“Nói là làm”: Nhân nào quả nấy!

Đã đọc: 3705           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Ảnh: NVCC

Sau bài Đắng lòng với trào lưu “Nói là làm” trên Giác Ngộ số 868, ThS.Nguyễn Thị Mai Thu, phó phòng Công tác HSSV Trường CĐ Phát thanh-Truyền hình 2 (TP.HCM) cùng một số bạn đọc đã quan tâm chia sẻ, tựu trung lại là nếu nghĩ-nói sai mà vẫn làm thì sẽ gây hậu quả xấu và ngược lại. Tiếp tục diễn đàn nóng này, cô Mai Thu (ảnh) nói:

- Facebook có những mặt tích cực như con người nhờ đó mà có thể cập nhật trao đổi thông tin, giao lưu kết bạn, tìm người thân, mua bán, họp hành, điều phối các hoạt động… ở bất cứ không gian địa lý nào, bất cứ ngành nghề nào trong xã hội.

Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng Facebook, miễn là có điều kiện như máy móc, mạng... Trong đó, giới trẻ là bộ phận thích ứng nhanh nhạy nhất và nút “like” là một trong những tính năng đặc biệt giúp người sử dụng thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với nội dung vừa mới đọc được trên Facebook, chỉ với một thao tác đơn giản. Chính vì sự tiện lợi đó mà một bộ phận giới trẻ sử dụng nó một cách tùy tiện, không cần suy nghĩ sâu xa.

Một status đăng mất giấy tờ cần tìm lại - “like”, một lời kêu gọi từ thiện - “like”, một lời nói nặng nề chửi rủa ai đó cũng “like”…

Phong cách, tác phong của giới trẻ được hình thành bởi tính cách, cá tính riêng của mỗi người, từ đó quy định nên lối sống của họ trong xã hội. Lối sống tích cực: sống không vì mình, có đạo đức, có chuẩn mực, học tập và làm việc say mê, hòa nhập cộng đồng… Lối sống tiêu cực: ích kỷ, vì lợi ích bản thân, sống không có mục đích, sống ảo, luôn gây ra những trào lưu vô bổ...

Mỗi người sẽ tự chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi, lao lý.

Ở giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời mình, tuổi trẻ cần nghiêm túc nhìn nhận lại cách sống cũng như thái độ sống của bản thân trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng và xã hội. Nếu sống tích cực, hoàn thiện bản thân, giúp đỡ người khác, xác định được mục đích của cuộc đời thì chắc chắn chúng ta sẽ có một cuộc sống có ý nghĩa và ngược lại.

Hành động dại dột của nữ sinh xuất phát từ lối sống ảo, cuồng like, thích đua đòi, thể hiện bản thân, thể hiện sự lệch lạc trong việc định hình những giá trị trên thế giới ảo, cũng như hành vi tương ứng trong xã hội hiện nay - gây hậu quả không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình, cộng đồng. 

Bị bỏng hai chân, mặt, là cái giá phải trả của nữ sinh này, nhưng những học sinh đã like (thích) và chia sẻ bài đăng của “nạn nhân” cũng đáng trách vì cổ vũ cho việc làm sai trái của bạn. Những học sinh cổ vũ, ép buộc bạn mang xăng tới đốt trường cần được giáo dục, định hình lại về mặt nhận thức.

* Theo cô, nhà trường và gia đình cần làm gì để định hướng và giáo dục tư tưởng cho các em?

- Có thể thấy nguyên nhân của vụ việc này xuất phát từ sự buông lỏng trong việc giáo dục, quản lý con trẻ của cha mẹ, nhà trường cộng với áp lực từ những lời dọa nạt, xúi giục của bạn bè xung quanh khiến nữ sinh làm liều. Vì vậy ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng cần tăng cường hơn nữa việc quản lý học sinh, đặc biệt ngoài giờ lên lớp, chú trọng giáo dục lối sống cho các em.

Vào các giờ nội khóa, giờ ngoại khóa, dùng các phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, thông qua các hoạt động của đoàn, hội, đội để nâng cao kỹ năng sống, giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh. Nhưng trên hết vẫn là nhà trường cùng gia đình làm sao giáo dục được học sinh, con em của mình ý thức được việc sử dụng các phương tiện truyền thông sao cho đúng mực, có mục đích và có lợi, không nên mù quáng sa vào những hành động quá khích. 

 

Một phút nông nổi sẽ hối hận về sau...

- Chị Nguyễn Thị Hồng Hoa (nội trợ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai): là một người mẹ, tôi cảm thấy việc “nói là làm” của một số bạn trẻ để câu like là một điều vô bổ, trước hết là hại bản thân mình, sau là ảnh hưởng đến gia đình và những người xung quanh.

Con của tôi mà có những hành động nông nổi như 1.000 like đốt trường, 40.000 like tự thiêu... chắc tôi sẽ đau lòng lắm. Từ chuyện này, có thể xem là bài học để các bậc phụ huynh ngay cả bản thân tôi - cần giáo dục con cái hiểu rõ hơn về vấn đề mạng chỉ là ảo, tuổi trẻ tham gia mang tính giải trí, không nên vì những cái like hay sự ca tụng nào đó mà hành động nông nổi, gây hậu quả khôn lường.

- Chị Ân Thoại Trinh (nhân viên văn phòng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Việc nổi tiếng bằng hình thức câu like thông qua tự huỷ hoại mình, hay làm trò mua vui cho mọi người, theo tôi điều đó chẳng làm nên ý nghĩa gì cả. Bạn có nổi tiếng với hàng ngàn like, cũng chỉ là một bức ảnh đoạn clip thoáng qua, rồi mọi người quên ngay sau đó. Chẳng ai thực sự quan tâm đến cuộc sống hằng ngày của bạn. 

Câu nói “Việt Nam, nói là làm” phải là một thông điệp thôi thúc chúng ta hành động sao cho đẹp, sao cho xứng đáng, theo hướng đi lên, chứ không phải là hành động tiêu cực, nói để cho vui, để sống ảo.

- Chị Lưu Ngọc Trâm (phóng viên, Đài Truyền hình Bình Định): Là một người trẻ, tôi luôn muốn cống hiến, làm gì đó có ích cho xã hội, đất nước. Thay vì ngồi sống ảo trên các trang mạng xã hội, thời gian đó mình làm những công việc khác có ý nghĩa hơn.

Tôi cảm thấy rất buồn vì một số bạn trẻ hiện nay thay vì chung tay giúp đỡ bà con đang chịu lũ lụt ở miền Trung, hay chung tay giúp đỡ người nghèo hoặc làm một hành động nào ý nghĩa lại chọn cách tự huỷ hoại bản thân hay làm những việc vô bổ. Người ngoài còn buồn huống hồ người thân của các bạn ấy!

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập