Vượt qua những con thác nước dữ, gập ghềnh…

Đã đọc: 1445           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cuộc sống luôn trôi chảy không ngừng và dường như hối hả. Hoà trong dòng chảy bất tận của thời gian đó, đôi lúc chúng ta cũng không còn những khoảng trống không gian trong đời sống nội tâm, để cho phép bản thân mình nghĩ về những điều bình dị, lắng đọng và ý nghĩa trong cuộc sống.

 Hãy học các dòng nước, từ khe núi vực sâu; Nước khe núi chảy ồn, Biển lớn đầy im lặng. Ảnh 1: tại Chùa Từ Lâm – Tp. Huế.

Chúng tôi chợt nhớ về những lời mà Đức Thế Tôn đã dạy trong Kinh Bộc Lưu (Oghataraṇasuttaṃ) thuộc Tương Ưng Bộ Kinh (Saṃyuttanikāyo), có một vị Thiên đến hỏi Đức Thế Tôn rằng:

“Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.” [1]

Bộc lưu là một dòng thác nước chảy xiết, mạnh và dốc. Dòng chảy thời gian cũng vậy, nó trôi chảy thật nhanh, dễ dàng nhấn chìm hay cuốn chúng ta vào dòng chảy “bất xả trú dạ” [2] của nó, để rồi đánh mất đi bản thân mình, bị nhấn chìm bởi những bẫy sập danh vọng cuộc đời. Vậy làm thế nào để vượt khỏi dòng bộc lưu thời gian này? Đó chính là một thái độ Trung đạo, vượt mọi chấp trước ở đời, không bị kẹt vào những khen chê được mất, những con thác nước dữ gập ghềnh của tham lam, sân giận và si mê giữa cuộc đời này.

 

Bộc lưu là một dòng thác nước chảy xiết mạnh và dốc. Dòng chảy thời gian cũng vậy, nó chảy thật nhanh và xiết, dễ dàng nhấn chìm hay cuốn ta vào dòng chảy “bất xả trú dạ” của nó.

Ảnh 2: Internet. (https://khoahoc.tv/thac-nuoc-du-doi-nhat-chau-au-48334)

“Từ lâu, tôi mới thấy

Bà-la-môn tịch tịnh.

Không đứng, không bước tới,

Vượt chấp trước ở đời.” [3]

Thêm nữa, để vượt những thác nước chông chênh, gập ghềnh và đầy sóng gió đó, chiếc thuyền Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā) sẽ giúp chúng ta đi qua những thác nước này. Khi đó, chúng ta sẽ không còn bị mắc kẹt, tấp vào hai bên bờ, hay những chông gai chướng ngại phía trước, và thậm chí còn phải bỏ lại chính chiếc thuyền đang đi khi qua đến bờ bên kia. Con đường của sự giác ngộ giải thoát, đạo đức Phật giáo, tâm lý Phật giáo và thiền định Phật giáo là con đường được hình thành từ tám yếu tố, đó là: quan điểm nhìn nhận chân chánh, tư duy suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, nuôi sống thân mạng bằng nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực phấn đấu một cách chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, và thiền định Phật giáo chân chánh.

Chú thích:

[1], [3]. Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya), Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt. Website: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu1-01.htm

[2]. Luận ngữ, IX, 16. Lý Minh Tuấn (Biên soạn), Tứ Thư Bình Giải, Vietnam: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2010, tr. 219. “子在川上曰: 逝者如斯夫!不舍晝夜.”

ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ

Cầu nguyện Bồ-tát Quan Thế Âm hộ trì cho chúng hữu tình qua khỏi dịch bệnh này - COVID-19 và những biến tướng của nó.

PHƯỚC QUÝ

Phật lịch 2563. 20/03/2020.

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập