Thiền

Đã đọc: 525           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tùy theo trình độ ý thức mà bạn có thể xây dựng nên thiên đường, địa ngục và nơi đày đọa ăn năn của riêng mình, để vươn tới trong cõi trần cũng như những cõi siêu hình.Trong thế giới vật chất nếu bạn muốn xây nhà tất phải chọn gạch, đặt viên nọ lên viên kia. Trong thế giới siêu hình, bạn chỉ cần hình dung ra ngôi nhà mong muốn, nó sẽ hiện lên như là ngôi nhà hiện thực và vững chắc trong thế giới vật chất. (…).

Đối diện với tâm-đang-là
Nhất thể định tuệ an hoà chân như...
“Phàm phu tức Phật” - lời xưa
Tâm ngôn tĩnh lặng - mây mù chợt tan.


2021

-------------

 

Vài trích đoạn thú vị trong tác phẩm danh tiếng

“SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT – GÁNH NẶNG CHỨNG MINH” (Deepak Chopra – tiến sĩ y học, nhà nghiên cứu tâm linh vĩ đại; dịch giả: Trần Quang Hưng)

 

* Tác phẩm này được nhiều người ca ngợi; trong đó có: Elisabet Sahtouris (tiến sĩ triết học, nhà sinh học tiến hóa), T. Byram Karasu (giáo sư tiến sĩ y học), Russell Targ (nhà vật lí), Arvin Sharma (giáo sư tôn giáo so sánh), Richard Gere (diễn viên, nhà từ thiện), Ariana Huffington (tổng biên tập Huffington Post), Gary E. Schwartz (giáo sư tiến sĩ triết học), Dean Radin (tiến sĩ, nhà khoa học đầu ngành, viện Khoa học tinh thần), Victor Chan (giám đốc sáng lập Trung tâm Đạt Lai Lạt Ma vì hòa bình và giáo dục), Đức Cha J. Francis Stroud (Trung tâm tâm linh S. J. De Mello, đại học tổng hợp Fordham)…

 

Đức Cha J. Francis Stroud nói rằng: “Tôi mong mọi người – dù quý ông hay quý bà, dù là người Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo… hay vô thần – hãy đọc cuốn sách phi phàm này. Trí óc và linh hồn bạn sẽ được nâng cao và soi sáng”.

 

-----

“(…) Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó. Đâu đó trong thời-không, có những bình diện khác nhau đồng thời tồn tại. (…). Các bình diện tồn tại khác nhau tương ứng với các tần số ý thức khác nhau. Thế giới vật chất chỉ là biểu hiện của một tần số nhất định. (…).

 

Thế kỉ 20, khoa học phương Tây tìm hiểu ra rằng, mọi vật thể rắn thực ra đều được tạo nên bởi những rung động vô hình. (…). Nói một cách khác, vật thể rắn có rung động đậm đặc, hoặc rung động ở bình diện thấp. Vật thể khí có rung động loãng, ở bình diện cao hơn.

Cũng đúng như các bình diện khác nhau của vật chất, tinh thần cũng có những bình diện khác nhau. (…).

--

Suốt cuộc đời, nhục thể cung cấp cho linh hồn cái vỏ; nó cho linh hồn sự hiện diện được định vị trong thế giới vật chất. Vì nhục thể rữa nát khi chết, linh hồn rời đi nhập vào giới siêu hình tương ứng với tồn tại của nó ở bình diện vật chất, vào tần số tương ứng với cuộc sống cũ của nó nhất. (…).

 

Quá trình biến đổi sau cái chết không phải là sự di chuyển đến một nơi chốn khác hoặc thời gian khác; nó chỉ là sự thay đổi về chất sự chú tâm của chúng ta. Bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì rung động tương ứng với bạn. (…).

 

Khi những tri giác thông thường trở nên mờ nhạt, thì những tri giác tinh tế lại trở nên thính nhạy hơn. Chúng ta vẫn nhìn và nghe được sau khi chết, nhưng lúc đó đối tượng không còn là vật chất nữa. Chúng bao gồm bất kể cái gì ta muốn thấy trong cõi siêu hình: nào thiên cảnh (cảnh vật thế giới chư thiên), thiên âm (âm thanh ở thế giới chư thiên), nào quần tiên (chúng sinh các cõi trời), nào hào quang chói lọi. (…). (Lời người đọc: Các chữ trong ngoặc đơn ở đoạn này do người đọc thêm cho rõ nghĩa).

 

Những khao khát bất thành hoặc không được phép, trở nên tiêu cực. Một ham muốn hưởng thụ khiến hồn khó siêu thoát. (…).

 

Các bậc thánh nhân và hiền nhân có đặc quyền hiện diện đi đó đây tự do trong các cõi siêu hình, mà không bị hạn chế bởi các ham muốn. (…).

--

 Nghiệp quấn quanh linh hồn như sợi chỉ cuộn quanh cái suốt. (…).

Trong quá trình ngủ sâu của linh hồn giữa các lần đầu thai, mọi kí ức về những sự kiện đã qua trong nhục thể được nén vào linh hồn, tạo nên phần mềm nghiệp cho sự sống tương lai. (…).

Mọi thứ giống như chiếc kén bao bọc linh hồn đang thiếp ngủ. Khi thức giấc, nó lìa bỏ cái vỏ bọc dần tan biến này. Trong chuyến chu du siêu hình, các linh hồn gặp gỡ những linh hồn khác có cùng rung động ở cấp tiến hóa tương tự. Bạn có thể gặp vài linh hồn đã từng chạm trán trong thế giới vật chất nếu như họ ở cùng tần số với bạn. (…).

 

Trong cõi siêu hình, linh hồn có thể thăm những bình diện có rung động thấp hơn của nó nếu muốn, nhưng chỉ có thể  đến được bình diện cao hơn thông qua tiến hóa (…).

 

Tùy theo trình độ ý thức mà bạn có thể xây dựng nên thiên đường, địa ngục và nơi đày đọa ăn năn của riêng mình, để vươn tới trong cõi trần cũng như những cõi siêu hình.Trong thế giới vật chất nếu bạn muốn xây nhà tất phải chọn gạch, đặt viên nọ lên viên kia. Trong thế giới siêu hình, bạn chỉ cần hình dung ra ngôi nhà mong muốn, nó sẽ hiện lên như là ngôi nhà hiện thực và vững chắc trong thế giới vật chất. (…).

--

Ham muốn vẫn là mấu chốt sau khi chết. Tiến hóa thực sự là quá trình thực hiện ham muốn. Trong thế giới siêu hình, bạn thực hiện và làm cho những ham muốn còn lại từ sự sống vật chất vừa rời bỏ, trở nên tinh tế hơn. Bạn cũng làm cho những hiểu biết và kinh nghiệm từ thế giới vật chất trở nên tinh tế hơn. (…). Ở đây linh hồn cũng tích lũy năng lượng cho những ham muốn cao hơn, tiến hóa hơn của mình, để có thể thực hiện chúng ở trong lần viếng thăm tiếp theo đến bình diện vật chất, khi nó có một cơ thể mới. (…).

--

Bằng việc phát triển khả năng chứng kiến (tâm trí mình), nhận thức được tình thế (tâm thức) của mình, bạn có thể gây ảnh hưởng lên các kiếp sống mà bạn sắp đầu thai. Bạn còn có thể tăng tốc quá trình trả nghiệp báo. Tương tự như vậy, bạn có thể gọt giũa kĩ xảo và phát triển tài năng trong cõi siêu hình. (Điều này giải thích hiện tượng tại sao các nhạc sĩ và nghệ sĩ vĩ đại có thể biểu lộ thiên tài vào tuổi ấu thơ, thường là trước khi lên ba; bẩm sinh có tài không phải ngẫu nhiên đâu). (…). (Lời người đọc: Trong đoạn này, các chữ “tâm trí mình”, “tâm thức” trong ngoặc đơn do người đọc - dựa vào nội dung trong tác phẩm - thêm cho rõ nghĩa).

--

Bất kể chuyện xảy ra lúc chết, tôi tin rằng nó xứng đáng được gọi là phéo mầu. Mà phép mầu, trớ trêu thay, chính là ở chỗ chúng ta không chết. Sự dừng lại của cơ thể là ảo ảnh, và giống như nhà ảo thuật vén lên một bức màn, linh hồn khám phá ra điều gì nằm ở bên kia. (…).

--

Những người nghi ngờ khả năng tâm linh đặc dị, làm ngơ  trước vô số những nghiên cứu cho thấy ý nghĩ thông thường có thể thực sự tác động đến thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng nếu tâm trí là trường. (…).

 

Ở đây chúng ta có thêm một chứng minh là tất cả chúng ta được kết nối với nhau trong cùng một trường ý thức. Các đặc tính của trường này vận hành lúc này và ở đây:

 

Trường hoạt động như một tổng thể.

Nó liên kết các sự kiện cách xa ngay tức thời.

Nó nhớ mọi sự kiện.

Nó tồn tại ngoài thời gian và không gian.

Nó sáng tạo toàn vẹn bên trong mình.

Sáng tạo của nó lớn lên và mở rộng theo hướng tiến hóa.

Nó là ý thức.

(…)

Trường ý thức là cơ sở của mọi hiện tượng trong tự nhiên, bởi vì khe hở tồn tại giữa mọi electron, mọi ý nghĩ, mọi khoảnh khắc thời gian. Khe hở là điểm khống chế, sự tĩnh lặng ở tâm của sáng tạo, nơi vũ trụ liên kết mọi sự kiện. (…).

Chúng ta cần nhớ nguồn gốc chung của mình. Tinh thần con người suy thoái khi chúng ta hạn chế mình trong một kiếp người và giam trong một thể xác. Trước hết chúng ta là tâm trí và tinh thần (…)”.

-------------------

 

THI-KỆ TRỰC NGỘ TÁNH KHÔNG


(Tánh Không: Tánh Viên Giác, Tâm Không, Tâm vô ngã, bản thể vô tướng của vũ trụ, trường tiềm năng, Như Lai tạng, cội nguồn thực tính Chân-Thiện-Mĩ, Niết bàn, Phật tính, tri giác như thực, Chân Không-diệu hữu, định-tuệ bất nhị).

1.
Trên nghìn đỉnh núi một gian nhà
Một nửa cho mây một nửa ta
Đêm rồi gió thổi mây đi mất
Tính lại sao nhàn bằng lão gia.

(Thiền sư Quy Tông; sư trụ trì tại một thảo am cô tịch trên Lư Sơn. Theo Thiền Luận-quyển trung; thiền sư học giả Daisetz Teitaro Suzuki; thượng toạ Tuệ Sỹ dịch).
-----

2.
Mưa tạnh mây quang nắng bừng lên
Núi non như vẽ vời vợi xanh
Tu Bồ Đề ngồi hang, không biết
Hoa trời như mưa đất rung rinh.

(Thiền sư Tuyết Đậu; theo sách đã dẫn. “Không biết” mang tâm ấn của Thiền, đừng hiểu theo nghĩa “không biết” thông thường).
-----

3.
Lão Bàng không cần gì trong thế gian
Tất cả đều Không, một chỗ ngồi cũng Không
Cái Không rốt ráo ngự trị trong nhà ông
Không tất cả vì không tài sản

Khi mặt trời lên ông đi trong Không
Khi mặt trời lặn ông ngủ trong Không
Ngồi trong Không ca một bài ca Không
Vài bài ca Không vang dội trong Không

Đừng kinh ngạc vì cái Không rất Không
Vì Không là chỗ ngồi của chư Phật
Người thế gian không hiểu được Không
Nhưng Không là kho tàng chân thật
Nếu bảo là không có Không
Tức là huỷ báng chư Phật.

(Thiền sư cư sĩ Bàng Uẩn; theo sách đã dẫn. Xin đừng hiểu “không tài sản” theo nghĩa thông thường; đó là cái thấy của trạng thái tâm vô ngã, không chấp về ngã sở).
-----

4.
Ba chục năm nay tìm kiếm khách
Bao hồi lá rụng với cành trơ
Một lần từ thấy hoa đào đó
Cho đến ngày nay hết cả ngờ.

(Thiền sư Linh Vân; theo sách đã dẫn).
-----

5.
Thánh đế rỗng thênh
Làm sao biết trúng

Đối trẫm là ai
Lại bảo chẳng biết

Nhơn đây đêm sang sông
Há khỏi sanh gai góc

Người cả nước mời chẳng trở về
Muôn đời ngàn đời nhớ nhau rỗng

Thôi nhớ nhau
Gió mát khắp nơi nào có tột.

(Thiền sư Tuyết Đậu. Trích trong Bích Nham Lục; thiền sư Thích Thanh Từ dịch và giảng).
--
(Công án: Lương Võ Đế hỏi Đại sư Đạt Ma: Thế nào là Thánh đế đệ nhất nghĩa? Đạt Ma đáp: Rỗng thênh không Thánh. Vua hỏi: Đối trẫm là ai? Đạt Ma đáp: Chẳng biết. Vua không khế hội. Đạt Ma bèn sang sông đến Nguỵ. Sau vua đem việc này hỏi Hoà thượng Chí Công. Chí Công tâu: Đây là Quan Âm Đại sĩ truyền tâm ấn Phật. Vua hối hận sai sứ đi thỉnh trở lại. Chí Công tâu: Chẳng những bệ hạ sai sứ đi thỉnh chẳng được, dù người trong cả nước đi thỉnh y cũng chẳng trở lại).
--
(Bích Nham Lục và một số sách Thiền kể lại rằng, ngài Bồ Đề Đạt Ma đến nước Nguỵ, ẩn cư nơi cô tịch, “diện bích” chín năm. Sau đó truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, rồi “lẻ dép về quê bặt dấu luôn”. Ngài được tôn vinh là Sơ tổ Thiền tông.
Bài kệ nổi tiếng của Ngài: “Bất lập văn tự / Giáo ngoại biệt truyền / Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật”).
------

Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn sưu tầm.
--
Và xin góp thêm vài lời sau đây:

“Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn. Ngài muốn cho chúng ta BIẾT và THẤY năm uẩn. Thế giới loài người của chúng ta là sự hiện hữu của năm uẩn. Và trừ khi chúng ta BIẾT và THẤY được năm uẩn này, nếu không thì chúng ta không thể hiểu rõ lời dạy của đức Phật”.
(Biết và Thấy; thiền sư Pa-auk Sayadaw-thiền sư Phật giáo Nam tông; dịch giả: Pháp Thông).
Được như vậy, chúng ta sẽ biết “Quán tâm nơi tâm”, theo kinh điển PG nguyên thuỷ. Rồi sẽ nhận ra “thiền ngôn” độc đáo của các thiền sư đốn giáo Bắc tông (PG Bắc truyền); vọng thức vọng tưởng không còn có chỗ nắm bắt. Rồi sẽ nhận ra: “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là Thiền, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống.
------------------------------

LỜI “TRỰC CHỈ NHÂN TÂM” (“QUÁN TÂM NƠI TÂM”) CỦA NGÀI JIDDU KRISHNAMURTI

"(...) Ngài có thấy sự kiện thực tế đó, không phải ý tưởng mà cái thực tế là: ngài chính là tính nết của ngài, cơn giận của ngài, lòng ganh tị của ngài, sự ghen tuông của ngài, lòng hận thù của ngài, sự bất an của ngài, sự bấn loạn của ngài... - rằng ngài là thế đó? Đừng chỉ biết nó bằng lời hay đồng ý miệng - vì như vậy chúng ta sẽ không hiểu nhau - MÀ THỰC SỰ THẤY SỰ KIỆN NÀY VÀ TRỤ LẠI VỚI NÓ. Được không? Khi ngài trụ lại với nó, như thế ngụ nghĩa gì? CHÚ TÂM - đúng không? Không có động thái nào trốn khỏi nó. Chỉ trụ lại với nó. (...). Lúc đó không có xung đột, lúc đó ngài phá vỡ được lối mòn của trí não. (...) Ngay lúc mình nhìn thấy được sự kiện này thì MỌI VIỆC SẼ HOÀN TOÀN KHÁC HẲN. (...).
--
(...) Có điều gì lạ thường hiện hữu ở đây rồi, mà vì nó - nếu như nó hiện hữu - mình phải HIẾN CẢ TÂM TRÍ, CẢ TẤM LÒNG để gìn giữ. Ngài có thấy vậy không thưa ngài?
(...) Tôi đang hỏi, Panditji, liệu có điều gì đó trường tồn, không bị bó buộc bởi thời gian, sự tiến hoá và các thứ. Nó phải hết sức linh thiêng. Và nếu nó hiện hữu, mình phải dâng hiến cả đời mình cho nó - không phải bằng học thuyết hay tri thức, mà bằng sức truyền cảm của nó, chiều sâu của nó, vẻ đẹp của nó, sức mạnh vô song của nó. (...).
--
(...) Ngài chưa từng NƯƠNG VÀO CÁI TOÀN THỂ, TUÂN THEO CÁI ĐANG LÀ. (...) Chúng ta chưa hề trụ ở đó. Chúng ta luôn luôn di chuyển, dịch chuyển. Đúng không? Tôi là thế này, tôi sẽ là thế kia - đó là sự lánh xa khỏi cái đang là.
--
(...) Mọi thời gian nằm trong cái bây giờ, ngay phút giây này. Đây thực sự là điều phi thường nhất: nhìn ra rằng tương lai, quá khứ là cái bây giờ. Đó có phải là một sự kiện, không phải ý tưởng về sự kiện? (...).
Đó có thể là điều phi thường nhất, nếu ngài tìm hiểu sâu vào. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA LÒNG TRẮC ẨN. Đó có thể là BẢN THỂ CỦA SỰ THÔNG MINH LẠ THƯỜNG không thể tả. Ngài không thể nói mọi thời gian là bây giờ nếu đó không phải là một thực tế. (...).
Tôi thấy rằng nếu hôm này tôi tham lam, hôm nay ganh tị, ngày mai tôi sẽ tiếp tục tham lam và ganh tị, trừ phi có gì đó xảy ra bây giờ. Vậy tôi có thể thay đổi, biến đổi ngay bây giờ?

Có một vận động không thuộc thời gian (tâm lí) xảy ra nếu như có một biến đổi căn cơ. Ngài thấy chứ thưa ngài? Hai triệu rưỡi năm về trước chúng ta là người man rợ, bây giờ chúng ta vẫn man rợ: muốn có quyền lực, địa vị, giết chóc lẫn nhau, ganh tị so sánh, và mọi thứ. Ngài đã đặt ra thách đố cho tôi: mọi thời gian là bây giờ. Tôi không có lối thoát, tôi không có cửa thoát khỏi sự kiện chính yếu này. Tôi tự nói: Trời ơi, nếu bây giờ mình không thay đổi, ngày mai cũng sẽ như vậy. Vậy có thể nào tôi biến đổi ngay bây giờ không? Tôi nói rằng có đấy.

(...) Đừng hỏi cách nào, thưa ngài. Ngay lúc ngài hỏi cách nào, ngài đã ở trong tiến trình thời gian rồi. (...) NGÀI LÀ CÁI NGÀI ĐANG LÀ BÂY GIỜ.
--
(...) Có một trật tự khác thường trong vũ trụ. Lỗ đen là một phần của trật tự đó. Bất cứ khi nào con người bước vào là hắn gây hỗn loạn. Vậy tôi hỏi, có thể nào tôi, với vị thế một con người nhưng đồng thời cũng là toàn thể nhân loại, tạo ra được trật tự trong chính mình trước tiên? TRẬT TỰ NGỤ NGHĨA LÀ VÔ TƯ LỢI”.
------
(Danh nhân giác ngộ Jiddu Krishnamurti - người không theo tôn giáo nào cả, được Liên Hiệp Quốc, được nhiều danh nhân tôn giáo và xã hội tôn vinh.
Trích trong Lời Cuối Bình Yên của nhà biên dịch Mộc Nhiên).
-----------------------------------

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập