Di Sản Văn Hóa Huế Đang Chờ Được Chăm Sóc Và Phát Huy

Đã đọc: 2417           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Huế, ngày 5 tháng 7 năm 2020

Các thân hữu của Di sản Văn hóa Huế quý mến,

​Chưa bao giờ Di sản văn hóa Huế (DSVHH) được quan tâm như hiện nay. Quan tâm để phục vụ cho việc tỉnh Thừa Thiên Huế có đủ tiêu chí để xin chuyển đổi thành Thành phố di sản trực thuộc Trung ương, và để khai thác du lịch nhân văn mang bản sắc Việt Nam. Do đó vấn đề đặt ra là: Di sản văn hóa Huế (DSVHH) là gi ? Bảo vệ gìn giữ như thế nào, Phát huy ra sao ? 

      Di sản văn hóa là tài sản vật chất và phi vật chất của lịch sử để lại cho con cháu. Ngoài sự quản lý của các cơ quan nhà nước, người Việt Nam nói chung và người Huế và người yêu Huế ở khắp nơi nói riêng có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị DSVHH đúng theo quy cách mà các nước đồng văn đồng chủng đã thực hiện. Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các hoạt động đơn lẻ kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước: việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc cần phải có một hội người. Nhiều người Huế và người yêu Huế cũng đã thấy chuyện ấy từ lâu nhưng chưa có ai đứng ra gióng lên lời kêu gọi hợp quần. Bản thân tôi-một đời cầm bút cho lịch sử văn hóa Huế, chờ đợi lời kêu gọi đó từ hàng chục năm qua mà vẫn chưa nghe, chưa thấy. Nay tôi đã 84 tuổi không thể chờ thêm được nữa, tôi mạo muội viết lá thư nầy gởi đến các thức giả là người Huế, người yêu Huế trong nước và ngoài nước hãy cùng nhau lập nên Hội Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Huế” (HBVDSVHH). 

      1. HBVDSVHH là một tổ chức Xã hội quy tụ những cá nhân, tổ chức , nguồn lực thiết tha với việc Bảo vệ, duy trì và phát triển các giá trị Văn hoá Huế (bao gồm những giá trị vật thể - phi vật thể - đặc biệt những giá trị tinh thần như đời sống tâm linh ... ở đây Văn hoá Phật giáo có một vai trò đặc biệt quan trọng);
      2. Cố đô Huế là nơi duy nhất, thích hợp nhất và còn hội tụ đủ những yếu tố cần thiết cả về không gian, lịch sử cũng như truyền thống trong đời sống người dân để phục hồi gìn giữ và phát triển những giá trị văn hoá tinh hoa không chỉ của Huế mà còn của Việt Nam;
       3. Đây cũng là thời điểm thích hợp (trước khi quá muộn ) để xây dựng “hệ sinh thái”, cách sống , giá trị sống của người Huế và nếu làm tốt.sẽ là cách sống của người Việt trong bối cảnh hậu Covid 19;
       4. Nếu HBVDSVHH hoạt động tốt Hội sẽ thực sự là cầu nối giữa chính quyền và người dân. Việc xác định tốt các giá trị của Huế sẽ là nền tảng trong đường lối quy hoạch phát triển (mà Huế đang rất lúng túng).   Hội sẽ giúp triển khai vào đời sống xã hội những chủ trương chính sách nhà nước đúng đắn, hình thành một. “Xã hội hài hoà” mục tiêu lý tưởng của mọi xã hội;
       5. Trước mắt Hội có tính địa phương Thừa Thiên Huế để cô đọng về tổ chức song sẽ hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế, có thể đại diện cho Việt Nam trong Văn hoá đối ngoại sau nầynhư Thủ tướng Phạm Văn Đồng, sau ngày đất nước thống nhất (1975), từng xác định với trí thức Huế rằng “Giải phóng xong may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa”;
      6. Di sản văn hóa Huế gồm di sản vật chất và phi vật chất trong nhiều lãnh vực khác nhau: Đền đài lăng tẩm thành quách, chùa chiền, kiến trúc, mỹ thuật, văn học, tư tưởng, giáo dục, âm nhạc, ca Huế, kịch nghệ (Hát Bội), trang phục, ẩm thực, Đông y, nghề đúc đồng, nghề mộc, nghề kim hoàn, nghề Pháp lam và đặc biệt về con người “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, NS TRịnh Công Sơn.v.v.;

​7. Nhiệm vụ:

7.1. HBVDSVHH là nơi gặp gỡ những người yêu Huế và người Huế ở TTH và ngoài TTH đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của DSVHH; 

7.2. Đóng góp ý kiến với các ngành chức năng của nhà nước và các tổ chức xã hội về việc trùng tu, bảo tồn, phát huy giá trị DSVHH. Đồng thời phản biện các đề án, các công trình bảo tồn và phát huy giá trị DSVHH của nhà nước và các tổ chức xã hội;

7.3. Nếu được yêu cầu, Hội có thể thực hiện các đề tài khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHH;

7.4. Hội là nơi lưu giữ các DSVHH mà quần chúng yêu Huế có thể gởi gắm để phục vụ cho Huế tham khảo, phát huy giá trị của di sản;

7.5. Giúp cho những người muốn tìm hiểu và phát huy giá trị DSVHH; đồng thời góp phần vận động người Huế-nhất là tầng lớp trẻ, tìm hiểu DSVHH là gì, bảo tồn và phát huy giá trị DSVHH ra sao; Hội đưa ra ý kiến thành lập ngành Huế học ở Đại học Huế;

7.6. Hội xin phép Nhà nước mở một trang Web để thông báo các hoạt động của Hội và quảng bá các nghiên cứu khoa học của các thành viên trong Hội;

(Các chức năng nhiệm vụ khác do Đại hội thành lập Hội bổ sung sau).

8. Hội viên: 

-Hội viên chính thức gồm những nhà nghiên cứu, các nhà văn, các doanh nhân yêu quý lịch sử văn hóa Huế, các nhà sưu tập cổ vật;

- Hội viên danh dự (trong đó có người nước ngoài, các vị chưa có hộ khẩu tại Việt Nam) do Hội mời để táng trợ tinh thần, vật chất và pháp lý cho các hoạt động của Hội;

9. Cơ sở vật chất ban đầu: Về tài chính: Nhiều người yêu Huế đã hứa sẽ đóng góp lâp Quỹ cho Hội. Nhà 3/7 Nguyễn Công Trứ, P. Phú Hội TP Huế (Gác Thọ Lộc) của tôi có thể sử dụng làm Trụ sở Hội cho đến khi Hội có trụ sở riêng;

10. Thư nầy được thực hiện với sự đóng góp ý kiến của NNC Ngô Tiến Nhân (TP HCM), KTS Hồ Viết Vinh (TP HCM), NNC Trần Đình Sơn (TP HCM), Nhà văn Trần Nguyên Vấn Chủ nhiệm CLB Văn hóa Huế tại Hà Nội, Luật gia Hồ Viết Tư(Huế). Nhận được thư nầy kính mong các thân hữu tiếp tục đóng góp ý kiến hoàn chỉnh lá thư trước khi công bố vận vận động thành lập Hội.

Kính chào quý thân hữu.

                                                          

                                                                     Nguyễn Đắc Xuân    

 

LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HUẾ THĂM KHÔNG GIAN LƯU GIỮ DẤU TÍCH CUNG ĐIỆN ĐAN DƯƠNG/SƠN LĂNG CỦA HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG

 

Chiều ngày 8-7-2020,lãnh đạo Thành phố Huế thăm chính thức Khu vực Phủ Dương Xuân tiền thân của Cung điện Đan Dương/ sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung ở ấp Bình An, P. Trường An TP Huế. Đoàn gồm có các vị Nguyễn Văn Hòa – Phó Bí thư Thành ủy Huế, Hoàng Hải Minh Chủ tịch UBND Thành phố, Phạm Thị Quỳnh Dao-Trưởng phòng VHTT&Thể thao, Đặng Hữu Hải Chánh VP Thành ủy, Thu Nga Phó VP UBND Thành phố, và Thanh Thảo CV Ủy ban. Thăm địa điểm Phủ Dương Xuân/Cung điện Đan Dương ngày xưa (nay là nơi tọa lạc chùa Vạn Phước), khu mã loạn, giếng loạn, địa điểm hồ sen ven suối Tiên. Cuối cùng thăm KGLG Dấu tích Cung điện Đan Dương tại 9/17/120 Điện Biên Phủ. Thăm thực địa, xem tư liệu, nghe thuyết minh xong, kết thúc cuộc thăm viếng Chủ tịch UBNS Thành phố Huế cho biết Thành phố sẽ thực hiện Thông báo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch, bảo vệ và phát huy những thành tựu đã đạt được ở ấp Bình An/gò Dương Xuân, cùng với Nhóm NC Đan Dương tiếp tục khám phá.



Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập