh hãy tu tập tại nhà mỗi tối để con em mình nghe thấy và truyền thừa chất xám tín ngưỡng về đạo Phật một cách trọn vẹn và nghiêm túc v.v... 

Hải Hạnh: Con xin chân thành cám ơn Sư Cô.















Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Những lời Chúa phán! Những lời Chúa phán!
23/12/2009 00:04:00
Next

Đăng nhập