Đỉnh ở bên ngoài cuộc thi

Đã đọc: 2125           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cụm từ “giải nhì không có giải nhất” tôi được biết khá sớm, từ những cuộc thi học sinh giỏi ở địa phương, và hiểu rằng (theo lời giải thích của nhà tổ chức) do bài đạt điểm cao nhất cuộc thi vẫn dưới chuẩn thang điểm đã công bố dành cho ngôi vị đầu bảng, không thỏa “ba rem” điểm nên chỉ được xếp nhì, nghe cũng hợp lý. Thường tham gia những cuộc thi nho nhỏ và tôi có duyên khi nhiều lần đạt “giải nhì không có giải nhất”, cũng chơi vơi...

Mới rồi, tại Hà Nội, được nghe Cụ Trưởng ban tổ chức cuộc thi viết, một vị đức cao vọng trọng,  giải thích khác về “nhì không nhất” khá bất ngờ: không có cuộc thi nào bao quát hết nhân gian, tập trung hết các cây bút – tài năng mọi người do nhiều lý do, nên không chấm giải nhất để thừa nhận sự tương đối, giới hạn tất yếu của một cuộc thi, và giành ngôi vị cao nhất cho ai đấy xứng đáng hơn ở đâu đó trong cuộc sống mênh mông. À, nghe vỡ ra, thú vị và chấp nhận liền.

Mọi tôn giáo và các ước lệ đạo đức khác nhau đều nhất loạt đề cao sự khiêm cung, tinh thần “núi cao còn có núi cao hơn”, “cao nhân tất thủ cao nhân trị”...và đều thừa nhận sự vô cùng của biển đời so với nhận thức hữu hạn của một cá nhân hay nhóm người, ta chỉ là hạt cát trong sa mạc là tư tưởng dễ được chấp nhận. Khiêm cung, nhún nhường là điều thường được nhắc nhở với những ai có chút thành công. Tinh thần của ban tổ chức cuộc thi nọ không chấm giải nhất với cái nhìn trân trọng những tài năng vô danh trong thiên hạ thực sự đáng trân trọng, thâm thúy và- với tôi- lần đầu được nghe.

Đỉnh ở bên ngoài cuộc thi, đâu đó quanh ta- một ý tưởng tuyệt vời..

Cám ơn.




Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Đăng nhập