Phật giáo dạy sống hòa hợp với thiên nhiên

Đã đọc: 2029           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Thực trạng ô nhiễm môi trường do biến đổi khí hậu cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của con người đã ở mức báo động đỏ ở khắp mọi nơi, không ngoại trừ Hà Nội. Đứng trước vấn đề nhức nhối này, Phật giáo Hà Nội dưới góc nhìn nhân sinh và thực tế cũng đã góp tiếng nói cảnh tỉnh với mong muốn vận động mọi người cùng bảo vệ sự sống cho nhân loại.

Ngày 13-11-2016, Thượng tọa Thích Thanh Huân -

Trụ trì chùa Pháp Vân cùng đông đảo người dân dọn vệ sinh môi trường tại hồ Linh Đàm (Hà Nội)

Sông, hồ “ngắc ngoải” vì ô nhiễm

Hà Nội từ lâu vẫn được xem là thành phố nhiều sông, hồ. Tuy nhiên theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng, tính đến nay trong tổng số hơn 100 ao, hồ thì có tới 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng, trong khi đó nhiều sông cũng đang “ngắc ngoải” vì ô nhiễm.

Tuy nhiên chẳng cần phải đến những số liệu thống kê chi tiết đó, ai cũng có thể dễ dàng nhận ra sự ô nhiễm đáng báo động này khi hàng ngày chứng kiến những con sông thơ mộng, những hồ nước trong xanh dường như chỉ còn trong ký ức.

Như chia sẻ của Đại đức Thích Quảng Tiếp - Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội thì nhiều nhánh sông chảy quanh địa bàn Hà Nội đã trở nên đen kịt, nhiều nơi bốc mùi, ngay cả nước trên bề mặt nhìn mắt thường cũng thấy bị nhiễm bẩn.

Mà một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm là việc xả thải bừa bãi, thiếu ý thức của người dân khiến cho những con sông, ao hồ thơ mộng trở thành nơi xả nước thải, thậm chí nhiều nơi còn tận dụng ao hồ làm nơi chứa rác. Đấy là chưa kể nước thải sinh hoạt, sản xuất, làng nghề, khu công nghiệp ở nhiều nơi không qua xử lý đúng quy trình xử lý chất thải.

Không chỉ có sông, hồ mà ngay cả trên những con đường, ngõ phố, thói quen đổ rác tùy tiện của một bộ phận người dân cũng khiến tình trạng ô nhiễm diễn ra rất đáng lo ngại. Theo GS.TS.Vũ Hoan - Chủ tịch Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động đỏ khi nồng độ bụi lơ lửng ở các quận, huyện nội thành đều vượt quá 5-6 lần, thậm chí gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép, người dân sống quanh các điểm “nóng” về giao thông bị ảnh hưởng rõ nhất về sức khỏe.

Về điều này, Đại đức Thích Đạo Phong - Phó Thư ký Ban Trị sự  Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội cho biết, tình trạng khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, âm thanh phát ra từ các phương tiện khi tham gia lưu thông, rác thải trong sản xuất và đời sống không được thu gom, xử lý kịp thời… cũng chính là những tác nhân gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.

Làm tang ma văn minh cũng là bảo vệ môi trường

Cùng nhìn nhận về những nguy cơ gây hại đến môi trường, Đại đức Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội chia sẻ quan điểm những yếu tố mê tín dị đoan và xu hướng “phú quý sinh lễ nghĩa” trong việc tổ chức tang ma cũng là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến môi trường.

Theo lời Đại đức Thích Chiếu Tuệ, việc nhiều gia đình tổ chức những đám tang rất lớn, chạy theo sự phô trương hình thức bên ngoài, những hình thức nghi lễ mang tính mê tín gây ô nhiễm môi trường, nhất là việc đốt, rải tiền vàng mã, để thi hài người mất quá lâu trong nhà… Những tập tục này theo Đại đức Thích Chiếu Tuệ không còn phù hợp và nên được loại bỏ.

Bên cạnh đó, việc đặt mua các cỗ quan tài đắt tiền được làm từ những loại gỗ quý theo Đại đức Thích Chiếu Tuệ là đã gián tiếp phá hoại môi trường, cụ thể là nạn chặt cây phá rừng gây thiên tai lũ lụt, chưa kể việc mua một quan tài đắt tiền chỉ để chứa thi hài người mất vài hôm rồi đem đốt là rất lãng phí. 

Cũng theo chia sẻ của Đại đức Thích Chiếu Tuệ, từ xưa đến nay hình thức địa táng (chôn cất) người quá cố thường được người Việt lựa chọn, kèm theo đó là những nghi thức tang ma cổ truyền rườm rà và tốn kém. Trong khi đó, hình thức hỏa táng thủ tục đơn giản, ít tốn kém hơn và bảo vệ môi trường thì không được nhiều lựa chọn.

Đại đức Thích Chiếu Tuệ cho rằng đứng về phương diện môi trường sinh thái hay y học thì hỏa táng cũng là cách bảo vệ môi trường và hạn chế bệnh tật, nhất là ngày nay khi diện tích đất ngày càng thu hẹp, con người ngày càng đông, số lượng người chết vì bệnh truyền nhiễm, bệnh nan y khá cao thì hỏa táng sẽ giúp diệt hết mầm bệnh, trong khi việc chôn cất nếu thực hiện sơ sài, không khoa học sẽ dẫn đến bệnh tật lây lan thông qua không khí hoặc nguồn nước.

Vì vậy, Đại đức Thích Chiếu Tuệ cho rằng một trong những giải pháp để góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố là việc quy hoạch xây dựng lại các khu nghĩa trang, đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng các lò hỏa thiêu tại các tỉnh trên cả nước. 

Sống hòa hợp với thiên nhiên là điều mà muôn đời nay các triết lý nhân sinh trong Phật giáo đều nhắc đến. Thiên nhiên và con người luôn có mối quan hệ mật thiết và bởi vậy dù đứng ở góc độ và vị trí nào, điều cốt lõi sau cùng vẫn là sự cấp thiết của việc phải cứu lấy môi trường sinh thái vì chính mình và ngược lại.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập