Thực chứng học và khoa học

Đã đọc: 1558           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X-XI cũng đã xuất hiện nhiều nhà thực chứng học lỗi lạc, nổi bậc nhất có lẽ phải nhắc đến Sư Vạn Hạnh (~937 - ~1018).

Montpellier là một thành phố tươi đẹp ở miền nam nước Pháp, đây cũng là quê hương của Auguste Comte (1798-1856), người đã thiết lập nền tảng cho ngành khoa học thực chứng ở phương tây vào đầu thế kỷ 19.

Auguste Comte là người không tin vào các lý giải siêu nhiên trừu tượng thường được giảng dạy bởi các nhà truyền giáo mà ông đề xuất rằng các hiện tượng tự nhiên phải được kiểm chứng thông qua tư duy hợp lý, thông qua việc thật nghe thật thấy và thật biết của chính con người chúng ta. Nhờ lối suy nghĩ đó, Auguste Comte đã đặt nền móng cho các ngành khoa học xã hội ngày nay. Ông nhấn mạnh về mối liên hệ tương hỗ giữa lý thuyết và thực hành, và ông cũng lưu ý về việc dùng toán học và phân tích thống kê định lượng trong các quyết sách. Điều này được cụ thể hóa bằng vòng tròn Shewhart thường được dùng trong nhiều lĩnh vực quản lý, đặc biệt là trong sản xuất kinh doanh ngày nay (Plan-Do-Check-Act hay Plan-Do-Check-Adjust, tạm dịch là Lập kế hoạch-Thực thi-Kiểm nghiệm-Điều chỉnh).

Ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X-XI cũng đã xuất hiện nhiều nhà thực chứng học lỗi lạc, nổi bậc nhất có lẽ phải nhắc đến Sư Vạn Hạnh (~937 - ~1018). Sư là người đã giúp vua Lê Đại Hành sáng suốt điều hành đất nước trong khoảng 29 năm. Sau khi vua Lê Đại Hành mất, xét thấy Lê Long Đĩnh bạo tàn nên Sư đã giúp người học trò đầy đức độ của mình là Lý Công Uẩn lên ngôi vua để giúp yên nước an dân. Triều đại nhà Lý thịnh trị kéo dài suốt 216 năm. Sự thành công của Sư Vạn Hạnh chắc chắn không phải do may mắn hay do định mệnh mà phải đến từ trí tuệ thật thấy thật biết của ông. Thấy rõ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, thấy rõ mong muốn trong lòng dân, thấy rõ kẻ tàn bạo và người tài đức, đặc biệt là thấy rõ những việc cần làm để hoàn thành sứ mệnh nhưng tránh được binh đao oán hận.

Trước lúc tịch Sư đã để lại bài thơ, dịch âm như sau:

Thân như điện chớp hữu hoàn vô (Thân như điện chớp có về không).

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô (Cây cối xuân tươi thu chuyển khô).

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy (Thuận theo thời vận mà làm nên không lo sợ dù đang thịnh hay suy).

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô (Vì thịnh suy như hạt sương gá trên đầu ngọn cỏ).  

Bài thơ này khó hiểu ở chỗ vì sao Sư không ví dụ thân như cái gì khác mà lại ví như điện chớp? Có lẽ nào Sư Vạn Hạnh đã thật thấy cái thân này là tổ hợp của các điện tử chớp nhoáng?

Có lẽ là như vậy, vì những nhà thực chứng học thực thụ, với sự thực hành thiền quán thâm sâu, thường có nhiều cái thấy cái biết đi trước các nhà khoa học trong lĩnh vực khác. Ví dụ như một nhà thực chứng học nổi tiếng ở Ấn Độ là Siddhartha Gautama (vào khoảng 2562 năm trước) đã nhìn thấy trong nước có sinh trùng rất nhỏ nên trước khi uống nước ông dạy nên lọc nước. Và khi nói về vũ trụ thì ông chỉ ra rằng có vô số hành tinh trong không gian, và cái không gian thì không có biên giới. Điều này đã được các nhà khoa học vũ trụ ngày nay chứng nghiệm khi công bố rằng số lượng các hành tinh là rất nhiều và không thể đếm được, vì có cái thì đang hình thành trong khi cái khác đang nổ xẹp tan đi thì hoàn toàn không đếm được. Thêm vào đó vũ trụ lại đang giản nở thì không có biên giới nhất định. 

Cũng giống như vậy, Sư Vạn Hạnh đã nói “Thân như điện chớp hữu hoàn vô”, đến nay cũng đã được các nhà sinh học chứng nghiệm. Mặc dù thấy thật trực tiếp sự chớp nhoáng ấy nhưng các nhà khoa học phải dùng nhiều thiết bị quang học để hỗ trợ, trong khi các nhà thực chứng học như Sư Vạn Hạnh thì thấy trực tiếp không cần bất kỳ thiết bị nào.

Khoa học vẫn mãi đi sau thực chứng học!

Phan Quang Tiến (Nguyên Trí)

Khoa Sinh Học, Đại học quốc gia Singapore

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập